1/12/13

Quy trình khám bệnh y học cổ truyền


QUY TRÌNH SỐ 1
KHÁM BỆNH Y HỌC CỔ TRUYỀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 26 /2008/QĐ-BYT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. ĐẠI CƯƠNG
Cũng như y học hiện đại, khi một bệnh nhân đến điều trị bằng các phương pháp của y học cổ truyền, các thầy thuốc y học cổ truyền cũng phải thứ tự thực hiện các bước như:
1. Thăm khám bệnh nhân: y học cổ truyền gọi là Tứ chẩn.
2. Chẩn đoán bệnh: y học cổ truyền gọi là chẩn đoán Bát Cương, chẩn đoán tạng phủ, chẩn đoán bệnh danh
3. Đề ra phương pháp điều trị: y học cổ truyền gọi là Pháp điều trị.
II. CHỈ ĐỊNH
Tất cả các bệnh nhân khi đến điều trị bằng các phương pháp của y học cổ truyền.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH.
Những bệnh nhân mắc các bệnh không thuộc diện điều trị bằng các phương pháp của y học cổ truyền.
IV. CHUẨN BỊ:
1. Cán bộ y tế: y, bác sỹ, lương y đã được đào tạo theo quy chế.
2. Phương tiện:
* Bàn, ghế để thầy thuốc và bệnh nhân ngồi, giường để bệnh nhân nằm khi khám.
* Phòng khám cần thoáng, đủ ánh sáng tự nhiên.
3. Người bệnh
* Hồ sơ, bệnh án: Đúng theo mẫu bệnh án kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.
* Tư thế bệnh nhân khi khám: Ngồi bên phải hoặc bên trái bàn của thầy thuốc
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KHÁM BỆNH
Y học cổ truyền gọi là Tứ Chẩn.
Vậy Tứ Chẩn là gì? Tứ Chẩn là bốn phương pháp để khám bệnh của y học cổ truyền gồm: Nhìn (vọng chẩn), nghe ngửi (văn chẩn), hỏi (vấn chẩn), bắt mạch, sờ nắn (thiết chẩn), nhằm thu thập các triệu chứng chủ quan và khách quan của người bệnh.

Không có nhận xét nào: