16 tháng 11 2012

Trải nghiệm Thiền Quán với giấc ngủ và sức khỏe



Trích trong Thực Tập Thiền Quán" :
" Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổ và mọi người đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc. Khắp nơi trên thế giới nhân loại đang tìm đủ cách để ngăn ngừa hoặc làm vơi đi nỗi đau khổ và tạo an vui hạnh phúc. Tuy nhiên mục đích chính yếu của họ chỉ nhằm tạo hạnh phúc thể chất bằng phương tiện vật chất. Thật ra, hạnh phúc hay không đều do ở tâm của chúng ta. Vậy mà rất ít người nghĩ đến vấn đề phát triển tinh thần. Những người muốn rèn luyện tinh thần lại càng hiếm hoi hơn nữa.
Để thỏa mãn những nhu cầu vật chất người ta thường để tâm đến những việc tầm thường như tắm giặt sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Họ quan tâm nhiều đến việc kiếm thức ăn, quần áo, nhà cửa. Tiến bộ khoa học đã giúp họ nhiều trong việc nâng cao đời sống vật chất: chẳng hạn những tiến bộ trong sự chuyên chở và truyền tin, những phát minh y học để ngừa bệnh và trị bệnh. Phải nhìn nhận những cố gắng ấy rất ư là quan trọng, nhưng chúng chỉ giúp bảo vệ và nuôi dưỡng cơ thể mà thôi. Những phát minh và những thành công đó không thể nào tiêu diệt hay giảm thiểu được nỗi khổ của tuổi già, bệnh tật, gia đình xáo trộn và khủng hoảng kinh tế.
Tóm lại, không thể nào thỏa mãn nguyện vọng con người bằng phương tiện vật chất. Chỉ có sự rèn luyện tinh thần mới có thể giúp con người vượt qua những nỗi đau khổ này. Bởi vậy phải tìm một phương cách hữu hiệu để rèn luyện, ổn định và thanh lọc tâm hồn. Phương cách này được tìm thấy trong MahaSatipatthana Sutta, một thời pháp mà đức Phật đã giảng dạy cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm. Đức Phật dạy:
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ"."
  Trên là đoạn trích trong bài viết "Thực tập Thiền Quán" của Hòa thượng Mahasi Sayadaw. Tôi tự mình thực hành và chiêm nghiệm theo những chỉ dẫn trong bài viết này một thời gian dài theo cách của một người bình thường (chỉ thực hiện được 5 quan trai ) nhưng đã nhận cảm được rõ việc khống chế tâm để tập trung suy nghĩ, để cân bằng tránh căng thẳng và đặc biệt việc thực hiện thiền Tứ Niệm Xứ giúp xóa hẳn chứng mất ngủ dai dẳng từ thời sinh viên đến gần đây. Không phải là cứ tập thiền thì tự chứng mất ngủ sẽ hết mà tôi cảm nhận được mình đã có thể khống chế được nó bằng thiền quán. Khi thấy khó ngủ, tâm bất an tôi thực hiện thiền Tứ Niệm Xứ, từng bước, từng bước trong kiểm soát hơi thở và thầm đọc các hình ảnh nơi tâm ta tiến tới ( các trạng thái hiện ra hoặc ập tới ) sẽ triệt bỏ dần dần hết những rối loạn, căng thẳng của tâm và giấc ngủ đến nhẹ nhàng.
  Thực ra, thiền theo cách của mình như vậy là chưa đi đến đâu trên con đường của nhà Phật, nhưng về mặt dưỡng sinh thân tâm để giữ gìn sức khỏe thì đối với con người bình thường như tôi đó cũng là điều vô cùng may mắn nhận được nơi Phật Pháp.
  Để cảm nhận và thực hiện được điều ích lợi trên cũng phải mất rất nhiều thời gian luyện tập theo Thực tập Thiền Quán chứ không đơn giản chỉ là chúng ta quan sát hơi thở, hình ảnh, ý niệm, suy nghĩ rồi thầm đọc trong đầu là sẽ đạt được. Thời gian đầu, tâm của chúng ta sẽ chạy lòng vòng rất khó kiểm soát ( hãy hình dung ta đuổi theo dòng suy nghĩ của ta để đọc thầm trong đầu về những gì tâm hiện lên cho chúng ta thấy, khi rơi vào khoảng không ta lại quay về quan sát và đọc hơi thở của chính mình rồi lại đuổi theo tâm ta ... )...cũng phải mất khá nhiều thời gian mới trải nghiệm được phần nhỏ này ( nhưng chắc tùy theo nhân duyên của từng người sẽ nhanh chóng cảm nhận được hay là rất lâu.).
   Hy vọng với đoạn viết nhỏ này cùng điều trải nghiệm có ích của tự bản thân mình sẽ có ích cho mọi người khi  đọc nó và cảm nhận nơi Phật Pháp nhiệm mầu !

14 tháng 11 2012

Bài giảng về tạng Tâm



Giảng viên: THS Đào Minh Châu / Đại học Y Hà Nội

Cây cúc tần


  
 Cúc tần còn có tên khác là cây lức, từ bi, phật phà (Tày), là loại cây bụi, cao 1-2m. Cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xám, mép khía răng, gần như không cuống. Hoa tím nhạt, hình đầu, mọc thành ngù ở ngọn. Quả nhỏ, có cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm. Trên cây thường có dây tơ hồng mọc và sống ký sinh.

Cây mọc hoang và được trồng làm hàng rào ở khắp nơi. Toàn cây (lá, cành, rễ) đều có thể dùng làm thuốc. Lá thường dùng tươi (hái lá non và lá bánh tẻ) thu hái quanh năm, cành và rễ thường dùng khô. Theo nghiên cứu lá chứa 2,9% protein. Toàn cây có acid chlorogenic, tinh dầu.
Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Công dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Thường dùng chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, chấn thương,…

Một số đơn thuốc có sử dụng cúc tần:
Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu: Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 10g) đem sắc với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi, có tác dụng giảm sốt, giải cảm.
Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.
Thấp khớp, đau nhức xương: Rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống. Dùng 5-7 ngày.
Chữa đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng: Cúc tần 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.
Chữa ho do viêm khí quản: 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.
Chữa chấn thương bầm tím: Lấy một nắm lá cúc tần rửa sạch, giã nát nhuyễn đắp vào chỗ bầm tím sẽ mau lành. 

12 tháng 11 2012

TIÊU HÓA Ở RUỘT NON


yhoccotruyenvn01

Bài mới




        CÁC ĐỀ MỤC CHÍNH

TIỂU LUẬN VÀ TRẢI NGHIỆM

HỌC THUYẾT PHƯƠNG ĐÔNG

 cực sinh lưỡng nghi ( âm dương sơ khai )
Lưỡng nghi sinh âm dương ( âm dương theo thái cực )


KIẾN THỨC GIẢNG ĐƯỜNG

Kích thước và vị trí tuyến ức

Hệ thống mạch bạch huyết

Vị trí của lách và tụy ( tạng tỳ )




LÝ - PHÁP - PHƯƠNG - DƯỢC



PHẬT PHÁP VỚI THÂN VÀ TÂM


KINH TRỊ - DANH Y

Tần Hồ mạch học - Lý Thời Trần
Định Ninh tôi học mạch- Lê Đức Thiếp


GIẢI TRÍ VÀ SƯU TẦM


TRUYỀN TRỊ



CÂY THUỐC QUÝ 
Dừa cạn
Cỏ xước
Sài đất
Rau diếp cá ( ngư tinh thảo )
Cỏ mần trầu ( thanh tâm thảo )
Cỏ sữa 
Cở nhọ nồi ( hạn liên thảo )
Gừng
Cây dành dành
Cây phèn đen
Huyết dụ
Cây trúc
Phong lan
Cây dâu

 


CHÂM CỨU - XOA BÓP BẤM HUYỆT



          BỆNH HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN


01 tháng 11 2012

ỐNG, MẠCH RA VÀO GAN


Ngũ tà luận



CHÍNH TÀ LÀ CHÍNH  BẢN THÂN TẠNG MẮC BỆNH
THỰC TÀ LÀ TẠNG NÓ TƯƠNG SINH MẮC BỆNH
HƯ TÀ LÀ TẠNG TƯƠNG SINH VỚI NÓ MẮC BỆNH
VI TÀ LÀ TẠNG TƯƠNG KHẮC NÓ MẮC BỆNH
TẶC TÀ LÀ TẠNG NÓ TƯƠNG KHẮC MẮC BỆNH

Ví dụ:
TỰ TÂM MẮC BỆNH LÀ CHÍNH TÀ
TÂM LÂY SANG TỲ LÀ THỰC TÀ
CAN BỆNH LÂY SANG LÀ HƯ TÀ
THẬN BỆNH LÂY SANG LÀ VI TÀ
PHẾ BỆNH LÂY SANG LÀ TẶC TÀ

(Trích những ứng dụng thuyết ngũ hành vào y học cổ truyền)

26 tháng 10 2012

Thắng suy, hàn nhiệt


Thiên thắng là dương thắng và âm thắng
Thiên suy chỉ xét mỗi dương suy
Dương thắng tắc âm bệnh
Âm thắng tắc dương bệnh
Dương thịnh sinh ngoại nhiệt
Âm thịnh sinh nội hàn
Dưong hư sinh ngoại hàn
Âm hư sinh nội nhiệt

12 tháng 10 2012

CON ĐƯỜNG XA TẮP



   Trình tự trình bày lý luận về y học cổ truyền thường được truyền đạt theo hướng phân tích như sau:
Nguyên nhân gây bệnh  >>  vị trị, khu vực nhiễm bệnh >>> tác động qua lại giữa các đối tượng bị nhiễm bệnh ( bì mao, cơ, gân, xương, dây thần kinh, lục kinh, vệ dinh khí huyết, lục phủ, ngũ tạng ) >>>> các triệu chứng xuất hiện, biểu hiện trên bệnh nhân.
   Trên thực tế hành nghề cứu chữa bệnh cho người thì những người trong nghề lại phải bắt đầu dò tìm từ những triệu chứng để luận ra nguyên nhân gây bệnh rồi mới lập được phương thuốc chữa trị cho người bệnh, coi như bằng cách ngược lại hoàn toàn so với tư duy dẫn giải của lý thuyết. Tất nhiên là họ đã được trang bị những kiến thức theo lối tư duy phân tích lý thuyết và phải là người lĩnh hội được những điều căn bản lẽ huyền bí mà bao tiền nhân truyền lại !
   Vậy là, cái sở học và cái sở làm như hai người đi ngược chiều nhau trên cùng một con đường. Cái ta sờ thấy, nhìn thấy, nghe thấy ... như phần ngọn đầy ẩn dấu và biểu hiện. Cùng một hiện tượng mà có thể biết bao nguyên nhân dẫn đến, rồi từ một nguyên nhân có thể nảy sinh bao sự biến hoá dẫn đến vô vàn những hiện tượng biểu hiện ra ngoài ... con tạo như che mờ, phủ giấu sự thật để dẫn dắt ta đi đến những con đường vô đích ... ???
   Hàng " triệu chứng " bệnh xuất hiện từ hàng trăm, hàng ngàn loại bệnh khác nhau. Hàng trăm, hàng ngàn căn bệnh biểu hiện ra, hay nơi xuất phát ra là từ bao nhiêu vị trí, bộ phận trong cơ thể người bệnh ... Và vô vàn những nguyên nhân dẫn đến sự việc này ...
   Cứ luận vậy thì sở học và sở làm thật cách xa nhau như trời và đất sao ? Rất may rằng, các tiền nhân của chúng ta có rất nhiều danh y có niềm đam mê vô tân, sự kiên trì bền bỉ, niềm tâm huyết vì nhân thế vì con người thật bao la,  họ đã dày công nghiên cứu, thực nghiệm và ghi chép lưu lại cho hậu thế một cách rất chi tiết, tỉ mỉ. Có những trải nghiệm, kinh nghiệm mang tính bản năng sinh tồn không chỉ là của con người cũng được các bậc tiền nhân chúng ta nắm bắt và lưu truyền lại như việc những tộc người cổ xưa đã dày công theo dõi việc tìm kiếm đồ ăn của nhiều loài vật hoang dã ( đặc biệt là loài khỉ, vượn ) để vận dụng cho việc chữa bệnh, nuôi duỡng ở con người.
   Cái lý thuyết thâm sâu huyền bí theo phương dẫn dắt, lưu truyền và bổ khuyết cùng thời gian được chứng nghiệm bằng một nền tảng thực nghiệm đồ sộ trải dài hơn bất cứ lĩnh vực khoa học nào, ngành y học cổ truyền phương Đông đã tồn tại và không ngừng phát triển theo cuộc sống của loài người !

07 tháng 10 2012

BÀI GIẢNG VỀ TỨ CHẨN

Bài giảng về TỨ CHẨN gồm 4 tiết 
Giảng viên: THS Đào Minh Châu / Đại học Y Hà Nội







06 tháng 10 2012

TỪ TỨ TƯỢNG SINH ....64 QUẺ PHỤC HY

TỨ TƯỢNG SINH TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
Sau khi có được tứ tượng thì tiếp tục động tác thêm vạch dương và vạch âm trên mỗi tượng, cuối cùng Vua Phục Hy đã có được 8 quẻ gọi là BÁT QUÁI. Lúc này CÀN ( trời )được vua Phục Hy đặt ở ngôi vị cao nhất, tiếp theo là đoài, ly, chấn, khôn, cấn, khảm và tốn là thứ tự của bát quái. Đồng thời các phương theo thứ tự là càn thuộc phương nam, khôn - bắc, khảm tây, đoài - đông nam, tốn - tây nam, cấn tây bắc, chấn - đông bắc. Và đồ hình này đời sau gọi là TIÊN THIÊN BÁT QUÁI.
TIÊN THIÊN BÁT QUÁI SINH 64 QUẺ PHỤC HY
Tiếp theo là việc chồng 8 quẻ bát quái lên nhau và Phục Hy được đồ hình 64 hình khác nhau. Có thể xếp theo hình vuông hoặc hình tròn và được gọi là 64 QUẺ CỦA PHỤC HY. 
Nếu xếp theo hình tròn thì tương đương với 64 phương vị khác nhau.


64 quẻ của Phục Hy bắt đầu từ quẻ khôn, ngược chiều kim đồng hồ đến quẻ Quải rồi quẻ Phục...
Nếu xếp theo hình vuông thì thứ tự quẻ khôn ở đông nam, quẻ càn kết thúc ở tây bắc.





04 tháng 10 2012

LƯƠNG NGHI SINH TỨ TƯỢNG

        Theo các sách nho cổ, thì vào khoảng 4000 năm trước công nguyên, vua Phục Hy thấy ở sông Hoàng Hà có con Long mã hiện lên, trên lưng Long mã có 9 vân, vua Phục Hy căn cứ vào đó vạch ra một vạch liền " __" gọi là dương, một vạch đứt " - - " gọi là âm.
   Hai loại vạch này gọi là Lưỡng nghi ( khái niệm âm dương ở đây mang tính sơ khai và là khởi đầu cho việc tiến tới học thuyết âm dương sau này, học thuyết âm dương được mô phỏng bằng THÁI CỰC ĐỒ )
   Trên mỗi nghi lần lượt vạch thêm một vạch dương và âm thì được 4 tượng ( Tứ tượng )

      Thái dương và Thái âm tương ứng với Dương cực và Âm cực trong biểu tượng âm dương
      Thiếu dương và Thiếu âm mô phỏng cô động sự biến hóa chèn lấn của âm khiến dương thu hẹp, hoặc sự chèn lấn của dương khiến âm thi hẹp, cũng đồng thời có phần âm ơ trong dương và phần dương ở trong âm. Nhưng vơi cách biểu đạt bằng các vạch như trên thì sự uyển chuyển huyền diệu của âm dương sẽ khó mà luận hết được. Sau này, khi sự cảm nhận và tư duy biểu đạt hình tượng của con người phát triển ở mức độ cao hơn đa lập ra Thái cực đồ và lập ra học thuyết âm dương. 
       Biểu tượng âm dương hoàn tất ( thái cực đồ ) được biểu đạt ở tứ tượng là chưa có hai điểm đen trắng trong hai mảng trắng đen của thái cực đồ.

      Từ thể mô phỏng đơn giản này lại biến hóa theo quá trình phát triển tư duy của con người. Một hành trình tiếp nối những mô phỏng bằng đồ hình,  dẫn dắt nó theo những ước đoán, chiêm nghiệm của loài người và điều đó quay lại giúp con người ngày một hoàn thiện hơn, hiểu biết hơn những gì đã, đang và sắp xảy ra.
............................................................................ 
Mời xem TỨ TƯỢNG SINH TIÊN THIÊN BÁT QUÁI, HẬU THIÊN BÁT QUÁI
TIÊN THIÊN BÁT QUÁI SINH 64 QUẺ PHỤC HY 

02 tháng 10 2012

Âm dương tạng phủ




ÂM THẮNG TẮC DƯƠNG SUY
DƯƠNG THẮNG TẮC ÂM BỆNH

ÂM HƯ SINH NỘI NHIỆT
DƯƠNG HƯ SINH NGOẠI HÀN

ÂM THỊNH SINH HÀN
DƯƠNG THỊNH SINH NHIỆT

ÂM THỊNH CÁCH DƯƠNG
DƯƠNG THỊNH CÁCH ÂM

TẠNG LÀ ÂM LÀ LÝ
PHỦ LÀ DƯƠNG LÀ BIỂU

THẬN THỦY GIAO TÂM HỎA
TỲ THỔ KHẮC THẬN THỦY

TƯƠNG VŨ LÀ KHẮC KHÔNG ĐƯỢC 
TƯƠNG THỪA LÀ KHẮC QUÁ ĐƯỢC !!!!