Hiển thị các bài đăng có nhãn LUẬN GIẢI VỀ THIỀN PHẬT VÀ ĐẠO PHẬT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LUẬN GIẢI VỀ THIỀN PHẬT VÀ ĐẠO PHẬT. Hiển thị tất cả bài đăng

08 tháng 7 2024

GIẢI THOÁT

    

       Chúng ta, những người không theo được đủ các đạo hạnh và thực hiện đây đủ được các pháp nhà Phật khi nghe nói tới cảnh giới Đắc Đạo, hay sự Giác ngộ, Giải Thoát, cõi Niết Bàn sẽ nghĩ ngay đến một cảnh giới cao siêu, thần thánh và Vĩnh Hằng của các vị Phật, Thánh. Nhưng khi đứng trên góc độ con người bình thường với tư duy về một thế giới vật chất hiện hữu để suy ngẫm về một con người đã tu tập và đạt tới cảnh giới đó sẽ nhận ra một điều rằng: đã là con người thì vẫn phải tuân theo quy luật bất biến của tự nhiên: sinh ; già ; bệnh ; chết bất kể đó là người thường hay một vị Phật. Vậy cảnh giới cao kia thực sự là gì khi mà thân xác con người không thể tồn tại Vĩnh hằng ở thế gian này ?

   Với sự cảm nhận những sự vật và quy luật của một kẻ phàm phu sống trong thế giới đương thời này, tại hạ xin được mạo muội giãi bày những phân tích của mình về sự giác ngộ và giải thoát mà Đức Phật đã nói đến từ xa xưa. 

Thân và Tâm - Hai nhân tố nói đến trong sự giải thoát của đạo Phật. 

Con người chúng ta khi đang sống ở thế gian này gồm hai thành phần CƠ THỂ và LINH HỒN ( TÂM )

CƠ THỂ, được cấu tạo bởi vật chất là các tế bào và  một phần mơ hồ chưa xác định được theo thế giới vật chất đó là những suy nghĩ, tưởng tượng, cảm xúc  … gọi nôm na là TINH THẦN ( linh hồn ); theo nhà Phật thì hai phần trong con người  đó là Thân và Tâm. 

THÂN chúng ta như là một cỗ máy, nhưng nó vô cùng tinh vi và kỳ diệu. TÂM chúng ta lại là một thực thể vô hình còn vi diệu hơn nữa. Thân và Tâm của mỗi người được gắn kết với nhau tạo thành một con người duy nhất không có bản sao chép tương tự trong thế giới loài người. 

THÂN là sự hiện diện của con người trong thế giới vật chất, còn TÂM là một … luồng sinh khí để vận hành, dẫn hướng cho những hoạt động của thân. 

Thân là cỗ máy chứa đựng tâm, hoạt động theo sự dẫn hướng của tâm; Tâm nương tựa, ẩn náu ở nơi thân, chi phối mọi hoạt động, biến đổi  nơi thân. 

Những dẫn dắt đến với tại hạ về Thân: 

Ở đây tại hạ không nói đến những điều tinh vi và kỳ diệu của cấu tạo cơ thể con người ( THÂN - lĩnh vực này loài người chúng ta cũng chỉ mới khám phá được một phần rất nhỏ của những bí ẩn mà tạo hoá đã tạo ra ) mà tại hạ muốn nói đến những liên quan của Thân với Tâm trong cảnh giới giác ngộ và giải thoát. 

Thân có ý nghĩa và giá trị như thế nào với sự giác ngộ và giải thoát của con người ? 

Thân là một cỗ máy chứa đựng tâm và thực hiện, truyền đạt những dẫn dắt từ tâm với thế giới bên ngoài của con người. Thân vô thường theo Phật Pháp là sự quán chiếu và nói lên sự thật về cái không Vĩnh hằng của thân. Thân sẽ bị hủy hoại và tan biến theo thời gian. Hiện loài người chúng ta chưa có một phương cách nào để có thể duy trì được sự Vĩnh hằng của thân. Thân là một cỗ máy vật chất được tạo thành bởi các tế bào sống, và như chúng ta đã biết thì tế bào sống cần năng lượng mà năng lượng thì không tự nhiên sinh ra và mất đi, chúng ta phải cung cấp năng lượng cho cơ thể để nuôi các tế bào. Vậy là chúng ta có sự lệ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng để nuôi cơ thể, đây cũng là ngọn nguồn của những nỗi khổ mà con người phải gánh chịu; “ có thân thì có khổ, có khổ mới nên thân “; hay như trong chuyện Kiều: 

“ Ngẫm hay muôn sự tại trời,

Trời kia đã bắt làm người có thân.

Bắt phong trần, phải phong trần,

Cho thanh cao, mới được phần thanh cao “

 Rồi thân hủy hoại theo quy luật sinh lão mệnh tử, bao đau đớn, khổ nhọc với tấm thân của con người. 

Nhưng những nỗi khổ con người gánh chịu về Thân vẫn chỉ là cái hữu hình có thể nhìn thấy. Thân già, bệnh gây ra những nỗi khổ phản hồi tới tâm những đau đớn và bao buồn khổ. Cũng có những niềm vui nơi Thân tạo cho tâm bao hứng khởi và hưng phấn, mong muốn, … rồi lại đau khổ vì không thỏa mãn được những mong muốn đó. Tất cả những điều đó khiến chúng ta cứ ngỡ một cái ta duy nhất  Thân Tâm trong cơ thể. Thực chất Thân và Tâm có rất nhiều sự cách xa.

Thân sẽ tuân theo quy luật vô thường sinh già bệnh chết, bất luận chúng ta là ai và sự giải thoát trong đạo Phật về thân là biết thân vô thường, biết thân có sinh có diệt là lẽ thường để giải thoát sự bám víu nơi thân. Khi biết được sự vô thường của thân thì chúng ta đã đến được với giải thoát về thân. Từ sự sinh diệt trở thành không sinh không diệt trong quy luật vô thường của thân. Nhưng thân lại là nơi chứa đựng tâm, một cái tâm có thể chưa được giải thoát. Thân là một phương tiện, một ngôi nhà cho tâm trú ngụ. Có thể một tấm thân kiếp này và rất nhiều kiếp nữa cũng chưa đủ để gánh vác tâm đến bến bờ giải thoát. 

Quy luật của Tâm: 

1- Biến đổi không ngừng

Đó là cái tâm vô thường, luôn biến đổi trạng thái: vui, buồn, giận, hận, mơ mộng, bình thản, lo âu, hồi hộp, hoảng sợ, …. Gọi là hỉ nộ ái ố. 

2- Chịu sự ảnh hưởng của các giác quan 

Con người có nhiều giác quan: xúc giác ( cảm nhận mọi vật qua tiếp xúc bề mặt ); vị giác ( cảm nhận vị qua miệng, lưỡi ); thính giác ( cảm nhận âm thanh qua nghe ở Tai ); thị giác ( cảm nhận hình ảnh, ánh sáng qua đôi mắt ); khướu giác ( cảm nhận mùi hương qua mũi); còn một số giác quan đặc biệt mà rất hiếm người có được như giác quan về tâm linh, cảm nhận xuyên không gian, thời gian …

3- Ghi nhận những cảm giác từ thân một cách tự nhiên và chủ động. Khi ghi nhận chủ động sẽ dẫn tới điều phối thân và khắc phục những lỗi phát sinh nơi thân.

Đây là một phần rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng của thân, là mối quan hệ tương hỗ và gắn kết giữa tâm với thân, một quy luật của tâm đã được con người chúng ta phát hiện và khai thác để chữa bệnh, luyện dưỡng sinh, phát huy các khả năng của thân ( thiền động, yoga, luyện các phép thần thông, luyện khí công, pháp luân công, thiền chữa bệnh của thân … )

4- Có những vọng tưởng, trạng thái  bất chợt xuất hiện rồi lại mất đi ( trực giác hay còn gọi là giác quan thứ sáu là một phần nhỏ trong quy luật này của Tâm ).

Đây là một điểm đặc biệt của tâm. Nó như một luồng sinh khí từ suối nguồn xâm nhập vào tâm ta từng phút giây, từng bối cảnh thay đổi cảm nhận được từ các giác quan ( sát na ), nó hòa quện cùng những dữ liệu được đưa đến từ các giác quan hoặc tự phát ra để dẫn hướng đến từng suy nghĩ, hành động của chúng ta. Luồng sinh khí này đưa đẩy cuộc đời chúng ta đến những cảnh giới khác nhau, mở ra những chân trời tốt đẹp mới hoặc vùi dập chúng ta xuống nhiều tầng địa ngục. 

Suối nguồn này chính là những chủ thể tạo ra sự biến đổi không ngừng của tâm. ( Chính những luồng sinh khí này đã dẫn dắt tôi viết ra những dòng chữ mà quý vị đang đọc đó ).

5- Ghi nhận những biến đổi của Tâm một cách tự nhiên và chủ động. Khi ghi nhận một cách chủ động sẽ dẫn đến trạng thái tĩnh lặng của tâm ( điều phục và định tâm ).

Đây là một quy luật tối quan trọng của tâm để giúp chúng ta tiến tới một cảnh giới cao hơn và có thể gọi là giải thoát vậy.

Thân và Tâm như thế nào khi con người được giải thoát ( giác ngộ hay đắc đạo )

Với nhà Phật, các giáo lý không nói nhiều đến thân trong thiền định lúc chứng đắc ( đạt cảnh giới giải thoát ). Có một số nội dung về quán thân, chúng ta cảm nhận được nội dung chủ yếu quán về quá trình sinh, lão, bệnh, tử, quán về các bộ phận cấu tạo lên cơ thể ( nhưng mơ hồ do thời đó con người chưa biết nhiều đến các bộ phận, cấu tạo của cơ thể ). Quán cảm thọ về các cảm nhận về thân của tâm: nóng, lạnh, run, mỏi mệt, đau đớn, ngứa, xót … 

Tất cả những nội dung trên gọi chung là pháp quán thân vô thường. 

Đã là con người thì thân xác vô thường, vẫn phải tuân theo quy luật của tự nhiên đó là sinh lão bệnh tử. Kể cả những con người tu hành đắc đạo, những người đã giác ngộ hay như Phật Thích Ca cũng vậy.  Vậy nên giáo lý nhà Phật chỉ coi thân là ngôi nhà chứa tâm trong cõi tạm. Sự giải thoát mà Phật nói đến trong những thuyết giảng của mình chỉ về phần Tâm trong con người. 

Vậy là khi con người đắc đạo ( giải thoát ) thì thân xác vẫn bị hủy diệt theo thời gian với quy luật tự nhiên. Còn Tâm chúng ta đã được giải thoát, đoạn diệt khỏi khổ đau, không bị luân hồi trói buộc và sẽ tồn tại ở một nơi nào đó, một thế giới mà người thường chúng ta chưa bao giờ thấy, cảm nhận được. 


Sao mà phải giải thoát và giải thoát cái gì ? Giải thoát khỏi cái gì ? 

Điều cốt tủy của đạo Phật là nhận diện được cái khổ, nguyên nhân của khổ, cách cái khổ vận hành, cách diệt khổ ( thoát khổ- hay còn gọi là giải thoát ). Quy luật về khổ có sẵn trong thế giới loài người và muôn vật, Phật là người đã tìm ra và diễn giải cho chúng ta biết, hướng dẫn cho chúng ta cách để con người chúng ta giải thoát khỏi nó. 

Cuộc sống con người chúng ta có khổ có vui. Vui là sung sướng tấm thân, đạt được những mong muốn về công danh, tài lộc, yêu đương, … . Khổ là ốm đau, già bệnh, chết đi, hay buồn sầu bi ai, thù hận ghen ghét, thất bại không toại nguyện ước muốn,  … . 

Vui lại là nguyên nhân của khổ bởi điều vui ta mong muốn khi không đạt được sẽ sinh ra khổ. Ví dụ: mong muốn luôn khoẻ mà bệnh tật ập đến sẽ thấy khổ buồn; mong muốn công việc thành công khi gặp thất bại sẽ thất vọng, buồn; khi muốn người khác nghe theo mình mà họ không nghe thì sinh tức giận …

Một chuỗi những điều bất toại nguyện trong khi mong muốn của con người không ngừng gia tăng do tâm tham luôn phát sinh và dẫn dắt. 

Sao mà phải giải thoát ? Bởi con người chúng ta bị vùi dập, trói buộc trong khổ đau. Thoát khỏi khổ đau là chúng ta tiến tới giải thoát, mọi ràng buộc trong bể trầm luân được cởi trói cho cuộc sống thư thái. 

Vậy khi mà tâm cứ chồng chất thêm những hỉ nộ ái ố của đời thì thì sao để thoát ra đây. Thân cũng chất chồng thêm sự già đi, luyến ái sâu thêm, đau yếu, bệnh tật xâm nhập … làm sao không khổ đây. Phật ngộ ra con đường đó, con đường của giới - định - tuệ. Thực hành thiền và giữ giới ( tránh tham dục, sân si ). 


…………. ( còn tiếp )




CẢM NHẬN VỀ THIỀN


( Kẻ phàm phu này sống trong cõi Ta Bà, đam mê suy tư về con đường chỉ dạy của Phật ) 

Thiền chỉ đơn giản là nhận biết và ghi nhận !

Khi quý vị đứng, nhận biết là mình đang đứng. Khi đi, nhận biết mình đang đi … 

Khi nói, nhận biết mình đang nói, quan sát lời nói dù nhanh hay chậm . 

Khi giận dữ, chỉ cần nhận biết khi cơn giận đang diễn ra. Không đấu tranh hay né tránh, vì nếu muốn đấu tranh với cơn giận, bạn phải tạo ra sự giận dữ hơn nó, hoặc một tâm trạng nào đó mạnh hơn. Chỉ đơn giản biết mình đang giận, có mặt cùng nó vậy là đủ; né tránh hay tạo một cơn giận khác hay bất cứ một cách làm nào khác là bạn đã làm theo một sự khởi phát ( duyên khởi ) mới nơi tâm mà bỏ mất đi sự nhận biết và ghi nhận nó để thực hiện theo nó và như vậy quý vị đang bị nghiệp dẫn dắt ( gọi là không tỉnh giác hay là đang bị vô minh dẫn lối ).

Người ta nổi nóng đơn giản vì người ta không biết bản thân đang nổi nóng, bị dẫn dắt bởi những khởi phát nóng giận ở tâm, chỉ những người xung quanh hoặc người chịu ảnh hưởng là biết.

Thiền không chỉ là về sự im lặng, bạn phải đi vào cả sự ồn ào. Không chấp vào bất cứ điều nào. Môi trường tĩnh lặng rất tốt cho thiền vì giảm bớt những nhiễu động khởi phát nơi tâm do âm thanh, những phiền nhiễu đem đến, nhưng cuộc sống của chúng ta sao lúc nào cũng ở trong trạng thái như vậy được. Cũng như vậy với những xúc chạm trong cuộc sống thường ngày, trừ trường hợp quý vị là một nhà tu hành ở ẩn, xa lánh trần thế. Thiền giúp chúng ta không bám chấp vào một điều gì, Phật Hoàng Trần Nhân Tông có câu rất ngắn gọn nhưng nói lên đây đủ pháp hành thiền: ( Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền ). Với mọi sự khởi phát nơi tâm đều được kiểm soát chính là giữ giới và khi đắc giới sẽ đạt được định rồi tuệ giác phát triển.   

Giận dữ với một âm thanh nào đó , thật ra không hẳn là chỉ với âm thanh đó mà là thứ đứng sau tạo ra âm thanh. ( kẻ nào đó thật bất lịch sự khi mở nhạc ồn ào vào lúc này...).Tiếng gió có thể ồn ào hơn cả âm thanh phát ra từ nhà hàng xóm , nhưng bạn không thể giận dữ với gió, vì bạn không tìm thấy đối tượng để tạo ra cơn giận. Trong tất cả mọi trường hợp vậy đều có một sự khởi phát sự tức giận từ tâm, với người bình thường chưa thực hiện thiền Tứ niệm xứ ( cảm nhận và ghi nhận ) sẽ không biết và nhận ra được điều này.

Chánh niệm và tỉnh giác !

Chánh niệm - rất nhiều người nói đến điều này. Chúng ta lạc vào một rừng những khái niệm, câu từ, nhưng cuối cùng có thể cũng chả biết thực hành Chánh niệm cụ thể như thế nào. Khi bạn quan sát nơi cơ thể, quan sát nơi tâm mình đang ở tình trạng, tâm trạng gì thì là bạn đang Tỉnh Giác, kèm một động tác ghi nhận những điều đó là Chánh niệm. Nếu bạn dùng ý chí để đưa một tâm trạng khác đề lên để lấn át tình trạng và tâm trạng hiện tại ( là một khởi phát của một duyên khởi dẫn dắt khác trong tâm rất nhanh và vi tế đến nỗi người bình thường chúng ta không nhận ra, hoặc do thực hiện sai về thiền là nhận biết và ghi nhận đã bỏ sót khởi phát duyên khởi này ) như vậy quý vị đã rời xa tỉnh giác và bị quy luật dẫn dắt tạo nghiệp của tâm lôi kéo lúc đó quý vị đã mất đi Chánh niệm và Tỉnh giác. 

Khi bạn luôn luôn tỉnh giác bạn sẽ nhận thấy Tâm dẫn dắt mình như thế nào và sẽ thấy vạn pháp duy tâm tạo: vui, buồn, giận, thương ... đều khởi phát từ nơi tâm và những khởi phát này không thường hằng ( không tồn tại vĩnh viễn ) rồi nó sẽ trôi đi và mất dạng, nhưng chúng lại có thể xuất hiện khi thời điểm và hoàn cảnh phù hợp xảy ra, hoặc chúng có thể bất chợt ập đến với tần suất dày đặc để thôi thúc ta hành động tạo nghiệp ( nghiệp lực ). Các khởi phát nơi tâm này nếu chỉ dừng lại nơi tâm mà không chuyển hóa thành hành động ở nơi thân thì nghiệp sẽ không hoàn tất ( hành động ở nơi thân ví dụ như đấm đá, cưỡng dục, giết người, chửi bới, nói xấu, nói dối hoặc thực hiện những việc tốt như bố thí, nói lời hay cho đời, làm việc tốt, quyết tâm chăm chỉ làm việc, mang tiền đầu tư ....)

Khi bạn nắm bắt kịp được những chuyển biến của tâm ( Chánh niệm và tỉnh giác ) thì sự khởi phát nơi tâm về một nội dung nào đó với mức độ dày đặc cũng không đẩy bạn tiến tới hành động nơi thân để tạo nhân quả và sau một thời gian những khởi phát đó sẽ biến mất, như vậy bạn đã đoạn diệt được nó. Khi thiền đến một mức cao, quý vị đã tinh tấn đến một mức độ tất cả các khởi phát nơi tâm xuất hiện đều được ghi nhận và không để chúng dẫn dắt hành động nữa, lúc đó tâm bạn sẽ rơi vào vô thức ( trạng thái ban đầu của định - sơ thiền ). 

Quá trình thiền tiếp tục Tâm chúng ta có những khởi phát dần trở về với não bộ lúc mới là phôi thai trong bụng mẹ. Tiếp đó chúng ta sẽ nhận biết và ghi nhận những khởi phát rất vi tế và thâm sâu của tâm có thể khác với những xúc cảm thông thường mà con người cảm nhận được, rồi vượt chút nữa là khai mở tâm thức và sẽ biết được những dữ liệu cảnh giới các kiếp trước ( điều này tại hạ chưa làm được)

............ ( còn tiếp )

GIỚI ĐỊNH TUỆ

 ( Kẻ phàm phu này sống trong cõi Ta Bà, đam mê suy tư về con đường chỉ dạy của Phật ) 

Giới là những thiện căn mà chúng ta những con người thiện lành hướng tới. 

Định là một trạng thái của tâm mà khi đó các khởi phát trạng thái từ Tâm ( Duyên khởi ) đã được diệt trừ ngay khi nó xuất hiện. 

Tuệ là trạng thái khi những tri thức ẩn sâu trong tâm thức của chúng ta được khởi phát.

Tại sao khi con người giữ giới đạt đến đắc giới thì sẽ đến với trạng thái định của tâm và khi tâm đạt đến trạng thái định thì tuệ giác sẽ khởi phát ? 

Đây thực chất là một quá trình tiến tới giác ngộ của tâm, một quá trình tiến tới cảnh giới đắc đạo. 

Với con người bình thường chúng ta ( không tu thiền và hành các giới luật của nhà Phật ) thì tâm chúng ta luôn có những khởi phát của mọi trạng thái ( duyên khởi ) : hỉ nộ ái ố, vọng tưởng, ước muốn, dục vọng … chúng đến với tâm chúng ta từng phút giây, dấn dắt cuộc sống của chúng ta theo nghiệp của mỗi người ( nghiệp lực ). Khi chúng ta thực hành giữ giới là thực chất chúng ta kiểm soát những khởi phát này một cách nghiêm ngặt hơn những người không hành pháp giữ giới. Những người không hành pháp giữ giới và không tu thiền cũng có những khả năng nhất định về giữ giới. Khả năng này chủ yếu do giáo dục thông thường, luật pháp của xã hội, tập quán sinh sống tạo ra. Ví dụ như: khi nhìn thấy một cô gái xinh đẹp thì tâm của những người đàn ông chân chính thường sẽ khởi phát ý niệm về nhục dục và nó hối thúc họ hành động để đạt được dục vọng, nhưng do được giáo dục về đạo đức, do luật pháp quy định, do tập quán sinh sống không cho phép họ làm như vậy và những điều này ăn sâu vào tâm thức đã ngăn chặn họ hành động ( trừ trường hợp nghiệp lực quá lớn lấn át che mờ tâm họ thì có thể xảy ra hành động, nhẹ thì tán tỉnh, nặng thì cưỡng hiếp … ). 

Khi quý vị phát tâm nguyện giữ giới và hành ( thực hành ) giữ giới theo Phật Pháp là quý vị luôn phải kiểm soát sự dao động của tâm mình, trong mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh để nắm bắt và kiểm soát toàn bộ những duyên khởi khởi phát nơi tâm ( người mới tu hành hoặc người hiểu sai về pháp hành giữ giới thường quan niệm là gạt bỏ những khởi phát không thiện như: dục vọng, tham sân si, ác ma, vọng tưởng … rồi dùng những vọng tưởng về những điều tốt đẹp, niềm vui, sự yên bình … để chế áp lại.( Đây là một sai lầm lớn trong việc thực hành giữ giới và trong việc hành thiền vì như vậy các duyên khởi không được đoạn trừ, nó sẽ tạm ẩn đi rồi bùng phát ngay sau khi những vọng tưởng đè nén của chúng ta dừng lại. Và đặc biệt là những vọng tưởng tốt đẹp dùng để lấn át các duyên khởi hiện tại đó lại chính là các duyên khởi mới dẫn chúng ta đến sự bất toại nguyện vì hoàn cảnh thực tại không được như vậy. Điều này càng làm trầm trọng thêm sự đau khổ ).

Khi tất cả những khởi phát nơi Tâm ( duyên khởi ) được kiểm soát bằng giới hạnh nghiêm ngặt ( Chánh niệm và tỉnh giác - luôn theo dõi và ghi nhận các chuyển biến nơi tâm và không bỏ sót những khởi phát nơi tâm ). Chính các duyên khởi xuất hiện chồng chất nơi tâm lôi kéo chúng ta tạo nghiệp, che mờ tâm nguyên thủy và nó chính là màn vô minh che mờ tâm tuệ giác. Khi chúng ta quán niệm và tỉnh giác thì tất cả những duyên khởi đó, do tính chất vô thường nên chúng dần biến mất, dẫn đến màn vô minh dần được xóa bỏ ) Những dao động vi tế nhất cũng dần xuất hiện và tuệ giác dần dần được khai mở … tâm dần hết dao động và trở về trạng thái tĩnh lặng; đó là trạng thái định ban đầu của Tâm. mời quý vị đọc tiếp phần luận về pháp thiền tại hạ sẽ viết ở các bài liên quan đến pháp thiền ). 

Giải đoạn này tâm chúng ta rất nhạy cảm, khi khởi phát một suy nghĩ gì tâm sẽ cập nhật dữ liệu rất nhanh, chúng ta có thể hoảng hốt vì điều đó, và lúc này chúng ta vẫn cẩn phải tỉnh giác và Chánh niệm nếu không tâm sẽ dẫn chúng ta tới những cảnh giới khác nhau của các kiếp, các cảnh giới địa ngục, thiên đàng … mà không đến được tận cùng của con đường giải thoát...

...................( còn tiếp)

( Tất cả những nội dung tại hạ viết ở đây đều là sự dẫn dắt từ tâm, việc hành pháp và chứng thực các cảnh giới tại hạ vẫn chưa đạt được trên thực nghiệm; coi như là một đoạn văn hư cấu giải trí mua vui cùng quý vị. Xin hoan hỉ tới những ai cùng có duyên về những điều xa vời này ) 

04 tháng 11 2018

Đạo Phật và thuật phong thủy





  Có hai điểm chung giữa đạo Phật và thuật Phong thủy:

- Một là đều là môn khoa học 
- Hai là chỉ ra những điều tốt đẹp để con người hướng tới và những điều không tốt đẹp để con người nên tránh.
Có những điểm khác biệt cơ bản là:
- Đạo Phật nghiên cứu các quy luật tồn tại tự nhiên của Tâm ảnh hưởng tới vận mệnh con người.
- Phong thủy nghiên cứu các quy luật tự nhiên của thế giới ngoài Tâm ảnh hưởng tới vận mệnh con người.
Đạo Phật nói về quy luật tồn tại tự nhiên của Tâm là lĩnh vực khoa học mà cách đây hơn 2k năm Phật đã truyền giảng ngay sau khi đắc đạo. Khi điều phục được Tâm là ta có thể thay đổi được vận mệnh của chính mình. Có câu: "vạn pháp duy tâm tạo " hay câu: " Tâm bất thiện phong thủy vô ích " đều nói lên ý nghĩa thay đổi vận mệnh từ Tâm.



28 tháng 3 2017

Tâm vô thức



Từ bao đời kiếp trước
Thủa khai thiên lập địa
Một Tâm được sinh ra (1)
Thanh tịnh và rổng rang
Như mặt hồ phẳng lặng
Tinh khiết tờ giấy trắng
Gọi là TÂM VÔ THỨC,
Hay là TÂM TĨNH LẶNG.
Ví như cái ổ cứng 
Chưa cài đặt lập trình,
Rồi tạo hoá cài đặt
Vọng tưởng tham sân si
Qua từng kiếp từng kiếp.
Nay chúng ta sinh ra
Tâm vô thức vẫn đó
Vô minh phủ bao lớp
Vọng tưởng tham sân si.
...
Bắt đầu từ kiếp này
Bao dữ liệu lại ghi
Bao phủ tâm vô thức
Lớp lớp càng dày thêm
.....................................
(1) Tâm ở đây tương ứng với mỗi con người. Mỗi người có một Tâm vô thức được khởi sinh từ thủa khai thiên lập địa ( vô cực )

Vô minh và nghiệp lực

Chúng ta những con người
Ngay từ lúc sinh ra
Đã được cài đặt sẵn
Dữ liệu của tạo hoá  
Để nghiệp lực vận hành:
Một già hoá và chết
Hai là tham sân si
Ba vọng tưởng nơi tâm ...
... 
Hãy nhìn một đứa trẻ,
Bộ nhớ chưa được ghi 
Những kinh nghiệm cuộc đời
Chúng đã có tức giận
Phá bĩnh khi không ưng.
Khi bạn bè giỏi hơn,
Chúng xuất hiện ghen tức.
Khi có lời ngợi khen,
Chúng thấy vui ngập tràn.
Hoặc khi nhận chia phần
Thường giành lấy phần hơn ...
...
Tham sân si tự tính
Không dạy bảo cũng sinh,
Những vọng tưởng ham muốn
Gặp đối tượng bùng phát. 
Thân già và chết đi
Không cưỡng được mệnh trời ...
Tất cả những điều đó
Xuất hiện thật vi diệu 
Dựng lên màn vô minh
Để vận hành nghiệp lực
Nhân quả bao kiếp người 
Che mờ tâm tĩnh lặng ... 

08 tháng 1 2017

Ổ cứng máy vi tính và nguyên lý của khai mở tâm linh


   Ổ cứng máy vi tính và nguyên lý của phép khai mở tâm linh trong thiền quán
Ổ cứng máy tính có những hoạt động giống như bộ óc con người chúng ta vậy. Được lập trình để ghi nhận, lưu trữ và xử lý các dữ liệu. Có những thao tác, lập trình để xoá bỏ toàn bộ dữ liệu và hệ điều hành khiến cho ổ cứng trong tình trạng trống ( như mới ), để rồi lại có thể cài đặt hệ điều hành, lập trình, phần mềm ứng dụng mới. Các lập trình cũng có thể tạo ra những phần mềm để có thể cứu những dữ liệu đã bị xoá bỏ trước khi cài đặt một hệ điều hành mới. Đôi khi có lỗi hệ thống điều hành khiến dữ liệu cũ mới có thể đan xen và phá hỏng hệ thống ...
Bộ óc con người chúng ta cũng có những biểu hiện của những chức năng như ổ cứng của máy tính, nhưng nó vi diệu và mang nhiều yếu tố phi vật chất ( tạm gọi là tâm linh ). Khi chúng ta sinh ra, trên cơ thể chúng ta có một bộ não và hệ thống những bộ phận với vô vàn chức năng tạo ra một hệ điều hành tinh vi, cao siêu ... Ở dây tôi không mô tả và cũng là không đủ khả năng để mô tả sự tinh vi đó mà muốn đề cập đến cách thức hoạt động của não bộ dưới góc nhìn từ tưởng tượng để so sánh với cách thức hoạt động của ổ cứng máy vi tính. Như đã nói ở trên, khi sinh ra chúng ta có một bộ não, và nó bắt đầu hoạt động từ khi chúng ta còn trong lòng mẹ. Những cảm nhận từ tất cả các giác quan kể cả giác quan thứ sáu, thứ bẩy ... bắt đầu được ghi nhận và xử lý. Từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây các dữ liệu cập nhật không ngừng nghỉ, kể cả lúc chúng ta ngủ ( khi ta ngủ thì các hoạt động của rất nhiều bộ phận trong cơ thể vẫn hoạt động tiếp diễn và chúng vẫn luôn được não bộ của chúng ta kiểm soát, khống chế ... Ngoài ra còn có những vấn đề ngay trong não bộ đó là những giấc mơ ... ). Các dữ liệu này chồng chất trong não bộ và nó tạo lên những ký ức trong tâm ý, khi cần có thể lục tìm và cũng có lúc nó chợt hiển hiện ra không theo chủ ý của chúng ta. Cả một đời người biết bao nhiêu dữ liệu được lưu trữ, thật là một bộ nhớ khổng lồ. Nhưng chưa hết, có những dữ liệu không xuất hiện trong cuộc đời chúng ta để lưu trữ vào não bộ cũng có thể xuất hiện như những linh tính, linh cảm, những giấc mơ, những khả năng tự nhiên bộc phát, những cảm giác ghen tị, gato, giận dữ tự dưng xuất hiện, tình cảm trai gái tự nhiên bùng phát ... tất cả những điều này nói lên rằng khi chúng ta sinh ra thì não bộ ( tâm ý ) của chúng ta không phải như một bộ ổ cứng vừa mới xuất xưởng và chưa có tác động nào vào dữ liệu, não bộ đã có những dữ liệu lập trình từ trước đó. 
Vậy là não bộ của chúng ta có những dữ liệu liên quan đến nó trước khi nó hình thành trong cơ thể chúng ta ở dạng vật chất. Mỗi khi chúng ta huy động tâm ý để lục tìm trong ký ức ( hình dung như chúng ta reset lại hệ điều hành ) theo cách thông thường thì chúng ta chỉ lùi về được đến thời điểm não bộ của chúng ta bắt đầu hình thành ở dạng vật chất thông thường mà thôi ( nói vậy chứ cũng hiếm có ai làm được vì như vậy là nhớ được những ký ức từ khi trong bụng mẹ, có lẽ chỉ nhớ được đến lúc 2-3 tuổi là cùng ). 
Khi chúng ta lục tìm được những dữ liệu trước thời điểm não bộ hình thành dưới dạng vật chất là chúng ta đã vượt qua được bức tường vô minh mà tạo hoá dựng lên, đồng nghĩa với việc khai mở tâm linh. Chúng ta sẽ biết được trước khi chúng ta sinh ra thì chúng ta là ai, chúng ta đã có những nghiệp gì ... Cách thức nào để chúng ta làm được điều này ? nội dung nguyên lý và chi tiết của cách thức này như thế nào ?. Xin mời quý vị đọc trong bài tiếp theo. Rất vui với ai có duyên để đọc được đến những dòng viết cuối của bài này ! 

04 tháng 1 2017

Quả bóng bơm căng và nguyên lý chữa thân bệnh bằng Thiền Quán





  Quả bóng bơm căng được tạo bởi vỏ quả bóng và không khí bơm vào trong quả bóng. Khi bơm một lượng khí vửa đủ vào quả bóng để quả bóng có độ căng phù hợp nhất, thì khi đó quả bóng như một thực thể hoàn chỉnh. Mỗi một tác động từ bên ngoài vào khiến vỏ quả bóng biến dạng lõm vão, nhưng ngay lập tức lực đẩy của áp lực không khí sẽ giúp quả bóng trở lại trạng thái căng tròn. Cách thức này gợi ý cho chúng ta một quy luật tồn tại trong tự nhiên đó là xu hướng bảo toàn tính toàn vẹn của mỗi sinh vật sinh ra trên trái đất.
  Ví quả bóng bơm căng vửa đủ với cơ thể con người chúng ta trong cái nguyên lý bảo toàn tính toàn vẹn của sinh vật sẽ thấy nhiều điều lý thú và khoa học từ phép thiền quán ( đặc biệt là quán thân ). Quả bóng luôn bị các vật tác động từ bên ngoài đến vỏ khiến nó luôn trong tình trạng bị biến dạng, nhưng luôn có các lực đẩy của không khí bị ép trong quả bóng đến mọi vị trí trên vỏ, tập trung đến những nơi biến dạng và như vậy là nó luôn giữ được hình dáng căng tròn. Chúng ta có thể hình dung cơ thể con người cũng gồm hai phần, đó là thân xác và tâm ý. Gọi là tâm ý có thể hiểu và hình dung như là một nơi thu nhập tất cả các tín hiệu từ cơ thể chuyển đến và xử lý tất cả những tín hiệu đó một cách phù hợp ( để bảo toàn tính toàn vẹn của cơ thể ). Có thể hình dung đó là bộ óc của chúng ta cũng tương đối chính xác vậy. Khoa học hiện đại  có thể chưa tìm ra được hết những nguyên lý hoạt động của bộ não, nhưng cũng đã biết được rằng tất cả các hoạt động của chúng ta đều liên quan đến não. Từ những hành động của cơ thể xuất phát từ ý thức như nói năng, đi lại, làm việc ... thì đến cả những hoạt động không có ý thức trong cơ thể chúng ta như co bóp tiêu hoá, tim đập, điều chỉnh hoocmon... tất cả đều từ não bộ điều khiển. 
  Khi một tác động nào đó từ bên ngoài xâm phạm vào cơ thể, ngay lập tức nó sẽ được truyền đến não để chúng ta nhận thấy ( ví như khi ta đau bệnh thì những đau đớn chính là tiếng kêu cứu của cơ thể đến để tâm ta cảm nhận được sự đau đớn ). Và để bảo toàn tính toàn vẹn thì bản thân hệ thống cơ thể chúng ta sẽ nhận được lệnh từ não bộ ( tâm ý ) để thực hiện lập lại sự cân bằng.
Hãy nhìn quả bóng, nếu áp lực khí đẩy không đủ thì khi có lực từ ngoài tác động sẽ khiến nó móp méo, biến dạng và tính toàn vẹn của nó bị phá bỏ, hình dung như sự không để ý đến những đau bệnh nơi cơ thể mình.
 Khi chúng ta tập trung tâm ý để quan sát toàn bộ cơ thể, những điều bất bình thường trong và trên cơ thể sẽ được não bộ cảm nhận một cách chuẩn xác nhất và đó cũng chính là sự kích hoạt tối đa nhất cho hệ thống lập lại cân bằng cho cơ thể ( có thể hình dung là hệ thống miễn dịch ). Sự tập trung của tâm ý thường bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài hoặc những duyên khởi dấy lên từ vô thức, khi đó thì cách niệm tên những cảm giác đau bệnh trên cơ thể sẽ giúp tâm không bị phân tán, như vậy não bộ chúng ta sẽ nhận được các thông tin chính xác hơn và đương nhiên tác dụng tự chữa bệnh của cơ thể sẽ mạnh hơn.

Khi chúng ta đau bệnh, thường mọi người có suy nghĩ làm việc gì đó để quên bệnh tật đi sẽ giúp đỡ bệnh, điều này ngược lại hoàn toàn với lý luận trên. Chúng ta phải đối mặt trực tiếp với bệnh tật, nắm bắt chặt chẽ từng biến chuyển của nó để cơ thể chúng ta làm nhiệm vụ của mình, điều này cũng là ý mà người đời truyền lại từ lời dạy của Phật, đó là: " Tất cả đều vô thường ... ", vậy đau bệnh nơi thân thể ta cũng là vô thường ...
  Đôi lời diễn giải gọi là chia xẻ mang tính tự ngẫm và thư giãn. Rất vui khi có ai đọc được đến những câu cuối của những lời chia xẻ này ! 


22 tháng 4 2016

Bàn về nguyên lý của pháp quán thân chữa thân bệnh

   Có lẽ tất cả những cảm nhận, cảm giác của các nơi trên cơ thể chúng ta đều được đưa đến não bộ và từ não bộ sẽ xuất hiện mệnh lệnh cho cơ thể chúng ta thực hiện. Những hành động khua chân múa tay, nói cười ... là chúng ta nhận thấy rõ, nhưng biết bao nhiều những hoạt động, vận hoá, cảm xúc trong cơ thể thực hiện âm thầm sao mà chúng ta biết được. Vậy là có một sự chỉ đạo, cái đó thật nhanh hơn chớp, biến hoá ảo diệu vô cùng tận trong cơ thể chúng ta, chỉ trong thời khắc ko tưởng là cả sự cảm nhận, phân tích, ra lệnh và hành động đã được hoàn tất. Nó là cái ý dẫn dắt trong mỗi con người. Nó điều khiển tất cả, ko chỉ chân tay, mắt miệng, cảm xúc mà còn điều khiển cả sự vận hoá, sinh hoá trong cơ thể. Có lẽ khi ta bị bệnh, khi mà cơ thể đau đơn kêu cứu thì ý chúng ta lại tập trung vào những việc nào đó để quên đi sự kêu cứu đó lại là một sai lầm ? Theo tôi đó là một sai lầm nguy hại của duyên nghiệp mỗi con người chúng ta.
Pháp thiền ở đây là sự đối diện trực tiếp với những hiện tượng bất thường nơi cơ thể mình để cơ thể huy động khả năng hoá giải. Có nhiều trường hợp bị đau bệnh lâu ngày mãi mới quyết định đến bệnh viện để khám chữa, mấy ngày đêm trước khi quyết định đi khám mới tập trung để ý kỹ cơ thể mình đau bệnh ra sao thì vài hôm lại thấy đỡ thậm chí khỏi mà ko phải đi khám nữa mới nói đùa rằng cứ doạ đi khám là bệnh tự hết. Những trường hợp này đúng là vô tình thực hiện đúng pháp thiền chữa bệnh này ( pháp thiền dựa theo nền tảng của pháp thiền Phật ). Nói vậy chứ đây cũng chỉ là một phương pháp tham khảo cho quý vị chứ không dám gọi là phổ biến hay dụ dỗ gì, mong rằng nếu thực hiện mà có những điều gì thắc mắc và phát hiện mới xin phản hồi để tôi cũng như quý vị nào quan tâm nắm bắt được và đúc rút kinh nghiệm. Chúc tất cả các quý vị thân tâm an lạc !

22 tháng 11 2015

Bàn về Tâm bệnh


Chúng ta thường nghe nói câu Tâm bệnh và luận theo quy nạp ngũ hành là sợ thì hại thận, vui mừng thì hại tâm, lo lắng thì hại tỳ, giận dữ thì hại can, buồn thì hại phế. Tiếp theo đưa ra pháp điều trị các chứng bệnh có liên quan đến các tạng phủ, vệ vinh khí huyết, huyệt vị kinh lạc, tinh khí thần ... để lấy lại cân bằng cho cơ thể, kèm theo lời khuyên cho việc giải quyết Tâm bệnh là bệnh nhân nên điều hoà tâm lý, giữ thăng bằng các cảm xúc, tình cảm để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ ... Như vậy việc chữa trị của chúng ta mới là ở phần ngọn ( nơi cơ thể - các tạng phủ, vệ vinh khí huyết, huyệt vị kinh lạc, tinh khí thần .. ) còn phần gốc ( Tâm bệnh ) thì thật là chưa đưa ra pháp chữa thoả đáng vậy. Chúng ta chữa các bệnh cho cơ thể bệnh nhân có thể thành công trong một giai đoạn, nhưng cái gốc là Tâm bệnh vẫn còn đó thì chả mấy người bệnh đó lại rơi vào vòng xoáy của nghiệp bệnh.
Tâm bệnh là thế nào đây ? Một vấn đề mông lung và nan giải vì nói đến cái Tâm thì đã là quá trừu tượng rồi, mà quá trừu tượng thì rất khó nắm bắt cách thức hoạt động của Tâm, cái nguyên nhân gây ra Tâm bệnh và pháp chữa như thế nào ? Khi người bệnh cứ dấy lên sự lo âu hay giận dữ hận thù, nóng nảy vội vàng, ghen ghét đố kỵ ... chúng ta khuyên họ hãy bình tĩnh, điều hoà được không ? Xin thưa với các quý vị rằng chỉ có thể được trong chốc lát, thậm chí không thể được vì trong họ cái duyên khởi tạo nên thứ tình chí đó cứ ngùn ngụt che mờ trí huệ nơi họ, quyết dẫn dắt họ theo nghiệp quả đã định. Dứt ra khỏi tình trạng đó ư, có thể cả đời người không thể thoát hoặc có thể đến thời điểm duyên nghiệp viên thành, đó cũng chính là nghĩa thọ nghiệp khổ của con người chúng ta. Cái thời điểm duyên nghiệp viên thành ở đây thật rộng lớn và vi diệu theo thuyết nhân quả bởi chỉ một nhân tố rất nhỏ của sự vật hiện tượng cũng có thể làm con người ta ngộ ra được cái Tâm mình đang lạc lối như thế nào, hoặc gặp được pháp vi diệu, hoặc có thể phải trả giá bằng tiền bạc, sinh mạng, bằng bệnh tật ... 

Xin thưa với quý vị, tôi đây là một con người bình thường, sống theo cuộc sống đời thường dân dã, không danh vọng, chức tước, tiền bạc thì chả dư giả ( chỉ tạm trang trải cho cuộc sống bản thân và gia đình trong cuộc sống đạm bạc thường ngày ), có điều thường đọc sách vở, chép ghi và ngẫm ngợi, tâm thường hướng tới việc thiện, tránh xa việc ác, đố kỵ, tham lam. Tôi cũng có thời gian dài may mắn thăm lễ chùa Hương hàng năm, và rồi thật may mắn trên con đường Tâm đạo là khi suy diễn sự sống chết và tò mò tìm hiểu cái ta là ai thì được dẫn dắt đến với Phật Pháp. Đến với Phật Pháp, bản thân tôi thấy luận về Pháp thật mông mênh, sách về kinh Phật, luận bàn thật vô lượng không kể hết, nhưng sau thời gian dài đọc ngẫm tôi cảm nhận và ý thức được rằng đạo Phật là đạo diệt khổ ban vui, giúp chúng sinh thoát kiếp khổ. Phần lý thuyết chính là Tứ diệu đế và Bát chánh đạo còn phần thực hành là thiền quán ( Tứ Niệm Xứ ), tự nhận thấy rằng đạo Phật như là một môn khoa học về Tâm trong một sự trừu tượng bao hàm tất thảy mọi sự vật hiện tượng thuộc về thuyết nhân quả.
Khi thực hành thiền quán ( Tứ Niệm Xứ ), mặc dù bản thân chỉ ở mức sơ khai chưa đạt đến tầng sơ thiền, nhưng tôi cảm nhận rõ rằng Tâm có những quy luật có thể nhận thấy rõ là những lo âu, buồn, vui, ganh ghét, đố kỵ, tức giận ... ( thất tình chí ) được khởi lên trong Tâm ta theo một cách thức dẫn dắt, lôi kéo ý chí và ý thức của chúng ta, rồi từ đó điều khiến cơ thể ta hành động. Quá trình này diễn biến rất nhanh khiến bình thường chúng ta không nhận ra, chỉ đến một mức nào đó trong luyện tập thiền quán chúng ta sẽ nhận thấy điều này. Ngoài những thứ thuộc thất tình chí còn có nhiều thứ khởi lên trong tâm ta từ các giác quan ( âm thanh, mùi vị, cảm giác, hình ảnh ... ), hay ảo giác, hồi ức, vọng tưởng, một điều gì đó như ta đã từng trải qua ... Tất cả những thứ này và thất tình chí ta gọi chung là duyên khởi. Các duyên khởi này tự xuất hiện trong Tâm, nhiều lúc ý chí chúng ta không kiềm soát và kiềm chế nổi bởi mức độ và tần suất của nó, nó khiến cơ thể chúng ta hành động để tạo nghiệp và chỉ khi tạo nghiệp rồi thì ý chí của chúng ta mới lại được các duyên khởi khác dẫn dắt để ngộ ra sự sai lầm hay sự đúng đắn của các hành động trước đây.
Cũng qua luyện tập thiền quán tôi cảm nhận được cách thức mà thiền Tứ Niệm Xứ xoá bỏ được những duyên khởi dấy lên nơi Tâm, đó chính là quán niệm. Với phương thức niệm tên tất cả những gì chúng ta thấy, cảm nhận thấy chính là ta bắt ý chí, ý thức chúng ta nắm bắt những duyên khởi dấy lên ở Tâm ta và như vậy không còn chỗ trống để chúng ta chuyển ý nghĩ sang hành động của cơ thể, đương nhiên như vậy thì nghiệp quả được dẫn dắt từ Tâm sẽ không viên thành và cơ thể chúng ta sẽ được nghỉ ngơi. Chuỗi nghiệp quả bị cắt đứt sẽ kéo theo các duyên khởi dấy lên từ Tâm sẽ dần bị đoạn trừ. Dần dần Tâm ta ít các duyên khởi dấy lên và đến một thời điểm nảo đó khi ý chí chúng ta nắm bắt và niệm song hành với bất kỳ một duyên khởi nào dấy lên trong Tâm sẽ dẫn tới trạng thái Tâm tĩnh lặng ( định Tâm ). Với cách thức như vậy thì thiền Tứ Niệm Xứ chính là pháp chữa Tâm bệnh mà không vị thuốc cũng như pháp chữa nào khác hiệu nghiệm hơn.
Cũng qua những chia sẻ ở trên, bản thân tôi cho rằng chúng ta hầu như ai cũng có Tâm bệnh, bởi chưa loại trừ hết tham sân si, chưa xoá bỏ hoàn toàn thất tình chí, vậy đều có Tâm bệnh và đều có nguy cơ khiến Thân bị bệnh bởi Tâm dẫn dắt Ý, Ý điều khiển Thân, Thân hành động. Trường hợp đạt trạng thái Tâm tĩnh lặng ( định tâm ) hoặc cao hơn nữa ta cũng phải luôn luôn tu tập và phòng chữa bệnh vì môi trường quanh ta xâm nhập vào các giác quan, bộ phận cơ thể từng giây, từng phút khiến tấm thân ta bị hư hoại dần mòn rồi đến lúc huỷ hoại ... vậy nên về cơ thể thì cõi Phật vẫn trong cõi sinh diệt. 
Ngày chủ nhật dông dài, kẻ dân dã này có đôi phút khua môi múa mép, có gì mạo phạm mong các bậc cao minh soi xét mà bỏ quá cho vì sở học và thực hành đạo Phật còn nông cạn, hiểu biết về mọi mặt còn nhiều thiếu sót. Cũng mong sự chỉ giáo của tất cả mọi người ! Chân thành cám ơn !

Chú giải:
1/ Tứ Niệm Xứ - là pháp thiền nguyên thuỷ mà Phật đã chỉ dạy, sau đó được các Phật tử lưu truyền đến ngày nay. Thường gọi tắt là Thiền quán hay Thiền Phật.
2/ Thất tình chí - là bẩy trạng thái tình cảm của con người ( vui mừng, giận dữ, thương yêu, buồn đau, lo nghĩ, sợ hãi, ghét ). Có sách nói "Thất tình" là: Hỷ - Nộ - Ưu - Tư - Bi - Khủng - Kinh. "Hỷ" là vui vẻ, sung sướng; "nộ" là tức giận; "ưu" là u sầu, buồn bã; "tư" là tư lự, lo nghĩ, "bi" là đau buồn, đau thương; "khủng" là sợ hãi; "kinh" là kinh hãi, sửng sốt quá mức. Trong Đông y, "thất tình chí" được sử dụng để chỉ 7 loại "tình chí" (tình cảm, tinh thần) - có liên quan mật thiết đến sức khỏe và bệnh tật. Có sách nói thất tình chí gồm: hỷ, nộ, ái, ố, uý, ưu, bi. Sách Tam tự kinh viết thất tình chí là: hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục ( vui mừng, giận dữ, buồn bã, vui vẻ, yêu thương, ghét, ham muốn )
3/ Tham sân si - là 3 phạm trù thuộc về Tâm của đạo Phật ( tham lam, sân hận, si mê ).
4/ Quán niệm - là quán sát và niệm. Quán sát là dùng cái ý chí, trí tuệ của mình để quan sát, theo dõi các cảm nhận, cảm giác, tâm tưởng ... xuất hiện ở môi trường xung quanh tác động vào ta, ở trong thân thể ta, ở trong tâm ta. Niệm là đọc tên nội dung tương ứng với các cảm nhận, cảm giác mà bản thân quán sát được, niệm là cách đọc mà không thành tiếng, không mấp máy môi ( đọc trong đầu ).
5/ Duyên khởi - là tên gọi chung cho các cảm nhận, cảm giác, tâm tưởng xuất hiện khi quán sát.



23 tháng 2 2014

Thân - Tâm - Ý ( Bài thứ hai )


 Ở bài thứ nhất tôi đã luận giải sơ phác về phạm trù thân - tâm - ý và sự tương tác của thân tâm ý đến tổng thể vận số con người. Vấn đề lưu tâm và chú trọng của tôi trong luận giải thân - tâm - ý chính là sự vận động, cách thức vận động và mối giao hoà, liên quan giữa thân, tâm và ý đến sức khỏe con người.
   Bác Hồ, là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn của nhân loại đã từng nói về sức khỏe bằng câu nói thật đơn giản, xúc tích, nhưng bao hàm ý nghĩ rất rộng lớn trong y học đó là: " khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái ". Khái niệm về sức khỏe ở câu nói của Bác đã bao gồm cả ba khía cạnh Thân - Tâm - Ý của con người. Thân con người ta có thể hình dung được cấu tạo tư các bộ phận và các bộ phận được liên kết, nuôi dưỡng bơi hệ thống " dung môi ". Dung môi ở đây được hiểu là bao gồm các chất dịch và các chất khí. Chất dịch gồm rất nhiều thành phần hợp lại như: huyết, bạch huyết, các dưỡng chất, ... ; Chất khí cũng bao gồm rất nhiều loại khí như oxy, cacbonic, hydroxit ... Cách nói nôm na của chúng ta thì " khí huyết " là đã bao gồm toàn bộ phần " dung môi " của cơ thể. Khi một cơ thể mà khí huyết bị ứ tắc, lưu thông kém thì các bộ phận cơ thể sẽ bị ảnh hưởng do thiếu sự liên kết, do thiếu chất nuôi dưỡng ... Và dẫn tới đau ốm. Trong đông y học cổ truyền thường có câu " Thông thì bất thống, thống thì bất thông " tạm dịch là: " lưu thông thì không đau, đau tức là không lưu thông ", cũng là nói lên cái nhân quả của khí huyết với cơ thể con người ta như cách hiểu ở trên vậy. " Tinh thần thoải mái " ơ đây cái tinh thần được hiểu bao gồm cả phần tâm và ý, tinh thần thoải mái là sự hoà hợp giữa tâm và ý, tâm không vương bận vào những lỗi âu lo, buồn bực, ( thất tình trí ) và cái ý không phải căng để suy luận, hay tính toán lựa chọn khó khăn cho những vấn đề của mình. Khi tâm và ý đều viên thành, thư thả cùng với thân không đau ốm, tật bệnh con người ta được sống hoà hợp giữa bản thân mình với cuộc sống, tận hưởng cuộc sống an vui trong kiếp sống của mình.
   Vậy, để có được sự hoà hợp của thân - tâm - ý chúng ta cần phải hiểu và làm những gì với thân, tâm và ý.
   Trước hết ta nói về tâm, tâm ở đây được hiểu là cái tâm dẫn dắt, cái tâm duyên khởi tự phát ơ mỗi người chứ không phải là cái tâm được biểu hiện qua hành động. Tâm được biểu hiện qua hành động là cái tâm đã được cái ý chuyển biến, nhào nặn và truyền đạt thông qua hành động của thân. Phương pháp thiền tứ niệm xứ của Phật pháp chính là biện pháp để thanh lọc tâm, chữa những " chưng bệnh " của tâm, hay có thể hiểu là tâm bị lệch lạc so với cái đạo lý, luân thường của con người. Cái lệch lạc, không đi theo đạo lý con người ví như là cái ác, cái tham, cái hận thù, cái si mê ... Nó làm con người ta u mê, phạm vào những tôi ác với đồng loại và chính nó lại gây bao tác hại cho ý và thân của  bản thân con người mang trong mình cái tâm như vậy, theo nhà Phật là nghiệp ác được tạo lên.
                                                               **************
   Phương pháp thanh lọc tâm là thiền quán tứ niệm xứ. Thiền tứ niệm xứ thực hiện theo một phương pháp khoa học để loại bỏ sự tạo nghiệp, giúp tâm tĩnh lặng trước mọi biến cố của cuộc đời. Nguyên lý thấu suốt của phương pháp khoa học này là dùng ý để nắm bắt các duyên khởi từ tâm, và khi sự rèn luyện của chúng ta đạt đến độ ý đuổi kịp duyên khởi từ tâm thì lúc đó ta có một tâm tĩnh lặng ( có lẽ cũng là bước sơ thiền được hình thành và cảm nhận ). Như ta đã biết là nghiệp được hình thành và hoàn tất là qua quá trình " tâm tác ý, ý khiển thân, thân hành động ", và cách thức vận hành các phạm trù này là như thế nào vậy ? Với những kiến thức sơ khai về Phật pháp và thiền tứ niệm xứ, cùng những trải nghiệm ban đầu về nghiên cứu, thực hành thiền tứ niệm xứ, tôi mạnh dạn đưa ra những kiểm nghiệm và lý giải nguyên lý và cách thức của một quá trình tạo nghiệp của mỗi người như sau:

- Bước thứ nhất: tâm dấy lên duyên khởi, các duyên khởi xuất hiện và biến hoá rồi vụt tắt không ngừng. Tất cả các lĩnh vực mà tâm muốn dẫn dắt sẽ gần như vô tình, chợt ập đến khiến những người chưa từng luyện tập thiền quán không thể nhận ra, thậm chí ngay cả với nhiều người có luyện tập thiền quán cũng khó mà nhận ra một cách rõ ràng sự xuất hiện và vụt tắt của các duyên khởi nơi tâm mình. Trong Phật pháp và thiền Phật có nhiều đoạn mục nói rằng: " tất cả sự vật, hiện tượng, ý tưởng, suy nghĩ của chúng ta luôn biến đổi và không thường hằng ...". Đây có thể gọi là giai đoạn " Tâm tạo tác ý ". Các duyên khởi cứ đến rồi đi, hiện lên rồi vụt tắt và có một hoặc rất nhiều duyên khởi được chúng ta lưu ý ( tức là có ý nghĩ suy diễn từ duyên khởi mà ta bắt gặp được ) đó chính là cách tâm tạo tác ý.
- Bước thứ hai: sau khi ta chú tám vào một duyên khởi nào đó vô tình dấy lên từ tâm, ta sẽ có sự phân tích, suy diễn và kết luận rồi truyền cái kết luận sang hành động ở thân  ( quá trình này gọi là ý ). Thường quá trình này ( chú ý, phân tích, suy diễn, ... truyền đạt hành động ) sẽ mất thời gian và các duyên khởi tiếp theo của tâm sẽ không được nắm bắt, nhưng khi ta ngơi suy nghĩ ( ý tạm lui ) thì các duyên khởi của tâm lại tiếp tục dấy lên, nếu các duyên khởi này lại có những chủ đề giống như lần trước thì nếp hằn suy nghĩ của ý càng sâu thêm về vấn đề này, dẫn tới chúng ta bận tâm rất nhiều vào một chủ đề mà tâm đã dẫn hướng một cách liên tục. Rồi nếu các truyền đạt từ ý đến thân được xác định một cách chắc chắn, lúc này thân hành động và có thể hoàn tất việc tạo nghiệp theo chủ đề được dấy lên ở tâm như đã nói ơ trên.
- Bước thứ ba: khi thân nhận được lệnh qua ý truyền đạt đến, thì thân sẽ hành động. Sự hành động của thân thật biến hoá và muôn hình muôn vẻ. Vận động của thân ơ đây được hiểu bao gồm cả những hành động được cảm nhận thấy từ bên ngoài và những vận động của cơ thể ở bên trong mà bằng các phương pháp thông thường ta không thể cảm nhận được. Ở bên ngoài nhận thấy được như: chạy, nhảy, đấm đá, cười, khóc,.... Nhưng ở bên trong cơ thể thì thật khó mà nhận biết, ví dụ như: các duyên khởi đó gây nên sự uất ức, bực tức, âm thầm lâu ngày có thể dẫn tới can đau chương, thổ huyết, mất ngủ ...., nếu gây ra sự vui mừng thái quá thì dẫn tới ảnh hưởng tim, mạch,....
                                                         
                                                           ***********
   Qua sự phân tích về các bước tạo nghiệp ở trên và cùng với nghiên cứu cách thức thực hiện thiền quán tứ niệm xứ tôi nhận thấy rằng nguyên lý của việc thanh lọc tâm, và trở về tâm tĩnh lặng hay nói một cách khác là dừng lại sự tạo nghiệp là không cho y có khoảng thời gian để suy luận, phân tích và truyền đạt đến thân. Hiểu đơn giản là ta luyện tập sao cho ý biến đổi cùng với tâm. Khi ý theo kịp sự biến đổi của các duyên khởi từ nơi tâm thì ý không còn thời gian để tạo nghiệp. Nhưng cũng có lúc tâm rơi vào khoảng lặng và như vậy thì duyên khởi chưa xuất hiện, đồng thời mỗi một ý nghĩ của chúng ta xuất hiện rất nhanh, chúng có thể chèn vào khoảng trống này và có thể làm phân tán ý của chúng ta, khiến quá trình luyện ý rất khó khăn. Thường ở khoảng trống này thì các tác động của môi trường xung quanh cũng như bản thân ta xâm nhập vào ý hoặc cuốn tâm ta đi theo để tạo duyên khởi mới, ví dụ như: tiếng gà gáy trong đêm, cảm giác lạnh của cơ thể ta do trời lạnh, cảm giác mỏi các khớp, đau lưng,.... rồi hơi thở đều đều của ta. Ngay lập tức ta phải điều ý tiếp cận các tác động này ( thực chất nó là duyên khởi ), đặc biệt là quán niệm hơi thở bởi hơi thở là một tác động đều đặn, có chu kỳ lên tâm và ý, khi có hoặc không có các duyên khởi hiện lên từ tâm, đồng thời nó đồng hành bất ly thân với chúng ta ( đương nhiên khi chúng ta đang sống ). Ở thiền quán tứ niệm xử thì cách điều ý bám sát các duyên khởi ( có thể hiểu bao gồm cả các tác động của môi trường, cơ thể lên tâm và ý ) là dùng việc niệm các duyên khởi khi ý nhận thấy một cách liên tục và chuyển nội dung niệm phù hợp khi một duyên khởi mới xâm nhập vào ý.
   Bằng cách thiền quán theo thiền tứ niệm xứ như nói ở trên, chúng ta dần dần cảm thấy sự tách biệt của tâm và ý, hoặc tâm và ý với thân. Ví dụ: trường hợp khi ta đang mải niệm  để ý đuổi kịp các duyên khởi dấy lên từ tâm thì lại thấy cơ thể mình tự xoay, lật trở mình ( do tư thế thiền quá lâu gây mỏi ở thân ) cảm nhận được rõ là động tác lật trở mình này không do ta điều khiển vậy. Khi thấy hiện tượng này chúng ta không nên hoang mang, sợ hãi bởi đó chỉ là cách vận hành bình thường, hàng ngày của thân - tâm - ý mà khi không luyện thiền thì chúng ta không thể nhận ra.

( mời xem bài tiếp theo ... ơ đây )



22 tháng 2 2014

Thân - Tâm - Ý ( Bài thứ nhất )




Lời giới thiệu

   Tôi sẽ chắp bút viết về Thân - Tâm - Ý, là ba tố thành của con người được nhận biết qua cách thức tạo nghiệp của mỗi người từ việc suy ngẫm Phật pháp và thiền Phật.Từ cách thức tạo nghiệp đó sẽ vận dụng cho việc giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của bản thân mỗi chúng ta. Sức khỏe ở đây được hiểu bao gồm cả tâm hồn và thể xác, và phương pháp tác động dựa trên các quy luật vận hành của cặp phạm trù Thân - Tâm - Ý tồn tại trong con người chúng ta. 

 Thú thực là tôi cũng có những chút thời gian rảnh rỗi ở thời điểm này, cùng với các ý tưởng dẫn dắt và sẵn niềm đam mê diễn giải, thực hành các ý tưởng nên nhiều lúc cứ đi từng đoạn, từng đoạn một trên con đường mà " duyên khởi " đã vạch ra để chiêm nghiệm. Về bản thân thì trải nghiệm thiền Phật chỉ mới là những bước đi chập chững, tự phát ban đầu, cùng việc trải nghiệm đời mới đang độ " trung niên " không tránh khỏi những ngộ nhận và khiếm khuyết, những suy diễn còn khiên cưỡng chưa thấu tình đạt lý... nhưng tôi vẫn viết và đăng lên đây, phần vì duyên ý tự bản thân cảm nhận thấy sự thúc giục, phần muốn đăng lên để mọi người vào đọc tham khảo và cho ý kiến, tôi rất trân trọng và cảm kích với những ý kiến đóng góp quý báu của các quý vị !

Bài thứ nhất ! 

  Thân là thân thể con người ta, bao gồm tất cả các bộ phận cơ thể, các tế bào tạo lên các bộ phận, hệ thống " dung môi " bao bọc, liên kết và nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể, các loài ký sinh trùng, vi rút, vi khuẩn sống trên thân thể chúng ta ...

  Tâm là những ý tưởng dẫn dắt, những xúc cảm khởi phát, những hoài niệm bất chợt ... Nằm ngoài tầm kiểm soát của chính bản thân ta, có thể khơi dậy những tiềm năng, xúc cảm ẩn chứa trong ta ... gọi chung là " duyên khởi "

  Ý là những suy nghĩ, suy diễn, phân tích, phán đoán, chỉ đạo hành động ... nhiều lúc cảm nhận rất rõ ý bám sát và triển khai ý tưởng của tâm. Ý là sự truyền tải từ sự lĩnh hội những dẫn dắt vô tình từ tâm để đến khắp cơ thể và biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động, lời nói, cử chỉ, việc làm ... Cũng có những biểu hiện nhận thấy của cơ thể được truyền đạt trực tiếp từ tâm đến cơ thể, đến hành động hoặc ý nghĩ mà chúng ta thường gọi là tâm ( đây chỉ là một phần ta nhận thấy của tâm biến ảo biểu hiện ra bên ngoài, còn phần lớn tâm ẩn dấu để dẫn dắt ý và từ ý truyền đạt chỉ đạo thân ).

... 

   Một thân thể khỏe mạnh, một tâm hồn thanh cao, cùng những hành động cao cả là một sự hoà hợp đỉnh cao của thân - tâm - ý của một con người.

   Nếu một thân thể khỏe mạnh, nhưng luôn dẫn dắt bởi những suy nghĩ tàn ác, bất nhân cộng với cái ý chí mạnh bạo sẽ gây bao cảnh đau khổ, loạn ly trong cuộc đời.

   Một thân thể ốm đau, tật, bệnh nhưng luôn dẫn dắt bởi một cái tâm trong sáng, luôn vươn lên cùng một ý chí mạnh mẽ, minh mẫn thì cuộc đời con người này vẫn sẽ được hưởng ánh hào quang của thành công và có thể vượt qua, hồi phục được tình trạng thân thể của mình.

   Có câu: " cha sinh con, trời sinh tính " ấy là câu nói của người  xưa ám chỉ cái tâm dẫn dắt con người ta như là có sẵn. Còn như câu: " tâm hồn đứa trẻ như một tờ giấy trắng, ta viết gì lên thì nó sẽ là vậy " lại mang đậm yếu tố tạo dựng, gây dựng, rèn dũa cái ý ( ý chí, ý thức rèn luyện mà có ) trong một con người. Có câu triết lý : " làm nhiều thành thói quen, thói quen lâu ngày thành ý thức, ý thức lăp đi lặp lại thành nhân cách ". Ở đây thì nhân cách chính là cái tâm dẫn dắt định hướng cho ý và thân, như vậy là từ hành động, ý chí của ta làm chuyển biến cái tâm của chính ta.

   Phật từng nói về thiền tứ niệm xư : " ... đây là con đường triệt tiêu tâm bệnh và thân bệnh ..." Và khi đọc những phần trong kinh của nhà Phật chúng ta luôn thấy ẩn hiện cặp phạm trù thân - tâm - ý. Cái ý trong Phật pháp thường được nhắc đến là cái ý tác thành hành động khi được tiếp nhận duyên khởi từ nơi tâm, và toàn bộ một nghiệp được tạo thành sẽ đầy đủ từ cái tâm dẫn dắt, cái ý tác thành và sự vận hành ra hành động của thân. " tâm tác ý, ý khiển thân, thân hành động " là một chu kỳ tạo nghiệp vậy.
( mời xem bài tiếp theo ở đây



10 tháng 1 2013

Tưởng tượng quá mức !





Đỉnh cao của y học và Phật pháp sẽ là gì ???!!!
Đỉnh cao của y học là sự tái tạo. Trong đó, có tái tạo môi trường tự nhiên, tái tạo xã hội và tái tạo con người.
Khi những bộ phận con người được tái tạo và thay ghép dần dần đến lúc loài người có thể thay thế cơ thể già cũ của mình để trở thành một con người mới với một cơ thể mới trẻ trung, khỏe mạnh có khả năng hoà hợp hơn với  môi trường tự nhiên, môi trường xã hội hoặc môi trường nhân tạo. 
Hiện tại, với công nghệ sinh học, y học hiện đại chúng ta đã có thể tạo được và cấy ghép một số bộ phận cơ thể từ tế bào gốc. Điều đặc biệt khó khăn ở đây là sự tái tạo lại ( hoặc cấy ghép lại ) bộ não của con người, bởi những đặc tính và cơ cấu, cách thức hoạt động của nó. 
Để tái tạo một con người mới từ một con người cũ ngoài cơ thể thuần khiết về sinh học thì những tiềm thức, suy nghĩ, hồi ức, quá khứ, ước mơ, bản tính ... Cũng phải được tái tạo đồng thời. Có chăng cần phải có sự kết hợp hai lĩnh vực đỉnh cao của loài người là Y HỌC và PHẬT PHÁP. Y học tái tạo cơ thể con người cùng Phật pháp dẫn đến nhập định để lưu trữ tiềm thức, bản tính, ước vọng, quá khứ ... cho con người sau tái tạo. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu là chúng ta phải thực hiện những bước sau: 
- Tạo một cơ thể mới từ cơ thể cũ với phương pháp của y học đỉnh cao.
- Chuyển Linh hồn ( Tâm ) từ cơ thể cũ sang cơ thể mới theo các pháp của Phật.

?????????