21/5/14

NGUYÊN TẮC ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH VÀO YHCT


HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH VÀ ỨNG DỤNG VÀO YHCT

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Định nghĩa:
Học thuyết âm dương được liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp của các sự vật trong tự nhiên gọi là học thuyết ngũ hành

Quy nạp ngũ hành
HIỆN TƯỢNG
NGŨ HÀNH
MỘC
HỎA
THỔ
KIM
THỦY
Vật chất
Gỗ, cây
Lửa
Đất
Kim loại
Nước
Màu sắc
Xanh
Đỏ
Vàng
Trắng
Đen
Mùi vị
Chua
Đắng
Ngọt
Cay
Mặn
Mùa
Xuân
Hạ
Cuối hạ
Thu
Đông
Phương
Đông
Nam
Trung tâm
Tây
Bắc
Tạng
Can
Tâm
Tỳ
Phế
Thận
Phủ
Đởm
Tiểu trường
Vị
Đại trường
Bàng quang
Ngủ thể
Cân
Huyết mạch
Thịt (cơ )
Da, lông
Xương
Ngũ quan
Mắt
Lưỡi
Miệng (môi)
Mũi
Tai
Tình chí
Giận
Mừng
Lo
Buồn
Sợ

Các quy luật hoạt động của ngũ hành:
-         Tương sinh: mộc > hỏa > thổ > kim > thủy > mộc
-         Tương khắc:mộc ~ thổ ~ thủy ~ hỏa ~ kim ~ mộc
-         Tương thừa: khi hành khắc quá mạnh hành bị khắc
-         Tương vũ: khi hành khắc quá yếu không khắc được hành bị khắc

*****************
ỨNG DỤNG VÀO YHCT

A- Quan hệ sinh học
Sự quy nạp tạng, phủ, ngũ quan, ngũ thể, tình chí … vào ngũ hành theo sự quan sát đúc rút kinh nghiệm của các y gia giúp chúng ta nắm được các mối liên quan và hiểu được các hiện tượng sinh lý của cơ thể
B- Quan hệ bệnh lý
Từ các quy luật hoạt động của ngũ hành khi ta quy nạp sinh học cơ thể vào ngũ hành sẽ nắm bắt được quan hệ bệnh lý trong cơ thể. Khi phát hiện một chứng bệnh của một tạng phủ nào đó thì từ quy luật hoạt động trên mà ta có thể phân tích để biết được nguyên nhân gốc của bệnh là từ đâu và tương ứng là cách điều trị thích hợp.
Chính tà là chính tạng đó bị bệnh
Hư tà:  là tạng sinh ra nó bị bệnh ( mẹ truyền sang con )
Vi tà:  do tạng khắc nó quá mạnh gây bệnh ( tương thừa )
Tặc tà:  nó không khắc được tạng cần khắc ( tương vũ )
Thực tà: là tạng nó tương sinh gây ra bệnh ( con truyền sang mẹ )
C- Chẩn đoán bệnh tật
Từ sự quy nạp ngũ hành và quy luật hoạt động của ngũ hành, YHCT đã vận dụng để chẩn đoán bệnh
      Ngũ sắc: sắc vàng thuộc bệnh tỳ, sắc đỏ thuộc bệnh tâm, sắc xanh thuộc bệnh can, sắc trắng thuộc bệnh phế, sắc đen thuộc bệnh thận.
      Ngũ thể: co quắp gân thuộc bệnh can, bệnh ở mũi thuộc bệnh phế, bệnh ở tai thuộc thận, loét miệng xem bệnh ở tỳ, mạch máu có vấn đề xem bệnh thuộc tâm …
      Ngũ chí:  giận sinh bệnh ở can, mừng sinh bệnh ở tâm, lo sinh bệnh ở tỳ, buồn rầu sinh bệnh ở phế, sợ hãi sinh bệnh ở thận ( sợ vãi đái !!!)

D- Nguyên tắc chữa bệnh
Từ quy nạp ngũ hành, phân định rõ quan hệ bệnh lý, YHCT đưa ra bát pháp ( hãn, thanh, tiêu, hạ, thổ, hòa, ôn, bổ ) để chữa trị. Hư thì bổ mẹ, thực tả con
Châm cứu
Trong đường kinh thì quan hệ các huyệt là tương sinh
Giữa hai kinh âm dương thì quan hệ các huyệt là tương khắc
Châm xuôi đường kinh là bổ, ngược đường kinh là tả
Sắp xếp các huyệt ngũ du theo ngũ hành để thực hiện việc châm cứu theo nguyên tắc hư thì bổ mẹ, thực tả con.
E- Về đông dược và bào chế đông dược
Từ sự quy nạp ngũ hành giúp cho việc tìm kiếm vị thuốc trong thiên nhiên, phương pháp chế biến để tạo ra các vị thuốc theo mong muốn chữa trị như
            Vị chua, màu xanh vào can
            Vị đắng, màu đỏ vào tâm
            Vị ngọt, màu vàng vào thổ
            Vị cay, màu trắng vào phế
            Vị mặn, màu đen vào thận
            Sao thuốc với giấm để tác động đến can
            Sao với muối cho vị thuốc vào thận
            Sao với mật, đường cho vị thuốc vào tỳ
            Sao với gừng cho vị thuốc vào phế …

Không có nhận xét nào: