Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT PHÁP. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHẬT PHÁP. Hiển thị tất cả bài đăng

08 tháng 7 2024

GIẢI THOÁT

    

       Chúng ta, những người không theo được đủ các đạo hạnh và thực hiện đây đủ được các pháp nhà Phật khi nghe nói tới cảnh giới Đắc Đạo, hay sự Giác ngộ, Giải Thoát, cõi Niết Bàn sẽ nghĩ ngay đến một cảnh giới cao siêu, thần thánh và Vĩnh Hằng của các vị Phật, Thánh. Nhưng khi đứng trên góc độ con người bình thường với tư duy về một thế giới vật chất hiện hữu để suy ngẫm về một con người đã tu tập và đạt tới cảnh giới đó sẽ nhận ra một điều rằng: đã là con người thì vẫn phải tuân theo quy luật bất biến của tự nhiên: sinh ; già ; bệnh ; chết bất kể đó là người thường hay một vị Phật. Vậy cảnh giới cao kia thực sự là gì khi mà thân xác con người không thể tồn tại Vĩnh hằng ở thế gian này ?

   Với sự cảm nhận những sự vật và quy luật của một kẻ phàm phu sống trong thế giới đương thời này, tại hạ xin được mạo muội giãi bày những phân tích của mình về sự giác ngộ và giải thoát mà Đức Phật đã nói đến từ xa xưa. 

Thân và Tâm - Hai nhân tố nói đến trong sự giải thoát của đạo Phật. 

Con người chúng ta khi đang sống ở thế gian này gồm hai thành phần CƠ THỂ và LINH HỒN ( TÂM )

CƠ THỂ, được cấu tạo bởi vật chất là các tế bào và  một phần mơ hồ chưa xác định được theo thế giới vật chất đó là những suy nghĩ, tưởng tượng, cảm xúc  … gọi nôm na là TINH THẦN ( linh hồn ); theo nhà Phật thì hai phần trong con người  đó là Thân và Tâm. 

THÂN chúng ta như là một cỗ máy, nhưng nó vô cùng tinh vi và kỳ diệu. TÂM chúng ta lại là một thực thể vô hình còn vi diệu hơn nữa. Thân và Tâm của mỗi người được gắn kết với nhau tạo thành một con người duy nhất không có bản sao chép tương tự trong thế giới loài người. 

THÂN là sự hiện diện của con người trong thế giới vật chất, còn TÂM là một … luồng sinh khí để vận hành, dẫn hướng cho những hoạt động của thân. 

Thân là cỗ máy chứa đựng tâm, hoạt động theo sự dẫn hướng của tâm; Tâm nương tựa, ẩn náu ở nơi thân, chi phối mọi hoạt động, biến đổi  nơi thân. 

Những dẫn dắt đến với tại hạ về Thân: 

Ở đây tại hạ không nói đến những điều tinh vi và kỳ diệu của cấu tạo cơ thể con người ( THÂN - lĩnh vực này loài người chúng ta cũng chỉ mới khám phá được một phần rất nhỏ của những bí ẩn mà tạo hoá đã tạo ra ) mà tại hạ muốn nói đến những liên quan của Thân với Tâm trong cảnh giới giác ngộ và giải thoát. 

Thân có ý nghĩa và giá trị như thế nào với sự giác ngộ và giải thoát của con người ? 

Thân là một cỗ máy chứa đựng tâm và thực hiện, truyền đạt những dẫn dắt từ tâm với thế giới bên ngoài của con người. Thân vô thường theo Phật Pháp là sự quán chiếu và nói lên sự thật về cái không Vĩnh hằng của thân. Thân sẽ bị hủy hoại và tan biến theo thời gian. Hiện loài người chúng ta chưa có một phương cách nào để có thể duy trì được sự Vĩnh hằng của thân. Thân là một cỗ máy vật chất được tạo thành bởi các tế bào sống, và như chúng ta đã biết thì tế bào sống cần năng lượng mà năng lượng thì không tự nhiên sinh ra và mất đi, chúng ta phải cung cấp năng lượng cho cơ thể để nuôi các tế bào. Vậy là chúng ta có sự lệ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng để nuôi cơ thể, đây cũng là ngọn nguồn của những nỗi khổ mà con người phải gánh chịu; “ có thân thì có khổ, có khổ mới nên thân “; hay như trong chuyện Kiều: 

“ Ngẫm hay muôn sự tại trời,

Trời kia đã bắt làm người có thân.

Bắt phong trần, phải phong trần,

Cho thanh cao, mới được phần thanh cao “

 Rồi thân hủy hoại theo quy luật sinh lão mệnh tử, bao đau đớn, khổ nhọc với tấm thân của con người. 

Nhưng những nỗi khổ con người gánh chịu về Thân vẫn chỉ là cái hữu hình có thể nhìn thấy. Thân già, bệnh gây ra những nỗi khổ phản hồi tới tâm những đau đớn và bao buồn khổ. Cũng có những niềm vui nơi Thân tạo cho tâm bao hứng khởi và hưng phấn, mong muốn, … rồi lại đau khổ vì không thỏa mãn được những mong muốn đó. Tất cả những điều đó khiến chúng ta cứ ngỡ một cái ta duy nhất  Thân Tâm trong cơ thể. Thực chất Thân và Tâm có rất nhiều sự cách xa.

Thân sẽ tuân theo quy luật vô thường sinh già bệnh chết, bất luận chúng ta là ai và sự giải thoát trong đạo Phật về thân là biết thân vô thường, biết thân có sinh có diệt là lẽ thường để giải thoát sự bám víu nơi thân. Khi biết được sự vô thường của thân thì chúng ta đã đến được với giải thoát về thân. Từ sự sinh diệt trở thành không sinh không diệt trong quy luật vô thường của thân. Nhưng thân lại là nơi chứa đựng tâm, một cái tâm có thể chưa được giải thoát. Thân là một phương tiện, một ngôi nhà cho tâm trú ngụ. Có thể một tấm thân kiếp này và rất nhiều kiếp nữa cũng chưa đủ để gánh vác tâm đến bến bờ giải thoát. 

Quy luật của Tâm: 

1- Biến đổi không ngừng

Đó là cái tâm vô thường, luôn biến đổi trạng thái: vui, buồn, giận, hận, mơ mộng, bình thản, lo âu, hồi hộp, hoảng sợ, …. Gọi là hỉ nộ ái ố. 

2- Chịu sự ảnh hưởng của các giác quan 

Con người có nhiều giác quan: xúc giác ( cảm nhận mọi vật qua tiếp xúc bề mặt ); vị giác ( cảm nhận vị qua miệng, lưỡi ); thính giác ( cảm nhận âm thanh qua nghe ở Tai ); thị giác ( cảm nhận hình ảnh, ánh sáng qua đôi mắt ); khướu giác ( cảm nhận mùi hương qua mũi); còn một số giác quan đặc biệt mà rất hiếm người có được như giác quan về tâm linh, cảm nhận xuyên không gian, thời gian …

3- Ghi nhận những cảm giác từ thân một cách tự nhiên và chủ động. Khi ghi nhận chủ động sẽ dẫn tới điều phối thân và khắc phục những lỗi phát sinh nơi thân.

Đây là một phần rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng của thân, là mối quan hệ tương hỗ và gắn kết giữa tâm với thân, một quy luật của tâm đã được con người chúng ta phát hiện và khai thác để chữa bệnh, luyện dưỡng sinh, phát huy các khả năng của thân ( thiền động, yoga, luyện các phép thần thông, luyện khí công, pháp luân công, thiền chữa bệnh của thân … )

4- Có những vọng tưởng, trạng thái  bất chợt xuất hiện rồi lại mất đi ( trực giác hay còn gọi là giác quan thứ sáu là một phần nhỏ trong quy luật này của Tâm ).

Đây là một điểm đặc biệt của tâm. Nó như một luồng sinh khí từ suối nguồn xâm nhập vào tâm ta từng phút giây, từng bối cảnh thay đổi cảm nhận được từ các giác quan ( sát na ), nó hòa quện cùng những dữ liệu được đưa đến từ các giác quan hoặc tự phát ra để dẫn hướng đến từng suy nghĩ, hành động của chúng ta. Luồng sinh khí này đưa đẩy cuộc đời chúng ta đến những cảnh giới khác nhau, mở ra những chân trời tốt đẹp mới hoặc vùi dập chúng ta xuống nhiều tầng địa ngục. 

Suối nguồn này chính là những chủ thể tạo ra sự biến đổi không ngừng của tâm. ( Chính những luồng sinh khí này đã dẫn dắt tôi viết ra những dòng chữ mà quý vị đang đọc đó ).

5- Ghi nhận những biến đổi của Tâm một cách tự nhiên và chủ động. Khi ghi nhận một cách chủ động sẽ dẫn đến trạng thái tĩnh lặng của tâm ( điều phục và định tâm ).

Đây là một quy luật tối quan trọng của tâm để giúp chúng ta tiến tới một cảnh giới cao hơn và có thể gọi là giải thoát vậy.

Thân và Tâm như thế nào khi con người được giải thoát ( giác ngộ hay đắc đạo )

Với nhà Phật, các giáo lý không nói nhiều đến thân trong thiền định lúc chứng đắc ( đạt cảnh giới giải thoát ). Có một số nội dung về quán thân, chúng ta cảm nhận được nội dung chủ yếu quán về quá trình sinh, lão, bệnh, tử, quán về các bộ phận cấu tạo lên cơ thể ( nhưng mơ hồ do thời đó con người chưa biết nhiều đến các bộ phận, cấu tạo của cơ thể ). Quán cảm thọ về các cảm nhận về thân của tâm: nóng, lạnh, run, mỏi mệt, đau đớn, ngứa, xót … 

Tất cả những nội dung trên gọi chung là pháp quán thân vô thường. 

Đã là con người thì thân xác vô thường, vẫn phải tuân theo quy luật của tự nhiên đó là sinh lão bệnh tử. Kể cả những con người tu hành đắc đạo, những người đã giác ngộ hay như Phật Thích Ca cũng vậy.  Vậy nên giáo lý nhà Phật chỉ coi thân là ngôi nhà chứa tâm trong cõi tạm. Sự giải thoát mà Phật nói đến trong những thuyết giảng của mình chỉ về phần Tâm trong con người. 

Vậy là khi con người đắc đạo ( giải thoát ) thì thân xác vẫn bị hủy diệt theo thời gian với quy luật tự nhiên. Còn Tâm chúng ta đã được giải thoát, đoạn diệt khỏi khổ đau, không bị luân hồi trói buộc và sẽ tồn tại ở một nơi nào đó, một thế giới mà người thường chúng ta chưa bao giờ thấy, cảm nhận được. 


Sao mà phải giải thoát và giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi cái gì ? 

Điều cốt tủy của đạo Phật là nhận diện được cái khổ, nguyên nhân của khổ, cách cái khổ vận hành, cách diệt khổ ( thoát khổ- hay còn gọi là giải thoát ). Quy luật về khổ có sẵn trong thế giới loài người và muôn vật, Phật là người đã tìm ra và diễn giải cho chúng ta biết, hướng dẫn cho chúng ta cách để con người chúng ta giải thoát khỏi nó. 

Cuộc sống con người chúng ta có khổ có vui. Vui là sung sướng tấm thân, đạt được những mong muốn về công danh, tài lộc, yêu đương, … . Khổ là ốm đau, già bệnh, chết đi, hay buồn sầu bi ai, thù hận ghen ghét, thất bại không toại nguyện ước muốn,  … . 

Vui lại là nguyên nhân của khổ bởi điều vui ta mong muốn khi không đạt được sẽ sinh ra khổ. Ví dụ: mong muốn luôn khoẻ mà bệnh tật ập đến sẽ thấy khổ buồn; mong muốn công việc thành công khi gặp thất bại sẽ thất vọng, buồn; khi muốn người khác nghe theo mình mà họ không nghe thì sinh tức giận …

Một chuỗi những điều bất toại nguyện trong khi mong muốn của con người không ngừng gia tăng do tâm tham luôn phát sinh và dẫn dắt. 

Sao mà phải giải thoát ? Bởi con người chúng ta bị vùi dập, trói buộc trong khổ đau. Thoát khỏi khổ đau là chúng ta tiến tới giải thoát, mọi ràng buộc trong bể trầm luân được cởi trói cho cuộc sống thư thái. 

Vậy khi mà tâm cứ chồng chất thêm những hỉ nộ ái ố của đời thì thì sao để thoát ra đây. Thân cũng chất chồng thêm sự già đi, luyến ái sâu thêm, đau yếu, bệnh tật xâm nhập … làm sao không khổ đây. Phật ngộ ra con đường đó, con đường của giới - định - tuệ. Thực hành thiền và giữ giới ( tránh tham dục, sân si ). 


…………. ( còn tiếp )




CẢM NHẬN VỀ THIỀN


( Kẻ phàm phu này sống trong cõi Ta Bà, đam mê suy tư về con đường chỉ dạy của Phật ) 

Thiền chỉ đơn giản là nhận biết và ghi nhận !

Khi quý vị đứng, nhận biết là mình đang đứng. Khi đi, nhận biết mình đang đi … 

Khi nói, nhận biết mình đang nói, quan sát lời nói dù nhanh hay chậm . 

Khi giận dữ, chỉ cần nhận biết khi cơn giận đang diễn ra. Không đấu tranh hay né tránh, vì nếu muốn đấu tranh với cơn giận, bạn phải tạo ra sự giận dữ hơn nó, hoặc một tâm trạng nào đó mạnh hơn. Chỉ đơn giản biết mình đang giận, có mặt cùng nó vậy là đủ; né tránh hay tạo một cơn giận khác hay bất cứ một cách làm nào khác là bạn đã làm theo một sự khởi phát ( duyên khởi ) mới nơi tâm mà bỏ mất đi sự nhận biết và ghi nhận nó để thực hiện theo nó và như vậy quý vị đang bị nghiệp dẫn dắt ( gọi là không tỉnh giác hay là đang bị vô minh dẫn lối ).

Người ta nổi nóng đơn giản vì người ta không biết bản thân đang nổi nóng, bị dẫn dắt bởi những khởi phát nóng giận ở tâm, chỉ những người xung quanh hoặc người chịu ảnh hưởng là biết.

Thiền không chỉ là về sự im lặng, bạn phải đi vào cả sự ồn ào. Không chấp vào bất cứ điều nào. Môi trường tĩnh lặng rất tốt cho thiền vì giảm bớt những nhiễu động khởi phát nơi tâm do âm thanh, những phiền nhiễu đem đến, nhưng cuộc sống của chúng ta sao lúc nào cũng ở trong trạng thái như vậy được. Cũng như vậy với những xúc chạm trong cuộc sống thường ngày, trừ trường hợp quý vị là một nhà tu hành ở ẩn, xa lánh trần thế. Thiền giúp chúng ta không bám chấp vào một điều gì, Phật Hoàng Trần Nhân Tông có câu rất ngắn gọn nhưng nói lên đây đủ pháp hành thiền: ( Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền ). Với mọi sự khởi phát nơi tâm đều được kiểm soát chính là giữ giới và khi đắc giới sẽ đạt được định rồi tuệ giác phát triển.   

Giận dữ với một âm thanh nào đó , thật ra không hẳn là chỉ với âm thanh đó mà là thứ đứng sau tạo ra âm thanh. ( kẻ nào đó thật bất lịch sự khi mở nhạc ồn ào vào lúc này...).Tiếng gió có thể ồn ào hơn cả âm thanh phát ra từ nhà hàng xóm , nhưng bạn không thể giận dữ với gió, vì bạn không tìm thấy đối tượng để tạo ra cơn giận. Trong tất cả mọi trường hợp vậy đều có một sự khởi phát sự tức giận từ tâm, với người bình thường chưa thực hiện thiền Tứ niệm xứ ( cảm nhận và ghi nhận ) sẽ không biết và nhận ra được điều này.

Chánh niệm và tỉnh giác !

Chánh niệm - rất nhiều người nói đến điều này. Chúng ta lạc vào một rừng những khái niệm, câu từ, nhưng cuối cùng có thể cũng chả biết thực hành Chánh niệm cụ thể như thế nào. Khi bạn quan sát nơi cơ thể, quan sát nơi tâm mình đang ở tình trạng, tâm trạng gì thì là bạn đang Tỉnh Giác, kèm một động tác ghi nhận những điều đó là Chánh niệm. Nếu bạn dùng ý chí để đưa một tâm trạng khác đề lên để lấn át tình trạng và tâm trạng hiện tại ( là một khởi phát của một duyên khởi dẫn dắt khác trong tâm rất nhanh và vi tế đến nỗi người bình thường chúng ta không nhận ra, hoặc do thực hiện sai về thiền là nhận biết và ghi nhận đã bỏ sót khởi phát duyên khởi này ) như vậy quý vị đã rời xa tỉnh giác và bị quy luật dẫn dắt tạo nghiệp của tâm lôi kéo lúc đó quý vị đã mất đi Chánh niệm và Tỉnh giác. 

Khi bạn luôn luôn tỉnh giác bạn sẽ nhận thấy Tâm dẫn dắt mình như thế nào và sẽ thấy vạn pháp duy tâm tạo: vui, buồn, giận, thương ... đều khởi phát từ nơi tâm và những khởi phát này không thường hằng ( không tồn tại vĩnh viễn ) rồi nó sẽ trôi đi và mất dạng, nhưng chúng lại có thể xuất hiện khi thời điểm và hoàn cảnh phù hợp xảy ra, hoặc chúng có thể bất chợt ập đến với tần suất dày đặc để thôi thúc ta hành động tạo nghiệp ( nghiệp lực ). Các khởi phát nơi tâm này nếu chỉ dừng lại nơi tâm mà không chuyển hóa thành hành động ở nơi thân thì nghiệp sẽ không hoàn tất ( hành động ở nơi thân ví dụ như đấm đá, cưỡng dục, giết người, chửi bới, nói xấu, nói dối hoặc thực hiện những việc tốt như bố thí, nói lời hay cho đời, làm việc tốt, quyết tâm chăm chỉ làm việc, mang tiền đầu tư ....)

Khi bạn nắm bắt kịp được những chuyển biến của tâm ( Chánh niệm và tỉnh giác ) thì sự khởi phát nơi tâm về một nội dung nào đó với mức độ dày đặc cũng không đẩy bạn tiến tới hành động nơi thân để tạo nhân quả và sau một thời gian những khởi phát đó sẽ biến mất, như vậy bạn đã đoạn diệt được nó. Khi thiền đến một mức cao, quý vị đã tinh tấn đến một mức độ tất cả các khởi phát nơi tâm xuất hiện đều được ghi nhận và không để chúng dẫn dắt hành động nữa, lúc đó tâm bạn sẽ rơi vào vô thức ( trạng thái ban đầu của định - sơ thiền ). 

Quá trình thiền tiếp tục Tâm chúng ta có những khởi phát dần trở về với não bộ lúc mới là phôi thai trong bụng mẹ. Tiếp đó chúng ta sẽ nhận biết và ghi nhận những khởi phát rất vi tế và thâm sâu của tâm có thể khác với những xúc cảm thông thường mà con người cảm nhận được, rồi vượt chút nữa là khai mở tâm thức và sẽ biết được những dữ liệu cảnh giới các kiếp trước ( điều này tại hạ chưa làm được)

............ ( còn tiếp )

GIỚI ĐỊNH TUỆ

 ( Kẻ phàm phu này sống trong cõi Ta Bà, đam mê suy tư về con đường chỉ dạy của Phật ) 

Giới là những thiện căn mà chúng ta những con người thiện lành hướng tới. 

Định là một trạng thái của tâm mà khi đó các khởi phát trạng thái từ Tâm ( Duyên khởi ) đã được diệt trừ ngay khi nó xuất hiện. 

Tuệ là trạng thái khi những tri thức ẩn sâu trong tâm thức của chúng ta được khởi phát.

Tại sao khi con người giữ giới đạt đến đắc giới thì sẽ đến với trạng thái định của tâm và khi tâm đạt đến trạng thái định thì tuệ giác sẽ khởi phát ? 

Đây thực chất là một quá trình tiến tới giác ngộ của tâm, một quá trình tiến tới cảnh giới đắc đạo. 

Với con người bình thường chúng ta ( không tu thiền và hành các giới luật của nhà Phật ) thì tâm chúng ta luôn có những khởi phát của mọi trạng thái ( duyên khởi ) : hỉ nộ ái ố, vọng tưởng, ước muốn, dục vọng … chúng đến với tâm chúng ta từng phút giây, dấn dắt cuộc sống của chúng ta theo nghiệp của mỗi người ( nghiệp lực ). Khi chúng ta thực hành giữ giới là thực chất chúng ta kiểm soát những khởi phát này một cách nghiêm ngặt hơn những người không hành pháp giữ giới. Những người không hành pháp giữ giới và không tu thiền cũng có những khả năng nhất định về giữ giới. Khả năng này chủ yếu do giáo dục thông thường, luật pháp của xã hội, tập quán sinh sống tạo ra. Ví dụ như: khi nhìn thấy một cô gái xinh đẹp thì tâm của những người đàn ông chân chính thường sẽ khởi phát ý niệm về nhục dục và nó hối thúc họ hành động để đạt được dục vọng, nhưng do được giáo dục về đạo đức, do luật pháp quy định, do tập quán sinh sống không cho phép họ làm như vậy và những điều này ăn sâu vào tâm thức đã ngăn chặn họ hành động ( trừ trường hợp nghiệp lực quá lớn lấn át che mờ tâm họ thì có thể xảy ra hành động, nhẹ thì tán tỉnh, nặng thì cưỡng hiếp … ). 

Khi quý vị phát tâm nguyện giữ giới và hành ( thực hành ) giữ giới theo Phật Pháp là quý vị luôn phải kiểm soát sự dao động của tâm mình, trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh để nắm bắt và kiểm soát toàn bộ những duyên khởi khởi phát nơi tâm ( người mới tu hành hoặc người hiểu sai về pháp hành giữ giới thường quan niệm là gạt bỏ những khởi phát không thiện như: dục vọng, tham sân si, ác ma, vọng tưởng … rồi dùng những vọng tưởng về những điều tốt đẹp, niềm vui, sự yên bình … để chế áp lại.( Đây là một sai lầm lớn trong việc thực hành giữ giới và trong việc hành thiền vì như vậy các duyên khởi không được đoạn trừ, nó sẽ tạm ẩn đi rồi bùng phát ngay sau khi những vọng tưởng đè nén của chúng ta dừng lại. Và đặc biệt là những vọng tưởng tốt đẹp dùng để lấn át các duyên khởi hiện tại đó lại chính là các duyên khởi mới dẫn chúng ta đến sự bất toại nguyện vì hoàn cảnh thực tại không được như vậy. Điều này càng làm trầm trọng thêm sự đau khổ ).

Khi tất cả những khởi phát nơi Tâm ( duyên khởi ) được kiểm soát bằng giới hạnh nghiêm ngặt ( Chánh niệm và tỉnh giác - luôn theo dõi và ghi nhận các chuyển biến nơi tâm và không bỏ sót những khởi phát nơi tâm ). Chính các duyên khởi xuất hiện chồng chất nơi tâm lôi kéo chúng ta tạo nghiệp, che mờ tâm nguyên thủy và nó chính là màn vô minh che mờ tâm tuệ giác. Khi chúng ta quán niệm và tỉnh giác thì tất cả những duyên khởi đó, do tính chất vô thường nên chúng dần biến mất, dẫn đến màn vô minh dần được xóa bỏ ) Những dao động vi tế nhất cũng dần xuất hiện và tuệ giác dần dần được khai mở … tâm dần hết dao động và trở về trạng thái tĩnh lặng; đó là trạng thái định ban đầu của Tâm. mời quý vị đọc tiếp phần luận về pháp thiền tại hạ sẽ viết ở các bài liên quan đến pháp thiền ). 

Giải đoạn này tâm chúng ta rất nhạy cảm, khi khởi phát một suy nghĩ gì tâm sẽ cập nhật dữ liệu rất nhanh, chúng ta có thể hoảng hốt vì điều đó, và lúc này chúng ta vẫn cẩn phải tỉnh giác và Chánh niệm nếu không tâm sẽ dẫn chúng ta tới những cảnh giới khác nhau của các kiếp, các cảnh giới địa ngục, thiên đàng … mà không đến được tận cùng của con đường giải thoát...

...................( còn tiếp)

( Tất cả những nội dung tại hạ viết ở đây đều là sự dẫn dắt từ tâm, việc hành pháp và chứng thực các cảnh giới tại hạ vẫn chưa đạt được trên thực nghiệm; coi như là một đoạn văn hư cấu giải trí mua vui cùng quý vị. Xin hoan hỉ tới những ai cùng có duyên về những điều xa vời này ) 

15 tháng 10 2023

Cha sinh con Trời sinh tính

 


       Xin gửi tới quý vị bài viết của Mai Chi Nguyen nói về tâm tính định sẵn của những đứa con mà chúng ta sinh ra. Theo tôi thì tất nhiên tâm tính có thay đổi qua cuộc sống, qua sự dẫn dắt của nghiệp định và sự nỗ lực của mỗi người, nhưng nền tảng dẫn dắt của tâm vẫn có những đặc điểm nhận thấy rõ theo 6 kiểu thức tồn tại xuyên suốt cuộc đời một con người. Bài viết rất hay, đáng để trải nghiệm và suy ngẫm.      

Các bạn thân mến!

Trước hết các bạn hãy xác định xem con của mình là con gì theo hình của tớ nhé.
Bạn hãy xòe bàn tay trái ra, lần lượt từ ngón tay cái đến ngón út đánh số từ 1 đến 5, và số 6 trong lòng bàn tay. Hãy đặt tuổi của người mẹ ở ngón cái nhé, từ đây bạn đọc xuôi theo chiều kim đồng hồ 12 con giáp bắt đầu từ tuổi của mẹ, để tìm xem tuổi con ứng với ngón tay nào, số mấy.
Ví dụ, tớ tuổi Thìn ở ngón cái, tớ có con gái tuổi Ngọ ứng vị trí thứ 3 là Con Người... Các bạn tính thử đi nhé. Và bắt đầu đọc phần giải thích bên dưới:


1. Con Phật
Đây là đứa con quí của bạn! Bạn hãy yên tâm là đứa con này rất ngoan, rất thiện. Bản tính hiền lành, biết tu dưỡng, biết nghe lời cha mẹ, ông bà, thầy cô, chịu khó học hành và lao động. Con rất ý thức, nề nếp, học giỏi, hướng thiện. Người con Phật luôn có quí nhân phù trợ, bé thì được Phật- Thánh bảo hộ, lớn lên tài đức tích lũy khiến kẻ xấu tránh xa, quỉ ma cũng phải kiềng. Người con Phật thường học rộng hiểu biết nhiều, có khiếu ăn nói, có tài thuyết phục người khác làm điều tốt, có thiên hướng phát triển thành những nhà khoa học giỏi, nhà giáo, nhà truyền đạo có tâm... Nói chung là con người tốt.
Tuy nhiên, khi con còn nhỏ tuổi, lưu ý bảo vệ con tránh bị kẻ xấu lợi dụng vì con có lòng thương người rất sớm, thảo tính, hay cho đi và sẵn lòng giúp đỡ người khác... nên bảo vệ con tránh bị lừa gạt.
Dạy con thế nào?
Xin thưa đứa con này không ưa đòi hỏi, bố mẹ cho gì nó hưởng nấy một cách biết ơn. Con Phật không cần roi vọt vì chỉ cần nói là chúng biết nghe, chúng rất biết sợ đòn roi hình phạt, chịu cam kết và biết nhận lỗi, sửa lỗi. Ngoài ra chúng rất biết thương cha mẹ, nên dạy con cần tình cảm khuyên nhủ, răn đe bằng cảnh báo, đưa ra bài học cảnh tỉnh, chúng rất nhập tâm và biết tránh điều xấu, điều ác.
Hãy nhớ, con Phật sẽ không thể chịu được điều ác, điều xấu xa. Nếu cha mẹ làm điều ác, xấu xa, con sẽ tự rời xa đấy nhé. Bởi vậy, có người con này thì cha mẹ cũng phải làm người tốt nhé!


2. Con Trời

Đây là đứa con rất tốt !
Con Trời thông minh lanh lợi, hoạt bát, có chí, có dũng. Học giỏi không chỉ trong sách vở, sáng tạo không ngừng, lớn lên xông pha, đội trời đạp đất. Đứa con này có tố chất làm thủ lĩnh, hãy cho con sức khỏe tốt, dẻo dai để con phát huy hết năng lực vẫy vùng năm châu bốn bể.

Dạy con thế nào ?
Con nhỏ sẽ ham vui, hiếu kỳ, bản tính thích khám phá, học hỏi đôi khi nghịch ngợm mà tự gây tai nạn cho mình. Vậy nên người lớn hãy đề phòng cho con, luôn để mắt giám sát con và có biện pháp bảo hiểm bảo vệ cho con. Tuổi teen là tuổi iêng hùng, hãy coi chừng Trần Quốc Toản "bóp nát quả cam", trẻ có thể sẵn sàng làm "siêu nhân cứu thế" mà chưa liệu sức mình. Cha mẹ, thầy cô cần biết cách khéo léo nhắc nhở và chỉ dẫn cho con cách thức để giải quyết tình huống một cách an toàn nhé. Yêu con nhiều nhiều !
Đứa trẻ này còn có chính kiến, sẵn sàng cãi lý, cãi ngang... Không sao, cha mẹ cứ bình tĩnh, tránh quát mắng to tiếng với con. Trong đầu chúng đầy những ý nghĩ mà người lớn đôi khi không thể tưởng tượng con nghĩ tận đâu. Hãy bình tĩnh nghe con nói, cho con cơ hội thanh minh, trình bày! Hãy làm bố mẹ biết lắng nghe, và hiểu con, nhẹ nhàng khuyên bảo sau khi cơn nóng đã dịu lại. Hãy làm bạn với con !


3. Con Người (con của người khác)
Đứa con này cũng tốt ! Xin khẳng định luôn, đứa con này cũng tốt! Đứa con này cũng có nhiều ưu điểm, cũng thông minh học giỏi, cũng ngoan và hướng thiện. Nhưng là "con người ta" nên bạn hãy đối xử như khách quí đến nhà ấy. Đứa con này nghiễm nhiên hưởng tình yêu và sự đối đãi của bạn, nhưng lại rất vô tâm, chưa biết đáp đền. Không sao! Hãy cứ yêu con! Cho nó những gì tốt đẹp nhất, tất nhiên là cả sự giáo dục tốt nhất. Hãy tìm cho con nhóm bạn tốt, gửi con đến thầy cô giỏi để huấn luyện, đào tạo. Cho con đến với những chương trình huấn luyện năng động và tích cực, con sẽ hòa đồng với chúng bạn và phát triển tốt.
Với đứa con này, bạn rất khó dạy bảo vì chúng rất bướng, lại không nghe bạn đâu. Nói không thuyết phục là chúng sẵn sàng cãi trả. Tuổi teen là tuổi kinh hoàng nhất và còn kéo dài đến tận 20, 22. Loại con này chỉ nghe theo số đông, càng có chính kiến lại càng bảo thủ, giữ quan điểm. Người lớn mà không nhân nhượng thì chúng có thể "nổi loạn". Ôi ôi, hãy thương con thật nhiều! Đứa con này sẽ không làm phiền bạn nhiều đâu! Đủ lông đủ cánh là chúng bay. Hãy cho con những kỹ năng tốt nhất để con vững bước vào đời. Không cần giữ con quá vì chúng rất khéo léo và trách nhiệm. Xong việc con lại về với bạn. Hãy nói với con rằng "Cha mẹ luôn sẵn lòng giúp con bất cứ điều gì! Chỉ cần con hoàn thành tốt nhiệm vụ và bình an trở về!"
Bạn hãy là người chào nó trước, và mở rộng vòng tay đón con, hãy cho con thấy bạn luôn yêu con, và tình yêu của bạn sẽ khiến con phải tìm cách đáp đền. Dạy con thế nào?
Hãy chỉ con mục tiêu vươn tới. Hãy đặt kế hoạch đường bước rõ ràng, có cam kết, điều kiện về đích và phần thưởng cho con. Hãy khích lệ động viên kịp thời, và quan trọng là, bạn phải là người biết giữ lời hứa, kiên định mục tiêu định hướng và sẵn sàng hỗ trợ cho con.
Hãy cứ yêu con nhiều nhiều !


4. Con Ta (Con của mình)
Đây là đứa con hiếu thảo! Nếu như con Phật là Người của công chúng; con Trời là Người của Nhà nước, thì con Ta là đứa con của Gia đình! Nó biết yêu kính mẹ cha, ông bà, người thân. Đứa con này nếu là trai thì quấn quít mẹ, nếu là gái thì sẽ thảo thơm cả nhà chồng. Nó chịu thương chịu khó, sẵn sàng gánh vác chăm lo. Dù có đi đâu, làm gì nó cũng về với gia đình, gần gũi, yêu thương. Đứa con này biết chăm sóc gia đình, vun vén chu toàn. Chúng coi gia đình là tổ ấm thân thương, những người thân thương là không thể thay thế. Khi đã có một lô cốt vững chắc thì nó chẳng đi đâu, chỉ thích ở nhà. Đứa con này có thể nói là "Ngoan như cún" nếu nó không có "đối thủ cạnh tranh", vì nếu cha mẹ chỉ có mình nó, nó sẽ ỉ lại và không cần phấn đấu nữa, nhà của bố mẹ sẽ là của con! Nhưng có anh chị em là phải có sự công bằng nhé các bố mẹ. Chớ để một đứa con nào tủi vì cha mẹ đã "nhất bên trọng nhất bên khinh".

5. Con Ma
(Con của Ma)
Trước hết, xin đừng ác cảm với đứa con này, nó vẫn là đứa con tốt, chỉ có điều bạn sẽ phải yêu thương chúng nhiều nhiều hơn nữa!! Và chịu đựng chúng nhiều đấy!! Vì sao vậy? Xin thưa, vì con ma rất dễ đi sai đường. Chúng dễ bị lôi kéo vào những cám dỗ vật chất tầm thường mà "quên cả lối về". Đứa con này cũng có một số ưu điểm nhất định, cha mẹ cần để ý quan sát và khích lệ những ưu điểm của con. Hãy khen và động viên khi con làm tốt một việc gì đó. Ghi nhận và lưu ý con phát huy việc tốt nên làm.
Đứa con này rất dễ mắc sai lầm. Nhiều đứa mải chơi, thối chí, học khó thì nản, thích giao du, thích hưởng thụ, sinh lười biếng, trễ nải, hay nói dối và làm việc bỏ dở, không về đích...
Con ma còn có tính ích kỷ, trọng của khinh người, nói năng thô lỗ, cộc cằn, nhiều khi bực lên nói năng mất kiểm soát, gây mất tình cảm. Con Ma đôi khi cũng khôn vặt, lém lỉnh, nhưng hãy cảnh giác sự "trở mặt" là điều kinh khủng nhất của con Ma.
Dạy con thế nào?
Cần phải quan sát và kiểm soát con thật tốt ngay từ nhỏ. Các cụ dạy "cây non dễ uốn", với con Ma phải uốn nắn từng tí một, xát xao và nghiêm khắc. Cần phải ép vào kỷ luật, tìm hiểu kỹ những người bạn của con, tránh để con kết giao với bạn bè xấu, không ngoan. Kiểm soát thời gian của con, kèm con học tập và hỗ trợ thường xuyên. Không để con sớm tiếp xúc với tiền bạc, không dùng đồ đắt tiền, hãy biết tiết kiệm để con kiềm chế ham muốn, không đua đòi. Không dễ dàng đáp ứng nhu cầu hay đòi hỏi của con để tránh tạo thói quen trẻ vòi vĩnh, ăn vạ...
Hãy tạo việc làm cho con để con biết quí lao động và trân trọng đồng tiền. Học tập vừa sức không cần ép con. Hãy học cùng con và làm thầy của con. Cha mẹ phải làm cho con phục thì nó mới nể và nghe lời ! Hãy yêu và thương con thật nhiều! Bạn chót có một con Ma thì phải đem Tâm Phật mà che chở cho con, để Ma không thể điều khiển được con. Hãy sẵn lòng ở bên con và giúp con sửa sai, đừng ghét bỏ nó và đừng trừng phạt con bằng cách bỏ đói hay đuổi nó đi. Một đứa trẻ ham chơi có thể bỏ cả ăn để chơi, một con ma đói mà bị hắt hủi, đuổi ra khỏi nhà sẽ "ăn vụng", trộm cắp, làm càn... Bởi vậy, nếu con đã sai thì cũng đừng vội trừng phạt nghiêm khắc khiến nó sợ không dám về nhà thì bạn sẽ mất con trong phút chốc.
Con Ma còn dễ bị sa chân vào nghiện ngập và cờ bạc. Thông thường, cha mẹ sẽ phải quản lý đứa con này dài dài! Đừng vội buông tay kể cả khi con đã 30 tuổi! Con ma luôn cần sự quản thúc tại gia bởi sự chung tay của cả đại gia đình, nếu không thì pháp luật sẽ hỏi thăm nó.

6. Con Quỉ (con của Quỷ)
Các cha mẹ ơi, lại một lần nữa tớ nhấn mạnh, Con vẫn là con yêu của mẹ nhé, chỉ có điều khéo đừng để con thành Yêu tinh !!
Con Quỷ là đứa con duy nhất nằm trong lòng bàn tay của bạn, cần bạn nắm tay dìu dắt suốt đời, xin đừng buông tay! Vì sao thế?
Con Quỷ là đứa nghịch ngợm nhất. Các cụ thưởng bảo "nghịch như quỷ" mà! Chúng cũng thông minh, nhưng là láu cá, khôn vặt, cái khôn chỉ để có lợi cho nó mà sẵn sàng làm hại, gây nguy hiểm cho người khác, gây thiệt hại cho bên ngoài, chết nỗi, nó vui vì những điều ấy! Có những đứa trẻ lấy việc hành hạ súc vật làm trò tiêu khiển, cố ý giấu đồ của người khác để người ta tìm, lo lắng mất ăn mất ngủ thì nó lại rúc vào một xó cười khoái trá cho cái trò nó gây ra. Nó có thể nghĩ ra đủ trò chơi khăm người này, chọc ghẹo người khác khiến cho người ta cáu bực, hiểu lầm, cãi lộn nhau... thì nó vui! Oái oăm thay! Có đứa con Quỷ thế này thật đau đầu các vị phụ huynh. Chúng là mầm mống gây những sự xáo trộn, quả thật rất khó lường! Có những vị phụ huynh phải muối mặt đi xin lỗi người ta thay con, phải bỏ tiền của ra đền tài sản hỏng do cậu ấm làm bậy.
Con Quỷ có đứa nói bậy nhưng chưa làm bậy, có đứa không nói bậy, nhưng làm bậy; và có đứa tệ hơn nữa: vừa nói bậy, vừa làm bậy!
Đứa con này cần kiểm soát suy nghĩ, hành vi của chúng. Hãy theo dõi ngôn ngữ của con. Lời nói là phản ánh của tư duy! Nhất định phải uốn nắn từng lời nói, từng hành vi nhỏ của con nhằm ngăn chặn ngay những mầm mống tiêu cực phát sinh. Cha mẹ, anh chị cũng cần làm gương cho con từ lời ăn tiếng nói. Một đứa trẻ sẽ không thể có ngôn ngữ trong sáng nếu xung quanh chúng mọi người đều nói bậy! Các cụ dạy trẻ "học ăn, học nói, học gói, học mở". Nết ăn phải được dạy kỹ! Một đứa trẻ tham lam ích kỷ sẽ hư hỏng và vô lễ ngay trên bàn ăn. Nhất định phải dạy, nói cả trăm lần cũng phải dạy các bạn thân mến ạ!
Đối với con Quỉ, những bài học đạo đức sao khó vào đầu chúng. Càng dạy chúng càng có xu hướng phản kháng, bất cần, cho rằng cha mẹ nói lắm, nói lắm nhưng nó lại ếch nghe, thế khổ! Nhiều người cảm thấy bất lực khi dạy con, nản thì buông, con làm càn đã có công an và pháp luật!!
Dạy con thế nào?
Ôi ôi pháp luật vô tình nhé các bạn. Đừng để CA dạy con bạn, (tớ xin phép nếu có bạn nào làm trong ngành CA nhé), thực tế đã có nhiều vụ việc đau lòng khi các cháu mới lớn phạm pháp và bị tạm giam, khi đi con còn nguyên vẹn, khi về con chẳng... vẹn nguyên. Vậy tránh hết sức điều xấu ấy nhé! Mọi chuyện đều có phương pháp!
Khi con tỏ ra bướng bỉnh và khó dạy bảo, các bạn hãy tìm một "khắc tinh" của nó. Đứa trẻ nào dù ngỗ nghịch mấy cũng có một "khắc tinh" - Đó là một người có thể họ hàng, có thể hàng xóm, gần với nhà bạn, biết nó, và có khả năng làm cho nó sợ, giống như chuột nhìn thấy mèo phải sợ ấy. Vị khắc tinh này sẽ khiến những suy nghĩ tiêu cực của nó tiêu tan và trở lại làm đứa ngoan như cún! Các bạn thân mến! Trên đây tớ vừa trình bày vài ý tưởng và kinh nghiệm đúc rút được từ quá trình dạy con của bản thân và của nhiều người mình biết. Cũng chỉ là những điều tham khảo thôi, xin các bạn hãy đóng góp thêm ý kiến để chúng mình có nhiều bài học hay chia sẻ cho nhau nhằm nuôi dạy con tốt hơn.
Các bạn ạ, nhìn những đứa con của chúng ta tới trường, mặc đồng phục học sinh thật đẹp, thật ngoan như đàn cá vàng bơi trong làn nước kia. Nhưng kỳ thực, mỗi con là một thế giới riêng, một cá tính riêng, không con nào giống von nào. Kể cả con Phật cũng có ngày nổi điên, con Ma vẫn có lúc biết xúc động chảy nước í. Dạy con là công việc khó khăn nhất, và khi mỗi việc chúng ta làm chạm đến trái tim yêu thương của các con thì "đá cũng tan chảy, dao sắc phải mòn".
Tớ xin tạm dừng bài viết ở đây. Chúc các bạn thành công trong việc dạy con - của để dành của mình nhé !!

Mai Chi Nguyen
Viết nhân tháng Phật đản

12 tháng 9 2019

Duyên và nợ




Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng
Ai đó gặp ngang qua đời mình lại có những tâm tư níu kéo,
Còn ai đó dửng dưng không một chút lưu tâm.
Ai đó mình phải lụy nhờ hay cưu mang trợ giúp
Cõi nhân gian hôm nay sòng phẳng từng đồng cắc
Sao vẫn có những tấm lòng trắc ẩn
Vẫn có sự trung thành nghiệt ngã của nhân tâm
Chẳng giải thích nào thoát khỏi luật vận hành trong trời đất
Nhân quả đó, luật đi qua muôn ngàn kiếp
...
Ai đó nói thề cả cuộc đời gắn bó lụy tình
Không là phường lừa đảo hẳn có duyên nợ kiếp ba sinh
Ai đó suốt đời tận tụy vì một người
Duyên nợ đó do hứa hẹn từ bao kiếp trước
Rằng thân này dẫu nát tan cũng xin được đáp đền
Ai đó vung tay rải tiền mua thiên hạ
Mặc đời trôi cơ nghiệp trôi tan
Hẳn kiếp trước nợ người không kể hết
Kiếp này trả nhanh để đón vận nghiệp tiếp theo
...
Thân ta đó vận nghiệp luân hành
Qua bể khổ nhân gian để trả nghiệp duyên sinh
Vận đổi dời trong từng dòng tâm thức
Nay nhìn lại đã tới tuổi ngũ tuần
Mệnh nghiệp thấu trong từng nỗi suy tư.
Vẫn hết mình cho kiếp đời trả nghiệp
Thường rèn tâm tránh gây nghiệp sân si
... 

04 tháng 11 2018

Đạo Phật và thuật phong thủy





  Có hai điểm chung giữa đạo Phật và thuật Phong thủy:

- Một là đều là môn khoa học 
- Hai là chỉ ra những điều tốt đẹp để con người hướng tới và những điều không tốt đẹp để con người nên tránh.
Có những điểm khác biệt cơ bản là:
- Đạo Phật nghiên cứu các quy luật tồn tại tự nhiên của Tâm ảnh hưởng tới vận mệnh con người.
- Phong thủy nghiên cứu các quy luật tự nhiên của thế giới ngoài Tâm ảnh hưởng tới vận mệnh con người.
Đạo Phật nói về quy luật tồn tại tự nhiên của Tâm là lĩnh vực khoa học mà cách đây hơn 2k năm Phật đã truyền giảng ngay sau khi đắc đạo. Khi điều phục được Tâm là ta có thể thay đổi được vận mệnh của chính mình. Có câu: "vạn pháp duy tâm tạo " hay câu: " Tâm bất thiện phong thủy vô ích " đều nói lên ý nghĩa thay đổi vận mệnh từ Tâm.



28 tháng 3 2017

Tâm vô thức



Từ bao đời kiếp trước
Thủa khai thiên lập địa
Một Tâm được sinh ra (1)
Thanh tịnh và rổng rang
Như mặt hồ phẳng lặng
Tinh khiết tờ giấy trắng
Gọi là TÂM VÔ THỨC,
Hay là TÂM TĨNH LẶNG.
Ví như cái ổ cứng 
Chưa cài đặt lập trình,
Rồi tạo hoá cài đặt
Vọng tưởng tham sân si
Qua từng kiếp từng kiếp.
Nay chúng ta sinh ra
Tâm vô thức vẫn đó
Vô minh phủ bao lớp
Vọng tưởng tham sân si.
...
Bắt đầu từ kiếp này
Bao dữ liệu lại ghi
Bao phủ tâm vô thức
Lớp lớp càng dày thêm
.....................................
(1) Tâm ở đây tương ứng với mỗi con người. Mỗi người có một Tâm vô thức được khởi sinh từ thủa khai thiên lập địa ( vô cực )

Vô minh và nghiệp lực

Chúng ta những con người
Ngay từ lúc sinh ra
Đã được cài đặt sẵn
Dữ liệu của tạo hoá  
Để nghiệp lực vận hành:
Một già hoá và chết
Hai là tham sân si
Ba vọng tưởng nơi tâm ...
... 
Hãy nhìn một đứa trẻ,
Bộ nhớ chưa được ghi 
Những kinh nghiệm cuộc đời
Chúng đã có tức giận
Phá bĩnh khi không ưng.
Khi bạn bè giỏi hơn,
Chúng xuất hiện ghen tức.
Khi có lời ngợi khen,
Chúng thấy vui ngập tràn.
Hoặc khi nhận chia phần
Thường giành lấy phần hơn ...
...
Tham sân si tự tính
Không dạy bảo cũng sinh,
Những vọng tưởng ham muốn
Gặp đối tượng bùng phát. 
Thân già và chết đi
Không cưỡng được mệnh trời ...
Tất cả những điều đó
Xuất hiện thật vi diệu 
Dựng lên màn vô minh
Để vận hành nghiệp lực
Nhân quả bao kiếp người 
Che mờ tâm tĩnh lặng ... 

08 tháng 1 2017

Ổ cứng máy vi tính và nguyên lý của khai mở tâm linh


   Ổ cứng máy vi tính và nguyên lý của phép khai mở tâm linh trong thiền quán
Ổ cứng máy tính có những hoạt động giống như bộ óc con người chúng ta vậy. Được lập trình để ghi nhận, lưu trữ và xử lý các dữ liệu. Có những thao tác, lập trình để xoá bỏ toàn bộ dữ liệu và hệ điều hành khiến cho ổ cứng trong tình trạng trống ( như mới ), để rồi lại có thể cài đặt hệ điều hành, lập trình, phần mềm ứng dụng mới. Các lập trình cũng có thể tạo ra những phần mềm để có thể cứu những dữ liệu đã bị xoá bỏ trước khi cài đặt một hệ điều hành mới. Đôi khi có lỗi hệ thống điều hành khiến dữ liệu cũ mới có thể đan xen và phá hỏng hệ thống ...
Bộ óc con người chúng ta cũng có những biểu hiện của những chức năng như ổ cứng của máy tính, nhưng nó vi diệu và mang nhiều yếu tố phi vật chất ( tạm gọi là tâm linh ). Khi chúng ta sinh ra, trên cơ thể chúng ta có một bộ não và hệ thống những bộ phận với vô vàn chức năng tạo ra một hệ điều hành tinh vi, cao siêu ... Ở dây tôi không mô tả và cũng là không đủ khả năng để mô tả sự tinh vi đó mà muốn đề cập đến cách thức hoạt động của não bộ dưới góc nhìn từ tưởng tượng để so sánh với cách thức hoạt động của ổ cứng máy vi tính. Như đã nói ở trên, khi sinh ra chúng ta có một bộ não, và nó bắt đầu hoạt động từ khi chúng ta còn trong lòng mẹ. Những cảm nhận từ tất cả các giác quan kể cả giác quan thứ sáu, thứ bẩy ... bắt đầu được ghi nhận và xử lý. Từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây các dữ liệu cập nhật không ngừng nghỉ, kể cả lúc chúng ta ngủ ( khi ta ngủ thì các hoạt động của rất nhiều bộ phận trong cơ thể vẫn hoạt động tiếp diễn và chúng vẫn luôn được não bộ của chúng ta kiểm soát, khống chế ... Ngoài ra còn có những vấn đề ngay trong não bộ đó là những giấc mơ ... ). Các dữ liệu này chồng chất trong não bộ và nó tạo lên những ký ức trong tâm ý, khi cần có thể lục tìm và cũng có lúc nó chợt hiển hiện ra không theo chủ ý của chúng ta. Cả một đời người biết bao nhiêu dữ liệu được lưu trữ, thật là một bộ nhớ khổng lồ. Nhưng chưa hết, có những dữ liệu không xuất hiện trong cuộc đời chúng ta để lưu trữ vào não bộ cũng có thể xuất hiện như những linh tính, linh cảm, những giấc mơ, những khả năng tự nhiên bộc phát, những cảm giác ghen tị, gato, giận dữ tự dưng xuất hiện, tình cảm trai gái tự nhiên bùng phát ... tất cả những điều này nói lên rằng khi chúng ta sinh ra thì não bộ ( tâm ý ) của chúng ta không phải như một bộ ổ cứng vừa mới xuất xưởng và chưa có tác động nào vào dữ liệu, não bộ đã có những dữ liệu lập trình từ trước đó. 
Vậy là não bộ của chúng ta có những dữ liệu liên quan đến nó trước khi nó hình thành trong cơ thể chúng ta ở dạng vật chất. Mỗi khi chúng ta huy động tâm ý để lục tìm trong ký ức ( hình dung như chúng ta reset lại hệ điều hành ) theo cách thông thường thì chúng ta chỉ lùi về được đến thời điểm não bộ của chúng ta bắt đầu hình thành ở dạng vật chất thông thường mà thôi ( nói vậy chứ cũng hiếm có ai làm được vì như vậy là nhớ được những ký ức từ khi trong bụng mẹ, có lẽ chỉ nhớ được đến lúc 2-3 tuổi là cùng ). 
Khi chúng ta lục tìm được những dữ liệu trước thời điểm não bộ hình thành dưới dạng vật chất là chúng ta đã vượt qua được bức tường vô minh mà tạo hoá dựng lên, đồng nghĩa với việc khai mở tâm linh. Chúng ta sẽ biết được trước khi chúng ta sinh ra thì chúng ta là ai, chúng ta đã có những nghiệp gì ... Cách thức nào để chúng ta làm được điều này ? nội dung nguyên lý và chi tiết của cách thức này như thế nào ?. Xin mời quý vị đọc trong bài tiếp theo. Rất vui với ai có duyên để đọc được đến những dòng viết cuối của bài này ! 

04 tháng 1 2017

Quả bóng bơm căng và nguyên lý chữa thân bệnh bằng Thiền Quán





  Quả bóng bơm căng được tạo bởi vỏ quả bóng và không khí bơm vào trong quả bóng. Khi bơm một lượng khí vửa đủ vào quả bóng để quả bóng có độ căng phù hợp nhất, thì khi đó quả bóng như một thực thể hoàn chỉnh. Mỗi một tác động từ bên ngoài vào khiến vỏ quả bóng biến dạng lõm vão, nhưng ngay lập tức lực đẩy của áp lực không khí sẽ giúp quả bóng trở lại trạng thái căng tròn. Cách thức này gợi ý cho chúng ta một quy luật tồn tại trong tự nhiên đó là xu hướng bảo toàn tính toàn vẹn của mỗi sinh vật sinh ra trên trái đất.
  Ví quả bóng bơm căng vửa đủ với cơ thể con người chúng ta trong cái nguyên lý bảo toàn tính toàn vẹn của sinh vật sẽ thấy nhiều điều lý thú và khoa học từ phép thiền quán ( đặc biệt là quán thân ). Quả bóng luôn bị các vật tác động từ bên ngoài đến vỏ khiến nó luôn trong tình trạng bị biến dạng, nhưng luôn có các lực đẩy của không khí bị ép trong quả bóng đến mọi vị trí trên vỏ, tập trung đến những nơi biến dạng và như vậy là nó luôn giữ được hình dáng căng tròn. Chúng ta có thể hình dung cơ thể con người cũng gồm hai phần, đó là thân xác và tâm ý. Gọi là tâm ý có thể hiểu và hình dung như là một nơi thu nhập tất cả các tín hiệu từ cơ thể chuyển đến và xử lý tất cả những tín hiệu đó một cách phù hợp ( để bảo toàn tính toàn vẹn của cơ thể ). Có thể hình dung đó là bộ óc của chúng ta cũng tương đối chính xác vậy. Khoa học hiện đại  có thể chưa tìm ra được hết những nguyên lý hoạt động của bộ não, nhưng cũng đã biết được rằng tất cả các hoạt động của chúng ta đều liên quan đến não. Từ những hành động của cơ thể xuất phát từ ý thức như nói năng, đi lại, làm việc ... thì đến cả những hoạt động không có ý thức trong cơ thể chúng ta như co bóp tiêu hoá, tim đập, điều chỉnh hoocmon... tất cả đều từ não bộ điều khiển. 
  Khi một tác động nào đó từ bên ngoài xâm phạm vào cơ thể, ngay lập tức nó sẽ được truyền đến não để chúng ta nhận thấy ( ví như khi ta đau bệnh thì những đau đớn chính là tiếng kêu cứu của cơ thể đến để tâm ta cảm nhận được sự đau đớn ). Và để bảo toàn tính toàn vẹn thì bản thân hệ thống cơ thể chúng ta sẽ nhận được lệnh từ não bộ ( tâm ý ) để thực hiện lập lại sự cân bằng.
Hãy nhìn quả bóng, nếu áp lực khí đẩy không đủ thì khi có lực từ ngoài tác động sẽ khiến nó móp méo, biến dạng và tính toàn vẹn của nó bị phá bỏ, hình dung như sự không để ý đến những đau bệnh nơi cơ thể mình.
 Khi chúng ta tập trung tâm ý để quan sát toàn bộ cơ thể, những điều bất bình thường trong và trên cơ thể sẽ được não bộ cảm nhận một cách chuẩn xác nhất và đó cũng chính là sự kích hoạt tối đa nhất cho hệ thống lập lại cân bằng cho cơ thể ( có thể hình dung là hệ thống miễn dịch ). Sự tập trung của tâm ý thường bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài hoặc những duyên khởi dấy lên từ vô thức, khi đó thì cách niệm tên những cảm giác đau bệnh trên cơ thể sẽ giúp tâm không bị phân tán, như vậy não bộ chúng ta sẽ nhận được các thông tin chính xác hơn và đương nhiên tác dụng tự chữa bệnh của cơ thể sẽ mạnh hơn.

Khi chúng ta đau bệnh, thường mọi người có suy nghĩ làm việc gì đó để quên bệnh tật đi sẽ giúp đỡ bệnh, điều này ngược lại hoàn toàn với lý luận trên. Chúng ta phải đối mặt trực tiếp với bệnh tật, nắm bắt chặt chẽ từng biến chuyển của nó để cơ thể chúng ta làm nhiệm vụ của mình, điều này cũng là ý mà người đời truyền lại từ lời dạy của Phật, đó là: " Tất cả đều vô thường ... ", vậy đau bệnh nơi thân thể ta cũng là vô thường ...
  Đôi lời diễn giải gọi là chia xẻ mang tính tự ngẫm và thư giãn. Rất vui khi có ai đọc được đến những câu cuối của những lời chia xẻ này ! 


30 tháng 9 2016

Bài tập cải thiện và tăng cường thị giác


  Đôi mắt là bộ phận quan trọng cho cuộc sống của chúng ta. Cứ thức giấc thì việc đầu tiên của chúng ta thường là mở mắt và nó bắt đầu hoạt động. Năm tháng qua đi, đời người chả mấy đến tuổi trung niên, lúc bắt đầu có vấn đề về suy thoái của đôi mắt. Đôi mắt mờ, nhoè không nhìn được rõ ràng, phải dùng các dụng cụ hỗ trợ khiến chất lượng cuộc sống của chúng ta suy giảm. Tôi là người làm nhiều công việc liên quan đến sự hoạt động của mắt như làm việc trên máy tính, đọc sách, vẽ tranh ... Ngay sau 40 tuổi tôi đã phải đeo kính viễn thị 1.5 ( thường gọi là kính lão ) và sau vài năm thì giờ đã lên 2.5. Tôi thường nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp chữa bệnh qua thiền, nhưng một thời gian dài vẫn chưa tìm ra pháp thiền huy động khả năng chữa hoặc luyện cho đôi mắt nhìn được rõ hơn, hoặc ít nhất thì cũng phanh lại sự thoái hoá phi mã của nó. Cũng tình cờ đọc qua một cuốn sách nào đó ( mà tôi không nhớ tên ) có nói về phương pháp rèn luyện đôi mắt bằng cách cố gắng nhìn thật lâu vào một điểm cố định. Tôi suy nghĩ sẽ thử và kết hợp pháp niệm của Thiền Phật. Bước đầu thấy có các phản ứng của đôi mắt, khu vực mắt, tai mũi họng và cảm thấy thị giác có phần tốt hơn, khi làm việc trên máy tính thời gian lâu mà mắt không bị mỏi, mờ mặc dù vẫn phải đeo kình 2.5. Mặc dù vậy, theo kinh nghiệm bản thân thường tập thiền chữa thân bệnh thì thấy tràn trề hy vọng một kết quả tốt đẹp trong thời gian tới. Vậy tôi viết bài này chia sẻ pháp rèn luyện đôi mắt qua pháp thiền Tứ Niệm Xứ với các quý vị, hầu như có ai tập luyện theo và trải nghiệm những thay đổi để cùng bàn bạc, chia sẻ thì thật là tuyệt vời. Sau đây là chi tiết cho pháp thiền rèn luyện đôi mắt.

Chuẩn bị:
Thời gian:  Bất kỳ lúc nào nếu quý vị có thể thực biện
Địa điểm: tại bất cứ nơi nào mà có thể dành cho quý vị 15-20 phút an nhiên tự tại.
Thể trạng: với bất cứ thể trạng nào, nếu chúng ta còn có khả năng suy nghĩ, còn đôi mắt trời ban tặng.
Tư thế: bất cứ tư thế nào mà chúng ta cảm thấy thoải mái nhất 
Áp dụng: cho tất cả các quý vị 
Những kiêng kỵ và cấm kỵ: không có điều này
Cách thức thực hiện như các bước dưới đây:

Các bước thực hiện như sau:
   - Thực hiện tư thế chuẩn bị để tập có thể là ngồi, đứng nghỉ, nằm .. 
  - Chọn một điểm để tập trung nhìn vào đó. Điểm đó cách quý vị khoảng 2 đên 100m.
- Thả lỏng cơ thể, quan sát hơi thở của mình khoảng 3-5 nhịp, sau đó quý vị mở mắt và nhìn vào điểm đã chọn.
- Cứ nhìn như vậy, ý tập trung quan sát các phản ứng của mắt và niệm tên phù hợp với những phản ứng của mắt. Ví dụ như " mỏi mắt"; " chói mắt"; " cay mắt "; " nhắm mắt " ; " mở mắt "; " chảy nước mắt"; " chảy nước mũi"; " kệnh mắt"; " nóng mắt " ....vvv ... Mỗi người có thể có những phản ứng khác nhau trên khu vực mắt hoặc trên cơ thể khi thực hiện pháp thiền này. 
- Sau khoảng 5-10 phút thì mắt có thể mở nhìn liên tục mà không sập mi xuống, nhưng nước mắt có thể chảy nhoè mắt, khi đó quý vị lấy khăn lau nước mắt và trở lại tập bình thường.
- Sau khoảng 15-20 phút thì dừng bài tập.
- Một ngày tập khoảng 2-3 lần như vậy, tuỳ theo lúc mà quý vị có thể tập được.
Sau mỗi lần tập vậy quý vị sẽ cảm nhận sự thay đổi của đôi mắt của mình, có thể không rõ ràng ngay, nhưng một thời gian sẽ thấy tác dụng kỳ diệu của nó.
Chúc quý vị bình an, dồi dào sức khoẻ !

22 tháng 4 2016

Bàn về nguyên lý của pháp quán thân chữa thân bệnh

   Có lẽ tất cả những cảm nhận, cảm giác của các nơi trên cơ thể chúng ta đều được đưa đến não bộ và từ não bộ sẽ xuất hiện mệnh lệnh cho cơ thể chúng ta thực hiện. Những hành động khua chân múa tay, nói cười ... là chúng ta nhận thấy rõ, nhưng biết bao nhiều những hoạt động, vận hoá, cảm xúc trong cơ thể thực hiện âm thầm sao mà chúng ta biết được. Vậy là có một sự chỉ đạo, cái đó thật nhanh hơn chớp, biến hoá ảo diệu vô cùng tận trong cơ thể chúng ta, chỉ trong thời khắc ko tưởng là cả sự cảm nhận, phân tích, ra lệnh và hành động đã được hoàn tất. Nó là cái ý dẫn dắt trong mỗi con người. Nó điều khiển tất cả, ko chỉ chân tay, mắt miệng, cảm xúc mà còn điều khiển cả sự vận hoá, sinh hoá trong cơ thể. Có lẽ khi ta bị bệnh, khi mà cơ thể đau đơn kêu cứu thì ý chúng ta lại tập trung vào những việc nào đó để quên đi sự kêu cứu đó lại là một sai lầm ? Theo tôi đó là một sai lầm nguy hại của duyên nghiệp mỗi con người chúng ta.
Pháp thiền ở đây là sự đối diện trực tiếp với những hiện tượng bất thường nơi cơ thể mình để cơ thể huy động khả năng hoá giải. Có nhiều trường hợp bị đau bệnh lâu ngày mãi mới quyết định đến bệnh viện để khám chữa, mấy ngày đêm trước khi quyết định đi khám mới tập trung để ý kỹ cơ thể mình đau bệnh ra sao thì vài hôm lại thấy đỡ thậm chí khỏi mà ko phải đi khám nữa mới nói đùa rằng cứ doạ đi khám là bệnh tự hết. Những trường hợp này đúng là vô tình thực hiện đúng pháp thiền chữa bệnh này ( pháp thiền dựa theo nền tảng của pháp thiền Phật ). Nói vậy chứ đây cũng chỉ là một phương pháp tham khảo cho quý vị chứ không dám gọi là phổ biến hay dụ dỗ gì, mong rằng nếu thực hiện mà có những điều gì thắc mắc và phát hiện mới xin phản hồi để tôi cũng như quý vị nào quan tâm nắm bắt được và đúc rút kinh nghiệm. Chúc tất cả các quý vị thân tâm an lạc !

22 tháng 11 2015

Bàn về Tâm bệnh


Chúng ta thường nghe nói câu Tâm bệnh và luận theo quy nạp ngũ hành là sợ thì hại thận, vui mừng thì hại tâm, lo lắng thì hại tỳ, giận dữ thì hại can, buồn thì hại phế. Tiếp theo đưa ra pháp điều trị các chứng bệnh có liên quan đến các tạng phủ, vệ vinh khí huyết, huyệt vị kinh lạc, tinh khí thần ... để lấy lại cân bằng cho cơ thể, kèm theo lời khuyên cho việc giải quyết Tâm bệnh là bệnh nhân nên điều hoà tâm lý, giữ thăng bằng các cảm xúc, tình cảm để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ ... Như vậy việc chữa trị của chúng ta mới là ở phần ngọn ( nơi cơ thể - các tạng phủ, vệ vinh khí huyết, huyệt vị kinh lạc, tinh khí thần .. ) còn phần gốc ( Tâm bệnh ) thì thật là chưa đưa ra pháp chữa thoả đáng vậy. Chúng ta chữa các bệnh cho cơ thể bệnh nhân có thể thành công trong một giai đoạn, nhưng cái gốc là Tâm bệnh vẫn còn đó thì chả mấy người bệnh đó lại rơi vào vòng xoáy của nghiệp bệnh.
Tâm bệnh là thế nào đây ? Một vấn đề mông lung và nan giải vì nói đến cái Tâm thì đã là quá trừu tượng rồi, mà quá trừu tượng thì rất khó nắm bắt cách thức hoạt động của Tâm, cái nguyên nhân gây ra Tâm bệnh và pháp chữa như thế nào ? Khi người bệnh cứ dấy lên sự lo âu hay giận dữ hận thù, nóng nảy vội vàng, ghen ghét đố kỵ ... chúng ta khuyên họ hãy bình tĩnh, điều hoà được không ? Xin thưa với các quý vị rằng chỉ có thể được trong chốc lát, thậm chí không thể được vì trong họ cái duyên khởi tạo nên thứ tình chí đó cứ ngùn ngụt che mờ trí huệ nơi họ, quyết dẫn dắt họ theo nghiệp quả đã định. Dứt ra khỏi tình trạng đó ư, có thể cả đời người không thể thoát hoặc có thể đến thời điểm duyên nghiệp viên thành, đó cũng chính là nghĩa thọ nghiệp khổ của con người chúng ta. Cái thời điểm duyên nghiệp viên thành ở đây thật rộng lớn và vi diệu theo thuyết nhân quả bởi chỉ một nhân tố rất nhỏ của sự vật hiện tượng cũng có thể làm con người ta ngộ ra được cái Tâm mình đang lạc lối như thế nào, hoặc gặp được pháp vi diệu, hoặc có thể phải trả giá bằng tiền bạc, sinh mạng, bằng bệnh tật ... 

Xin thưa với quý vị, tôi đây là một con người bình thường, sống theo cuộc sống đời thường dân dã, không danh vọng, chức tước, tiền bạc thì chả dư giả ( chỉ tạm trang trải cho cuộc sống bản thân và gia đình trong cuộc sống đạm bạc thường ngày ), có điều thường đọc sách vở, chép ghi và ngẫm ngợi, tâm thường hướng tới việc thiện, tránh xa việc ác, đố kỵ, tham lam. Tôi cũng có thời gian dài may mắn thăm lễ chùa Hương hàng năm, và rồi thật may mắn trên con đường Tâm đạo là khi suy diễn sự sống chết và tò mò tìm hiểu cái ta là ai thì được dẫn dắt đến với Phật Pháp. Đến với Phật Pháp, bản thân tôi thấy luận về Pháp thật mông mênh, sách về kinh Phật, luận bàn thật vô lượng không kể hết, nhưng sau thời gian dài đọc ngẫm tôi cảm nhận và ý thức được rằng đạo Phật là đạo diệt khổ ban vui, giúp chúng sinh thoát kiếp khổ. Phần lý thuyết chính là Tứ diệu đế và Bát chánh đạo còn phần thực hành là thiền quán ( Tứ Niệm Xứ ), tự nhận thấy rằng đạo Phật như là một môn khoa học về Tâm trong một sự trừu tượng bao hàm tất thảy mọi sự vật hiện tượng thuộc về thuyết nhân quả.
Khi thực hành thiền quán ( Tứ Niệm Xứ ), mặc dù bản thân chỉ ở mức sơ khai chưa đạt đến tầng sơ thiền, nhưng tôi cảm nhận rõ rằng Tâm có những quy luật có thể nhận thấy rõ là những lo âu, buồn, vui, ganh ghét, đố kỵ, tức giận ... ( thất tình chí ) được khởi lên trong Tâm ta theo một cách thức dẫn dắt, lôi kéo ý chí và ý thức của chúng ta, rồi từ đó điều khiến cơ thể ta hành động. Quá trình này diễn biến rất nhanh khiến bình thường chúng ta không nhận ra, chỉ đến một mức nào đó trong luyện tập thiền quán chúng ta sẽ nhận thấy điều này. Ngoài những thứ thuộc thất tình chí còn có nhiều thứ khởi lên trong tâm ta từ các giác quan ( âm thanh, mùi vị, cảm giác, hình ảnh ... ), hay ảo giác, hồi ức, vọng tưởng, một điều gì đó như ta đã từng trải qua ... Tất cả những thứ này và thất tình chí ta gọi chung là duyên khởi. Các duyên khởi này tự xuất hiện trong Tâm, nhiều lúc ý chí chúng ta không kiềm soát và kiềm chế nổi bởi mức độ và tần suất của nó, nó khiến cơ thể chúng ta hành động để tạo nghiệp và chỉ khi tạo nghiệp rồi thì ý chí của chúng ta mới lại được các duyên khởi khác dẫn dắt để ngộ ra sự sai lầm hay sự đúng đắn của các hành động trước đây.
Cũng qua luyện tập thiền quán tôi cảm nhận được cách thức mà thiền Tứ Niệm Xứ xoá bỏ được những duyên khởi dấy lên nơi Tâm, đó chính là quán niệm. Với phương thức niệm tên tất cả những gì chúng ta thấy, cảm nhận thấy chính là ta bắt ý chí, ý thức chúng ta nắm bắt những duyên khởi dấy lên ở Tâm ta và như vậy không còn chỗ trống để chúng ta chuyển ý nghĩ sang hành động của cơ thể, đương nhiên như vậy thì nghiệp quả được dẫn dắt từ Tâm sẽ không viên thành và cơ thể chúng ta sẽ được nghỉ ngơi. Chuỗi nghiệp quả bị cắt đứt sẽ kéo theo các duyên khởi dấy lên từ Tâm sẽ dần bị đoạn trừ. Dần dần Tâm ta ít các duyên khởi dấy lên và đến một thời điểm nảo đó khi ý chí chúng ta nắm bắt và niệm song hành với bất kỳ một duyên khởi nào dấy lên trong Tâm sẽ dẫn tới trạng thái Tâm tĩnh lặng ( định Tâm ). Với cách thức như vậy thì thiền Tứ Niệm Xứ chính là pháp chữa Tâm bệnh mà không vị thuốc cũng như pháp chữa nào khác hiệu nghiệm hơn.
Cũng qua những chia sẻ ở trên, bản thân tôi cho rằng chúng ta hầu như ai cũng có Tâm bệnh, bởi chưa loại trừ hết tham sân si, chưa xoá bỏ hoàn toàn thất tình chí, vậy đều có Tâm bệnh và đều có nguy cơ khiến Thân bị bệnh bởi Tâm dẫn dắt Ý, Ý điều khiển Thân, Thân hành động. Trường hợp đạt trạng thái Tâm tĩnh lặng ( định tâm ) hoặc cao hơn nữa ta cũng phải luôn luôn tu tập và phòng chữa bệnh vì môi trường quanh ta xâm nhập vào các giác quan, bộ phận cơ thể từng giây, từng phút khiến tấm thân ta bị hư hoại dần mòn rồi đến lúc huỷ hoại ... vậy nên về cơ thể thì cõi Phật vẫn trong cõi sinh diệt. 
Ngày chủ nhật dông dài, kẻ dân dã này có đôi phút khua môi múa mép, có gì mạo phạm mong các bậc cao minh soi xét mà bỏ quá cho vì sở học và thực hành đạo Phật còn nông cạn, hiểu biết về mọi mặt còn nhiều thiếu sót. Cũng mong sự chỉ giáo của tất cả mọi người ! Chân thành cám ơn !

Chú giải:
1/ Tứ Niệm Xứ - là pháp thiền nguyên thuỷ mà Phật đã chỉ dạy, sau đó được các Phật tử lưu truyền đến ngày nay. Thường gọi tắt là Thiền quán hay Thiền Phật.
2/ Thất tình chí - là bẩy trạng thái tình cảm của con người ( vui mừng, giận dữ, thương yêu, buồn đau, lo nghĩ, sợ hãi, ghét ). Có sách nói "Thất tình" là: Hỷ - Nộ - Ưu - Tư - Bi - Khủng - Kinh. "Hỷ" là vui vẻ, sung sướng; "nộ" là tức giận; "ưu" là u sầu, buồn bã; "tư" là tư lự, lo nghĩ, "bi" là đau buồn, đau thương; "khủng" là sợ hãi; "kinh" là kinh hãi, sửng sốt quá mức. Trong Đông y, "thất tình chí" được sử dụng để chỉ 7 loại "tình chí" (tình cảm, tinh thần) - có liên quan mật thiết đến sức khỏe và bệnh tật. Có sách nói thất tình chí gồm: hỷ, nộ, ái, ố, uý, ưu, bi. Sách Tam tự kinh viết thất tình chí là: hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục ( vui mừng, giận dữ, buồn bã, vui vẻ, yêu thương, ghét, ham muốn )
3/ Tham sân si - là 3 phạm trù thuộc về Tâm của đạo Phật ( tham lam, sân hận, si mê ).
4/ Quán niệm - là quán sát và niệm. Quán sát là dùng cái ý chí, trí tuệ của mình để quan sát, theo dõi các cảm nhận, cảm giác, tâm tưởng ... xuất hiện ở môi trường xung quanh tác động vào ta, ở trong thân thể ta, ở trong tâm ta. Niệm là đọc tên nội dung tương ứng với các cảm nhận, cảm giác mà bản thân quán sát được, niệm là cách đọc mà không thành tiếng, không mấp máy môi ( đọc trong đầu ).
5/ Duyên khởi - là tên gọi chung cho các cảm nhận, cảm giác, tâm tưởng xuất hiện khi quán sát.



07 tháng 3 2015

Thiền cho giấc ngủ an lành !


Chuẩn bị:
Thời gian:  Trước lúc ngủ, lúc cần có giấc ngủ hoặc cần thư thái sau một thời gian dài căng thẳng do công việc, mất ngủ …
Địa điểm: tại phòng ngủ gia đình, văn phòng cơ quan,… ( chọn được nơi yên tĩnh, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông là tốt nhất )
Thể trạng: với bất cứ thể trạng nào, nếu chúng ta còn có khả năng suy nghĩ.
Tư thế: bất cứ tư thế nào mà chúng ta cảm thấy thoải mái nhất ( có thể kiểu ngồi thiền, nằm với tư thế phù hợp … )
Áp dụng: cho tất cả các trường hợp gây mất ngủ ( căng thẳng công việc, suy nhược thần kinh, lo nghĩ quá nhiều, bệnh tật gây mất ngủ, mất ngủ mạn tính …).
Cách thức thực hiện như các bước dưới đây:

Các bước thực hiện như sau:

   - Thực hiện tư thế chuẩn bị thiền phù hợp cho giấc ngủ như nằm nghiêng, nằm ngửa, ngồi kiểu thiền, ngồi ghế dựa …
- Nhắm mắt lại và để điểm nhìn của mắt khi nhắm ở trạng thái tự do ( nghĩa là chỉ nhắm mắt rồi chuyển sang bước tiếp theo dưới đây )
- Quán sát hơi thở của mình. Khi hít vào niệm trong đầu là “ phồng”, khi thở ra niệm là “ xẹp “ ... ( Gọi tắt động tác quán sát và niệm là quán niệm ). Niệm là đọc thầm trong đầu ( không thành tiếng, không mấp máy môi ).
   - Cứ quán niệm như vậy đến khi ta thấy một chủ đề khác xâm nhập vào dòng cảm nhận của ta thì ta chuyển sang quán niệm chủ đề đó. Ví dụ: tiếng gà gáy ( niệm là " gà gáy, gà gáy, gà gáy... ), gió thổi ( gió thổi, gió thổi ... ) , đau ngón chân cái ( đau ngón chân cái, đau ngón chân cái ... ), hình ảnh thủa chăn trâu cắt cỏ ùa về, hình ảnh con rắn, nghĩ về trang blog của mình, công việc cần làm, công việc chuẩn bị làm, ... ( Lưu ý nên dùng từ ngắn gọn để niệm mới đuổi kịp sự dẫn dắt của Tâm, dần dần cảm nhận sẽ nhanh hơn, cái Ý  của ta sẽ bắt kịp với những thay đổi của Tâm ). Tâm của chúng ta sẽ dẫn dắt chúng ta liên tục, lúc thì theo âm thanh nhận được từ tai, lúc thì theo hương vị nhận được từ mũi, rồi cảm giác nhận được từ da, rồi những hình ảnh và suy nghĩ chợt ập đến trong đầu … rất, rất nhiều đối tượng xâm nhập, dẫn dắt tâm ta, chúng ta cần phải niệm từ phù hợp một cách liên tục nhưng không nên nhanh quá hoặc chậm quá ( niệm một cách đều đặn ). Trường hợp quá nhiều tiếng động ập đến mà ta không niệm kịp khi tâm dẫn dắt, ta chỉ cần niệm là:  lắng nghe, lắng nghe,…lắng nghe ... hoặc nhiều ý nghĩ ập đến quá thì niệm là: suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ ….
- Khi ta quán niệm mà không thấy xuất hiện các chủ đề xen vào thì thường là cảm nhận thấy hơi thở, ta quán niệm hơi thở, rồi các chủ đề Tâm dẫn dắt lại xuất hiện ta lại quán niệm tiếp ... Đến một mức độ nào đó ( chắc là tuỳ theo nhân duyên của mỗi người ) sẽ cảm thấy Ý của mình đuổi kịp với những dẫn dắt của Tâm. Đến đây theo kinh nghiệm thực tế và sự cảm nhận của duyên nghiệp với Phât Pháp mà tôi nhận thấy có hai ngã rẽ. Một là chúng ta tiếp tục quán niệm như vậy rồi dần dần rơi vào giấc ngủ, hai là Định Tâm và bước vào tầng sơ thiền ( theo thiền Phật Tứ Niệm Xứ ). Phương pháp định tâm để bước tiếp theo con đường thiền Phật tôi đang thực hành và trải nghiệm, sẽ truyền tải nội dung trong những bài sau. %

 Do thực hành và trải nghiệm thực tế của tự bản thân rồi viết lại, trong cách diễn giải còn nhiều sơ suất và chưa rõ ý, mong mọi người chỉ bảo. Có thể nghiệp lực hay duyên nghiệp mỗi người mỗi khác nên thời gian đạt được kết quả mong muốn có thể rất khác nhau, chúng ta cần kiên trì và tin tưởng ở phương pháp này bởi nguyên lý rõ ràng rằng: khi Ý chúng ta đuổi kịp sự dẫn dắt của Tâm chúng ta thì cũng tương tự như khi ta đang ngủ vậy, bởi khi ta ngủ tâm và ý của chúng ta là một ( không tạo nghiệp ) .

Quá trình tập Thiền có gì vướng mắc và kết quả như thế nào đề nghị quý vị viết phản hồi lại để chúng ta cùng nhau tìm ra cách thực hiện phù hợp nhất cho mỗi người.
    Chúc an lành và sức khoẻ đến với tất cả chúng ta !