Trích dẫn thông tin sưu tầm từ thiên hạ:
Thái Cực là danh từ được dùng đầu tiên ở kinh Dịch. Quyển kinh này quan niệm rằng lúc Trời Ðất chưa hình thành là Thái Cực (còn gọi là Thái Sơ, Thái Nhất nữa). Sau đến đời nhà Tống, có Chu Ðôn Di vẽ ra một bức Thái Cực đồ, có thuyết minh kỹ càng, nhằm giải thích ý nghĩa hàm ngụ và sự biến hóa phát triển của ý niệm Thái Cực.
Nghĩa đen của hai chữ Thái Cực: Thái là lớn lao, cực là trạng thái ban sơ hoặc cao cấp nhất của sự vật. Bởi vì ngày xưa không có ai biết vũ trụ , lúc quả đất chưa xuất hiện , thực sự như thế nào, thời gian ấy dài bao nhiêu triệu năm? cho nên cổ nhân mới đành đặt gọi cái vũ trụ lúc bấy giờ là Thái Cực, hoặc là Vô Cực. Trong Thái Cực đồ khuyết của Chu Ðôn Di, câu đầu tiên là "Vô Cực Nhi Thái Cực" (Nhi ở đây có nghĩa "tức là", nghĩa là Vô Cực tức là Thái Cực, chớ không phải là từ Vô Cực mà sinh ra Thái Cực). Ý niệm này còn được mô tả trong câu "Thái Cực bản Vô Cực" (Thái Cực vốn là Vô Cực).
Mô phỏng vô cực
Mô phỏng thái cực ( thái cực đồ )
............................................................................
Lời bàn của tại hạ
Vậy chúng ta có thể luận được qua nội dung phân tích trên rằng: trong kinh dịch dùng từ "thái cực" là nói đến trạng thái ban sơ ban đầu khi trời đất chưa hình thành, nó cũng có nghĩa như khi sau này các bậc cổ nhân đã gọi là vô cực bởi cùng nghĩa là trạng thái ban đầu khi trời đất chưa hình thành. Còn việc Chu Đôn Di vẽ ra đồ hình thái cực ( thái cực đồ ) và luận giải là thời điểm con người chúng ta đã thấu hiểu tư duy về âm dương, trời đất, vậy là giai đoạn này đã trải qua rất nhiều bước cảm nhận của tư duy con người, vận hành kiến tạo của trời đất ( sau Phục Hy và Văn Vương rất nhiều ). Thực chất theo tôi thì thái cực đồ có sự tổng hợp tất cả ý nghĩa, nội dung của học thuyết âm dương và bao hàm hết sự kết hợp các loại hào, quẻ trong 64 quẻ trong kinh dịch vậy nên gọi thái cực đồ là biểu thị cho ý nghĩa của từ " thái cực " có trong kinh dịch mang trùng ý nghĩa " vô cực " là chưa hợp lý. Trong thái cực đồ đã có sự lồng ghép đầy đủ của âm dương mà điều đặc biệt là "âm ở trong dương" và "dương ở trong âm" thì lưỡng nghi hay tứ tượng làm sao có được sự phối hợp ấy, chỉ đến bát quái mới có cặp quẻ Ly và khảm mới đạt đến sự mô phỏng như vậy ( biểu thị trong thái cực đồ là hai chấm trắng và đen nhỏ, trong quẻ ly là hào âm ở giữa hai hào dương, trong quẻ khảm là hào dương ở giữa hai hào âm ).
Và như vậy việc chúng ta hay nói cụm từ mô tả sự tiến hóa sau " thái cực sinh lương nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái ... " là đúng khi nghĩa của từ " thái cực " trùng với nghĩa của từ " vô cực " chứ khi ta dùng từ " thái cực " là nghĩa mô phỏng cho "thái cực đồ", thì trình tự cụm từ mô tả sự tiến hóa của sự vật hiện tượng và tư duy con người như trên là chưa hợp lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét