Hiển thị các bài đăng có nhãn CÁC HỌC THUYẾT PHƯƠNG ĐÔNG. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÁC HỌC THUYẾT PHƯƠNG ĐÔNG. Hiển thị tất cả bài đăng

15 tháng 2 2021

Nhân thân tiểu thiên địa / phần 1

 


       1Mặt trời và ánh sáng chiếu rọi muôn nơi, ban phát nhiệt lượng và sự biển đổi dành cho sự sống 

Tạng tâm và hệ thống huyết mạch trong cơ thể con người ( hành hỏa)

        2- Cây xanh trên bề mặt trái đất, trong lòng biển cả ( thanh lọc không khí, tiêu hủy chất hữu cơ trong lòng đất, biến đổi cấu trúc không khí để sản sinh ôxy cho sự sống ...
Tạng can trong cơ thể con người - hành mộc

        3 - Đất, núi đồi  ( Bồi đắp hình non dáng núi, phân chia địa hình, hình thế cho vạn vật nương náu và phát triển.
Tạng tỳ - hành thổ

        4 - Không khí bao bọc trái đất 
Khí trong cơ thể con người

        5 - Nước bao phủ 3/4 trái đất, len lỏi trong những mạch ngầm trong lòng trái đất ( gột rửa, thanh lọc môi trường, phân hủy chất độc hại, lưu chuyển và cũng cấp dưỡng chất cho sự sống.  
Huyết, hệ bạch huyết và tạng thận ( hành thủy ) tỏa khắp cơ thể, đi đến từng tế bào 


Sự vận hành của trời đất: 
Mặt trời soi rọi ánh sáng tới muôn nơi trên trái đất mang  ánh sáng và nhiệt lượng đến từng ngõ ngách trên bề mặt trái đất như tạng tâm thúc đẩy huyết mạch mang ôxy và nhiệt lượng đến từng tế bào. Hoạt động của mặt trời là thiên định theo quy luật sinh khởi của vũ trụ, tâm cũng vậy, như một phần cài đặt mặc định cho nhịp đập con tim để vận hành cả một hệ thống huyết mạch. Ẩn sâu hơn trong hệ hoạt động cháy sáng của mặt trời là một quy luật của vũ trụ mà con người chưa khám phá được hết, cũng như đằng sau hoạt động mặc định của tim ( trong hệ thống tạng tâm ) là sự điều hành của những thực thể nào ? Não bộ, tâm thức, ... chúng ta cũng chưa giải đáp hết được. 
Như chúng ta biết sơ qua về cách vận hành của ánh sáng và năng lượng từ mặt trời lên bề mặt trái đất ở trên thì theo tôi, đó không phải là điều cốt lõi tạo lập lên nhiệt lượng bề mặt trái đất. Khi bạn ngồi trên máy bay ở độ cao khoảng 10km so với mặt biển,  nhìn các chỉ số thông báo trên máy bay bạn sẽ thấy nhiệt độ lúc đó khoảng -50độ C, lạ thật ! Và nhìn xuống dưới thấy mây bò lổm ngổm, chúng không bay lên cao được nữa vì đến cao độ 7-8km nhiệt độ đã giảm xuống còn 0 độ C, mây là hơi nước và chúng sẽ bị đóng băng hoặc đọng thành giọt mưa rơi xuống ( càng lên cao nhiệt độ càng giảm ). Cũng quan sát thấy nhiều vùng trên trái đất, mặc dù nắng chiếu chói chang, nhưng ở đó nhiệt độ đo ngoài trời vẫn dưới 0 độ C. Điều gì đã làm cho nhiệt độ trên bề mặt trái đất không tăng theo nhiệt độ từ ánh sáng mặt trời truyền xuống ?. 
Tất cả chúng ta đều biết trong lòng trái đất có nhiệt lượng rất cao, và mọi vật chất ở lõi của trái đất đều bị nóng chảy, thường gọi là dung nham trong lòng trái đất. Chỉ khi nào bề mặt khu vực nào đó của trái đất có liên kết yếu thì dòng dung nham này sẽ phun lên ( các núi lửa ). Dưới đáy biển sâu vạn dặm, ánh sáng và nhiệt lượng của mặt trời không thể truyền tới, lẽ ra nước biển đóng băng, nhưng không, lạnh giá và băng tuyết chỉ là trên bề mặt biển, còn dưới đáy biển thì nước vẫn không đóng băng. Những núi lửa dưới đay biển hoặc một cơ chế cấp nhiệt đã khiến nước không đóng băng ở đáy biển. Thật kỳ diệu, như là hệ thống tạo thân nhiệt 37độ cho cơ thể người vậy ( hỏa tiên thiên - mệnh môn hỏa). 
Sơ qua như vậy chúng ta cũng đã nhận ra rằng, nhiệt độ trên bề mặt trái đất phụ thuộc căn bản vào nhiệt lượng trong lòng trái đất. 
Vậy nhiệt lượng trong lòng trái đất là loại vật chất gì ? Nó sinh ra theo nguyên lý nào, cách thức hoạt động của nó ra sao ? Những gì tác động lên dòng nhiệt lượng này ? ( tia nào đó trong vũ trụ, lực hút trái đất, mật độ vật chất ở khu vực tâm trái đất, mặt trăng, biển, mặt trời, hoạt động của con người, các đứt gãy trên bề mặt trái đất... ).Cách nó tác động lên chuỗi cân bằng nhiệt của trái đất ( 4 mùa , vòng xích đạo, bắc cực, Nam Cực, hạn Hán, giá lạnh, nước biển dâng, thủy triều, enino, anina, bão, lốc, vòi rồng, núi lửa, động đất, ... ). Nó như phần nào, tạng nào, khái niệm nào trong cơ thể con người ? 
( còn tiếp ... mời độc giả có hứng thú đón đọc ) 

 

12 tháng 9 2019

Phân chia âm dương với cơ thể người


Dương bốc lên
Âm hạ xuống
Dương hoạt động
Âm tĩnh lặng
Dương thường tràn đầy
Âm thường khuyết thiếu
Tà khí nhiễm vào phần thường lặng hơn
Khí mùa xuân vận hành về phương tây - Tả
Khí mùa hạ vận hành về phương bắc - Trước
Khí mùa hạ vận hành về phương đông - Hữu
Khí mùa hạ vận hành về phương nam- Sau

04 tháng 8 2018

Hoả trong tâm trái đất




Trời đất thật vi diệu
Nơi ta sống kiếp này 
Nhưng chẳng thấu hiểu nổi
Nhưng quy luật diệu kỳ ...
Sao núi lửa lúc hoạt động, lúc lại không ?
Sao trong lòng trái đất lại có khối vật chất nóng chảy ?
Khối vật chất nóng chảy này có những ảnh hưởng gì tới các quy luật của tự nhiên ? 
Và nó có những quy luật gì ? Bị chi phối bởi cái gì ?
Nếu khối vật chất nóng chảy đó không nóng chảy nữa thì sẽ sao ?
Khi nào hay trường hợp nào thì tâm trái đất không tồn tại khối vật chất nóng chảy ? 

13 tháng 6 2018

Âm trong dương và dương trong âm ở cơ thể con người

     Lấy điểm giữa của cơ thể làm mốc và chia theo chiều ngang thì phần trên của cơ thể thuộc dương, phần dưới của cơ thể thuộc âm
Cũng lấy điểm mốc giữa của cơ thể chia theo chiều dọc của cơ thể thì bên trái là âm và bên phải là dương.

Tạng Tâm quy theo ngũ hành thuộc hỏa mang tính trạng dương và trú ngụ phần phía trên của cơ thể nên gọi là tạng dương ở trong dương.
Tạng thận quy theo ngũ hàng thuộc thủy mang tính trạng âm và trú ngụ ở phần dưới của cơ thể nên gọi là tạng âm ở trong âm.
Tạng Tâm thuộc hỏa mang tính dương, nhưng nó bao gồm huyết mạch trong huyết mạch có khí và huyết. Trong đó huyết mang tính âm, khí mang tính dương, vậy huyết ở trong Tâm cũng có nghĩa là âm ở trong dương
Tạng Thận thuộc thủy mang tính âm, thận có thận âm và thận dương, đặc biệt có mệnh môn ở giữa mang tính hỏa ( hỏa tiên thiên ) và như vậy mệnh môn nơi thận là dương ở trong âm còn thận âm trong thận là âm ở trong âm.
Nhân thân tiểu thiên địa - Cơ thể con người là một vũ trụ thu nhỏ. Điều này thật vi diệu, trái đất chúng ta với 3/4 là nước ( thủy ) mang hàm tính âm, nhưng trong lòng trái đất luôn có nhiệt độ rất cao khiến vật chất khu vực tâm trái đất nóng chảy, khi bề mặt trái đất có kết cấu yếu thì vật chất nóng chảy này phun trào đó là hiện tượng phun trào của núi lửa. Hình dung và ngẫm nghĩ kỹ chúng ta liên tưởng dòng dung nham nóng chảy trong lòng trái đất như mệnh môn hỏa, với lượng nước chiếm 3/4 trái đất sẽ biểu đạt như thận thủy, còn mặt trăng với lực vạn vật hấp dẫn điều chỉnh thủy triều như là chân âm điều khiển và tác động tới quy trình thủy hỏa tương giao giữa dòng dung nham nóng chảy trong lòng trái đất với nguồn nước bao la của trái đất. Mặt trời chiếu rọi muôn nơi như tạng Tâm với đường mạch khí huyết chạy tới khắp nơi trên cơ thể, tưới tắm, nuôi dưỡng cho cơ thể hay khởi phát sự sống cho muôn loài ...
Thật vi diệu, vi diệu ... 

27 tháng 7 2017

Đông bệnh hạ trị



      “Đông bệnh Hạ trị” là một phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y, đã lưu truyền trong dân gian từ thời cổ đại. Phương pháp này cũng được đề cập trong sách “Bản thảo Cương mục” của Lý Thời Trân và trình bày một cách hệ thống trong sách “Trương Thị Y thông” của Trương Lộ. Tuy nhiên suốt một thời gian dài, tới hơn 1 thế kỷ, phương pháp này dường như bị lãng quên và ít được ứng dụng trên lâm sàng.
Những năm gần đây, “Đông bệnh Hạ trị” lại hưng khởi. Sau hàng loạt kết quả nghiên cứu lâm sàng, khẳng định tác dụng dự phòng và trị liệu rất hữu hiệu, đối với một số chứng bệnh thường phát tác trong mùa Đông, đặc biệt là các bệnh dị ứng, như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… phương pháp “Đông bệnh Hạ trị” đã được chính thức áp dụng tại các bệnh viện ở nhiều nước.
Hàng năm, cứ tới kỳ “Tam phục” – giai đoạn nóng nhất trong năm, nhiều bệnh viện ở Trung Quốc và một số nước khác lại mở thêm các phòng khám chuyên khoa “Đông bệnh Hạ trị” để kịp thời đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân. Do số người đến bệnh viện để “Đông bệnh Hạ trị” ngày càng gia tăng và tăng lên gấp bội trong giai đoạn này.
Theo đánh giá của giới y học, thời gian gần đây “Đông bệnh Hạ trị” trở nên thịnh hành, được đông đảo bệnh nhân ưa chuộng, do có 4 ưu điểm chủ yếu: Hiệu quả cao – An toàn – Kinh tế – Ít tác dụng phụ.

“Đông bệnh Hạ trị” là gì?

“Đông bệnh” là những chứng bệnh thường phát tác vào mùa Đông; “Hạ trị” là sớm tiến hành phòng ngừa, chữa trị ngay trong mùa Hạ; như vậy, “Đông bệnh Hạ trị” nghĩa là tiến hành chữa trị các chứng bệnh mùa Đông từ trong mùa Hạ.
Từ nhiều thế kỷ trước, Đông y đã nhận thấy: Một số chứng bệnh, như chứng ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính ở người già, hen phế quản (thể hư hàn), tiêu chảy lúc sáng sớm (ngũ canh tả), viêm khớp (thể hàn tý), viêm mũi dị ứng (thể phong hàn),… thường hay tái phát hoặc trở nên trầm trọng hơn trong những ngày giá lạnh mùa Đông.
Để chữa trị các chứng bệnh mạn tính nói trên, Đông y thực thi theo nguyên tắc “Cấp tắc trị tiêu, hoãn tắc trị bản” – bệnh cấp trị ngọn, bệnh hoãn trị gốc. Nghĩa là, trong thời gian bệnh phát tác mạnh, nói chung chỉ có thể tập trung vào việc khống chế các triệu chứng, nghĩa là chỉ có thể “chữa ngọn” (trị tiêu). Muốn chữa trị tận gốc (trị bản), cần tiến hành trị liệu ngay từ mùa Hạ, lợi dụng giai đoạn bệnh tình đang tạm ổn định.
Phòng trị sớm như vậy, thì khi tới mùa Đông, bệnh sẽ đỡ tái phát, hoặc giả có phát tác thì cũng nhẹ hơn. Thực tế lâm sàng cho thấy, khi tiến hành “Đông bệnh Hạ trị” như vậy, nói chung chỉ cần bỏ ra ít công sức, mà kết quả thu được lại rất khả quan, đặc biệt còn có thể trị được tận gốc cả một số chứng bệnh hiểm nghèo.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, để bảo vệ sức khỏe, dự phòng và chữa trị bệnh tật có hiệu quả, cần dựa vào quy luật biến đổi của Âm Dương trong bốn mùa, để điều hòa Âm Dương trong cơ thể.
Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các loại “Đông bệnh” (bệnh mùa Đông) là “Dương hư”. “Dương hư” (còn gọi là “hư hàn”, “dương khí hư tổn”, …) là một trạng thái bệnh lý, hình thành do “Dương khí” trong cơ thể bị hư tổn, thiếu hụt, không đủ sức cân bằng với “Âm khí”, để duy trì “Âm dương cân bằng”. “Dương hư” thì “Âm hàn nội sinh” và “hàn tà” từ bên ngoài, cũng nhân cơ hội đó xâm nhập vào nhân thể, gây nên các chứng bệnh “Âm hàn”, thường hay phát tác vào mùa Đông.
Để chữa trị “Dương hư”, Đông y có nhiều biện pháp. Trong số đó, “Đông bệnh Hạ trị” là phương pháp hết sức độc đáo.
Theo Đông y, Âm Dương bốn mùa trong trời đất biến đổi theo quy luật “Xuân Hạ Dương khí đa nhi Âm khí thiểu; Thu Đông Âm khí thịnh nhi Dương khí suy”. Nghĩa là, Mùa Xuân mùa Hạ Dương khí nhiều mà Âm khí ít; mùa Thu mùa Đông Âm khí thịnh mà Dương khí suy. Dương khí và Âm khí trong nhân thể cũng biến đổi, thịnh suy theo quy luật như vậy.
Để thuận ứng với thiên nhiên – trời đất, y gia thời xưa không những chủ trương “Xuân Hạ dưỡng Dương, Thu Đông dưỡng Âm” (mùa Xuân mùa Hạ cần bồi dưỡng Dương khí, mùa Thu mùa Đông cần bồi dưỡng Âm khí), mà còn phát hiện ra phương pháp “Đông bệnh Hạ trị”: Phòng ngừa và chữa trị các chứng bệnh mùa Đông, bằng cách lợi dụng “Dương khí cực thịnh” của mùa Hạ, để bổ sung, tăng cường Dương khí và sức chống bệnh của nhân thể.

“Tam phục” – Dương khí cực thịnh

Y gia thời xưa nhận thấy, hằng năm đều có một giai đoạn Dương khí cực thịnh – nhiệt độ không khí lên cao nhất, khí hậu nóng bức nhất trong năm. Người xưa gọi đó là “Tam phục” hoặc là “Phục hạ”.
Tính theo Nông Lịch (thường quen gọi là “Âm lịch”), đó là giai đoạn từ sau tiết Hạ Chí tới tiết Lập Thu. Trong giai đoạn này, có 3 ngày đặc biệt, là 3 điểm mốc, khởi điểm của “sơ phục”, “trung phục” và “mạt phục”, gọi tắt là “Tam phục”; đó là những ngày Dương khí cực thịnh, là những thời điểm thuận lợi nhất, có thể lợi dụng Dương nhiệt của mùa Hạ, để bổ sung, bồi đắp Dương khí cho nhân thể và chữa trị các loại “Đông bệnh”, nhất là các bệnh đường hô hấp, liên quan mật thiết với tạng Phế của Đông y học.
Để tính “Tam phục”, chỉ cần một cuốn lịch có kèm theo ngày tháng tính theo Nông lịch. Cách tiến hành cụ thể theo trình tự sau:
  1. Mở lịch ra tìm ngày “Hạ Chí”;
  2. Tìm ngày “Canh” thứ 3 sau “Hạ Chí”, đó là khởi đầu của 10 ngày “sơ phục”;
  3. Tìm ngày “Canh” thứ 4 sau “Hạ Chí”, đó là khởi đầu của 10 ngày “trung phục”;
  4. Tìm ngày “Canh” thứ nhất sau “Lập Thu”, đó là khởi đầu 10 ngày “mạt phục”.
Thí dụ, năm 2012, giai đoạn “Tam phục” tương ứng như sau:
  1. Ngày 21/06/2012 – ngày Quý Sửu = “Hạ Chí”;
  2. Ngày 18/07/2012 – ngày Canh Thìn = “Sơ phục”;
  3. Ngày 28/07/2012 – ngày Canh Dần = “Trung phục”;
  4. Ngày 17/08/2012 – ngày Canh Tuất = “Mạt phục”.
Vì sao “Tam phục” đều khởi đầu bằng những ngày có thiên can là “Canh”? Theo phép “Thiên can hóa vận” trong “Vận khí học” (Y học khí tượng cổ đại): Ngày “Canh” tương ứng với hành Kim. Tạng Phế cũng có thuộc tính ngũ hành là “Kim”. “Đông bệnh” thường liên quan đến chức năng của tạng Phế, vì vậy người xưa đã chọn ngày “Canh” để tiến hiện phòng trị “Đông bệnh”.
Trong Đông y cổ đại, việc thực hiện các biện pháp chữa trị được tiến hành mỗi năm 3 lần (1 liệu trình): Đúng vào các ngày “Canh” nói trên. Tốt nhất trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng tới 2 giờ chiều. Liên tục từ 3-5 năm.
Trong Đông y hiện đại, vẫn lấy những ngày “Canh” làm những khởi điểm của “Tam phục”, nhưng 3 lần chữa trị hằng năm không nhất thiết phải thực thi vào đúng ngày “Canh”, mà cũng có thể tiến hành vào 1 trong số 9 ngày tiếp sau trong mỗi phục.
Hiện tại, khá nhiều thầy thuốc Đông y còn nhận thấy, đối với “Đông bệnh” thực tế chỉ cần tiến hành chữa trị vào giai đoạn thời tiết nóng nhất trong năm (khoảng từ Tiểu Thử, qua Đại Thử, cho tới sau tiết Lập Thu vài ngày), cũng có thể mang lại kết quả khả quan.

Một số biện pháp cụ thể

Để thực hiện “Đông bệnh Hạ trị”, trong Đông y có nhiều biện pháp khác nhau, như uống thuốc, châm, cứu, đắp thuốc, dán cao, giác hơi, tắm thuốc, xông thuốc, ẩm thực liệu pháp, … Tuy nhiên, việc chữa trị cần tuân theo nguyên tắc “Biện chứng luận trị”, dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.
Một số biện pháp tương đối thông dụng để tham khảo:
(1) Thuốc uống:
– Vào những ngày “Tam phục”, có thể sử dụng phương thuốc có tác dụng bồi bổ Dương khí, thành phần như sau: Đảng sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 3g, hoàng kỳ 12g, đương quy 10g, bạch thược 12g, sinh địa 10g, sơn thù 10g, kỷ tử 10g, đại táo 3 trái; sắc 2 nước, hợp 2 nước lại, chia ra 3 lần uống trong ngày, cách xa bữa ăn.
– Trong những ngày “phục”, cũng có thể dùng nhân sâm 10g, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày.
– Đối với những người Tỳ Thận Dương hư, từ sau ngày Hạ chí, có thể uống 20-30 tễ thuốc bổ nguyên khí, như “Bát vị hoàn”, “Lý trung hoàn”, “Thung dung hoàn”, … Như vậy có thể tăng cường thể lực và nâng cao sức đề kháng đối với một số bệnh mạn tính trong mùa Đông.
(2) Đắp thuốc lên huyệt vị:
– Đối với những bệnh, như hen suyễn, ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính, hoặc một số chứng bệnh khác về phổi, vào 3 ngày “Tam phục” có thể dùng thuốc đắp, thành phần như sau: Dùng bạch giới tử, tế tân, huyền hồ sách – mỗi thứ 12g; tất cả tán nhỏ, trộn với nước gừng và đắp trên các huyệt “phế du”, “tâm du”, “cách du” hoặc trên các huyệt “phế du”, “bách lao”, “cao hoang”; sau đó dùng băng dính cố định lại.
– Nói chung, nếu sau 4-6 giờ thấy nóng rát hoặc đau nhức ở vùng huyệt thì gỡ thuốc ra. Nếu chỉ thấy hơi ngứa và nóng thì để thêm vài tiếng nữa hãy gỡ bỏ ra. Cách 10 ngày làm một lần như vậy, tổng cộng 3 lần trong 1 năm. Liên tục 3-5 năm, kết quả càng tốt.

11 tháng 5 2017

Hạt Neutrion và hỏa trong tâm trái đất

Hạt Neutrino 
Hạt không có trọng lượng 
Di chuyển với vận tốc nhanh hơn ánh sáng
Đi xuyên qua tất cả các loại vật chất với mức độ đậm đặc và dày đến bất cứ giá trị nào, chúng đi xuyên qua tâm trái đất chúng ta và xuyên qua tâm các hành tinh bất kỳ
DỰ TƯỞNG
- Đây là hạt làm kích hoạt hoả trong lòng trái đất ( dung nham ) khi kết hợp cùng lực hấp dẫn cực lớn ở tâm trái đất, cùng độ đậm đặc vật chất ở tâm trái đất khi vật chất bị lực hấp dẫn hút vào. Nhờ có nhiệt được cấp từ dòng dung nham ở tâm trái đất truyền qua nước ngầm, nước biển mà điều hoà nhiệt độ của bầu khí quyển trái đất thì sự sống của trái đất chúng ta mới tồn tại. 
- Hạt Neutrion xuyên qua cơ thể chúng ta và kích hoạt hoả mệnh môn để tạo nguồn năng lượng " TIÊN THIÊN " cho cơ thể con người và rất nhiều loài vật giúp duy trì sự sống trên hành tinh.
Như vậy thì ở cơ thể chúng ta cũng sẽ có một nơi ( điểm ) có độ đậm đặc vật chất rất lớn để khi hạt Neutrino đi qua sẽ làm kích hoạt nhiệt năng cung cấp cho cơ thể. Điểm này YHCT phương Đông gọi là MỆNH MÔN, chỉ khi cơ thể chúng ta đến lúc trưởng thành ( dậy thì ) độ đậm đặc vật chất tại mệnh môn mới đạt ngưỡng, khi đó ta mới có được cái gọi là TINH TIÊN THIÊN.



11 tháng 1 2017

Học thuyết thuỷ hoả và quy luật của Trời Đất

HỌC THUYẾT THỦY HỎA - BÀI 2

Học thuyết thuỷ hoả của Hải Thượng Lãn ông và quy luật của Trời Đất
Nhân thân tiểu thiên địa - Cơ thể con người là một vũ trụ thu nhỏ
Trời chiếu sáng muôn nơi
Như huyết mạch cơ thể
Đi khắp cơ thể người.
Vạn vật nhờ ánh sáng
Phát triển và sinh sôi,
Ánh sáng kèm theo nhiệt
Khắp vụ trụ bao la
Trên bề mặt trái đất
Nhưng vẫn là chưa đủ 
Để có hành tinh xanh ...
Cao trên mười ngàn mét 
Nhiệt âm năm mươi độ
Vậy sao trên mặt đất 
Nhiệt khoảng dương hai mươi.
Đó là nhờ dung nham
Nóng chảy trong lòng đất 
Ví như hoả mệnh môn
Cấp hoả nhiệt tiên thiên.
Dòng dung nham nóng chảy
Bao bọc bởi lớp vỏ 
Của trái đất chúng ta
Với ba phần là nước
Như thận thuỷ con người
Hoả trong thuỷ diệu kỳ,
Nguồn của muôn sự sống.
Nhiệt từ dòng dung nham
Chuyền từ đáy biển sâu
Lên bề mặt trái đất
Có phần nhờ giúp sức 
Mặt trăng tạo thuỷ triều
Nước dồn lên hạ xuống
Nhiệt theo đó lan đi
Mặt trăng như chân âm 
Trong học thuyết thuỷ hoả
Là cái cửa đóng mở
Để nhiệt ( chân dương/ hoả mệnh môn ) đến muôn nơi
Hành tinh không có thuỷ
Sẽ cháy khô, nóng chảy
Và nếu không dung nham
Lạnh trăm hoặc ngàn độ 
( còn nữa ) 


04 tháng 2 2016

Cơ thể con người là một bầu thái cực

HỌC THUYẾT THUỶ HOẢ - Bài 01 -
   Chúng ta thường nghe câu  " nhân thân tiểu thiên địa "  và cũng đều được nghe rằng thiên địa của vũ trụ bao la vận hành sinh diệt vô thường. Từ thời xa xưa, các cổ nhân đã mô phỏng, gán ghép và luận giải về Thiên - Địa - Nhân qua rất nhiều luận điểm, nhưng hầu chung quy lại bằng ý nghĩa bao hàm rộng lớn và không cùng là " bầu thái cực ". Cơ thể con người là một bầu thái cực, điều này thật ý nghĩa cho cơ sở lập luận và luận giải những phương pháp tác động đến cơ thể con người để khắc phục những khiếm khuyết, sự cố bệnh tật mà cơ thể gặp phải của Y học cổ truyền phương Đông. Mặc dù khả năng, kiến thức hạn hẹp và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, nhưng với sự nhiệt tình giãi bày, luận bàn cùng những cảm nhận, liên tưởng của bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra những luận bàn mang tính tham khảo và có tính chất tản mạn lúc thư nhàn tới quý vị, hy vọng quý vị có được đôi phút thư thái, cảm nhận về đất trời ...
Hình ảnh núi lửa Calbuco, Chile. Sưu tầm tại:  http://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/nhung-vu-phun-trao-nui-lua-du-doi-nhat-nam-2015-3334358.html
     Tâm ví như trời, soi rọi ánh bình minh tới muôn nơi, thúc đẩy sinh hoá để vạn vật sinh sôi, không có ánh mặt trời trái đất sẽ tối tăm mù mịt, cây cỏ sẽ tự huỷ hoại, vạn vật không tìm được con đường sinh sôi. Nhưng sự thái quá của ánh nắng mặt trời sẽ gây nên khô nóng, hạn hán huỷ diệt, hoặc như bất cập gây nên nạn lạnh giá, đông tuyết cũng khiến sự sống chia lìa.
     Phế ví như bầu khí quyển và không khí bao bọc khắp đất trời, nơi giao hoà của thuỷ hoả để biến hoá mây mưa tưới tắm cho sự sống tốt tươi. Bầu khí quyển và sự chiếu rọi ánh sáng năng lượng từ mặt trời có sự kết hợp hài hoà như mối quan hệ phế với tâm, giúp cho sự biến hoá trong vận hành nguồn khí hậu thiên cần thiết cho sự sống.
    Tỳ vị ví như đất lành, nơi cội rễ bắt nguồn cho sự sống, nuôi dưỡng và bồi đắp cho nguồn sống mãi mãi xanh tươi.
    Can ví như cây cỏ thảo mộc bao bọc bề mặt trái đất, thanh lọc không khí. Việc đơm  hoa kết trái và tinh chất từ cây cỏ ví như chất dinh dưỡng chiết xuất ra để dưỡng hoá sự sống. Hoa trái và tinh chất từ cây cỏ ví như dịch mật trong đởm tiết ra để giúp cho sự vận hoá của nguồn khí hậu thiên nuôi dưỡng sự sống.  
    Thận ví như biển hồ, sông ngòi, cung cấp nguồn thuỷ dịch vô tận cho sự biến hoá, vận hành của sự sống, nhu nhuận và hài hoà những thái quá khô cứng của đất trời. Thanh lọc và làm tươi mới nguồn thuỷ dịch quý giá có trên trái đất này.   

   Khối dung nham nóng chảy trong lòng trái đất ví như hoả của mệnh môn, là thứ hoả tiên thiên sởi ấm, cân bằng dương khí cho trái đất và không khí bao quanh trái đất. Hoả này mà lụi tắt trái đất chúng ta sẽ ngay lập tức bị cái giá lạnh của bầu khí quyển ập đến huỷ diệt sự sống, hoả này phun trào quá nhiều lên bề mặt trái đất sẽ gây hoạ khô cháy cả không khí và cũng sẽ tiêu diệt hình thái của trái đất, tiêu diệt sự sống trên trái đất. Hoả dung nham cũng tồn tại nơi đáy biển ví như chân hoả trong thận thuỷ giúp dương khí ( nhiệt năng ) làm ấm áp cho nước, cũng là cung cấp nhiệt năng cho không khí bao quanh trái đất từ hơi ấm nước biển, từ nguồn nước ấm áp trong lòng đất.


27 tháng 1 2016

Đông chí nhất dương sinh, hạ chí nhất âm sinh

" Qua tiết đông chí thì nhất dương đã sinh ra rồi, tiết trời đáng lẽ phải ấm dần, tại sao tháng chạp lại rét nhiều và có băng tuyết ?. Tiết hạ chí nhất âm đã sinh rồi, tiết trời đáng lý mát dần, tại sao trong tiết tam phục lại nóng nực dữ dội ?. Đó là do các khí sắp đến dồn đuổi, thì cái khí đã hết nhiệm kỳ phải rút lui ngầm mà không thể thấy rõ được. Bởi vì dương phục ở dưới mà dồn đuổi âm lên trên hay âm thịnh ở trong dồn đuổi dương ra ngoài vậy "
( Hải Thượng y tông tâm lĩnh, tập y gia quan miện, thiên âm dương ) 


25 tháng 1 2016

Luận bàn về vô cực và thái cực

Trích dẫn thông tin sưu tầm từ thiên hạ:        
     Thái Cực là danh từ được dùng đầu tiên ở kinh Dịch. Quyển kinh này quan niệm rằng lúc Trời Ðất chưa hình thành là Thái Cực (còn gọi là Thái Sơ, Thái Nhất nữa). Sau đến đời nhà Tống, có Chu Ðôn Di vẽ ra một bức Thái Cực đồ, có thuyết minh kỹ càng, nhằm giải thích ý nghĩa hàm ngụ và sự biến hóa phát triển của ý niệm Thái Cực. 
      Nghĩa đen của hai chữ Thái Cực: Thái là lớn lao, cực là trạng thái ban sơ hoặc cao cấp nhất của sự vật. Bởi vì ngày xưa không có ai biết vũ trụ , lúc quả đất chưa xuất hiện , thực sự như thế nào, thời gian ấy dài bao nhiêu triệu năm? cho nên cổ nhân mới đành đặt gọi cái vũ trụ lúc bấy giờ là Thái Cực, hoặc là Vô Cực. Trong Thái Cực đồ khuyết của Chu Ðôn Di, câu đầu tiên là "Vô Cực Nhi Thái Cực" (Nhi ở đây có nghĩa "tức là", nghĩa là Vô Cực tức là Thái Cực, chớ không phải là từ Vô Cực mà sinh ra Thái Cực). Ý niệm này còn được mô tả trong câu "Thái Cực bản Vô Cực" (Thái Cực vốn là Vô Cực).
Mô phỏng vô cực

Mô phỏng thái cực ( thái cực đồ )

............................................................................
Lời bàn của tại hạ 
     Vậy chúng ta có thể luận được qua nội dung phân tích trên rằng: trong kinh dịch dùng từ "thái cực" là nói đến trạng thái ban sơ ban đầu khi trời đất chưa hình thành, nó cũng có nghĩa như khi sau này các bậc cổ nhân đã gọi là vô cực bởi cùng nghĩa là trạng thái ban đầu khi trời đất chưa hình thành. Còn việc Chu Đôn Di vẽ ra đồ hình thái cực ( thái cực đồ ) và luận giải là thời điểm con người chúng ta đã thấu hiểu tư duy về âm dương, trời đất, vậy là giai đoạn này đã trải qua rất nhiều bước cảm nhận của tư duy con người, vận hành kiến tạo của trời đất ( sau Phục Hy và Văn Vương rất nhiều ). Thực chất theo tôi thì thái cực đồ có sự tổng hợp tất cả ý nghĩa, nội dung của học thuyết âm dương và bao hàm hết sự kết hợp các loại hào, quẻ trong 64 quẻ trong kinh dịch vậy nên gọi thái cực đồ là biểu thị cho ý nghĩa của từ " thái cực " có trong kinh dịch mang trùng ý nghĩa " vô cực " là chưa hợp lý. Trong thái cực đồ đã có sự lồng ghép đầy đủ của âm dương mà điều đặc biệt là "âm ở trong dương" và "dương ở trong âm" thì lưỡng nghi hay tứ tượng làm sao có được sự phối hợp ấy, chỉ đến bát quái mới có cặp quẻ Ly và khảm mới đạt đến sự mô phỏng như vậy ( biểu thị trong thái cực đồ là hai chấm trắng và đen nhỏ, trong quẻ ly là hào âm ở giữa hai hào dương, trong quẻ khảm là hào dương ở giữa hai hào âm ). 

     Và như vậy việc chúng ta hay nói cụm từ mô tả sự tiến hóa sau " thái cực sinh lương nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái ... " là đúng khi nghĩa của từ " thái cực " trùng với nghĩa của từ " vô cực " chứ khi ta dùng từ " thái cực " là nghĩa mô phỏng cho "thái cực đồ", thì trình tự cụm từ mô tả sự tiến hóa của sự vật hiện tượng và tư duy con người như trên là chưa hợp lý.

















17 tháng 1 2016

Học thuyết kinh lạc

I. ĐỊNH NGHĨA
   Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể. Kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc và đi ở sâu. Lạc là đường ngang, là cái lưới, từ kinh lạc chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông. Kinh lạc phân bố ra toàn thân, là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng, lục phủ, cân, mạch, cơ nhục, xương…kết thành một chỉnh thể thống nhất. 
Trên đường đi của kinh lạc có tập trung rất nhiều các huyệt vị, ngoài ra có một số huyệt vị không nằm trên các đường kinh lạc.

II. CẤU TẠO CỦA HỆ KINH LẠC
2.1. Kinh mạch và lạc mạch
2.1.1. Mười hai kinh mạch chính
    Tay
          - 3 kinh âm
            + Thủ thái ấm phế có 11 huyệt mỗi bên gồm: Trung phủ, vân phủ, thiên phủ, hiệp bạch, xích trạch, khổng tối, liệt khuyết, kinh cừ, thái uyên, ngư tế, thiếu thương
            + Thủ thiếu âm tâm có 9 huyệt mỗi bên, gồm: cực tuyền, thanh linh, thiếu hải, linh đạo, thông lý, âm khích, thần môn, thiếu phủ, thiếu xung.
            + Thủ quyết âm tâm bào lạc có 9 huyệt mỗi bên, gồm: thiên trì, thiên tuyền, khúc trạch, khích môn, gian sử, nội quan, đại lăng tuyền, lao cung, trung xung.
           - 3 kinh dương
            + Thủ thái dương tiểu trưởng có 19 huyệt mỗi bên, gồm: thiếu trạch, tiền cốc, hậu khê, uyển cốt, dương cốc, dưỡng lão, chi chính, tiểu hải, kiên trinh, nhu du, thiên tông, bỉnh phong, khúc viên, kiên ngoại du, kiên trung du, thiên song, thiên dung, quyền liêu, thính cung.
            + Thủ thiếu dương tam tiêu có 23 huyệt mỗi bên, gồm: quan xung, dịch môn, trung chữ, dương trì, ngoại quan, chi câu, hội tông, tứ độc, thiên tỉnh, thanh lãnh uyên, tiêu lạc, nhu hội, kiên liêu, thiên liêu, thiên dũ, ế phong, khế mạch, lư tức, giác tôn, nhĩ môn, hòa liêu, ty trúc không.
            + Thủ dương minh đại trường có 20 huyệt mỗi bên, gồm: Thương dương, nhị gian, tam gian, hợp cốc, dương khê, thiên lịch, ôn lưu, hạ liêm, thượng liêm, thủ tam lý, khúc trì, trửu liêu, ngũ lý, tý nhu, kiên ngung, cự cốt, thiên đỉnh, phù đột, hòa liêu, nghinh hương.
    Chân:  
        - 3 kinh âm
            + Túc thái âm tỳ có 21 huyệt mỗi bên, gồm: ẩn bạch, đại dộ, thái bạch, công tôn, thương khâu, tam âm giao, lậu cốc, địa cơ, âm lăng tuyền, huyết hải, cơ môn, xung môn, phủ xá, phúc kết, đại hoành, phúc ai, thực đậu, thiên khê, hung hương, chi vinh, đại bao.
            + Túc thiếu âm thận có 27 huyệt mỗi bên, gồm: dũng tuyền, nhiên cốc, thái khê, đại chung, thủy tuyền, chiếu hải, phục lưu, giao tín, trúc tân, âm cốc, hoàng cốt, đại hách, khí huyệt, tứ mãn, trung chú, hoang du, thương khúc, thạch quan, âm đô, thông cốc, u môn, bộ lang, thần phong, linh khư, thần tàng, quắc trung, du phủ.
            + Túc quyết âm can có 14 huyệt mỗi bên, gồm: đại đôn, hành gian, thái xung, trung phong, lãi câu, trung đô, tất quan, khúc tuyền, âm bao, ngũ lý, âm liêm, cấp mạch, chương môn, kỳ môn.
        - 3 kinh dương
            + Túc thái dương bàng quang có 67 huyệt mỗi bên, gồm: tinh minh, toản trúc, mi xung, khúc sai, ngũ xứ, thừa quang, thông thiên, lạc khước, ngọc chẩm, thiên trụ, đại trữ, phong môn, phế du, quyết âm du, tâm du, đốc du, cách du, can du, đởm du, tỳ du, vị du, tam tiêu du, thận du, khí hải du, quan nguyên du, tiểu trường du, bàng quang du, trung lữ du, bạch hoàn du, thương liêu, thứ liêu, trung liêu, hạ liêu, hội dương, thừa phù, ân môn, phù khích, ủy dương, ủy trung, phụ phân, phách hộ, thần đường, y hy, cách quan, hồn môn, dương cường, ý xá, vị thương, hoang môn, chí thất, bào hoang, trật biên, hợp dương, thừa cân, thừa sơn, phi dương, phụ dương, côn lôn, bộc tham, thân mạch, kim môn, kinh cốt, thúc cốt, thông cốc, chí âm.
            + Túc thiếu dương đởm có 44 huyệt mỗi bên, gồm: đồng tử liêu, thính hội, thượng quan, hàm yếm, huyền lư, huyền ly, khúc tần, suất cốc, thiên xung, phù bạch, khiếu âm, hoàn cốt, bản thần, dương bạch, lâm khấp, mục song, chính đỉnh, thừa linh, não không, phong trì, kiên tỉnh, uyên dịch, triếp cân, nhật nguyệt, kinh môn, đới mạch, ngũ khu, duy đạo, cự liêu, hoàn khiêu, phong thị, trung độc, dương quan, dương lăng tuyền, dương giao, ngoại khâu, quang mình, dương phụ, huyền chung, khâu khư, túc lâm khấp, địa ngũ hội, hiệp khê, túc khiếu âm.
            + Túc dương minh vị có 45 huyệt mỗi bên, gồm: thừa khấp, tứ bạch, cự liêu, địa thương, đại nghinh, giáp xa, hạ quan, đầu duy, nhân nghinh, thủy đột, khí xá, khuyết bổn, khí hộ, khố phòng, ốc ế, ưng song, nhũ trung, nhũ căn, bất dung, thừa mãn, lương môn, quan môn, thái ất, hoạt nhục môn, thiên khu, ngoại lăng, địa cơ, thủy đạo, quy lai, khí xung, bễ quan, phục thỏ, âm thị, lương khâu, độc tỵ, túc tam lý, thượng cư hư, điều khẩu, hạ cư hư, phong long, giải khê, xung dương, hãm cốc, nội đình, lệ đoài.
BIỂU TÓM TẮT 12 KINH CHÍNH
Kinh chính
Đường tuần hành
Biểu hiện bệnh lý
Tác dụng chữa bệnh
Kinh Bệnh
Tạng Phủ Bệnh Chứng
Thủ Thái âm PHẾ KINH (Mỗi bên 11 huyệt)
Mặt trong, bờ trước của tay, từ hố nách ngực chạy ra ngón tay chiều ly tâm
Đau nơi kinh đi qua, đau nhiều thì tay bắt chéo ôm ngực, mắt tối sầm, tim đập loạn
Ngực đầy tức, ho, khó thở, khát, tiểu gắt, nước tiểu vàng, gang tay nóng, cảm phong hàn thì có sốt và gai rét
Sốt bệnh ở ngực, phế, họng, thanh quản, tiểu ít, khó hành khí hoạt huyết, khí huyết ứ trệ
Thủ Dương minh ĐẠI TRƯỜNG (Mỗi bên có 20 huyệt)
Mặt ngoài, bờ trước của tay, từ ngón trỏ chạy lên mặt, chiều hướng tâm
Đau, sưng nơi kinh đi qua, ngón trỏ và cái khó vận động. Tà khí thịnh thì sưng đau
Mắt vàng, miệng khô họng, chảy máu cam, bụng đau, sôi, nếu hàn : tiêu chảy. Nếu nhiệt : tiêu nhão, dính, táo bón. Tà thịnh : sốt phát cuồng
Sốt, bệnh ở đầu, mặt, mắt, mũi, miệng, tai, họng, mắt, bao tử, ruột
Túc Dương minh VỊ KINH (Mỗi bên có 45 huyệt)
Mặt ngoài, giữa chân, từ dưới mắt xuống chân theo chiều ly tâm
Sưng đau nơi kinh đi qua, chảy máu cam, miệng, môi mọc mụn, miệng méo, chân teo lạnh, tà khí thịnh : sốt cao, vã mồ hôi, có thể cuồng
Vị nhiệt : ăn nhiều, nước tiểu vàng, nóng nẩy trong người, có thể phát cuồng khát nước.
Vị hàn : đầy bụng, ăn ít
Sốt cao, bệnh ở đầu, mặt, mắt, mũi, răng, họng, bao tử, ruột, bệnh tâm thần, bệnh thần kinh
túc thái âm tỳ kinh (mỗi bên có 21 huyệt)
mặt trong, bờ trước chân, từ ngón chân cái lên ngực, theo chiều hướng tâm
người ê ẩm, nặng nề, da vàng, lưỡi cứng đau, mặt trong chi dưới phù, cơ ở chân tay teo
bụng trên đau, đầy, ăn khó tiêu, nôn, nuốt khó, ỉa chảy, tiểu không thông
bệnh ở bụng trên, bao tử, ruột, bệnh sinh dục, tiết niệu
Thủ Thiếu âm TÂM KINH (Mỗi bên có 9 huyệt)
Mặt trong, bờ sau của tay, từ hố nách ngực ra ngón tay, theo chiều ly tâm
Đau nơi kinh đi qua, gan tay nóng hoặc lạnh, miệng khô, khát, mắt đau
Vùng tim đau, nấc khan, sườn ngực đau tức,
thực : phát cuồng
hư : hay sợ hãi
Bệnh ở tim, ngực, bệnh tâm thần
Thủ Thái dương TIỂU TRƯỜNG (Mỗi bên có 19 huyệt)
Mặt ngoài, bờ sau tay, từ ngón tay lên mặt, theo chiều hướng tâm
Đau sưng nơi kinh đi qua, điếc, mắt vàng, cổ gáy cứng đau
Bụng dưới đau trướng, đau lan ra thắt lưng, xiên xuống dịch hoàn, tiêu chảy, táo bón, bụng đau
Sốt, bệnh ở đầu gáy, cổ, mắt, tai, mũi, họng, bệnh tâm thần, thần kinh
Túc Thái dương BÀNG QUANG (Mỗi bên có 67 huyệt)
Mặt ngoài, bờ sau chân, từ ngón chân lên đầu mặt, theo chiều hướng tâm
Sốt, đau nơi kinh đi qua, mắt đỏ, chảy nước mắt, chảy máu cam, chảy nước mũi
Bụng dưới đau tức, đái dầm, đái không thông
Sốt, bệnh ở đầu gáy, mũi, mắt, thắt lưng, hậu môn, tạng phủ, tâm thần
Túc Thiếu âm THẬN KINH (Mỗi bên có 27 huyệt)
Mặt trong, bờ trong chân, từ chân lên ngực, theo chiều hướng tâm
Đau nơi kinh đi qua, miệng nóng, lưỡi khô, họng sưng, mặt trong chân lạnh, lòng bàn chân nóng
Phù, đái không thông, ho ra máu, suyễn, thích nằm, mắt hoa, da xạm, hồi hộp, tiểu chảy lúc gần sáng
Bệnh ở bụng dưới, sinh dục, tiết niệu, ruột, bệnh ở họng, phế
Thủ Quyết âm TÂM BÀO (Mỗi bên có 9 huyệt)
Mặt trong, giữa tay, từ nách ngực ra ngón tay, theo chiều ly tâm
Mặt đỏ, nách sưng, khuỷ tay co quắp, gang tay nóng
Vùng tim đau, bồn chồn, ngực sườn tức, tim đập mạnh, cuồng, nói sảng, hôn mê
Sốt, bệnh ở ngực, tim, bao tử, bệnh tâm thần
Thủ Thái dương TAM TIÊU (Mỗi bên có 23 huyệt)
Mặt ngoài, giữa tay, từ ngón tay lên đầu mặt,weo chiều hướng tâm
Đau sưng nơi kinh đi qua, tai ù, điếc, mặt đau đỏ, ngón tay thứ 4 khó cử động
Bụng đầy trướng, bụng dưới cứng, đái không thông, đái gắt, đái són, phù
Sốt, bệnh ở đầu, thái dương, mắt, tai, mũi, họng, ngực, sườn, bệnh tâm thần
Túc Thiếu dương ĐỞM KINH (Mỗi bên có 44 huyệt)
Mặt ngoài, bờ trước chân, từ đầu xuống chân, theo chiều ly tâm
Đau sưng nơi kinh đi qua, sốt rét, điếc, lao hạch, phía ngoài bàn chân nóng, ngón chân thứ 4 khó vận động
Cạnh sườn đau, ngực đau, miệng đắng, nôn
Sốt, bệnh ở đầu, thái dương, mắt, tai, mũi, họng, ngực, sườn, bệnh tâm thần
Túc Quyết âm CAN KINH (Mỗi bên có 14 huyệt)
Mặt trong, bờ trong cẳng chân, từ ngón chân lên ngực, theo chiều hướng tâm
Đau đầu, váng, mắt hoa nhìn không rõ, tai ù, sốt cao, co giật, đái khó, đái dầm
Ngực tức, nôn, nấc, bụng trên đau, da vàng, nuốt nghẹn, thoái vị, bụng dưới đau, tiêu chảy
Bệnh ở mắt, hệ sinh dục, đường tiểu, bệnh ở bao tử, ruột, ngực, sườn
2.1.2. Tám kinh mạch phụ
        - Nhâm mạch có 24 huyệt, gồm: hội âm, khúc cốt, trung cực, quan nguyên, thạch môn, khí hải, âm giao, thần khuyết, thủy phân, hạ quản, kiến lý, trung quản, thượng khoản, cự khuyết, cưu vỹ, trung đỉnh, đản trung, ngọc đường, tử cung, hoa cái, toàn cơ, thiên đột, liêm tuyền, thừa tương. 
        - Đốc mạch có 28 huyệt, gồm: trường cường, yêu du, dương quan, mệnh môn, huyền khu, tích trung, trung khu, cân súc, chí dương, linh đài, thần đạo, thân chủ, đào đạo, đại chùy, á môn, phong phủ, não hộ, cường gian, hậu đỉnh, bách hội, tiền đình, tín hội, thượng tinh, tố liêu, nhân trung, đoài đoan, ngân giao.        
        - Xung mạch      
        - Đới mạch
        - Âm duy mạch
        - Dương duy mạch 
         - Âm kiểu mạch
         - Dương kiểu mạch
2.1.3. Kinh biệt, kinh cân, biệt lạc, tôn lạc, phủ lạc.
    - 12 kinh biệt đi ra từ 12 kinh chính
    - 12 kinh cân nối liền các đầu xương ở tứ chi không vào phủ phủ tạng.
    - 15 biệt lạc đi từ 14 đường kinh mạch biểu lý với nhau và một tổng lạc.
    - Tôn lạc: từ biệt lạc phân nhánh nhỏ.
    - Phù lạc: từu tôn lạc nổi ở ngoài da.
2.2. Huyệt
    Gồm 319 huyệt ở đường kinh chính, 52 huyệt ở 2 đường kinh phụ cộng là 371 huyệt nằm trên 14 đường kinh (nếu kể cả 2 bên là 319 x 2 + 52 = 690 huyệt) và khoản cách 200 huyệt ngoài đường kinh (hiện nay bên Trung Quốc đã tìm và đặt tên thêm nhiều huyệt nữa).
- Bát giao hội huyệt xem ở đây: http://yhoccotruyenvn01.blogspot.com/2015/05/bat-giao-hoi-huyet.html
- Bát huyệt hội xem ở đây http://yhoccotruyenvn01.blogspot.com/2015/05/la-ten-goi-cua-8-huyet-co-tac-dung-tot.html
- Lục tổng huyệt xem ở đây: http://yhoccotruyenvn01.blogspot.com/2015/05/luc-tong-huyet.html
- Huyệt đặc hiệu
- Ngũ du huyệt
- Huyệt bồi bổ
2.3. Kinh khí và kinh huyết vận hành trong kinh lạc.
Ngoài tác dụng chung còn mang tính chất của đường kinh mà nó cư trú.

III. TÁC DỤNG CỦA HỆ THỐNG KINH LẠC
3.1. Về sinh lý
    - Hệ thống kinh lạc thông hành khí huyết trong các tổ chức của cơ thể chống ngoại tà bảo vệ cơ thể.
    - Hệ thống kinh lạc liên kết các tổ chức cơ thể (tạng, phủ, tứ chi, chín khiếu, cân mạch, xương, da…) có chức năng khác nhau thành một khối thống nhất.
3.2. Về mặt bệnh lý
    Khi công năng hoạt động cảu hệ kinh lạc bị trở ngại, gây kinh khí không thông suốt thì dễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Bệnh thường truyền từ ngoài vào trong, từ ngoài da cơ nhục vào tạng, tức là từ kinh mạch vào phủ tạng.
    Bệnh ở phụ tạng thường có những biểu hiện bệnh lý ở đường kinh mạch đi qua: vị nhiệt thì loét miệng, cơn đau ngực do co thắt động mạch vành thì đau ở tâm kinh…
3.3. Về chẩn đoán
    Kinh mạch nối liền với tạng phủ và có đường đi ở những vị trí nhất định cảu cơ thể. Căn cứ vào những thay đổi cảm giác (đau, tức, trướng), điện sinh vật trên đường đi cảu kinh mạch nười ta chẩn đoán bệnh thuộc tạng phủ nào đó gọi là kinh lạc chẩn. Thí dụ: Nhức đầu vùng đỉnh do can, đau nửa bên đầu do đởm, đau sau gáy thuộc bàng quang…
    Ngoài ta người ta còn đo thông số về điện sinh vật của các tỉnh huyệt (huyệt tận cùng đầu chi cảu các kinh) hay nguyên huyệt (huyệt chính của một đường kinh) bằng máy đo kinh lạc để đánh giá được tình trạng hư thực của khí huyết (huyết tay trái, khí tay phải) hoặc tình trạng hư thực cảu phủ so với số liệu trung bình hoặc so hai bên cơ thể với nhau…
3.4. Về chữa bệnh
    Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất vào phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, xoa bóp và thuốc.
    Châm cứu và xoa bóp đã thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo đạt nhiều thành tựu to lớn, sẽ được giới thiệu kỹ trong các phần sau.
    Học thuyết kinh lạc chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với tạng, phủ hay đường kinh nào đó gọi là sự quy kinh của thuốc.
    Thí dụ:
    - Quế chi vào phế nên chữa ho, cảm mạo.
    - Ma hoàng vào phế nên chữa ho hen, vào bàng quang nên có tác dụng lợi niệu.