Hiển thị các bài đăng có nhãn HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG. Hiển thị tất cả bài đăng

12 tháng 9 2019

Phân chia âm dương với cơ thể người


Dương bốc lên
Âm hạ xuống
Dương hoạt động
Âm tĩnh lặng
Dương thường tràn đầy
Âm thường khuyết thiếu
Tà khí nhiễm vào phần thường lặng hơn
Khí mùa xuân vận hành về phương tây - Tả
Khí mùa hạ vận hành về phương bắc - Trước
Khí mùa hạ vận hành về phương đông - Hữu
Khí mùa hạ vận hành về phương nam- Sau

13 tháng 6 2018

Âm trong dương và dương trong âm ở cơ thể con người

     Lấy điểm giữa của cơ thể làm mốc và chia theo chiều ngang thì phần trên của cơ thể thuộc dương, phần dưới của cơ thể thuộc âm
Cũng lấy điểm mốc giữa của cơ thể chia theo chiều dọc của cơ thể thì bên trái là âm và bên phải là dương.

Tạng Tâm quy theo ngũ hành thuộc hỏa mang tính trạng dương và trú ngụ phần phía trên của cơ thể nên gọi là tạng dương ở trong dương.
Tạng thận quy theo ngũ hàng thuộc thủy mang tính trạng âm và trú ngụ ở phần dưới của cơ thể nên gọi là tạng âm ở trong âm.
Tạng Tâm thuộc hỏa mang tính dương, nhưng nó bao gồm huyết mạch trong huyết mạch có khí và huyết. Trong đó huyết mang tính âm, khí mang tính dương, vậy huyết ở trong Tâm cũng có nghĩa là âm ở trong dương
Tạng Thận thuộc thủy mang tính âm, thận có thận âm và thận dương, đặc biệt có mệnh môn ở giữa mang tính hỏa ( hỏa tiên thiên ) và như vậy mệnh môn nơi thận là dương ở trong âm còn thận âm trong thận là âm ở trong âm.
Nhân thân tiểu thiên địa - Cơ thể con người là một vũ trụ thu nhỏ. Điều này thật vi diệu, trái đất chúng ta với 3/4 là nước ( thủy ) mang hàm tính âm, nhưng trong lòng trái đất luôn có nhiệt độ rất cao khiến vật chất khu vực tâm trái đất nóng chảy, khi bề mặt trái đất có kết cấu yếu thì vật chất nóng chảy này phun trào đó là hiện tượng phun trào của núi lửa. Hình dung và ngẫm nghĩ kỹ chúng ta liên tưởng dòng dung nham nóng chảy trong lòng trái đất như mệnh môn hỏa, với lượng nước chiếm 3/4 trái đất sẽ biểu đạt như thận thủy, còn mặt trăng với lực vạn vật hấp dẫn điều chỉnh thủy triều như là chân âm điều khiển và tác động tới quy trình thủy hỏa tương giao giữa dòng dung nham nóng chảy trong lòng trái đất với nguồn nước bao la của trái đất. Mặt trời chiếu rọi muôn nơi như tạng Tâm với đường mạch khí huyết chạy tới khắp nơi trên cơ thể, tưới tắm, nuôi dưỡng cho cơ thể hay khởi phát sự sống cho muôn loài ...
Thật vi diệu, vi diệu ... 

27 tháng 1 2016

Đông chí nhất dương sinh, hạ chí nhất âm sinh

" Qua tiết đông chí thì nhất dương đã sinh ra rồi, tiết trời đáng lẽ phải ấm dần, tại sao tháng chạp lại rét nhiều và có băng tuyết ?. Tiết hạ chí nhất âm đã sinh rồi, tiết trời đáng lý mát dần, tại sao trong tiết tam phục lại nóng nực dữ dội ?. Đó là do các khí sắp đến dồn đuổi, thì cái khí đã hết nhiệm kỳ phải rút lui ngầm mà không thể thấy rõ được. Bởi vì dương phục ở dưới mà dồn đuổi âm lên trên hay âm thịnh ở trong dồn đuổi dương ra ngoài vậy "
( Hải Thượng y tông tâm lĩnh, tập y gia quan miện, thiên âm dương ) 


04 tháng 7 2015

ÂM DƯƠNG trong Y hải cầu nguyên ( Hải Thượng Lãn Ông )

 

Y hải cầu nguyên
( sơ lược những điều căn bản ) 
Thiên thứ nhất: ÂM DƯƠNG

Dương là căn bản của sự sống
Âm là cơ sở của sự chết

Dương đạo thực âm đạo hư

Âm ở trong để giữ gìn cho dương
Dương ở ngoài để bảo vệ cho âm

Thần yên tĩnh thì âm sinh trưởng
Hình thể lao nhọc thì dương cang thịnh

Dương chứng phần nhiều hay mừng
Âm chứng phần nhiều hay giận

Dương suy không thở ra được
Âm suy không hít vào được

Dương bị bệnh thì không cúi xuống được
Âm bị bệnh thì không ngửa lên được

Dương thịnh thì trừng mắt 
Âm thịnh thì nhắm mắt

Dương thinh thì chảy máu mũi
Âm thịnh thì tiểu tiện khó đi

Bệnh dương thì đi lên, hết mức thi trở xuống
Bệnh âm thì đi xuống, hết mức lại trở lên

Dương khí không đưa lên được gọi là cách
Âm khí không giáng xuống được gọi là ế ( nghẹn )

Khí dương suy yếu phần trên thì thành hàn quyết
Khí âm suy yêu ở phần dưới thì thành nhiệt quyết

Bệnh thuộc âm phát chậm, khỏi chậm
Bệnh thuộc dương phát nhanh, khỏi nhanh

Bệnh ở phần dương thi buổi sáng yên
Bệnh về phần âm thi ban đêm yên

Chứng dương hư thì nặng về buổi tối
Chứng âm hư thì nặng về buổi mai

Dương không đầy đủ thì hàn thấp ngưng đọng
Âm không đầy đủ thì hỏa nhiệt bốc sôi

Âm hư không thắng được dương thi mạch nhanh và mạnh, dồn lại thi phát cuồng
Dương hưu không thắng được âm thì năm tạng tranh nhau mà chín khiếu chẳng thông

Dương hư sinh ngoại hàn
Âm hư sinh nội nhiệt

Dương thịnh sinh nóng ở ngoài
Âm thịnh sinh lạnh ở trong

Phát sốt sợ lạnh là chứng ở phần dương
Không sốt sợ lạnh là chứng ở phần âm

Nóng rét qua lại là âm dương tranh thắng
Dương không đầy đủ thì rét trước nóng sau
Âm không đầy đủ thì nóng trước rét sau

Dương tác hoá nhiệt, nhiệt thì hại khí 
Âm tà hoá hàn, hàn thì hại hình

Dương bốc vượt lên thi nóng tựu phát ra
Âm suy yếu sinh chứng đổ mồ hôi trộm

Khí âm lấn len vào phần dương thì sợ lạnh
Khí dương hãm xuống vào phần âm thi phát nóng

Dương sinh nhiệt, nhiệt thì nới giãn
Âm sinh hàn, hàn thi co rút

Khí dương quá thừa thì minh nóng không có mồ hôi
Khí am quá thừa thì mình rét mồ hôi ra nhiều

Âm hư cực độ thì dương phát quyết lạnh
Dương hư cực độ thì am táo

Khí âm ít, khí dương nhiều nên mình nóng đầy và bực bội
Khí dương ít, khí âm nhiều nên mình rét lạnh như ơn trong nước ra

Tự đổ mồ hôi là chưng dương hư
Đổ mồ hôi trộm là chứng âm hư

Mồ hôi nóng thuộc dương
Mồ hôi lạnh thuộc âm

Tà vào trong dương thì phát cuồng
Tà vào trong âm thì phát tê

Tà va chạm với dương thi phát điên
Tà va chạm với âm sinh ra câm

Dương nhập vào âm thì yên tĩnh
Âm xuất ra dương thì giận dữ

 Bệnh âm phát ở xương
Bệnh dương phát ở thịt

Sốt sợ lạnh, chứng từ dương
Không sốt sợ lạnh, chứng từ âm

Bệnh dương phát về mùa đông
Bệnh âm phát về mùa hè

Âm không thắng dương, mạch nhanh mạnh
Dương không thắng âm, tắc chín khiếu

Dương thiếu rét trước, nóng sau
Âm thiếu nóng trước, rét sau





28 tháng 6 2014

THÁI CỰC ĐỒ VÀ THIÊN SUY


Mất cân bằng âm dương sinh bệnh tật nơi cơ thể con người
* Nguyên tắc của chữa bệnh là dùng các pháp chữa để lập lại cân bằng âm dương cho cơ thể.
* Thiên suy là khi âm hoặc dương có phần suy yếu, hao hụt, thường gọi là dương suy, âm suy hay dương hư hoặc âm hư
* Thiên suy thường là hư chứng và nguyên tắc chữa là dùng pháp bổ, ngoài ra còn sử dụng pháp hòa để bình bổ bình tả, ôn bổ ... ( phục chính khu tà )
( Như hình mô phỏng của thái cực đồ ở trên thì chúng ta có thể hình dung phần suy hư là phần bị thiếu hụt của mỗi phần nguyên bản ban đầu, trong đó màu đỏ mô phỏng phần dương và màu xanh mô phỏng phần âm, khi ta dùng phép bổ tức là ta bổ sung thêm, lấp đầy phần thiếu hụt đó để lập lại cân bằng như thế vốn có ban đầu vậy ! )
* Nguyên nhân gây ra thiên suy thường là nội nhân hoặc các bệnh kéo dài, cơ thể suy yếu do tuổi tác gồm: 
     - Tạng phủ hư suy, cân cơ, khí huyết suy yếu kéo dài
     - Phần hư suy ( âm hoặc dương ) khiến phần kia thịnh hoặc xung lên ( dương hoặc âm )
* Dương suy ( hư ) thường gây các bệnh về hàn, ngoại hàn ...
* Âm suy và hư thường gây bệnh về nhiệt, nội nhiệt ...

23 tháng 6 2014

THÁI CỰC ĐỒ VÀ THIÊN THẮNG


* Mất cân bằng âm dương sinh bệnh tật nơi cơ thể con người
* Nguyên tắc của chữa bệnh là dùng các pháp chữa để lập lại cân bằng âm dương cho cơ thể.
* Thiên thắng là khi âm hoặc dương có phần trội hơn, thường gọi là dương thắng, âm thắng
* Thiên thắng thường là thực chứng và nguyên tắc chữa là dùng pháp tả 
( Như hình mô phỏng của thái cực đồ ở trên thì chúng ta có thể hình dung phần thắng là phần thừa ra, thêm ra của mỗi phần nguyên bản ban đầu, trong đó màu đỏ mô phỏng phần dương và màu xanh mô phỏng phần âm, khi ta dùng phép tả tức là ta loại bớt phần thừa đó để lập lại cân bằng như thế vốn có ban đầu vậy ! )
* Nguyên nhân gây ra thiên thắng thường là ngoại tà và bất nội ngoại nhân gồm: 
     - Lục dâm: phong, hàn, thử, thấp, táo hỏa
     - Ăn uống, dục tình, sang chấn, trùng thú cắn,...
* Dương thắng thường gây các bệnh về nhiệt, táo ...
* Âm thắng thường gây bệnh về hàn, nê trệ...
* Dương thắng tắc âm bệnh và âm thắng tắc dương bệnh là khi cái thế của thiên thắng vượt trội thì nó trèn ép gây cho bên đối ứng biến đổi không còn giữ được trạng thái bình thường được nữa, và đó là sự mất cân bằng sinh bệnh ở con người.

21 tháng 5 2014

NGUYÊN TẮC ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀO YHCT


HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀ ỨNG DỤNG VÀO YHCT

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Định nghĩa:
Sự vật, hiện tương luôn mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, chúng luôn luôn vận động, không ngừng biến hóa để sinh sôi, phát triển và tiêu vong gọi là học thuyết âm dương.
Các quy luật cơ bản trong thuyết âm dương:
-         Âm dương đối lập
-         Âm dương hỗ căn
-         Âm dương tiêu trưởng
-         Âm dương bình hành
Một số phạm trù:
-         Tương đối và tuyệt đối của âm dương ( chuyển biến từ âm đến dương và ngược lại của sự vật, hiện tượng )
-         Trong âm có dương, trong dương có âm
-         Bản chất và hiện tượng ( hiện tượng chân giả )

 *****************

ỨNG DỤNG VÀO YHCT

A- Cấu tạo sinh lý cơ thể
       Dương gồm: phần trên, ngoài, phủ, khí, kinh dương, nhiệt, nóng giận, vui cười, tăng động, cơ năng hoạt động…
       Âm gồm: phần dưới, trong, tạng, huyết, tân dịch, kinh âm, hàn, buồn bã, đau khổ, trầm cảm, vật chất dinh dưỡng…
      Trong âm có dương, trong dương có âm như: tạng can thuộc âm ( hạ tiêu ) nhưng có can hỏa, can khí hoặc can dương là dương ở trong âm, còn can huyết là âm ở trong âm. Tạng phế thuộc dương ( thượng tiếu ) nhưng có phế âm là âm ở trong dương còn phế khí là dương ở trong dương. Tâm có tâm huyết, tâm khí, vị có vị hỏa, vị âm …
    Hiện tượng chân nhiệt giả hàn ( sốt cao gây trụy mạch khiến chân tay lạnh, ra mồ hôi lạnh )
     Hiện tượng chân hàn giả nhiệt ( ỉa chảy do lạnh làm mất nước, điện giải gây nhiễm độc Tk khiến sốt cao )

B- Quá trình phát sinh bệnh
Mất thăng bằng âm dương ( thiên thắng, thiên suy, thịnh và hư của âm dương ) khiến cơ thể sinh bệnh
Dương thắng gây chứng nhiệt: sốt cao, mạch nhanh, khát nước, tiểu đỏ, táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng …
Âm thắng gây chứng hàn: người lạnh, chân tay lạnh, ỉa chảy, mạch khẩn, nước tiểu trong, lưỡi nhạt bệu..
Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, chân tay nóng
Âm thịnh sinh nội hàn: sợ lạnh, nước tiểu trong dài
Dương hư sinh ngoại hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh
Âm hư sinh nội nhiệt: mất nước, tân dịch, họng khô, táo, sốt triều nhiệt, khát nước họng khô
Tương tác, chuyển hóa âm dương trong quá trình chuyển biến bệnh tật
      Dương thắng tăc âm bệnh, âm thắng tắc dương bệnh
      VD: sốt cao ( dương thắng ) kéo dài gây mất tân dịch ( âm suy giảm)
              ỉa chảy, nôn ( âm thắng ) kéo dài gây mất nước, điện giải làm nhiễm độc thần kinh gây sốt, co giật, trụy mạch ( dương hư suy )

C- Chẩn đoán bệnh tật
Dùng phương phát Tứ chẩn để khai thác và phân chia triệu chứng theo âm dương
Dùng Bát cương với hai cương lĩnh tổng quát là âm dương để nắm bắt tổng thể bệnh tình, sau đó quy thành các hội chứng theo âm dương ( thiên thắng, thiên suy, thịnh, hư ) của từng bộ phận hay toàn bộ cơ thể, tiếp đó dung bát pháp để sử dụng thuốc hoặc phương pháp không dùng thuốc thực hiện điều trị bệnh.

D- Nguyên tắc chữa bệnh
Điều hòa, cân bằng lại sự mất thăng bằng về âm dương bằng các phương pháp tác động đến âm dương như: dung thuốc đông dược, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, chiếu hồng ngoại, vận động kéo dãn, khí công, ….
Thuốc đông dược
Thuốc có tính hàn lương ( thuộc âm ) dùng để điều trị chứng nhiệt ( thuộc dương )
Thuốc có tính ôn nhiệt ( thuộc dương ) dùng để điều trị chứng hàn ( thuộc âm )
Bệnh thuộc tạng ( thuộc âm ) ta tác động các du huyệt vùng sau lưng ( thuộc dương )
Bệnh thuộc phủ ( thuộc dương ) ta tác động các mộ huyệt ở ngực, bụng ( thuộc âm )
Theo đương dẫn âm, theo âm dẫn dương
Đường kinh huyết âm đi xuống ( thuộc âm ) ta thực hiện động tác đưa lên ( thuộc dương )
 Đường kinh huyết dương đi lên ( thuộc dương ) ta thực hiện động tác đưa xuống ( thuộc âm )
Với cơ thể: âm giáng dương thăng, với tác động chữa bệnh: âm thăng dương giáng

17 tháng 1 2014

Luận âm dương và ý nghĩa của Thái cực đồ trong y học



Bài mở đầu ( ngày 17/01/2014 )
 Mỗi lần đọc sách về Đông y của các bậc đại danh y thời xưa tôi lại nhận thấy thấp thoáng hoặc trực diện các vấn đề về âm dương, thời gian trôi đi và quá trình tích lũy kinh nghiệm sống cũng như những phân tích và suy diễn cứ dần dần bồi đắp, tích tụ ... Và rồi rất nhiều vấn đề gợi mở khi đi sâu vào nghiên cứu những ẩn ý trong hình ảnh thái cực đồ. Thực ra thì hướng đi là phía trước, nhưng luận giải và viết ra thì vừa suy nghĩ vừa chép lại suy nghĩ của mình. Có những lúc ý tưởng chợt đến, thật bất ngờ và chuẩn xác ngay khi viết lại và có những lúc ý tưởng đến nhưng rất khó triển khai được cách diễn giải. 
Chính việc mò mẫm từng bước theo ý tưởng dẫn dắt và kinh nghiệm sống còn nhiều mặt hạn chế nên còn có nhiều vấn đề, khía cạnh được diễn giải theo suy diễn chủ quan khiến bản thân chưa thấy thấu tường, đạt lý. Mặc dù vậy, tôi vẫn đăng các bài viết của mình lên blog này thứ nhất là để mọi người tham khảo, thứ hai là xin lĩnh hội ý kiến, cao kiến của tất cả mọi người để chúng ta cùng nhau tìm ra những chân lý của các vấn đề một cách khoa học, đúng đắn nhất và cũng mong giúp ích được phần nào đó trong công việc của mỗi người !
Âm và dương là hai mặt của bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trên thế gian này, đó là điều mà ai cũng biết. Từ xa xưa, loài người của chúng ta đã cảm nhận  thấy sự hiện diện của âm và dương rồi từ đó dùng biểu tượng, tượng hình để mô phỏng, mô tả cũng như diễn tả về âm dương. Chính cái trí tuệ mà con người được giới tự nhiên ban cho thật sâu sắc, nhưng phương pháp và cách thức thể hiện thật thô sơ của thủa sơ khai đã tạo lên một Thái cực đầy bí ẩn, mênh mông và mê hoặc ( đây là sự thật hay là điều ngược lại khi nói cách thức thể hiện hình tượng Thái cực đồ là thô sơ ? trong khi từng đường nét phân chia, từng mảng màu từng hình dạng hình học lại logic một cách huyền bí, hài hoà chứa đựng bao ẩn ý trong các lĩnh vực mà bao đời sau chưa thể lý giải hết được ? )...
( còn tiếp )

18 tháng 10 2013

Chứng chân hàn giả nhiệt và chứng chân nhiệt giả hàn

Tóm lược và rút gọn từ quan điểm của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác như sau:
- Chứng dưong thịnh cách âm ( chân nhiệt giả hàn ): Dương quá thịnh dồn đuổi âm ra ngoài gây chứng chân nhiệt giả hàn. Cho uống nước lạnh thử, nếu muốn uống, uống xong thấy khoan khoái, dễ chịu là giả hàn, thời lúc đó dùng thuốc hàn để trị sẽ khỏi. Nếu thấy lưỡi khô ráo và nhám là nhiệt ở vị.
( HTLO YTTL trang 179 - 180 quyển 1 tập 2 )
- Chứng âm thịnh cách dương ( chân hàn giả nhiệt ): Âm quá thịnh ngăn cản khí dương, gây chứng mặt, mắt đều đỏ, môi lưỡi rộp nứt, bụng đầy, hư cuồng ( có vẻ cuồng ), giả ban ( giống ban ), khoa tay múa chân, nói năng lẫn lộn. Nếu dùng thuốc tả sẽ nguy ( tả ở đây hiểu là tả cái nhầm gọi là thực dương ) / ( HTLO YTTL trang 182 quyển 1 tập 2 ). Tương tự trên ta cho uống thử bằng nước lạnh, nếu thấy không ưa hoặc không uống mấy, hoặc uống vào thổ ra ngay, thời lúc đó dùng thuốc ôn dược để điều trị. Lưu ý có trường hợp rêu lưỡi đen mà thuộc về hàn thì tất lưỡi không nổi gai và trong miệng nhuận ướt / ( HTLO YTTL trang 179  quyển 1 tập 2 )

