Mùa đông là mùa của gió mùa đông bắc, nếu xuất hiện gió đông nam thì những người có bệnh tăng huyết áp, người già sức yếu sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng không tốt ( có thể gặp những biến chứng khó lường ), những người trẻ dễ mắc các chứng cảm mạo... Đặc biệt nguy hiểm nếu bị gió lạnh thổi vào người ... tại sao vậy ?
.......................................................
Để trả lời câu hỏi này ta cần xét các yếu tố liên quan theo quan niệm của dịch học và đông y học gồm:
+Mùa đông
+Gió
+Gió mùa đông bắc
+Gió đông nam
+Người bệnh bị tăng huyết áp ( các tạng phủ, cơ quan, bộ phận nào liên quan )
+Người già ( cơ thể ra sao )
+Cảm mạo
Các khái niệm trên được hiểu một cách đơn giản hoá theo quy nạp trong lý luận y học cổ truyền như sau:
- Mùa đông, theo quy nạp ngũ hành thì mùa đông thuộc hành thuỷ, là mùa của sự lạnh giá khắc phạt. Mùa đông là mùa của sự bế tàng, ẩn nấp, mùa đông tương ứng quy nạp ngũ hành là hướng bắc.
- Gió theo đông y là khái niệm Phong, bát phong là khí ở tám hướng. Phong sẽ mang theo cái lệnh ban bố của khí trời đất đến khắp nơi và tác động lên con người, con người là một thành phần trong trời đất và sẽ chịu ảnh hưởng của sự ban bố này.
- Gió mùa đông bắc là sự ban bố cái khí lạnh khắc phạt của mùa đông, trong đó có bao hàm khí hướng đông và khí hướng bắc.
- Gió đông nam là sự ban bố khí trời đất bao hàm khí hướng đông và khí hướng nam.
- Người bị bệnh về huyết áp có liên quan trực tiếp đến tạng Tâm và tạng Can ( Theo học thuyết tạng tượng thì tạng Tâm chủ về huyết mạch, tạng can chủ về sơ tiết, tàng huyết ). Tạng liên quan và được quy nạp ứng với mùa đông là tạng thận chủ thuỷ và tàng tinh. Theo quy nạp ngũ hành thì tạng can thuộc hành mộc, hướng đông, tạng tâm thuộc hành hoả, hướng nam, tạng thận thuộc hành thuỷ, hướng bắc.
- Người già thì cơ thể có sự lão hoá, hư hao, suy yếu về thể trạng, đặc biệt là hệ thống mạch máu, khí huyết, cơ biểu ...
- Cảm mạo là sự xâm nhập của tà khí từ tự nhiên vào cơ thể ( phong hàn, phong nhiệt ... ) khiến cơ thể mất cân bằng mà sinh bệnh.
Đúng theo quy luật tự nhiên thì mùa đông là mùa của gió mùa đông bắc, khí hậu lạnh lẽo khiến vạn vật thu rút, trú ẩn, tàng ẩn nấp, hạn chế hoạt động. Cũng vậy khi gió mùa đông bắc đưa khí từ hướng đông và hướng bắc lạnh lẽo để ban bố lệnh tàng ẩn nấp đến cơ thể chúng ta thì chức năng sơ tiết của tạng can được huy động để thu tàng bớt huyết lưu thông trên khắp cơ thể về hội tụ cùng tạng thận tàng chứa tinh khí để bồi phụ thêm cho hoả tiên thiên, phát huy hoả tiên thiên tăng cường dương khí sởi ấm bên trong cơ thể để tránh việc hao tổn nhiệt khí . Nhưng khi cái lệnh ban bố khí lạnh lẽo đông bắc của trời đất bị lệch lạc bởi sự xáo trộn cục bộ của thời tiết trong một khu vực nào đó thì các quy luật vận hành trên cũng bị thay đổi, dẫn tới cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng. Cụ thể khi gió đông nam xuất hiện vào mùa đông thì ngoài những biến động mưa gió, nhiệt độ chúng ta thấy, chúng còn tác động lên cơ thể chúng ta gây lên những vấn đề ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhiều người. Gió đông nam mang theo khí của hướng đông và hướng nam đến, tương ứng với tạng can và tạng tâm. Tạng can sẽ được kích hoạt chức năng sơ tiết, điều hoà huyết cho toàn cơ thể, nhưng đồng thời tạng tâm cũng được kích hoạt để lưu dẫn huyết và điều đó dẫn đến việc tạng can có su hướng không tàng thu huyết lại mà lại sơ tiết phân phối ra khắp cơ thể. Mặt khác, do khí hậu vẫn lạnh nên hệ thống mạch có phần co lại ( đặc biệt trường hợp gặp gió lạnh thổi vào cơ thể nhiều, người già hệ thống mạch máu bị lão hoá ). Có thể hiểu đơn giản hướng gió thổi và tác động ảnh hưởng lên các tạng phủ và tác động đến cơ thể như sau:
Gió ĐÔNG - BẮC tác động lên CAN - THẬN dẫn đến tăng chức năng TÀNG HUYẾT - TÀNG TINH
Gió ĐÔNG - NAM tác động lên CAN - TÂM dẫn đến tăng chức năng ĐIỀU HUYẾT RA - DẪN HUYẾT ĐI.
Lượng huyết điều phối ra các mạch tăng lên mà hệ thống mạch lại bị co hẹp lại trong một thời gian ngắn ( nếu hứng gió lạnh ) dẫn đến huyết áp tăng lên đột ngột cao hơn so với lúc bình thường, đồng thời tinh huyết tập trung bồi bổ cho hỏa tiên thiên bị tụt giảm ..., những điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt, thậm chí nguy hiểm cho những người bị tiền sử bệnh tăng huyết áp, người già ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét