10/1/16

Bàn về chữ THỌ


CHỮ THỌ " 壽 ",  
Dịch nghĩa: sống lâu, lâu dài, một trong ba điều con người thường mong ước ( Phúc, lộc, thọ ) 
Chữ thọ 壽 được cầu tạo bao gồm các chữ sau kết hợp lại:
- Trên cùng là chữ SĨ  "士" , dịch nghĩa: người có học hỏi, rèn luyện trí thức, xưa thường gọi những người học hành thi cử là " kẻ sĩ ".
- Tiếp đến là chữ CÔNG  " 工" được đặt trong chữ NHỊ " 二 ". Ý nghĩa ở đây là có sự công phu rèn luyện mà mức độ rèn luyện là rất cao ( có thể hiểu là sự công phu rèn luyện được nhân đôi so với bình thường khi chữ công đặt trong chữ nhị vậy ).
- Chữ KHẨU  " 口 " đặt phía dưới cùng, ngang hàng với chữ THỐN " 寸 ". Ở đây chữ khẩu nói về miệng, mà nói về miệng là nói về việc ăn uống và lời nói. Bên cạnh đó chữ thốn là một đại lượng đo lường, một chuẩn mực, điều độ hay một phép tắc. Cụm hai chữ này nói nên rằng một phần quan trọng của sống thọ, sống lâu thì cũng cần phải ăn, nói cho điều độ, khoa học, có chừng có mực. Chúng ta thường nghe câu " bệnh từ miệng ăn vào, hoạ tự miệng nói ra " cũng có ý tương tự về cẩn thận trong ăn và nói vậy.
.........................................................
Lời bàn của tại hạ:
Có thể tóm tắt ý nghĩa ẩn dấu trong chữ THỌ là: Trau dồi tri thức + Công phu luyện tập + Ăn uống, phát ngôn có chừng mực, khoa học và điều độ.
Ngày nay chữ Hán ( chữ nho ) không thông dụng ở Việt Nam chúng ta, nhưng rất nhiều chữ phiên âm Hán Việt còn được sử dụng, vậy nên đôi lúc bàn luận để thấy cái ý sâu xa, cái tư duy logic của người xưa khi tạo lên các con chữ, nét chữ, cũng là chút thư giãn và cảm phục sự uyên thâm của các bậc tiền nhân. Chúc quý vị ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ ! 


Không có nhận xét nào: