18/9/12

BIỂU TƯỢNG ÂM DƯƠNG HIỂU THEO THUYẾT ÂM DƯƠNG


Thuyết Âm Dương và biểu tượng Âm Dương
Phân tích biểu tượng Âm Dương theo thuyết Âm Dương
Sự vật, hiện tương luôn mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, chúng luôn luôn vận động, không ngừng biến hóa để sinh sôi, phát triển và tiêu vong gọi là học thuyết âm dương.
1/ Âm Dương đối lập:
Hai mặt Âm Dương được thể hiện đối lập theo hình thức, màu sắc như sau:
TRÊN - DƯỚI
Trên là dương, dưới là âm.
PHẢI - TRÁI
Phải là dương, trái là âm ( hình đối lập với ta nhìn )
Trường hợp khi ta đặt biểu tượng với các cấu hình theo hướng nằm ngang thì sẽ không đạt được tiêu chí  Dương - Âm theo chiều Trên - Dưới hoặc đồng thời theo chiều Trái - Phải được.
 Phần tượng trưng cho tính chất Dương cực và Âm cực sẽ được chọn là phần rộng nhất của hình thể.
Phần hình trên và phần hình dươi sẽ có màu sắc của cặp phạm trù đối lập như: ĐỎ - ĐEN, TRẮNG - ĐEN, VÀNG - ĐEN, ĐỎ - XANH, VÀNG - XANH... ( một gam màu nóng / một gam màu lạnh, tương ứng với cặp DƯƠNG / ÂM )
Một điểm tròn nhỏ có màu của dải màu đối ứng đặc trưng cho sự đan xen níu kéo và liên kết âm dương tương ứng với ý nghĩa trong âm có dương và trong dương có âm hay âm ở trong dương ( như tạng thận thuộc âm nhưng mệnh môn trong khu vực thận là hỏa thuộc dương, hay Tâm thuộc dương, nhưng huyết trong tâm thuộc âm so với khí thuộc dương cùng vận hành hành khắp cơ thể. 
2/ Âm Dương hỗ căn:
Âm Dương là hai phạm trù ẩn chứa trong mọi sự vật hiện tượng, nó nương tựa nhau giúp cho sự vận động không ngừng và tồn tại của các sự vật hiện tượng, khi Âm suy giảm thì Dương tăng, ngược lại khi Dương suy giảm thì Âm tăng. Trong âm có dương, trong dương có âm. Hai hình thể biểu trưng đan quyện tạo lên một hình tròn dầy biến hoá của Vũ trụ.
3/ Âm Dương tiêu trưởng:
Cái này dần được sinh ra và lớn lên thì cái kia dần thoái trào và thu hẹp lại rồi mất đi.
Hãy hình dung ở vị trí cao nhất ( trên nhất ) là Dương phát triển viên mãn ( Dương cực ) tương tự với vị trí thấp nhất ứng với thái cực Âm cực đại, ở điểm này bắt đầu có sự hình thành của cực đối lập. Có câu : Dương cực sinh Âm - Âm cực sinh Dương; trên biểu tượng ÂM DƯƠNG thì ở khu vực có hình thể DƯƠNG hoặc ÂM lớn nhất, tại đó xuất hiện điểm ở tâm và mép cạnh ngoài mang cực đối lập để nói lên quy luật này.
Điều này cũng lý giải tại sao đặt biểu tượng Âm Dương theo chiều đứng trên dưới chứ không đặt theo chiều nằm ngang.
4/ Âm Dương Bình hành:
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều ẩn chứa hai mặt của Âm và Dương. Sự vận hoá đắp đổi không ngừng tạo lên vạn vật nơi Vũ trụ. Quá trình biến hoá trong mọi sự vật luôn tiến về thế cân bằng Âm Dương. Như hình tròn vô hướng luôn vận động không ngừng, nhưng Nội trong nó là hai Thái cực Âm Dương luôn cân bằng: có tiêu thì có trưởng, có Dương cực sinh Âm thì cũng có Âm cực sinh Dương, có trên thì cũng có dưới, có trái thời có phải ...
Thường ngày chúng ta để ý kỹ sẽ thấy rất nhiều nơi, nhiều chỗ có đặt biểu tượng Âm Dương, và đặt sai, hình sai cũng nhiều. Các hình dưới đây chưa được đúng nghĩa theo luận giải từ thuyết ÂM DƯƠNG.
Một số biểu tượng âm dương đặt phù hợp:












Một số biểu tượng âm dương đặt chưa phù hợp: 







































1 nhận xét:

Unknown nói...

cảm ơn nhá b nhiều