Hiển thị các bài đăng có nhãn . Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn . Hiển thị tất cả bài đăng

14 tháng 2 2017

Đau và mối liên quan đến Tạng


Âm Hán Việt:
Can bệnh hiếp thống
Tâm bệnh hung thống
Tỳ bệnh phúc chướng
Phế bệnh tí thống
Thận bệnh yêu thống
Dịch nghĩa:
Can bệnh đau cạnh sườn ( phải )
Tâm bệnh đau ở ngực
Tỳ bệnh bụng đầy chướng
Phế bệnh đau cánh tay
Thận bệnh đau ở lưng
( Sưu tầm từ tài liệu châm cứu của lương y - võ sư Nguyễn Tấn Xuân )


26 tháng 6 2016

Hư và thực với chính khí và tà khí

  Trong y văn của nhiều sách về Đông y có câu: Hư là chính khí hư, thực là tà khí thực.
Tại hạ là kẻ lơ mơ với nghề, hay lý luận dài dòng vòng vo mà diễn nghĩa từ ánh sáng loé lên trong suy nghĩ, mạo muội viết ra đây để lưu lại suy ngẫm, cũng như có chút ý kiến vậy. Mời các bậc cao minh hạ cố lướt xem và cho ý đàm đạo. Xin trân trọng thỉnh giáo ! 
Khi tà khí mới xâm phạm vào cơ thể chúng ta thì lúc đó là tà khí thực.
Chính khí của chúng ta vẫn mạnh mẽ, cơ thể tráng cường mà tà khí xâm phạm mà phát sinh bệnh thì đó là lúc tà khí thực mà chính khí chưa suy. Thường với trường hợp này y văn thường dùng từ thực chứng.
Khi tà khí xâm phạm và ẩn nấp trong cơ thể quá lâu khiến chính khí của ta bị thương tổn, ngày một suy yếu không hồi phục được thì dẫn tới chính khí hư. Trong y văn thường nói : phàm mắc bệnh đã lâu đều thuộc chứng hư cả.
Chính khí của ta hư yếu mà bất ngờ bị tà khí xâm phạm gây bệnh ngày một trầm trọng, vậy là tà khí thực và chính khí hư. Thường với trường hợp này y văn thường dùng từ hư chứng.
Chính khí của ta hư yếu mà tà khí xâm phạm cũng mức độ nhẹ, bệnh tình tiến lui giằng co vậy là chính khí hư yếu và tà khí cũng không bạo. Thường trường hợp này y văn cũng áp với từ hư chứng. 
Chính khí ta hư yếu mức độ phát ra triệu chứng tật bệnh mạn tính mặc dù không xuất hiện sự xâm phạm của tà khí ( có thể nguyên nhân khiến chính khí suy yêu ở đây là do lỗi của cơ thể như lỗi gen, cơ địa, bệnh bẩm sinh, làm việc, sinh hoạt, ăn uống không điều độ ... ). Thường trường hợp này y văn cũng quy vào hư chứng.

25 tháng 3 2016

Hư tỳ vị bổ thận tâm


Tỳ thổ hư thì bổ thận hỏa
Nguyên dương là Tâm quân hỏa của hậu thiên thuộc kinh thủ thiếu âm sinh Túc dương minh vị thổ là con
Tướng hỏa của tạng thận thuộc kinh túc thiếu âm sinh túc thái âm tỳ 

 ( Trích câu thứ 33, thiên tạng phủ trong chương y hải cầu nguyên, sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh )
 

10 tháng 1 2016

Bàn về chữ THỌ


CHỮ THỌ " 壽 ",  
Dịch nghĩa: sống lâu, lâu dài, một trong ba điều con người thường mong ước ( Phúc, lộc, thọ ) 
Chữ thọ 壽 được cầu tạo bao gồm các chữ sau kết hợp lại:
- Trên cùng là chữ SĨ  "士" , dịch nghĩa: người có học hỏi, rèn luyện trí thức, xưa thường gọi những người học hành thi cử là " kẻ sĩ ".
- Tiếp đến là chữ CÔNG  " 工" được đặt trong chữ NHỊ " 二 ". Ý nghĩa ở đây là có sự công phu rèn luyện mà mức độ rèn luyện là rất cao ( có thể hiểu là sự công phu rèn luyện được nhân đôi so với bình thường khi chữ công đặt trong chữ nhị vậy ).
- Chữ KHẨU  " 口 " đặt phía dưới cùng, ngang hàng với chữ THỐN " 寸 ". Ở đây chữ khẩu nói về miệng, mà nói về miệng là nói về việc ăn uống và lời nói. Bên cạnh đó chữ thốn là một đại lượng đo lường, một chuẩn mực, điều độ hay một phép tắc. Cụm hai chữ này nói nên rằng một phần quan trọng của sống thọ, sống lâu thì cũng cần phải ăn, nói cho điều độ, khoa học, có chừng có mực. Chúng ta thường nghe câu " bệnh từ miệng ăn vào, hoạ tự miệng nói ra " cũng có ý tương tự về cẩn thận trong ăn và nói vậy.
.........................................................
Lời bàn của tại hạ:
Có thể tóm tắt ý nghĩa ẩn dấu trong chữ THỌ là: Trau dồi tri thức + Công phu luyện tập + Ăn uống, phát ngôn có chừng mực, khoa học và điều độ.
Ngày nay chữ Hán ( chữ nho ) không thông dụng ở Việt Nam chúng ta, nhưng rất nhiều chữ phiên âm Hán Việt còn được sử dụng, vậy nên đôi lúc bàn luận để thấy cái ý sâu xa, cái tư duy logic của người xưa khi tạo lên các con chữ, nét chữ, cũng là chút thư giãn và cảm phục sự uyên thâm của các bậc tiền nhân. Chúc quý vị ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ ! 


07 tháng 1 2016

Tại sao vào mùa đông có gió đông nam có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe ?


   Mùa đông là mùa của gió mùa đông bắc, nếu xuất hiện gió đông nam thì những người có bệnh tăng huyết áp, người già sức yếu sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng không tốt ( có thể gặp những biến chứng khó lường ), những người trẻ dễ mắc các chứng cảm mạo... Đặc biệt nguy hiểm nếu bị gió lạnh thổi vào người ... tại sao vậy ?
.......................................................
Để trả lời câu hỏi này ta cần xét các yếu tố liên quan theo quan niệm của dịch học và đông y học gồm:
            +Mùa đông 
            +Gió 
            +Gió mùa đông bắc
            +Gió đông nam
            +Người bệnh bị tăng huyết áp ( các tạng phủ, cơ quan, bộ phận nào liên quan )
            +Người già ( cơ thể ra sao )
            +Cảm mạo
Các khái niệm trên được hiểu một cách đơn giản hoá theo quy nạp trong lý luận y học cổ truyền như sau:
- Mùa đông, theo quy nạp ngũ hành thì mùa đông thuộc hành thuỷ, là mùa của sự lạnh giá khắc phạt. Mùa đông là mùa của sự bế tàng, ẩn nấp, mùa đông tương ứng quy nạp ngũ hành là hướng bắc. 
- Gió theo đông y là khái niệm Phong, bát phong là khí ở tám hướng. Phong sẽ mang theo cái lệnh ban bố của khí trời đất đến khắp nơi và tác động lên con người, con người là một thành phần trong trời đất và sẽ chịu ảnh hưởng của sự ban bố này. 
- Gió mùa đông bắc là sự ban bố cái khí lạnh khắc phạt của mùa đông, trong đó có bao hàm khí hướng đông và khí hướng bắc.
- Gió đông nam là sự ban bố khí trời đất bao hàm khí hướng đông và khí hướng nam.
- Người bị bệnh về huyết áp có liên quan trực tiếp đến tạng Tâm và tạng Can ( Theo học thuyết tạng tượng thì tạng Tâm chủ về huyết mạch, tạng can chủ về sơ tiết, tàng huyết ). Tạng liên quan và được quy nạp ứng với mùa đông là tạng thận chủ thuỷ và tàng tinh. Theo quy nạp ngũ hành thì tạng can thuộc hành mộc, hướng đông, tạng tâm thuộc hành hoả, hướng nam, tạng thận thuộc hành thuỷ, hướng bắc.
- Người già thì cơ thể có sự lão hoá, hư hao, suy yếu về thể trạng, đặc biệt là hệ thống mạch máu, khí huyết, cơ biểu ...
- Cảm mạo là sự xâm nhập của tà khí từ tự nhiên vào cơ thể ( phong hàn, phong nhiệt ... ) khiến cơ thể mất cân bằng mà sinh bệnh.

Đúng theo quy luật tự nhiên thì mùa đông là mùa của gió mùa đông bắc, khí hậu lạnh lẽo khiến vạn vật thu rút, trú ẩn, tàng ẩn nấp, hạn chế hoạt động. Cũng vậy khi gió mùa đông bắc đưa khí từ hướng đông và hướng bắc lạnh lẽo để ban bố lệnh tàng ẩn nấp đến cơ thể chúng ta thì chức năng sơ tiết của tạng can được huy động để thu tàng bớt huyết lưu thông trên khắp cơ thể về hội tụ cùng tạng thận tàng chứa tinh khí để bồi phụ thêm cho hoả tiên thiên, phát huy hoả tiên thiên tăng cường dương khí sởi ấm bên trong cơ thể để tránh việc hao tổn nhiệt khí . Nhưng khi cái lệnh ban bố khí lạnh lẽo đông bắc của trời đất bị lệch lạc bởi sự xáo trộn cục bộ của thời tiết trong một khu vực nào đó thì các quy luật vận hành trên cũng bị thay đổi, dẫn tới cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng. Cụ thể khi gió đông nam xuất hiện vào mùa đông thì ngoài những biến động mưa gió, nhiệt độ chúng ta thấy, chúng còn tác động lên cơ thể chúng ta gây lên những vấn đề ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhiều người. Gió đông nam mang theo khí của hướng đông và hướng nam đến, tương ứng với tạng can và tạng tâm.  Tạng can sẽ được kích hoạt chức năng sơ tiết, điều hoà huyết cho toàn cơ thể, nhưng đồng thời tạng tâm cũng được kích hoạt để lưu dẫn huyết và điều đó dẫn đến việc tạng can có su hướng không tàng thu huyết lại mà lại sơ tiết phân phối ra khắp cơ thể. Mặt khác, do khí hậu vẫn lạnh nên hệ thống mạch có phần co lại ( đặc biệt trường hợp gặp gió lạnh thổi vào cơ thể nhiều, người già hệ thống mạch máu bị lão hoá ). Có thể hiểu đơn giản hướng gió thổi và tác động ảnh hưởng lên các tạng phủ và tác động đến cơ thể như sau:
Gió ĐÔNG - BẮC tác động lên CAN - THẬN dẫn đến tăng chức năng TÀNG HUYẾT - TÀNG TINH
Gió ĐÔNG - NAM tác động lên CAN - TÂM dẫn đến tăng chức năng ĐIỀU HUYẾT RA - DẪN HUYẾT ĐI.

Lượng huyết điều phối ra các mạch tăng lên mà hệ thống mạch lại bị co hẹp lại trong một thời gian ngắn ( nếu hứng gió lạnh ) dẫn đến huyết áp tăng lên đột ngột cao hơn so với lúc bình thường, đồng thời tinh huyết tập trung bồi bổ cho hỏa tiên thiên bị tụt giảm ..., những điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt, thậm chí nguy hiểm cho những người bị tiền sử bệnh tăng huyết áp, người già ... 



05 tháng 1 2016

Định hướng áp dụng phương pháp chữa cho bệnh nhân




Bài hai mươi tư ( huyết khí hình chí ) trong Hoàng Đế nội kinh đưa ra cương lĩnh cho việc định hướng áp dụng phương pháp chữa cho người bệnh như sau:

- Người có hình thể nhàn hạ nhưng tinh thần lại buồn khổ, bệnh phát sinh nhiều ở kinh mạch, khi chữa nên châm cứu.
- Người có hình thể an nhàn mà tinh thần vui vẻ, bệnh thường phát sinh ở cơ bắp, khi chữa dùng kim châm hoặc dùng kim đá để châm.
- Người có hình thể vất vả, nhưng tinh thần vui vẻ, bệnh thường phát sinh ở gân, khi chữa trị dùng cách chườm nhiệt hoặc dùng phương pháp đạo dẫn.
- Người có hình thể vất vả, tinh thần buồn rầu thì bệnh thường phát ở yết hầu, khi chữa trị nên dùng thuốc.
- Người luôn bị chịu những cơn khủng hoảng về tinh thần, kinh lạc có cơ chế khí bị loạn, không thông suốt, bệnh thường là tê liệt không còn cảm giác, khi chữa trị thích hợp dùng cách xoa bóp, bấm huyệt, kết hợp rượu thuốc.
..............................................................
Lời bàn của tại hạ: 
Có thể coi đây là định hướng cho pháp chữa chính, nhưng vẫn nên xem xét kết hợp dùng thuốc đông, tây, nam, y và kết hợp các phương pháp y học bổ sung như khí công y đạo, yoga, diện chẩn, thiền ...

04 tháng 1 2016

Bàn về pháp bổ và pháp tả qua y văn của cổ nhân


Thiên " căn kết " trong sách Linh Khu ( hay là thiên thứ 5 sách Hoàng đế Tố Vấn Linh Khu Kinh, hoặc bài 5 quyển hạ linh khu thiên trong sách Hoàng đế nội kinh ) có viết:
Hoàng đế hỏi:
- Hình thể con người khoẻ mạnh hay hư yếu, những biểu hiện ra bên ngoài về bệnh tật của con người có khi phù hợp với nhau, nhưng có khi lại trái ngược với nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt được trong khi điều trị ?
 Kỳ Bá đáp:
- Nếu nhìn những biểu hiện ra bên ngoài của người bệnh có triệu chứng bất túc, trong khi thế bệnh đang mạnh, đó là biểu hiện của tà khí đang thắng chính khí, thì phải mau mau dùng pháp tả để trừ tà khí. ( trường hợp 1 )
- Nếu nhìn bên ngoài của người bệnh có vẻ như khoẻ mạnh, mà một tạng phủ nào đó bị bệnh khiến cho cơ năng của tạng phủ đó bị suy nhược, thì phải mau mau dùng pháp bổ để phục hồi cơ năng của tạng phủ bị bệnh. ( trường hợp 2 )
- Nếu nhìn người bệnh có biểu hiện không được mạnh khoẻ, mà bệnh tình cũng có biểu hiện không mạnh lắm, đó là biểu hiện cả âm, dương đều bất túc, thì không được dùng kim châm để trị liệu. Nếu dùng kim châm để trị liệu thì sẽ khiến cho người bệnh vốn đã hư yếu sẽ bị hư yếu thêm, như thế sẽ khiến âm dương cạn kiệt, khí huyết hư hao thêm, ngũ tạng trống không, gân héo, tuỷ khô ... người già phải chết, cho du là thanh niên đi nữa thì cũng khó mà hồi phục. ( trường hợp 3 )
- Nếu nhìn người bệnh thấy khoẻ mạnh mà thế bệnh có vẻ yếu, không mạnh lắm, thì đó là biểu hiện của âm và dương đều hữu dư, vậy nên khẩn cấp công tả bệnh tà để điều lý hư thực. ( trường hợp 4 ) 
Tóm lược lại là bệnh hữu dư thì nên tả, bệnh bất túc thì nên bổ.
( Đoạn y văn trên trích trong tập " Nội ngoại thương biện hoặc luận " của danh y Lý Đông Viên )
..........................................
Lời bàn của tại hạ tôi ( kẻ hậu học nông nổi mong muốn các bậc y sư tham gia đàm đạo để thấu lý cổ nhân nên dại dột đưa ra lời bàn này, mong quý vị lượng thứ và giáo huấn. Tại hạ thật hoan hỷ và cảm kích với những lời chỉ dạy của các y sư ! ):
* Trong đoạn y văn Kỳ Bá trả lời Hoàng đế có những thắc mắc cần diễn giải như câu tóm lược cuối là " bệnh hữu dư thì nên tả, bệnh bất túc thì nên bổ ", vậy tại sao ngay ý đầu tiên trong câu trả lời thì Kỳ Bá lại nói dùng pháp tả để trừ tà khí cho trường hợp bệnh nhân đang có triệu chứng bất túc " ? Phải chăng có sự lầm lẫn trong việc dịch nghĩa, hay ý tứ cổ nhân có điều gì khác ? Theo tôi ở đây không có gì là sai ở việc dịch nghĩa, nhưng nghĩa diễn giải chưa thấu có thể do dịch hết nghĩa thì rất dài dòng, tôi xin bổ sung nhưng ý phân tích của mình như sau: 
- " Bệnh nhân có triệu chứng bất túc, trong khi thế bệnh đang mạnh, đó là biểu hiện của tà khí đang thắng chính khi ... " sẽ luận ngay được rằng ở đây là tà khí thực, cũng có nghĩa rằng tà khí đang lấn át chính khí hay gọi là tà khí thực ( có câu: tà khí thực, chính khí hư ). Còn chính khí ở đây đang thua tà khí, nhưng trong trường hợp này Kỳ Bá có ý nói là chính khí không hư mà chỉ bị bất túc ( bị o ép, bị cản trở, bị ảnh hưởng ) do tà khí xâm phạm. Vậy nên trường hợp bệnh nhân trong ý này cần dùng phép tả là vậy ( tả cái tà khí thực ).
- Các trường hợp 2 và 3 thì đều thuộc chứng bất túc do hư, và hư thì bổ.
- Trường hợp 4, ở đây ý nói chính khí của người bệnh đang ở cái thế thắng tà khí, nhưng không đủ mạnh để đuổi bỏ, trừ bỏ được tà khí ( giống như trường hợp 1, nhưng tà khí ở đây có phần yếu hơn một chút ). Pháp tả được đưa ra ở đây để đuổi tà khí dựa trên nền tảng chính khí đầy đủ, mạnh mẽ ( có phần hữu dư do lệch lạc, ảnh hưởng bởi tà khí ).
Qua một số ý phân tích trên, tôi nhận thấy thời hậu thế sau này đã quy pháp bổ tả theo hư thực ( hư thì bổ, thực thì tả và tà khí thực, chính khí hư ) thì có phần dễ hiểu hơn khi cổ nhân vừa quy vào chứng hữu dư, bất túc và vừa luận theo hư, thực của chính khí và tà khí.

26 tháng 12 2015

Khẩu quyết cho hàn nhiệt


NHIỆT THƯƠNG KHÍ TẮC CỐT TIÊU CÂN HOÃN
HÀN THƯƠNG HÌNH TẮC CÂN LUYẾN CỐT THỐNG
                                   Dịch nghĩa:
Nhiệt tổn thương khí khiến xương tiêu mòn, gân lỏng lẻo
Hàn tổn thương hình khiến gân co rút xương đau đớn 

22 tháng 12 2015

Bàn về pháp " Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con "


DN:Các bác cho hỏi nguyên tắc chữa bệnh " hư thì bổ mẹ thực thì tả con". Tại sao phải theo nguyên tắc này ạ. Sao ko tả và bổ trực tiếp luôn
 YHCTXL: Lên google cho nó cặn kẽ
DN: Ko có bác ah. E tìm rồi
YHCTXL: Nói một cách dễ hiểu
Hư có nghĩa là thếu hụt cần phải bổ sung
Thực có nghĩa là thừa cần phải bỏ bớt (tả)
 TMH: Con mà hư nếu bổ chắc khó vực dậy ( do nó đang hư ) vậy dùng cách bổ mẹ để dẫn sự nuôi dưỡng từ mẹ sang con sẽ đạt kết quả tốt hơn. Thực thì tả con tức là lúc đó mẹ thực, khi mẹ thực thì cái sinh dưỡng sẽ mạnh mẽ khiến con sẽ cũng bị thái quá theo, pháp chữa ở đây ko đánh ( tả ) vào mẹ mà lại tả con là để tránh can thiệp không đáng vào mẹ, đồng thời giảm bớt sự thái quá ở con mà tự mẹ sẽ bớt cái thực đi.
DN: Bác lý giải bổ mẹ thấy dễ hiểu. tả con thì cháu thấy rất có lý nhưng ko hiểu sao cháu thấy vấn đề tả con như vậy thì vẫn gượng ép
TMH: Đấy là pháp tránh tả vào tạng phủ đang có vấn đề mà, tả con của nó để tự kéo rút cái vấn đề của mẹ nó. Ví dụ tạng can hỏa vượng nó sẽ thúc đẩy Tâm sinh hỏa thì pháp chữa là tả cái hỏa ở tạng Tâm, pháp này sẽ kéo theo hỏa của tạng can sẽ được rút bớt. Đại khái luận nôm na là vậy, mời các lương y chỉ giáo !
DN: trong bổ mẹ có bao giờ xuất hiện trường hợp con thì hết hư nhưng mẹ lại do bổ mà thành thực không bác
 DN:cháu chợt có ý nghĩ thế này: Phải chăng cơ thể con người vốn là âm dương ngũ hành cân bằng. Khi có bệnh tức là mất cân bằng, cơ thể vốn dĩ có khả năng tự điều chỉnh để cân bằng lại. Vai trò của người thầy thuốc là thúc đẩy, hỗ trợ sự điều chỉnh đó. Vìvậy nguyên tắc "hư thì bổ mẹ thực thì tả con" cũng như " lấy âm dẫn dương, lấy dương dẫn âm".. đều không can thiệp trực tiếp vào nơi bị bệnh vì nó vốn dĩ yếu rồi, ta sẽ can thiệp vào nơi khác để dẫn dắt giúp đỡ cơ thể tự hồi phục lại.
TMH: Đó là cái khoa học mà rất nhân văn của y lý đông y
TMH: Còn bổ quá khiến mẹ lại thành thực thì có lé cái này lại liên quan đến nhiều vấn đề vì cái gì thái quá đều ko tốt, vậy nên cần phải theo dõi bn để điều chỉnh phương thang cho phù hợp với tiến triển bệnh tật. Mình cũng nghĩ nôm na mà viết vậy thôi.

20 tháng 10 2015

Chữ KHÍ ( Hán ngữ ) hiểu theo đông y





.

  TMH Mạo muội quý vị tôi xin có chút phân tích về chữ KHÍTheo tôi thì khí ở đây  có hai loại đó là khí hậu thiên và khí tiên thiên.Cái khí hậu thiên này do các loại ngũ cốc tạo ra vậy nên có chữ MỄ ( hoặc các loại có lực, nhận thấy ) và được bao hàm trong chữ BAO ( tập hợp ). Khí tiên thiên là cái khí thống soái của sự sống, khởi nguyên cho sự sống và nó vi diệu, khó mà nắm bắt được như khí hậu thiên, nó được biểu trưng bằng chữ NGUYÊN đặt ở trên cùng trong chữ khí, có thể hiểu là nguyên khí. Cái mà chúng ta thường rất khó hình dung và khó định nghĩa nổi là cái nguyên khí này. 
( Trích đoạn tranh luận trên FB của TMH và mượn hình của bác Lý Thành Trung )

TMH: Ý đến là khí đến có thể hiểu như khi chúng ta tập trung ý nghĩ tới một nơi nào đó trên cơ thể thì cái KHÍ trong cơ thể chúng ta sẽ được huy động đến đó. Cái khí này có thể hình dung như là một hệ thống miễn dịch của cơ thể hay một năng lượng của cơ thể sống có khả năng hoá giải bệnh tật. Cái Tâm của chúng ta luôn lôi kéo cái ý của chúng ta theo bao thứ trong cuộc sống nên khi một số vị trí cơ thể bị đau do bệnh tật mà chúng ta ko nhận ra khiến cơ thể ko huy động khả năng tự chữa bệnh vậy nen bệnh càng nặng thêm đến lúc cảm thấy đau thực sự mới biết bị bệnh. Khi châm cứu hoặc chôn chỉ, bấm huyệt là chúng ta tác động vào bệnh nhân tạo đau ở vị trí liên quan đến bệnh khiến ý của họ tập trung đến vị trí đau bệnh, như vậy cái KHÍ của bản thân bệnh nhân sẽ được huy động đến để hoá giải bệnh tật vậy. Còn một cách khác để tập trung cái Ý của chúng ta cho Khí đến hoá giải bệnh tật, đó là thiền TỨ NIỆM XỨ
TP: Anh Ho Tran Minh cho em hỏi khí nó đi theo đường cố định 1 cách tự nhiên hay theo ý dẫn. Em thấy vòng nhâm đốc tiểu chu thiên có 2 cách dẫn xuôi và ngược. Xuôi có tác dụng gì và ngược tác dụng gì. Nếu đường tự nhiên cố định của nó là xuôi mà mình dẫn ngược thì khí sẽ theo ý mình hay theo đường tự nhiên.
TMH: Những điều này thú thực với Thanh Ph là sự kiểm nghiệm của bản thân chưa đạt để nói ra vậy, nhưng ở đây mình nói cái khí cũng không hẳn là những loại khí chạy trong các kinh mạch như chúng ta được nghiên cứu, được biết. Khi ý tập trung theo thiền TỨ NIỆM XỨ thì nó hoá giải bệnh tật theo thuyết nhân quả, điều này có lẽ vượt qua những thuyết phương đông mà chúng ta đã biết như âm dương, tạng tượng, ngũ hành, kinh mạch, dịch học ...
TP: Đông y nói khí dẫn huyết. Huyết thì đi theo đường hữu hình của hệ tuần hoàn. Khí thì đi theo 12 đường kinh. 2 đường này khác nhau hoàn toàn. Vậy khí dẫn huyết thế nào vậy chú Lý Thành Trung, anh Ho Tran Minh
TMH: Sao lại nói khí đi theo 12 đường kinh mà huyết đi theo hệ tuần hoàn vậy. Theo ngu ý của mình thì những thứ khí bạn nói ra thuộc khí hậu thiên, mà hiểu nôm na là khi máu đến phổi thì nó nhận khí ( o2), nhả co2, và chuyển khí đến các nơi trên cơ thể, vậy là khí lẫn với huyết trong hệ tuần hoàn. Và bộ máy vận hành hệ tuần hoàn này là quả tim đập đẩy và hút ( ngày xưa các cụ chưa để ý đến ). Còn sự vận hành của dịch ( bạch huyết, bạch cầu, hệ miễn dịch, ,... ) cũng có thể gọi là khí hậu thiên ( có cả một phần khí của ngũ cốc đây ) ... vận hành theo thẩm thấu, chênh lệch áp suất, chênh về điện cực, cơ chế tế bào thần kinh, hệ bạch huyết ... Vân vân vân....cái này thế giới còn đang nghiên cứu chưa hết mà. Còn cái khí các cụ nói là vệ khí, vinh khí thì nó trừu tượng và chúng ta không thể hiểu nôm na như một dạng vật chất thông thường được. Ví dụ như nó phải có đường để đi, phải có cái gì tác động, ...
TP:  Vâng cám ơn anh, có nhiều loại khí quá nên làm người học hay bị lẫn. Phải gặp minh sư giải thích kỹ mới hiểu được. Ví dụ nói đàn ông bàn tay trái điện dương tay phải điện âm thì 2 tay phải hút nhau nhưng thỉnh thoảng em lại thấy nó hút thỉnh thoảng lại thấy nó đẩy nhau mới lạ.
LTT:  bạn Thanh Ph à nếu hai tay của anh đẩy nhau là vì anh đang yêu ai rồi đó !vang tay ra để ôm người ấy vào lòng !điều này cũng đủ chứng minh răng điện của trái tim manh hơn điện của hai bàn tay !!
CPL: tóm lại một câu thôi bác ơi. khí to đến không có bên ngoài, nhỏ không có bên trong. em trích lại lời của các bậc tiền nhân thôi nhé.
 TMH: Chịu, ko hiểu ...
LTT:  bạn TP có câu hỏi mà Trung thấy rất hay và rất thú vị ;" Đông y nói khí dẫn huyết. Huyết thì đi theo đường hữu hình của hệ tuần hoàn. Khí thì đi theo 12 đường kinh. 2 đường này khác nhau hoàn toàn. Vậy khí dẫn huyết thế nào?"Trung chờ các cao nhân giải tỏa thắc mắc này !giả tỏa được thì mới gọi là hiểu sâu về kinh mạch chứ không phải là hiểu mơ hồ theo các sách xưa ! tuy rằng các sách xưa có nói sơ qua nhưng không giải thích được một cách tỷ mỷ!muốn giả thích được câu hỏi này chắc phải đăng thêm một bài khác !
TP: Dạ vâng cụ thể là vì trước đây cháu gặp 1 người đau ở vị trí gần huyệt xích trạch nên trong đầu tự đặt ra mấy khả năng: Kinh phế tắc khí tại huyệt xích trạch, hay huyết tắc ở vị trí đau đấy, điểm tắc của khí có luôn trùng với điểm tắc của huyết hay có thể không trùng vì kinh khí và huyết đi theo 2 đường khác nhau, nếu không trùng thì điểm đau gần huyệt xích trạch biết đâu không phải khí kinh phế tắc mà kinh đại trường tắc. Hồi đó chưa biết chú Lý Thành Trung để hỏi nên cứ làm lần lượt các khả năng hết thông khí rồi thông huyết mãi bệnh mới bớt hahaha.
LTT:  bạn làm thấy bớt là vì bạn làm đúng!nhưng cái đúng này chưa chắc đúng với cái lý thuyết của đông y !nhưng cái đúng này là đúng với sự cảm nhận của bạn !vì thế Trung rất tôn trọng lý thuyết của đông y cổ truyền nhưng Trung nghỉ rằng cũng còn nhiều chổ thiếu sót vì thế khi chúng ta hành nghề thì phải xem và nghe người bệnh như một người thầy chứ không thể ỷ mình mà theo sách khăng khăng áp dụng bất kể sự cảm nhận của bệnh nhân!
LTT: người xưa đã vạch ra cho chúng ta 12 đường kinh mạch thì mười hai đường kinh này sẽ được làm nền tảng để dựa vào đó để lý luận hay lập phát đồ trị liệu !cũng giống như con số 0 trong toán học không có nó thì không thế làm toán được !nhưng trên thực tế thì trong khấp cả cơ thế con người đâu lại không có khí và huyết?đâu có khí thì đó phải có huyết !như vậy chúng ta cũng phải hiểu rằng tuy có các mạch máu hữu hình rõ ràng nhưng trong các mạch cũng có khí và huyết luôn! cái này cũng như lý luận dương trong âm hay âm trong dương vậy đó!