26 tháng 10 2012

Thắng suy, hàn nhiệt


Thiên thắng là dương thắng và âm thắng
Thiên suy chỉ xét mỗi dương suy
Dương thắng tắc âm bệnh
Âm thắng tắc dương bệnh
Dương thịnh sinh ngoại nhiệt
Âm thịnh sinh nội hàn
Dưong hư sinh ngoại hàn
Âm hư sinh nội nhiệt

06 tháng 10 2012

TỪ TỨ TƯỢNG SINH ....64 QUẺ PHỤC HY

TỨ TƯỢNG SINH TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
Sau khi có được tứ tượng thì tiếp tục động tác thêm vạch dương và vạch âm trên mỗi tượng, cuối cùng Vua Phục Hy đã có được 8 quẻ gọi là BÁT QUÁI. Lúc này CÀN ( trời )được vua Phục Hy đặt ở ngôi vị cao nhất, tiếp theo là đoài, ly, chấn, khôn, cấn, khảm và tốn là thứ tự của bát quái. Đồng thời các phương theo thứ tự là càn thuộc phương nam, khôn - bắc, khảm tây, đoài - đông nam, tốn - tây nam, cấn tây bắc, chấn - đông bắc. Và đồ hình này đời sau gọi là TIÊN THIÊN BÁT QUÁI.
TIÊN THIÊN BÁT QUÁI SINH 64 QUẺ PHỤC HY
Tiếp theo là việc chồng 8 quẻ bát quái lên nhau và Phục Hy được đồ hình 64 hình khác nhau. Có thể xếp theo hình vuông hoặc hình tròn và được gọi là 64 QUẺ CỦA PHỤC HY. 
Nếu xếp theo hình tròn thì tương đương với 64 phương vị khác nhau.


64 quẻ của Phục Hy bắt đầu từ quẻ khôn, ngược chiều kim đồng hồ đến quẻ Quải rồi quẻ Phục...
Nếu xếp theo hình vuông thì thứ tự quẻ khôn ở đông nam, quẻ càn kết thúc ở tây bắc.





04 tháng 10 2012

LƯƠNG NGHI SINH TỨ TƯỢNG

        Theo các sách nho cổ, thì vào khoảng 4000 năm trước công nguyên, vua Phục Hy thấy ở sông Hoàng Hà có con Long mã hiện lên, trên lưng Long mã có 9 vân, vua Phục Hy căn cứ vào đó vạch ra một vạch liền " __" gọi là dương, một vạch đứt " - - " gọi là âm.
   Hai loại vạch này gọi là Lưỡng nghi ( khái niệm âm dương ở đây mang tính sơ khai và là khởi đầu cho việc tiến tới học thuyết âm dương sau này, học thuyết âm dương được mô phỏng bằng THÁI CỰC ĐỒ )
   Trên mỗi nghi lần lượt vạch thêm một vạch dương và âm thì được 4 tượng ( Tứ tượng )

      Thái dương và Thái âm tương ứng với Dương cực và Âm cực trong biểu tượng âm dương
      Thiếu dương và Thiếu âm mô phỏng cô động sự biến hóa chèn lấn của âm khiến dương thu hẹp, hoặc sự chèn lấn của dương khiến âm thi hẹp, cũng đồng thời có phần âm ơ trong dương và phần dương ở trong âm. Nhưng vơi cách biểu đạt bằng các vạch như trên thì sự uyển chuyển huyền diệu của âm dương sẽ khó mà luận hết được. Sau này, khi sự cảm nhận và tư duy biểu đạt hình tượng của con người phát triển ở mức độ cao hơn đa lập ra Thái cực đồ và lập ra học thuyết âm dương. 
       Biểu tượng âm dương hoàn tất ( thái cực đồ ) được biểu đạt ở tứ tượng là chưa có hai điểm đen trắng trong hai mảng trắng đen của thái cực đồ.

      Từ thể mô phỏng đơn giản này lại biến hóa theo quá trình phát triển tư duy của con người. Một hành trình tiếp nối những mô phỏng bằng đồ hình,  dẫn dắt nó theo những ước đoán, chiêm nghiệm của loài người và điều đó quay lại giúp con người ngày một hoàn thiện hơn, hiểu biết hơn những gì đã, đang và sắp xảy ra.
............................................................................ 
Mời xem TỨ TƯỢNG SINH TIÊN THIÊN BÁT QUÁI, HẬU THIÊN BÁT QUÁI
TIÊN THIÊN BÁT QUÁI SINH 64 QUẺ PHỤC HY 

02 tháng 10 2012

Âm dương tạng phủ




ÂM THẮNG TẮC DƯƠNG SUY
DƯƠNG THẮNG TẮC ÂM BỆNH

ÂM HƯ SINH NỘI NHIỆT
DƯƠNG HƯ SINH NGOẠI HÀN

ÂM THỊNH SINH HÀN
DƯƠNG THỊNH SINH NHIỆT

ÂM THỊNH CÁCH DƯƠNG
DƯƠNG THỊNH CÁCH ÂM

TẠNG LÀ ÂM LÀ LÝ
PHỦ LÀ DƯƠNG LÀ BIỂU

THẬN THỦY GIAO TÂM HỎA
TỲ THỔ KHẮC THẬN THỦY

TƯƠNG VŨ LÀ KHẮC KHÔNG ĐƯỢC 
TƯƠNG THỪA LÀ KHẮC QUÁ ĐƯỢC !!!!

01 tháng 10 2012

LƯỠNG NGHI SINH ÂM DƯƠNG ( Thái cực đồ )




        ....( Tiếp theo bài: Vô cực sinh Lưỡng nghi ) ...Thế giới vật chất luôn vận động, biến đổi cũng như tư duy của loài người luôn phát triển, đổi mới…
        Thế giới vật chất, sự vật, hiện tượng không dừng lại ở ngưỡng phân chia đơn giản thành hai phần khác biệt ở ý niệm lưỡng nghi ( khái niệm âm dương sơ khai ban đầu ), nó bắt đầu đan xen, giao hòa và phối nhập rồi chia tách, biến hóa không ngừng … Từ những hạt vật chất đơn giản ban đầu hay những mầm sống đơn giản nhất chúng bắt đầu tác động, tiến hóa, chuyển hóa, dần dần tạo lên một thế giới vật chất đa dạng muôn màu: chất lỏng đan xen chất rắn, chất khí hòa lẫn vào chất lỏng, khi thì bay lên, lúc thì lắng xuống, lúc thì tối tăm khi lại sáng lòa, lúc thì nóng chảy lúc lại lạnh đóng băng dày… 


( mô phỏng lưỡng nghi đã biến hoá ) 

Sự biến chuyển ngày càng vi tế hơn, sáng chuyển sang tối, nóng chuyển sang lạnh, rắn hòa nhập với lỏng, khí hòa dần vào chất lỏng, chất này có trong lòng chất kia …
        Tư duy con người cũng tiến hóa, chuyển biến. Nhận thức và tư duy truyền lại qua các thế hệ và phát triển một cách nhanh chóng. Từ việc phân định thế giới quanh mình ra hai thái cực trong lưỡng nghi  thì con người bắt đầu quan sát tỉ mỉ hơn, quan sát sâu hơn và thậm chí là tác động vào vật quan sát để tìm hiểu, nắm bắt bản chất sự vật, hiện tượng. Họ đã nhận thấy thế giới vật chất không chỉ chia ra làm hai phần ( lưỡng nghi ) mà còn có những nấc trung gian ví như con người sinh ra thì có thời gian sinh sống rồi chết đi, trong một ngày đêm thì ánh sáng và bong tối được luân chuyển một cách dần dần, trong chất rắn cũng thấy có chất lỏng, hết mưa rồi lại nắng, chất này tan dần, biến mất thì chất khác lại dần hình thành và phát triển. Những thăng trầm, chuyển biến của xã hội loại người, những manh mún sơ khai dần đến hưng thịnh, rực rỡ  sau đó thì sụp đổ lụi tàn rồi lại nhen nhóm gây dựng … cứ như vậy con người tồn tại và phát triển, tiến hóa.  
    Qua quá trình quan sát, khám phá một cách sâu hơn, tư duy con người đã nhận thấy sự lồng chéo, đan xen của sự vật, hiện tượng, các quy luật bất biến của sự vật hiện tượng như việc có sinh và có tử, có phát triển sẽ có lụi tàn và đặc biệt họ đã nghiệm thấy những sự phát triển quá mức của sự vật, hiện tượng sẽ dẫn đến sự thay đổi …Và một học thuyết đã ra đời đó là thuyết ÂM DƯƠNG ( mô phỏng cho học thuyết âm dương là thái cực đồ ) .  
Trong đó, những khái niệm nguyên thủy mang tính bất biến của học thuyết thật cô đọng, thâm sâu và huyền diệu mà muôn đời sau loài người vẫn mải mê nghiên cứu nó, ứng dụng nó cho cuộc sống của mình trên rất nhiều lĩnh vực.



( Thái cực đồ ) 

Các quy luật cơ bản trong học thuyết ÂM DƯƠNG
1/ Âm Dương đối lập:
Âm dương là hai mặt đối lập nhưng trong một thể thống nhất của sự tồn tại của mọi sự vật hiện tượng.
Có ngày mới đến đêm, có sinh ra là có mất đi, có trên thì có dưới .....
2/ Âm Dương hỗ căn:
Âm Dương là hai phạm trù ẩn chứa trong mọi sự vật hiện tượng, nó nương tựa nhau giúp cho sự vận động không ngừng và tồn tại của các sự vật hiện tượng, khi Âm suy giảm thì Dương tăng, ngược lại khi Dương suy giảm thì Âm tăng. Trong âm có dương, trong dương có âm. Hai hình thể biểu trưng đan quyện tạo lên một hình tròn dầy biến hoá của Vũ trụ.
3/ Âm Dương tiêu trưởng:
Cái này dần được sinh ra và lớn lên thì cái kia dần thoái trào và thu hẹp lại rồi mất đi.
Hãy hình dung ở vị trí cao nhất ( trên nhất ) là Dương phát triển viên mãn ( Dương cực ) tương tự với vị trí thấp nhất ứng với thái cực Âm cực đại, ở điểm này bắt đầu có sự hình thành của cực đối lập. Có câu : Dương cực sinh Âm - Âm cực sinh Dương
4/ Âm Dương Bình hành:
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều ẩn chứa hai mặt của Âm và Dương. Sự vận hoá đắp đổi không ngừng tạo lên vạn vật nơi Vũ trụ. Quá trình biến hoá trong mọi sự vật luôn tiến về thế cân bằng Âm Dương. Như hình tròn vô hướng luôn vận động không ngừng, nhưng Nội trong nó là hai Thái cực Âm Dương luôn cân bằng: có tiêu thì có trưởng, có Dương cực sinh Âm thì cũng có Âm cực sinh Dương, có trên thì cũng có dưới, có trái thời có phải ...

....................................................................................



26 tháng 9 2012

VÔ CỰC SINH LƯỠNG NGHI



    Khi mức độ vật chất ngày càng dày lên, các hoạt động hỗn loạn của chúng tác động lẫn nhau hay nói một cách khác là có sự va chạm của các hạt vật chất và từ đó xảy ra sự kết hợp lại hoặc phân hóa rõ rệt hơn. Những chất đặc rắn dần gắn kết lại với nhau, các chất lỏng bao bọc, các chất khí thì có xu hướng vươn lên, bay lên.    Trong tư duy nhận thức của con người cũng đã biến chuyển, tiến hóa. Từ việc nhận thức được rằng xung quanh mình là một thế giới lấp đầy vật chất thì họ đã bắt đầu quan sát, cảm nhận và phân tích chọn lọc một cách đơn giản nhất qua trực giác. Tư duy trực giác dẫn dắt con người nhận thấy có những vật thường đứng im, có những vật thường chuyển động, có những vật thường lắng xuống và có những thứ thường vươn lên, bay lên … Và rồi họ bắt đầu phân chia: đây là những vật đứng im thường hằng -  đây là những vật luôn chuyển động; đây là những vật thường chìm xuống, lắng xuống – đây là những vật thường vươn lên, bay lên … Cứ phân định như vậy và cuối cùng tất  cả mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới mà con người cảm nhận được đã được họ phân chia thành hai phần rõ ràng. Một LƯỠNG NGHI sơ khai được sinh ra, nó đơn giản, cô đọng như ta vạch một nét chia đôi một vật thể, như ta thủa bập bẹ tiếng nói đầu đời gọi: Mẹ - Cha, như chú khỉ lông vàng biết cầm hòn đá đập vỡ vỏ hạt dẻ …



    Theo các sách nho cổ, thì vào khoảng 4000 năm trước công nguyên, vua Phục Hy thấy ở sông Hoàng Hà có con Long mã hiện lên, trên lưng Long mã có 9 vân, vua Phục Hy căn cứ vào đó vạch ra một vạch liền " __" gọi là dương, một vạch đứt " - - " gọi là âm.
   Hai vạch này gọi là Lưỡng nghi.


   (khái niệm âm dương ở đây mang tính sơ khai và là khởi đầu cho việc tiến tới học thuyết âm dương sau này và học thuyết âm dương được mô phỏng bằng THÁI CỰC ĐỒ )


........................................................................................................
Mời xem: LƯỠNG NGHI SINH ÂM DƯƠNG

25 tháng 9 2012

Vô cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh ...???

( Suu tam )
Có nhà giàu nọ chỉ có một cậu con trai, nên rất cưng.  Muốn cho đi học, lại sợ con ra trường, các đứa trẻ khác bắt nạt.  Bố mẹ thằng bé kiếm một ông thầy đồ về tận nhà kèm. 
Chẳng may gặp phải thầy đồ hay ăn dỗ trẻ.  Một hôm mẹ thằng bé đi chợ mua cho con một chiếc bánh đa đường rất ngon.  Thằng bé cứ ôm chiếc bánh chần chừ chưa dám ăn vì tiếc.
Thầy đồ trông thấy gọi:
-Đem bánh lại đây thầy tập nghĩa (
cũng như giảng nghĩa) cho nghe.
Thằng bé đem lại.  Thầy để bánh trên bàn nói:
-Ngôi thái cực là như vậy.
Rồi thầy bẻ chiếc bánh ra làm hai và nói:
-Thế này là thái cực sinh lưỡng nghi.
Xong bẻ chiếc bánh ra làm bốn nói:
-Lưỡng nghi sinh lại sinh ra tứ tượng.
Đoạn thầy bỏ bánh vào mồm vừa nhai vội
 vàng vừa nói:
-Tứ tượng biến hóa vô cùng.
Thằng bé trố mắt nhìn, rồi lăn đùng ra khóc dãy chân đành đạch.

22 tháng 9 2012

VŨ TRỤ KHỞI NGUYÊN - THÁI CỰC (sưu tầm )


VŨ TRỤ KHỞI NGUYÊN - THÁI CỰC

Link:  http://www.lyhocdongphuong.org.vn/ly-hoc/chi-tiet/vu-tru-khoi-nguyen-thai-cuc-1559/
Tác giả: NXQ
Thứ ba 23/02/2010 12:00:00 (GMT +7)
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương
Hình chiếu của Simplex-(N-1) chiều trên mặt phẳng 2 chiều là một đa giác N cạnh, ký hiệu là N-gon. 

Khi N →  thì N-gon sẽ trở thành đường tròn, do đó ta nói : Vũ trụ ở trên thang năng lượng Planck với N đủ lớn sẽ trông như một đường tròn của các điểm T, đó là đường biên của đĩa tròn được choán bởi tất cả các đường liên kết từ điểm T này đến các điểm T khác. Vũ trụ ở thể như vậy ta gọi là VOID, hay là Thái Cực.



Ta gọi N-polygon là hình chiếu 2 chiều của N-Simplex với N chiều. Ở mức năng lượng này, vật lý thực sự rất khó để định nghĩa do không có không gian, không có fermion, không có boson, toàn bộ Vũ trụ chỉ là các điểm “không phân biệt” và chúng liên kết đều đến mọi điểm khác. Do đó không có điểm nào là gần với điểm này hơn so với điểm kia.

Trên thang năng lượng Planck Vũ trụ sẽ có mô hình gần tương tự như hệ thống các mạng NK của Stuart Kauffman [1] với kết nối K = N-1 trong đó mọi điểm đều liên kết đến các điểm khác và hoàn toàn ngẫu nhiên. 

Phong cảnh thích hợp với điều đó tương ứng với một tập họp hoặc một không gian của tất cả các trạng thái khả dĩ, nói cách khác đó sẽ là tổng lịch sử của tất cả các đường dẫn khả dĩ, hay là tổng các lịch sử khả dĩ trong Lý thuyết lượng tử Many-Worlds. Trong trường hợp này, do tất cả các điểm đều không phân biệt nên tất cả các trạng thái hoặc các lịch sử đều là không phân biệt, tức là chúng giống nhau. Do đó vũ trụ sẽ đơn giản hơn so với Mô hình Kauffman, trong đó các điểm đều phân biệt. 

PHÁ VỠ ĐỐI XỨNG VOID

VOID là thực thể khởi nguyên, VOID tự hàm nội năng vốn là căn nguyên của sự thay đổi thực, dẫn đến sự tất yếu phá vỡ đối xứng toàn cục - đột sinh thời gian. Khi đối xứng tổng thể VOID bị phá vỡ, các điểm trên đường tròn của VOID sẽ phân thành 2 loại, loại gốc T và loại mới ta ký hiệu là F. 

Ta thấy T và F tương ứng với true và false của logic Bool cổ điển. Dĩ nhiên ta cũng có thể ký kiệu là V và T theo chữ Hebrew “Vohu và Tohu” (void and unformed) như trong Mô hình vật lý hạt của Haim Harari và Stephen Adler [2] hoặc “Dương và Âm” theo Lý học.



Trong hình trên, toàn bộ các điểm T nằm trên nữa đường tròn và tất cả các điểm F nằm trên nữa đường tròn còn lại, và mỗi một phần của mỗi đường liên kết giữa 2 điểm có màu của phân nữa đĩa có biên là T hoặc F. Ta thấy mọi điểm T và F đều có 4 loại liên kết: TT, TF, FT, FF. Các liên kết tương ứng với các giá trị của logic Bool. Vật lý vẫn rất khó định nghĩa trong dạng này, nhưng bây giờ ta đã có 2 đối tượng đó là T và F tương ứng với Z2 – Thể này ta có thể gọi là Lưỡng nghi.

Lúc này ta thấy nó gần gũi hơn với mô hình Kauffman khi K = N-1 vì bây giờ ta có 2 loại đỉnh trong N-Simplex. Không còn là việc phải xét một N-Simplex với các đỉnh không phân biệt, vì không còn là các trạng thái hoặc tổng lich sử không phân biệt, và nó thành lập cơ sở để khảo sát trạng thái hoặc lịch sử khả dĩ của Many-Worlds. 

Bây giờ chúng ta có thể phân biệt giữa tất cả 2^N tập con khác nhau của các đỉnh của N-Simplex. Nếu chúng ta bỏ qua F đỉnh và các liên kết với chúng, ta sẽ nhận được một đại số Clifford Cl (0, N), ta thấy không gian vector nằm bên dưới Cl (0, N) sẽ là R (0, N)

Xét R (N, N) = R (0, N) x R (N, 0)Đại số Clifford của R (N, N) là một bản Cl (N, N)

Chúng ta có thể tìm thấy bất kỳ cấu trúc trong không gian của các trạng thái của Many-Worlds này không?

Tức là, sắp xếp của cấu trúc nào ta có thể tìm thấy trong Cl (N, N) khi N đủ lớn?

Cho M (R, 16) đại số ma trận thực 16x16, với x là tích tensor ta có tuần hoàn Bott:

Cl (N, N + 8) = Cl (N, N) x M (R, 16) = Cl (N, N) x Cl (0,8)

Cl (N + 8, N) = Cl (N, N) x Cl (8,0) = Cl (N, N) x M (R, 16) = Cl (N, N+8)

Ta cũng có Cl (N-4, N +4) = Cl (N, N).

Vì vậy cấu trúc Cl (N, N) của các trạng thái Many-Worlds ở mức năng lượng cao có thể suy biến thành Cl (0, 2N).

Cho p = 2N mod 8 thì Cl(0,2N) luôn có thể là hệ số trong Cl(0, p) x Cl(0,8) x ... x Cl(0,8).

Với N bất kỳ cho trước ta có thể thay bởi N mod 8, cấu trúc cơ bản của các trạng thái Many-Worlds ở năng lượng cao sẽ là một chuổi các đại số Clifford Cl (0,8), mỗi một Cl (0,8) sẽ tương ứng với các Many-Worlds xuất hiện trong Mô hình lượng tử Many-Worlds ở mức năng lượng thấp.

Các cấu trúc trong trường hợp nhỏ hơn hoặc bằng thang năng lượng Planck đều dựa trên Cl(0,8) và các nhóm Spin(0,8), ta thấy đó sẽ là các viên gạch cơ bản để xây dựng một Mô hình vật lý thích hợp. Mỗi "Thế giới"thái hay trạng của các cấu trúc lượng tử Many-Worlds trong Mô hình vật lý này sẽ gồm các biểu diễn vector, spinor,... của một bản Spin(0,8).

Khối đa diện root vector đối với nhóm Weyl-Coxeter của Spin(0,8) là đa diện 4-chiều 24-cell,



Đó là khối đa diện 4-chiều được gọi là "Logical Garnet" theo đề nghị của Shea Zellweger. Trong đó: 

- Gọi là "Garnet", vì hình chiếu 3-chiều của nó là một khối 10 mặt rhombic của tinh thể garnet.
- Gọi là "Logic" vì nó có 2 trạng thái logic T và F, có 4 giá trị TT, TF, FT, FF, và 2 ^ 4 = 16 sự kết hợp của các trạng thái này. 

Shea Zellweger đã có một bảng ký hiệu gọi là "bảng chữ cái logic" cho 16 trạng thái kết hợp này:



Trong mô tả hình học theo Shea Zellweger, chúng tương ứng với:

- 16 đỉnh "siêu khối" của 24-cell .
- 8 đỉnh "siêu khối 8 mặt" của 24-cell tương ứng với 2^3 = 8 "Âm" khả dĩ hay "đối xứng gương" của 3 phần trong sự liên hệ logic của form A * B, đó là cái thể hiện cấu trúc con “điểm–liên kết–điểm” của N-Simplex. Các cấu trúc của shea Zellweger tương tự như 16 tứ giác của Ilm al-Raml [3].

Phía trên thang năng lượng Planck, đối với mỗi trạng thái của Many-Worlds, ta có 4 loại liên kết ở mỗi đỉnh TT, TF, FT, FF. Do đó ta có 2^4 = 16 kết hợp khả dĩ của các loại liên kết kèm theo một đỉnh cho trước, đúng như 16 phần tử trong bảng chữ cái logic của shea Zellweger.

Đối với đỉnh của tất cả các loại liên kết này, ta có 4! = 24 hoán vị khả dĩ và 2^3 = 8 phản xạ "định hướng - bảo tồn", sinh ra nhóm Weyl có 4! x 2^3 = 24 x 8 = 192 yếu tố của Spin (0,8) mà đa diện root vector của nó là logic garnet 24-cell của Shea Zellweger.

Đây là một cách nhìn khác hình ảnh các Many-Worlds ở mức trên thang năng lượng Planck gồm các siêu điểm rời rạc (không có pha biên độ phức) của nhiều cấu trúc Spin (0,8), khi ở dưới thang năng lượng Planck cấu trúc Spin (0,8) sẽ sinh ra một loạt các lịch sử hay trạng thái Many-World dựa trên không-thời gian cùng với các pha biên độ phức từ các cấu trúc năng lượng thấp của biểu diễn Spin (0,8).

ĐẾN THANG NĂNG LƯỢNG PLANCK

Về mặt vật lý, điều đó có nghĩa là sự phá vỡ một số liên kết đã dẫn đến kết quả: “Tất cả mọi điểm không còn được kết nối đến tất cả mọi điểm khác”.

Vì tất cả các liên kết đều tương đương nên tất cả các liên kết đều bị phá vỡ.

Tức là với N điểm rời rạc T và F, tất cả đều không liên kết. Hình ảnh đĩa tròn của chúng ta bây giờ thậm chí không còn đúng vì các kết nối lân cận gần nhất không tồn tại. Trong trường hợp này ta sẽ biểu thị bằng một hình ảnh khác:




Bức tranh Kauffman bây giờ là một mô hình NK với K = 0. Theo Kauffman, đối với Kết nối = K = 0, phong cảnh thích hợp của nó quá đơn giản. Ở đây, do chúng ta chỉ còn có hai loại hạt, mọi thứ thậm chí còn đơn giản hơn so với mô hình Kauffman.

Các hạt T và F có thể tương tác và kết hợp với nhau như thế nào?

Chúng ta có 2 loại hạt, do đó cho phép mỗi hạt có 2 loại liên kết. Chúng ta có thể phân biệt giữa việc đi từ T đến F và đi từ F tới T, sao cho mỗi loại hình liên kết có 2 hướng. Nói chung, điều đó có nghĩa là mỗi T và F có thể có nhiều hơn 4 liên kết kèm theo, 2 trong và 2 ngoài. Chúng tương ứng với bảng chân trị của TT, TF, FT, FF.

Bây giờ xem xét cấu hình kết hợp T hoặc F với 1, 2, 3 hoặc 4 liên kết đối với mỗi hạt. Ta gọi mỗi cấu hình như vậy là một "hạt giống", ta có:

Hạt giống 1-Link:

0 chỉ thị T hoặc F và 1 chỉ thị một liên kết “đi”:

0 ----- 1

Các chuổi dạng 1-chiều tương ứng với các số nguyên dương Z+ mà mỗi đỉnh có 2 lân cận gần nhất.

Hạt giống 2-Link: 

– 1 chỉ thị một liên kết “đến”:

-1 ----- 0 ----- 1

Các “chuổi 1-chiều” tương ứng với các số nguyên Z mà mỗi đỉnh có 2 lân cận gần nhất.

Hạt giống 3-Link:

w và w2 chỉ thị các “căn bậc 3 phức” của 1:



Các “lưới lục giác 2-chiều” tương ứng với các số nguyên phức Eiseinstein mà mỗi đỉnh có 6 lân cận gần nhất.

Hạt giống 4-Link:

i chỉ thị các “căn bậc 2 phức” của 1:



Các lưới vuông dạng 2-chiều tương ứng với các số nguyên phức Gauss mà mỗi đỉnh có 4 lân cận gần nhất.

Nếu 2 hạt giống 4-Link gặp nhau? 



Nếu các mặt phẳng của hai hạt giống 4-LINK trực giao với nhau, chúng sẽ tạo thành các quaternion (Bộ Bốn) với cơ sở {1, i, j, k}.

Tồn tại các “đa diện 4-chiều” của các quaternion nguyên mà mỗi điểm có 6x4 = 24 lân cận gần nhất.

Nếu 2 cặp quaternion khác nhau của các hạt giống 4-Link gặp nhau?



Nếu các mặt phẳng của 2 cặp quaternion của các hạt giống 4-Link trực giao với nhau, chúng làm thành các octonion (Bộ Tám) với cơ sở {1,i,j,k,E,I,J,K}. 

Tồn tại các “Siêu mặt 8-chiều” của các octonion nguyên mà mỗi điểm có 240 lân cận gần nhất.

Nếu tiếp tục quá trình với bậc kích thước cao hơn, chúng ta sẽ không còn cấu trúc đại số có phép chia thực và cũng không còn cấu trúc đại số alternative, do đó các cấu trúc bậc cao hơn sẽ không là cấu trúc có hiệu lực đối với bất kỳ mô hình vật lý nào.

HƯ VÔ SINH VÔ CỰC

Sơ lược sự hình thành, ra đời và biến hoá của các học thuyết phương Đông
Khởi đầu của việc hình thành vũ trụ, tư duy là một sự trống rỗng. Lúc đó không có sự phân định, không có điểm so sánh, không có gì hết và trạng thái này là HƯ VÔ 
Hình ảnh biểu trưng cho trạng thái này một cách hợp lý và súc tích nhất, đó là HÌNH TRÒN.
  
  

 Một hình trống rỗng, không có điểm nào, hướng nào xác định rõ ràng, chúng mơ hồ, xoay chuyển, trống rỗng, không trội hơn, không thấp hơn ....nhưng, mặc dù vậy khi lấy điểm bất kỳ thì ta vẫn thấy và tìm thấy điểm đối xứng với nó qua tâm hình tròn này. Đây là sự manh nha của việc phân chia của cái trống rỗng, cái phi so sánh trong quá trình hình thành vật chất, dẫn dắt tư duy cũng như trong quá trình hình thành nền tảng của các học thuyết phương Đông.
   Vật chất bắt đầu dần xuất hiện vận động từ nền tảng hổ lốn, hỗn loạn, và dần hình thành dạng vật chất lấp đầy và lẫn lộn. Cũng vậy thì tư duy con người bắt đầu hình thành sự nhận biết mang tính đơn sơ về cảm nhận có một thế giới vật chất xung quanh ta và chỉ có vậy. Trạng thái này là  CỰC 




...................................................................................

18 tháng 9 2012

BIỂU TƯỢNG ÂM DƯƠNG HIỂU THEO THUYẾT ÂM DƯƠNG


Thuyết Âm Dương và biểu tượng Âm Dương
Phân tích biểu tượng Âm Dương theo thuyết Âm Dương
Sự vật, hiện tương luôn mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, chúng luôn luôn vận động, không ngừng biến hóa để sinh sôi, phát triển và tiêu vong gọi là học thuyết âm dương.
1/ Âm Dương đối lập:
Hai mặt Âm Dương được thể hiện đối lập theo hình thức, màu sắc như sau:
TRÊN - DƯỚI
Trên là dương, dưới là âm.
PHẢI - TRÁI
Phải là dương, trái là âm ( hình đối lập với ta nhìn )
Trường hợp khi ta đặt biểu tượng với các cấu hình theo hướng nằm ngang thì sẽ không đạt được tiêu chí  Dương - Âm theo chiều Trên - Dưới hoặc đồng thời theo chiều Trái - Phải được.
 Phần tượng trưng cho tính chất Dương cực và Âm cực sẽ được chọn là phần rộng nhất của hình thể.
Phần hình trên và phần hình dươi sẽ có màu sắc của cặp phạm trù đối lập như: ĐỎ - ĐEN, TRẮNG - ĐEN, VÀNG - ĐEN, ĐỎ - XANH, VÀNG - XANH... ( một gam màu nóng / một gam màu lạnh, tương ứng với cặp DƯƠNG / ÂM )
Một điểm tròn nhỏ có màu của dải màu đối ứng đặc trưng cho sự đan xen níu kéo và liên kết âm dương tương ứng với ý nghĩa trong âm có dương và trong dương có âm hay âm ở trong dương ( như tạng thận thuộc âm nhưng mệnh môn trong khu vực thận là hỏa thuộc dương, hay Tâm thuộc dương, nhưng huyết trong tâm thuộc âm so với khí thuộc dương cùng vận hành hành khắp cơ thể. 
2/ Âm Dương hỗ căn:
Âm Dương là hai phạm trù ẩn chứa trong mọi sự vật hiện tượng, nó nương tựa nhau giúp cho sự vận động không ngừng và tồn tại của các sự vật hiện tượng, khi Âm suy giảm thì Dương tăng, ngược lại khi Dương suy giảm thì Âm tăng. Trong âm có dương, trong dương có âm. Hai hình thể biểu trưng đan quyện tạo lên một hình tròn dầy biến hoá của Vũ trụ.
3/ Âm Dương tiêu trưởng:
Cái này dần được sinh ra và lớn lên thì cái kia dần thoái trào và thu hẹp lại rồi mất đi.
Hãy hình dung ở vị trí cao nhất ( trên nhất ) là Dương phát triển viên mãn ( Dương cực ) tương tự với vị trí thấp nhất ứng với thái cực Âm cực đại, ở điểm này bắt đầu có sự hình thành của cực đối lập. Có câu : Dương cực sinh Âm - Âm cực sinh Dương; trên biểu tượng ÂM DƯƠNG thì ở khu vực có hình thể DƯƠNG hoặc ÂM lớn nhất, tại đó xuất hiện điểm ở tâm và mép cạnh ngoài mang cực đối lập để nói lên quy luật này.
Điều này cũng lý giải tại sao đặt biểu tượng Âm Dương theo chiều đứng trên dưới chứ không đặt theo chiều nằm ngang.
4/ Âm Dương Bình hành:
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều ẩn chứa hai mặt của Âm và Dương. Sự vận hoá đắp đổi không ngừng tạo lên vạn vật nơi Vũ trụ. Quá trình biến hoá trong mọi sự vật luôn tiến về thế cân bằng Âm Dương. Như hình tròn vô hướng luôn vận động không ngừng, nhưng Nội trong nó là hai Thái cực Âm Dương luôn cân bằng: có tiêu thì có trưởng, có Dương cực sinh Âm thì cũng có Âm cực sinh Dương, có trên thì cũng có dưới, có trái thời có phải ...
Thường ngày chúng ta để ý kỹ sẽ thấy rất nhiều nơi, nhiều chỗ có đặt biểu tượng Âm Dương, và đặt sai, hình sai cũng nhiều. Các hình dưới đây chưa được đúng nghĩa theo luận giải từ thuyết ÂM DƯƠNG.
Một số biểu tượng âm dương đặt phù hợp:












Một số biểu tượng âm dương đặt chưa phù hợp: