Hiển thị các bài đăng có nhãn THIỀN PHẬT CHỮA BỆNH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THIỀN PHẬT CHỮA BỆNH. Hiển thị tất cả bài đăng

04 tháng 1 2017

Quả bóng bơm căng và nguyên lý chữa thân bệnh bằng Thiền Quán





  Quả bóng bơm căng được tạo bởi vỏ quả bóng và không khí bơm vào trong quả bóng. Khi bơm một lượng khí vửa đủ vào quả bóng để quả bóng có độ căng phù hợp nhất, thì khi đó quả bóng như một thực thể hoàn chỉnh. Mỗi một tác động từ bên ngoài vào khiến vỏ quả bóng biến dạng lõm vão, nhưng ngay lập tức lực đẩy của áp lực không khí sẽ giúp quả bóng trở lại trạng thái căng tròn. Cách thức này gợi ý cho chúng ta một quy luật tồn tại trong tự nhiên đó là xu hướng bảo toàn tính toàn vẹn của mỗi sinh vật sinh ra trên trái đất.
  Ví quả bóng bơm căng vửa đủ với cơ thể con người chúng ta trong cái nguyên lý bảo toàn tính toàn vẹn của sinh vật sẽ thấy nhiều điều lý thú và khoa học từ phép thiền quán ( đặc biệt là quán thân ). Quả bóng luôn bị các vật tác động từ bên ngoài đến vỏ khiến nó luôn trong tình trạng bị biến dạng, nhưng luôn có các lực đẩy của không khí bị ép trong quả bóng đến mọi vị trí trên vỏ, tập trung đến những nơi biến dạng và như vậy là nó luôn giữ được hình dáng căng tròn. Chúng ta có thể hình dung cơ thể con người cũng gồm hai phần, đó là thân xác và tâm ý. Gọi là tâm ý có thể hiểu và hình dung như là một nơi thu nhập tất cả các tín hiệu từ cơ thể chuyển đến và xử lý tất cả những tín hiệu đó một cách phù hợp ( để bảo toàn tính toàn vẹn của cơ thể ). Có thể hình dung đó là bộ óc của chúng ta cũng tương đối chính xác vậy. Khoa học hiện đại  có thể chưa tìm ra được hết những nguyên lý hoạt động của bộ não, nhưng cũng đã biết được rằng tất cả các hoạt động của chúng ta đều liên quan đến não. Từ những hành động của cơ thể xuất phát từ ý thức như nói năng, đi lại, làm việc ... thì đến cả những hoạt động không có ý thức trong cơ thể chúng ta như co bóp tiêu hoá, tim đập, điều chỉnh hoocmon... tất cả đều từ não bộ điều khiển. 
  Khi một tác động nào đó từ bên ngoài xâm phạm vào cơ thể, ngay lập tức nó sẽ được truyền đến não để chúng ta nhận thấy ( ví như khi ta đau bệnh thì những đau đớn chính là tiếng kêu cứu của cơ thể đến để tâm ta cảm nhận được sự đau đớn ). Và để bảo toàn tính toàn vẹn thì bản thân hệ thống cơ thể chúng ta sẽ nhận được lệnh từ não bộ ( tâm ý ) để thực hiện lập lại sự cân bằng.
Hãy nhìn quả bóng, nếu áp lực khí đẩy không đủ thì khi có lực từ ngoài tác động sẽ khiến nó móp méo, biến dạng và tính toàn vẹn của nó bị phá bỏ, hình dung như sự không để ý đến những đau bệnh nơi cơ thể mình.
 Khi chúng ta tập trung tâm ý để quan sát toàn bộ cơ thể, những điều bất bình thường trong và trên cơ thể sẽ được não bộ cảm nhận một cách chuẩn xác nhất và đó cũng chính là sự kích hoạt tối đa nhất cho hệ thống lập lại cân bằng cho cơ thể ( có thể hình dung là hệ thống miễn dịch ). Sự tập trung của tâm ý thường bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài hoặc những duyên khởi dấy lên từ vô thức, khi đó thì cách niệm tên những cảm giác đau bệnh trên cơ thể sẽ giúp tâm không bị phân tán, như vậy não bộ chúng ta sẽ nhận được các thông tin chính xác hơn và đương nhiên tác dụng tự chữa bệnh của cơ thể sẽ mạnh hơn.

Khi chúng ta đau bệnh, thường mọi người có suy nghĩ làm việc gì đó để quên bệnh tật đi sẽ giúp đỡ bệnh, điều này ngược lại hoàn toàn với lý luận trên. Chúng ta phải đối mặt trực tiếp với bệnh tật, nắm bắt chặt chẽ từng biến chuyển của nó để cơ thể chúng ta làm nhiệm vụ của mình, điều này cũng là ý mà người đời truyền lại từ lời dạy của Phật, đó là: " Tất cả đều vô thường ... ", vậy đau bệnh nơi thân thể ta cũng là vô thường ...
  Đôi lời diễn giải gọi là chia xẻ mang tính tự ngẫm và thư giãn. Rất vui khi có ai đọc được đến những câu cuối của những lời chia xẻ này ! 


30 tháng 9 2016

Bài tập cải thiện và tăng cường thị giác


  Đôi mắt là bộ phận quan trọng cho cuộc sống của chúng ta. Cứ thức giấc thì việc đầu tiên của chúng ta thường là mở mắt và nó bắt đầu hoạt động. Năm tháng qua đi, đời người chả mấy đến tuổi trung niên, lúc bắt đầu có vấn đề về suy thoái của đôi mắt. Đôi mắt mờ, nhoè không nhìn được rõ ràng, phải dùng các dụng cụ hỗ trợ khiến chất lượng cuộc sống của chúng ta suy giảm. Tôi là người làm nhiều công việc liên quan đến sự hoạt động của mắt như làm việc trên máy tính, đọc sách, vẽ tranh ... Ngay sau 40 tuổi tôi đã phải đeo kính viễn thị 1.5 ( thường gọi là kính lão ) và sau vài năm thì giờ đã lên 2.5. Tôi thường nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp chữa bệnh qua thiền, nhưng một thời gian dài vẫn chưa tìm ra pháp thiền huy động khả năng chữa hoặc luyện cho đôi mắt nhìn được rõ hơn, hoặc ít nhất thì cũng phanh lại sự thoái hoá phi mã của nó. Cũng tình cờ đọc qua một cuốn sách nào đó ( mà tôi không nhớ tên ) có nói về phương pháp rèn luyện đôi mắt bằng cách cố gắng nhìn thật lâu vào một điểm cố định. Tôi suy nghĩ sẽ thử và kết hợp pháp niệm của Thiền Phật. Bước đầu thấy có các phản ứng của đôi mắt, khu vực mắt, tai mũi họng và cảm thấy thị giác có phần tốt hơn, khi làm việc trên máy tính thời gian lâu mà mắt không bị mỏi, mờ mặc dù vẫn phải đeo kình 2.5. Mặc dù vậy, theo kinh nghiệm bản thân thường tập thiền chữa thân bệnh thì thấy tràn trề hy vọng một kết quả tốt đẹp trong thời gian tới. Vậy tôi viết bài này chia sẻ pháp rèn luyện đôi mắt qua pháp thiền Tứ Niệm Xứ với các quý vị, hầu như có ai tập luyện theo và trải nghiệm những thay đổi để cùng bàn bạc, chia sẻ thì thật là tuyệt vời. Sau đây là chi tiết cho pháp thiền rèn luyện đôi mắt.

Chuẩn bị:
Thời gian:  Bất kỳ lúc nào nếu quý vị có thể thực biện
Địa điểm: tại bất cứ nơi nào mà có thể dành cho quý vị 15-20 phút an nhiên tự tại.
Thể trạng: với bất cứ thể trạng nào, nếu chúng ta còn có khả năng suy nghĩ, còn đôi mắt trời ban tặng.
Tư thế: bất cứ tư thế nào mà chúng ta cảm thấy thoải mái nhất 
Áp dụng: cho tất cả các quý vị 
Những kiêng kỵ và cấm kỵ: không có điều này
Cách thức thực hiện như các bước dưới đây:

Các bước thực hiện như sau:
   - Thực hiện tư thế chuẩn bị để tập có thể là ngồi, đứng nghỉ, nằm .. 
  - Chọn một điểm để tập trung nhìn vào đó. Điểm đó cách quý vị khoảng 2 đên 100m.
- Thả lỏng cơ thể, quan sát hơi thở của mình khoảng 3-5 nhịp, sau đó quý vị mở mắt và nhìn vào điểm đã chọn.
- Cứ nhìn như vậy, ý tập trung quan sát các phản ứng của mắt và niệm tên phù hợp với những phản ứng của mắt. Ví dụ như " mỏi mắt"; " chói mắt"; " cay mắt "; " nhắm mắt " ; " mở mắt "; " chảy nước mắt"; " chảy nước mũi"; " kệnh mắt"; " nóng mắt " ....vvv ... Mỗi người có thể có những phản ứng khác nhau trên khu vực mắt hoặc trên cơ thể khi thực hiện pháp thiền này. 
- Sau khoảng 5-10 phút thì mắt có thể mở nhìn liên tục mà không sập mi xuống, nhưng nước mắt có thể chảy nhoè mắt, khi đó quý vị lấy khăn lau nước mắt và trở lại tập bình thường.
- Sau khoảng 15-20 phút thì dừng bài tập.
- Một ngày tập khoảng 2-3 lần như vậy, tuỳ theo lúc mà quý vị có thể tập được.
Sau mỗi lần tập vậy quý vị sẽ cảm nhận sự thay đổi của đôi mắt của mình, có thể không rõ ràng ngay, nhưng một thời gian sẽ thấy tác dụng kỳ diệu của nó.
Chúc quý vị bình an, dồi dào sức khoẻ !

22 tháng 4 2016

Bàn về nguyên lý của pháp quán thân chữa thân bệnh

   Có lẽ tất cả những cảm nhận, cảm giác của các nơi trên cơ thể chúng ta đều được đưa đến não bộ và từ não bộ sẽ xuất hiện mệnh lệnh cho cơ thể chúng ta thực hiện. Những hành động khua chân múa tay, nói cười ... là chúng ta nhận thấy rõ, nhưng biết bao nhiều những hoạt động, vận hoá, cảm xúc trong cơ thể thực hiện âm thầm sao mà chúng ta biết được. Vậy là có một sự chỉ đạo, cái đó thật nhanh hơn chớp, biến hoá ảo diệu vô cùng tận trong cơ thể chúng ta, chỉ trong thời khắc ko tưởng là cả sự cảm nhận, phân tích, ra lệnh và hành động đã được hoàn tất. Nó là cái ý dẫn dắt trong mỗi con người. Nó điều khiển tất cả, ko chỉ chân tay, mắt miệng, cảm xúc mà còn điều khiển cả sự vận hoá, sinh hoá trong cơ thể. Có lẽ khi ta bị bệnh, khi mà cơ thể đau đơn kêu cứu thì ý chúng ta lại tập trung vào những việc nào đó để quên đi sự kêu cứu đó lại là một sai lầm ? Theo tôi đó là một sai lầm nguy hại của duyên nghiệp mỗi con người chúng ta.
Pháp thiền ở đây là sự đối diện trực tiếp với những hiện tượng bất thường nơi cơ thể mình để cơ thể huy động khả năng hoá giải. Có nhiều trường hợp bị đau bệnh lâu ngày mãi mới quyết định đến bệnh viện để khám chữa, mấy ngày đêm trước khi quyết định đi khám mới tập trung để ý kỹ cơ thể mình đau bệnh ra sao thì vài hôm lại thấy đỡ thậm chí khỏi mà ko phải đi khám nữa mới nói đùa rằng cứ doạ đi khám là bệnh tự hết. Những trường hợp này đúng là vô tình thực hiện đúng pháp thiền chữa bệnh này ( pháp thiền dựa theo nền tảng của pháp thiền Phật ). Nói vậy chứ đây cũng chỉ là một phương pháp tham khảo cho quý vị chứ không dám gọi là phổ biến hay dụ dỗ gì, mong rằng nếu thực hiện mà có những điều gì thắc mắc và phát hiện mới xin phản hồi để tôi cũng như quý vị nào quan tâm nắm bắt được và đúc rút kinh nghiệm. Chúc tất cả các quý vị thân tâm an lạc !

22 tháng 11 2015

Bàn về Tâm bệnh


Chúng ta thường nghe nói câu Tâm bệnh và luận theo quy nạp ngũ hành là sợ thì hại thận, vui mừng thì hại tâm, lo lắng thì hại tỳ, giận dữ thì hại can, buồn thì hại phế. Tiếp theo đưa ra pháp điều trị các chứng bệnh có liên quan đến các tạng phủ, vệ vinh khí huyết, huyệt vị kinh lạc, tinh khí thần ... để lấy lại cân bằng cho cơ thể, kèm theo lời khuyên cho việc giải quyết Tâm bệnh là bệnh nhân nên điều hoà tâm lý, giữ thăng bằng các cảm xúc, tình cảm để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ ... Như vậy việc chữa trị của chúng ta mới là ở phần ngọn ( nơi cơ thể - các tạng phủ, vệ vinh khí huyết, huyệt vị kinh lạc, tinh khí thần .. ) còn phần gốc ( Tâm bệnh ) thì thật là chưa đưa ra pháp chữa thoả đáng vậy. Chúng ta chữa các bệnh cho cơ thể bệnh nhân có thể thành công trong một giai đoạn, nhưng cái gốc là Tâm bệnh vẫn còn đó thì chả mấy người bệnh đó lại rơi vào vòng xoáy của nghiệp bệnh.
Tâm bệnh là thế nào đây ? Một vấn đề mông lung và nan giải vì nói đến cái Tâm thì đã là quá trừu tượng rồi, mà quá trừu tượng thì rất khó nắm bắt cách thức hoạt động của Tâm, cái nguyên nhân gây ra Tâm bệnh và pháp chữa như thế nào ? Khi người bệnh cứ dấy lên sự lo âu hay giận dữ hận thù, nóng nảy vội vàng, ghen ghét đố kỵ ... chúng ta khuyên họ hãy bình tĩnh, điều hoà được không ? Xin thưa với các quý vị rằng chỉ có thể được trong chốc lát, thậm chí không thể được vì trong họ cái duyên khởi tạo nên thứ tình chí đó cứ ngùn ngụt che mờ trí huệ nơi họ, quyết dẫn dắt họ theo nghiệp quả đã định. Dứt ra khỏi tình trạng đó ư, có thể cả đời người không thể thoát hoặc có thể đến thời điểm duyên nghiệp viên thành, đó cũng chính là nghĩa thọ nghiệp khổ của con người chúng ta. Cái thời điểm duyên nghiệp viên thành ở đây thật rộng lớn và vi diệu theo thuyết nhân quả bởi chỉ một nhân tố rất nhỏ của sự vật hiện tượng cũng có thể làm con người ta ngộ ra được cái Tâm mình đang lạc lối như thế nào, hoặc gặp được pháp vi diệu, hoặc có thể phải trả giá bằng tiền bạc, sinh mạng, bằng bệnh tật ... 

Xin thưa với quý vị, tôi đây là một con người bình thường, sống theo cuộc sống đời thường dân dã, không danh vọng, chức tước, tiền bạc thì chả dư giả ( chỉ tạm trang trải cho cuộc sống bản thân và gia đình trong cuộc sống đạm bạc thường ngày ), có điều thường đọc sách vở, chép ghi và ngẫm ngợi, tâm thường hướng tới việc thiện, tránh xa việc ác, đố kỵ, tham lam. Tôi cũng có thời gian dài may mắn thăm lễ chùa Hương hàng năm, và rồi thật may mắn trên con đường Tâm đạo là khi suy diễn sự sống chết và tò mò tìm hiểu cái ta là ai thì được dẫn dắt đến với Phật Pháp. Đến với Phật Pháp, bản thân tôi thấy luận về Pháp thật mông mênh, sách về kinh Phật, luận bàn thật vô lượng không kể hết, nhưng sau thời gian dài đọc ngẫm tôi cảm nhận và ý thức được rằng đạo Phật là đạo diệt khổ ban vui, giúp chúng sinh thoát kiếp khổ. Phần lý thuyết chính là Tứ diệu đế và Bát chánh đạo còn phần thực hành là thiền quán ( Tứ Niệm Xứ ), tự nhận thấy rằng đạo Phật như là một môn khoa học về Tâm trong một sự trừu tượng bao hàm tất thảy mọi sự vật hiện tượng thuộc về thuyết nhân quả.
Khi thực hành thiền quán ( Tứ Niệm Xứ ), mặc dù bản thân chỉ ở mức sơ khai chưa đạt đến tầng sơ thiền, nhưng tôi cảm nhận rõ rằng Tâm có những quy luật có thể nhận thấy rõ là những lo âu, buồn, vui, ganh ghét, đố kỵ, tức giận ... ( thất tình chí ) được khởi lên trong Tâm ta theo một cách thức dẫn dắt, lôi kéo ý chí và ý thức của chúng ta, rồi từ đó điều khiến cơ thể ta hành động. Quá trình này diễn biến rất nhanh khiến bình thường chúng ta không nhận ra, chỉ đến một mức nào đó trong luyện tập thiền quán chúng ta sẽ nhận thấy điều này. Ngoài những thứ thuộc thất tình chí còn có nhiều thứ khởi lên trong tâm ta từ các giác quan ( âm thanh, mùi vị, cảm giác, hình ảnh ... ), hay ảo giác, hồi ức, vọng tưởng, một điều gì đó như ta đã từng trải qua ... Tất cả những thứ này và thất tình chí ta gọi chung là duyên khởi. Các duyên khởi này tự xuất hiện trong Tâm, nhiều lúc ý chí chúng ta không kiềm soát và kiềm chế nổi bởi mức độ và tần suất của nó, nó khiến cơ thể chúng ta hành động để tạo nghiệp và chỉ khi tạo nghiệp rồi thì ý chí của chúng ta mới lại được các duyên khởi khác dẫn dắt để ngộ ra sự sai lầm hay sự đúng đắn của các hành động trước đây.
Cũng qua luyện tập thiền quán tôi cảm nhận được cách thức mà thiền Tứ Niệm Xứ xoá bỏ được những duyên khởi dấy lên nơi Tâm, đó chính là quán niệm. Với phương thức niệm tên tất cả những gì chúng ta thấy, cảm nhận thấy chính là ta bắt ý chí, ý thức chúng ta nắm bắt những duyên khởi dấy lên ở Tâm ta và như vậy không còn chỗ trống để chúng ta chuyển ý nghĩ sang hành động của cơ thể, đương nhiên như vậy thì nghiệp quả được dẫn dắt từ Tâm sẽ không viên thành và cơ thể chúng ta sẽ được nghỉ ngơi. Chuỗi nghiệp quả bị cắt đứt sẽ kéo theo các duyên khởi dấy lên từ Tâm sẽ dần bị đoạn trừ. Dần dần Tâm ta ít các duyên khởi dấy lên và đến một thời điểm nảo đó khi ý chí chúng ta nắm bắt và niệm song hành với bất kỳ một duyên khởi nào dấy lên trong Tâm sẽ dẫn tới trạng thái Tâm tĩnh lặng ( định Tâm ). Với cách thức như vậy thì thiền Tứ Niệm Xứ chính là pháp chữa Tâm bệnh mà không vị thuốc cũng như pháp chữa nào khác hiệu nghiệm hơn.
Cũng qua những chia sẻ ở trên, bản thân tôi cho rằng chúng ta hầu như ai cũng có Tâm bệnh, bởi chưa loại trừ hết tham sân si, chưa xoá bỏ hoàn toàn thất tình chí, vậy đều có Tâm bệnh và đều có nguy cơ khiến Thân bị bệnh bởi Tâm dẫn dắt Ý, Ý điều khiển Thân, Thân hành động. Trường hợp đạt trạng thái Tâm tĩnh lặng ( định tâm ) hoặc cao hơn nữa ta cũng phải luôn luôn tu tập và phòng chữa bệnh vì môi trường quanh ta xâm nhập vào các giác quan, bộ phận cơ thể từng giây, từng phút khiến tấm thân ta bị hư hoại dần mòn rồi đến lúc huỷ hoại ... vậy nên về cơ thể thì cõi Phật vẫn trong cõi sinh diệt. 
Ngày chủ nhật dông dài, kẻ dân dã này có đôi phút khua môi múa mép, có gì mạo phạm mong các bậc cao minh soi xét mà bỏ quá cho vì sở học và thực hành đạo Phật còn nông cạn, hiểu biết về mọi mặt còn nhiều thiếu sót. Cũng mong sự chỉ giáo của tất cả mọi người ! Chân thành cám ơn !

Chú giải:
1/ Tứ Niệm Xứ - là pháp thiền nguyên thuỷ mà Phật đã chỉ dạy, sau đó được các Phật tử lưu truyền đến ngày nay. Thường gọi tắt là Thiền quán hay Thiền Phật.
2/ Thất tình chí - là bẩy trạng thái tình cảm của con người ( vui mừng, giận dữ, thương yêu, buồn đau, lo nghĩ, sợ hãi, ghét ). Có sách nói "Thất tình" là: Hỷ - Nộ - Ưu - Tư - Bi - Khủng - Kinh. "Hỷ" là vui vẻ, sung sướng; "nộ" là tức giận; "ưu" là u sầu, buồn bã; "tư" là tư lự, lo nghĩ, "bi" là đau buồn, đau thương; "khủng" là sợ hãi; "kinh" là kinh hãi, sửng sốt quá mức. Trong Đông y, "thất tình chí" được sử dụng để chỉ 7 loại "tình chí" (tình cảm, tinh thần) - có liên quan mật thiết đến sức khỏe và bệnh tật. Có sách nói thất tình chí gồm: hỷ, nộ, ái, ố, uý, ưu, bi. Sách Tam tự kinh viết thất tình chí là: hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục ( vui mừng, giận dữ, buồn bã, vui vẻ, yêu thương, ghét, ham muốn )
3/ Tham sân si - là 3 phạm trù thuộc về Tâm của đạo Phật ( tham lam, sân hận, si mê ).
4/ Quán niệm - là quán sát và niệm. Quán sát là dùng cái ý chí, trí tuệ của mình để quan sát, theo dõi các cảm nhận, cảm giác, tâm tưởng ... xuất hiện ở môi trường xung quanh tác động vào ta, ở trong thân thể ta, ở trong tâm ta. Niệm là đọc tên nội dung tương ứng với các cảm nhận, cảm giác mà bản thân quán sát được, niệm là cách đọc mà không thành tiếng, không mấp máy môi ( đọc trong đầu ).
5/ Duyên khởi - là tên gọi chung cho các cảm nhận, cảm giác, tâm tưởng xuất hiện khi quán sát.



07 tháng 3 2015

Thiền cho giấc ngủ an lành !


Chuẩn bị:
Thời gian:  Trước lúc ngủ, lúc cần có giấc ngủ hoặc cần thư thái sau một thời gian dài căng thẳng do công việc, mất ngủ …
Địa điểm: tại phòng ngủ gia đình, văn phòng cơ quan,… ( chọn được nơi yên tĩnh, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông là tốt nhất )
Thể trạng: với bất cứ thể trạng nào, nếu chúng ta còn có khả năng suy nghĩ.
Tư thế: bất cứ tư thế nào mà chúng ta cảm thấy thoải mái nhất ( có thể kiểu ngồi thiền, nằm với tư thế phù hợp … )
Áp dụng: cho tất cả các trường hợp gây mất ngủ ( căng thẳng công việc, suy nhược thần kinh, lo nghĩ quá nhiều, bệnh tật gây mất ngủ, mất ngủ mạn tính …).
Cách thức thực hiện như các bước dưới đây:

Các bước thực hiện như sau:

   - Thực hiện tư thế chuẩn bị thiền phù hợp cho giấc ngủ như nằm nghiêng, nằm ngửa, ngồi kiểu thiền, ngồi ghế dựa …
- Nhắm mắt lại và để điểm nhìn của mắt khi nhắm ở trạng thái tự do ( nghĩa là chỉ nhắm mắt rồi chuyển sang bước tiếp theo dưới đây )
- Quán sát hơi thở của mình. Khi hít vào niệm trong đầu là “ phồng”, khi thở ra niệm là “ xẹp “ ... ( Gọi tắt động tác quán sát và niệm là quán niệm ). Niệm là đọc thầm trong đầu ( không thành tiếng, không mấp máy môi ).
   - Cứ quán niệm như vậy đến khi ta thấy một chủ đề khác xâm nhập vào dòng cảm nhận của ta thì ta chuyển sang quán niệm chủ đề đó. Ví dụ: tiếng gà gáy ( niệm là " gà gáy, gà gáy, gà gáy... ), gió thổi ( gió thổi, gió thổi ... ) , đau ngón chân cái ( đau ngón chân cái, đau ngón chân cái ... ), hình ảnh thủa chăn trâu cắt cỏ ùa về, hình ảnh con rắn, nghĩ về trang blog của mình, công việc cần làm, công việc chuẩn bị làm, ... ( Lưu ý nên dùng từ ngắn gọn để niệm mới đuổi kịp sự dẫn dắt của Tâm, dần dần cảm nhận sẽ nhanh hơn, cái Ý  của ta sẽ bắt kịp với những thay đổi của Tâm ). Tâm của chúng ta sẽ dẫn dắt chúng ta liên tục, lúc thì theo âm thanh nhận được từ tai, lúc thì theo hương vị nhận được từ mũi, rồi cảm giác nhận được từ da, rồi những hình ảnh và suy nghĩ chợt ập đến trong đầu … rất, rất nhiều đối tượng xâm nhập, dẫn dắt tâm ta, chúng ta cần phải niệm từ phù hợp một cách liên tục nhưng không nên nhanh quá hoặc chậm quá ( niệm một cách đều đặn ). Trường hợp quá nhiều tiếng động ập đến mà ta không niệm kịp khi tâm dẫn dắt, ta chỉ cần niệm là:  lắng nghe, lắng nghe,…lắng nghe ... hoặc nhiều ý nghĩ ập đến quá thì niệm là: suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ ….
- Khi ta quán niệm mà không thấy xuất hiện các chủ đề xen vào thì thường là cảm nhận thấy hơi thở, ta quán niệm hơi thở, rồi các chủ đề Tâm dẫn dắt lại xuất hiện ta lại quán niệm tiếp ... Đến một mức độ nào đó ( chắc là tuỳ theo nhân duyên của mỗi người ) sẽ cảm thấy Ý của mình đuổi kịp với những dẫn dắt của Tâm. Đến đây theo kinh nghiệm thực tế và sự cảm nhận của duyên nghiệp với Phât Pháp mà tôi nhận thấy có hai ngã rẽ. Một là chúng ta tiếp tục quán niệm như vậy rồi dần dần rơi vào giấc ngủ, hai là Định Tâm và bước vào tầng sơ thiền ( theo thiền Phật Tứ Niệm Xứ ). Phương pháp định tâm để bước tiếp theo con đường thiền Phật tôi đang thực hành và trải nghiệm, sẽ truyền tải nội dung trong những bài sau. %

 Do thực hành và trải nghiệm thực tế của tự bản thân rồi viết lại, trong cách diễn giải còn nhiều sơ suất và chưa rõ ý, mong mọi người chỉ bảo. Có thể nghiệp lực hay duyên nghiệp mỗi người mỗi khác nên thời gian đạt được kết quả mong muốn có thể rất khác nhau, chúng ta cần kiên trì và tin tưởng ở phương pháp này bởi nguyên lý rõ ràng rằng: khi Ý chúng ta đuổi kịp sự dẫn dắt của Tâm chúng ta thì cũng tương tự như khi ta đang ngủ vậy, bởi khi ta ngủ tâm và ý của chúng ta là một ( không tạo nghiệp ) .

Quá trình tập Thiền có gì vướng mắc và kết quả như thế nào đề nghị quý vị viết phản hồi lại để chúng ta cùng nhau tìm ra cách thực hiện phù hợp nhất cho mỗi người.
    Chúc an lành và sức khoẻ đến với tất cả chúng ta !

10 tháng 9 2014

Nội dung thực hiện Thiền Phật chữa Tâm bệnh



Khắc chế tham sân si, cho Tâm ta tĩnh lặng

Cho đời người thư thái, giữa chốn thiên đường này !

( Các bài trước tôi viết chủ yếu về luận giải nguyên lý của Thiền Phật trong việc chữa trị Tâm bệnh và Thân bệnh nên mọi người đọc có thể chưa rõ cách thiền. Bài này tôi viết chi tiết cách thiền Phật để chữa Tâm bệnh mà mọi người có thể áp dụng thực hiện được ngay. Ai muốn xem lại các nội dung về nguyên lý của phép thiền này thì mời vào đề mục PHẬT PHÁP ở thanh đề mục phía trên của trang blog này )

1/ Bàn về Tâm Bệnh 
   Tâm bệnh là thế nào đây ? Một vấn đề mông lung và nan giải vì nói đến cái Tâm thì đã là quá trừu tượng rồi, mà quá trừu tượng thì rất khó nắm bắt cách thức hoạt động của Tâm, cái nguyên nhân gây ra Tâm bệnh và pháp chữa như thế nào ? Khi người bệnh cứ dấy lên sự lo âu hay giận dữ hận thù, nóng nảy vội vàng, ghen ghét đố kỵ ... chúng ta khuyên họ hãy bình tĩnh, điều hoà được không ? Xin thưa với các quý vị rằng chỉ có thể được trong chốc lát, thậm chí không thể được vì trong họ cái duyên khởi tạo nên thứ tình chí đó cứ ngùn ngụt che mờ trí huệ nơi họ, quyết dẫn dắt họ theo nghiệp quả đã định. Dứt ra khỏi tình trạng đó ư, có thể cả đời người không thể thoát hoặc có thể đến thời điểm duyên nghiệp viên thành, đó cũng chính là nghĩa thọ nghiệp khổ của con người chúng ta. Cái thời điểm duyên nghiệp viên thành ở đây thật rộng lớn và vi diệu theo thuyết nhân quả bởi chỉ một nhân tố rất nhỏ của sự vật hiện tượng cũng có thể làm con người ta ngộ ra được cái Tâm mình đang lạc lối như thế nào, hoặc gặp được pháp vi diệu, hoặc có thể phải trả giá bằng tiền bạc, sinh mạng, bằng bệnh tật ... 
   Xin thưa với quý vị, tôi đây là một con người bình thường, sống theo cuộc sống đời thường dân dã, không danh vọng, chức tước, tiền bạc thì chả dư giả ( chỉ tạm trang trải cho cuộc sống bản thân và gia đình trong cuộc sống đạm bạc thường ngày ), có điều thường đọc sách vở, chép ghi và ngẫm ngợi, tâm thường hướng tới việc thiện, tránh xa việc ác, đố kỵ, tham lam. Tôi cũng có thời gian dài may mắn thăm lễ chùa Hương hàng năm, và rồi thật may mắn trên con đường Tâm đạo là khi suy diễn sự sống chết và tò mò tìm hiểu cái ta là ai thì được dẫn dắt đến với Phật Pháp. Đến với Phật Pháp, bản thân tôi thấy luận về Pháp thật mông mênh, sách về kinh Phật, luận bàn thật vô lượng không kể hết, nhưng sau thời gian dài đọc ngẫm tôi cảm nhận và ý thức được rằng đạo Phật là đạo diệt khổ ban vui, giúp chúng sinh thoát kiếp khổ. Phần lý thuyết chính là Tứ diệu đế và Bát chánh đạo còn phần thực hành là thiền quán ( Tứ Niệm Xứ ), tự nhận thấy rằng đạo Phật như là một môn khoa học về Tâm trong một sự trừu tượng bao hàm tất thảy mọi sự vật hiện tượng thuộc về thuyết nhân quả.
   Khi thực hành thiền quán ( Tứ Niệm Xứ ), mặc dù bản thân chỉ ở mức sơ khai chưa đạt đến tầng sơ thiền, nhưng tôi cảm nhận rõ rằng Tâm có những quy luật có thể nhận thấy rõ là những lo âu, buồn, vui, ganh ghét, đố kỵ, tức giận ... ( thất tình chí ) được khởi lên trong Tâm ta theo một cách thức dẫn dắt, lôi kéo ý chí và ý thức của chúng ta, rồi từ đó điều khiến cơ thể ta hành động. Quá trình này diễn biến rất nhanh khiến bình thường chúng ta không nhận ra, chỉ đến một mức nào đó trong luyện tập thiền quán chúng ta sẽ nhận thấy điều này. Ngoài những thứ thuộc thất tình chí còn có nhiều thứ khởi lên trong tâm ta từ các giác quan ( âm thanh, mùi vị, cảm giác, hình ảnh ... ), hay ảo giác, hồi ức, vọng tưởng, một điều gì đó như ta đã từng trải qua ... Tất cả những thứ này và thất tình chí ta gọi chung là duyên khởi. Các duyên khởi này tự xuất hiện trong Tâm, nhiều lúc ý chí chúng ta không kiềm soát và kiềm chế nổi bởi mức độ và tần suất của nó, nó khiến cơ thể chúng ta hành động để tạo nghiệp và chỉ khi tạo nghiệp rồi thì ý chí của chúng ta mới lại được các duyên khởi khác dẫn dắt để ngộ ra sự sai lầm hay sự đúng đắn của các hành động trước đây.
   Cũng qua luyện tập thiền quán tôi cảm nhận được cách thức mà thiền Tứ Niệm Xứ xoá bỏ được những duyên khởi dấy lên nơi Tâm, đó chính là quán niệm. Với phương thức niệm tên tất cả những gì chúng ta thấy, cảm nhận thấy chính là ta bắt ý chí, ý thức chúng ta nắm bắt những duyên khởi dấy lên ở Tâm ta và như vậy không còn chỗ trống để chúng ta chuyển ý nghĩ sang hành động của cơ thể, đương nhiên như vậy thì nghiệp quả được dẫn dắt từ Tâm sẽ không viên thành và cơ thể chúng ta sẽ được nghỉ ngơi. Chuỗi nghiệp quả bị cắt đứt sẽ kéo theo các duyên khởi dấy lên từ Tâm sẽ dần bị đoạn trừ. Dần dần Tâm ta ít các duyên khởi dấy lên và đến một thời điểm nảo đó khi ý chí chúng ta nắm bắt và niệm song hành với bất kỳ một duyên khởi nào dấy lên trong Tâm sẽ dẫn tới trạng thái Tâm tĩnh lặng ( định Tâm ). Với cách thức như vậy thì thiền Tứ Niệm Xứ chính là pháp chữa Tâm bệnh mà không vị thuốc cũng như pháp chữa nào khác hiệu nghiệm hơn.
   Cũng qua những chia sẻ ở trên, bản thân tôi cho rằng chúng ta hầu như ai cũng có Tâm bệnh, bởi chưa loại trừ hết tham sân si, chưa xoá bỏ hoàn toàn thất tình chí, vậy đều có Tâm bệnh và đều có nguy cơ khiến Thân bị bệnh bởi Tâm dẫn dắt Ý, Ý điều khiển Thân, Thân hành động. Trường hợp đạt trạng thái Tâim tĩnh lặng ( định tâm ) hoặc cao hơn nữa ta cũng phải luôn luôn tu tập và phòng chữa bệnh vì môi trường quanh ta xâm nhập vào các giác quan, bộ phận cơ thể từng giây, từng phút khiến tấm thân ta bị hư hoại dần mòn rồi đến lúc huỷ hoại ... vậy nên về cơ thể thì cõi Phật vẫn trong cõi sinh diệt. 


2/ Chuẩn bị:
Thời gian:  bất cứ lúc nào ( nếu thấy tinh thần bất an, khi tham sân si xuất hiện hoặc những lúc thư thái )
Địa điểm: bất cứ nơi nào ( chọn được nơi yên tĩnh, thoáng mát là tốt nhất )
Thể trạng: với bất cứ thể trạng nào, nếu chúng ta còn có khả năng suy nghĩ.
Tư thế: bất cứ tư thế nào mà chúng ta cảm thấy thoải mái nhất ( lưu ý người mới tập tránh khi đang làm việc, lái tàu xe, các công việc đòi hỏi độ tập trung cao ...  )
Bắt đầu: bất cứ khi nào ( với người mới tập nên vào giờ nghỉ ngơi, những người tập nhiều tự bản thân sẽ nhận thấy lúc nào cần thiền )
Áp dụng: cho tất cả các trường hợp. Tất cả chúng ta khi thiền sẽ phát hiện và cảm nhận thấy Tâm mình thay đổi, chuyển biến không ngừng như thế nào. Cách thức thực hiện như các bước dưới đây:

3/ Các bước thực hiện như sau:
   - Nhắm mắt lại , hướng mắt như thể nhìn vào điểm rất xa ( vô cực )
   - Quán sát hơi thở của mình. Khi hít vào niệm trong đầu là “ phồng”, khi thở ra niệm là “ xẹp “ ... ( Gọi tắt động tác quán sát và niệm là quán niệm ). Niệm là đọc thầm trong đầu ( không thành tiếng, không mấp máy môi ).
   - Cứ quán niệm như vậy đến khi ta thấy một chủ đề khác xâm nhập vào dòng cảm nhận của ta thì ta chuyển sang quán niệm chủ đề đó. Ví dụ: tiếng gà gáy ( niệm là " gà gáy, gà gáy, gà gáy... ), gió thổi ( gió thổi, gió thổi ... ) , đau ngón chân cái ( đau ngón chân cái, đau ngón chân cái ... ), hình ảnh thủa chăn trâu cắt cỏ ùa về, hình ảnh con rắn, nghĩ về trang blog của mình, công việc cần làm, công việc chuẩn bị làm, ... ( Lưu ý nên dùng từ ngắn gọn để niệm mới đuổi kịp sự dẫn dắt của Tâm, dần dần cảm nhận sẽ nhanh hơn, cái Ý  của ta sẽ bắt kịp với những thay đổi của Tâm ). Khi chúng ta gặp một vấn đề gì về Tâm thì mặc dù các chủ đề khác cứ xâm nhập rồi lướt qua thì vẫn thấp thoáng vấn đề chủ đạo mà tâm dẫn dắt ( ví dụ trường hợp với người có hận thù thì cái tâm trạng hận thù luôn lấp ló măc dù các tác động khác lên Tâm đang lướt qua, cái tâm trạng này sẽ hằn ghi thêm lên ý nghĩ và thôi thúc con người ta hành động trả thù, nếu hành động trả thù được thực hiện thì cái nghiệp mà Tâm dẫn dắt đã hoàn thành theo quy trình Tâm tác Ý - Ý khiến Thân - Thân hành động, cũng có thể việc trả thù không thực hiện được thì Thân ta cũng phải gánh nghiệp bệnh do sân hận gây ra ). Khi ta dùng Ý ( ý chí, ý nghĩ, ý tứ phân tích ) bám đuổi theo chủ để Tâm dẫn dắt bằng cách quán niệm thì Ý không đọng lại, lưu lại, không phân tích và truyền đạt tới Thân được và như vậy là vòng nghiệp không hoàn tất, đương nhiên nghiệp quả mà Tâm dẫn dắt không hoàn tất.  Khi duyên khởi về Tâm dấy lên, ví dụ là cảm giác bực tức, tức giận ta sẽ niệm “ tức giận, tức giận, tức giận ...,” hoặc nghi ngờ ta niệm là “ nghi ngờ, nghi ngờ, nghi ngờ ... “ Và mỗi lần thiền hoặc nhiều lần thiền như vậy thì ta sẽ nhận thấy rõ những chủ đề mà ta muốn gạt bỏ sẽ dần bị loại bỏ, giúp Tâm ta an bình hơn, tham sân si khó lòng mà xâm nhập và điều ý khiển thân chúng ta được, vận nghiệp cũng như sức khoẻ của chúng ta từ đó sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt lên.
- Khi ta quán niệm mà không thấy xuất hiện các chủ đề xen vào thì thường là cảm nhận thấy hơi thở, ta quán niệm hơi thở, rồi các chủ đề Tâm dẫn dắt lại xuất hiện ta lại quán niệm tiếp ... 
Các bước tập thiền trên nếu theo con đường dẫn dắt của Phật thì mới ở giai đoạn sơ khai, nhưng ánh sánh nhiệm mầu của Phật Pháp đã cho tôi niềm tin vào một con đường an lành phía trước. Việc thanh lọc Tâm giúp cho tâm bình an và cân bằng cảm xúc trong cuộc sống cùng việc loại bỏ được tác hại của các duyên khởi tham sân si nơi tâm giúp cơ thể an lành, tránh bệnh tật cũng như thay đổi các đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp khơi dậy những duyên khởi không tốt trong Tâm ta. 

   

09 tháng 9 2014

Nội dung thực hiện thiền Phật chữa Thân bệnh


Phật dạy rằng tài sản quý nhất của đời người là sức khoẻ
***********************************************************
                       ***********************************************************
                        ***********************************************************
Nào chúng ta cùng xua tan những khổ đau và cùng đón nghiệp lành !

( Các bài trước tôi viết chủ yếu về luận giải nguyên lý của Thiền Phật trong việc chữa trị Tâm bệnh và Thân bệnh nên mọi người đọc có thể chưa rõ cách thiền. Bài này tôi viết chi tiết cách thiền Phật để chữa Thân bệnh mà mọi người có thể áp dụng thực hiện được ngay. Ai muốn xem lại các nội dung về nguyên lý của phép thiền này thì mời vào đề mục PHẬT PHÁP ở thanh đề mục phía trên của trang blog này )

Chuẩn bị
Thời gian:  bất cứ lúc nào ( nên cách xa bữa ăn khoảng 2 giờ đồng hồ, không nên thực hiện ngay sau khi ăn xong )
Địa điểm: bất cứ nơi nào ( chọn được nơi yên tĩnh, thoáng mát là tốt nhất )
Thể trạng: với bất cứ thể trạng nào, nếu chúng ta còn có khả năng suy nghĩ. Mà tôi nhớ có câu danh ngôn của ai đó rằng: “ Ta đang suy nghĩ là ta đang tồn tại “
Tư thế: bất cứ tư thế nào ( lưu ý người mới tập tránh khi đang làm việc, lái tàu xe, các công việc đòi hỏi độ tập trung cao ...  )
Bắt đầu: bất cứ khi nào ( với người mới tập nên vào giờ nghỉ ngơi, những người tập nhiều tự bản thân sẽ nhận thấy lúc nào cần thiền )
Áp dụng: cho tất cả các trường hợp cảm thấy cơ thể có vấn đề nào đó không bình thường, kể cả trường hợp bình thường không cảm nhận thấy nhưng khi thiền mới cảm nhận thấy những vấn đề không bình thường. Tất cả chúng ta khi thiền sẽ phát hiện và cảm nhận thấy cơ thể mình như thế nào, chỗ nào đang có những hiện tượng gì và thực hiện như thế nào ở phần ngay dưới đây.

Các bước thực hiện như sau:
- Nhắm mắt lại , hướng mắt như thể nhìn vào điểm vô cực hoặc một điểm nào cảm thấy thoải mái nhất ( với trường hợp thiền ở tư thế  nằm, ngồi, còn các tư thế khác thì không câu lệ là nhắm mắt hay không chỉ cần chú ý tới những vị trí xuất hiện cảm giác không bình thường của cơ thể mình là được )
- Quán sát hơi thở của mình. Khi hít vào niệm trong đầu là “ Phồng”, khi thở ra niệm là “ xẹp “. Niệm là đọc thầm trong đầu ( không thành tiếng, không mấp máy môi ) 
- Dùng ý nghĩ của mình rà soát ( quán sát ) toàn bộ cơ thể từ đầu xuống đến vai, cánh tay, cẳng tay, các ngón tay, đến cổ gáy, ngực bụng, lưng, mông, đùi, chân, các ngón chân ( Hình dung động tác này như ta đang rà soát trên toàn bộ cơ thể để cảm nhận những cảm giác của cơ thể mình ở từng vị trí, không để sót vị trí nào vậy ). Khi Tâm và Ý ta đang thực hiện công việc này thì có nhiều sự xâm nhập từ bên ngoài vào khiến ta mất tập trung, ví dụ như tiếng gà gáy đêm, tiếng xe cộ đi lại, tiếng trẻ khóc, mùi đun nấu thức ăn, lo nghĩ đến công việc, hình ảnh thủa nhỏ ập đến … ngay lập tức ta niệm nội dung phù hợp với đối tượng xâm nhập như “gà gáy, gà gáy, gà gáy… “ hoặc “tiếng xe, tiếng xe, tiếng xe… “ khi hết tác động của dối tượng niệm thì ta lại quay về niệm hơi thở như lúc dầu, rồi tiếp tục quán sát cơ thể mình. Sau khi rà soát đi rà soát lại toàn bộ cơ thể như vậy nhiều lần, chúng ta sẽ nhận biết được khu vực nào, vị trí nào của cơ thể có vấn đề như đau nhức, ngứa, giật, chướng tức, nóng, lạnh, mỏi, tim đập nhanh mạnh, hồi hộp, choáng, nổi da gà, rợn tóc gáy, ù tai, nhức đầu, … chúng ta tập trung quán sát những vị trí ấy và niệm cụm từ tương ứng. Ví dụ như đau thắt lưng thì ta tập trung quán sát khu vực thắt lựng và niệm từ “ đau thắt lưng, đau thắt lưng, đau thắt lưng … “ cứ như vậy đến khi một vị trí nào đó trong cơ thể đau và kéo Tâm Ý ta đến thì ta lại chuyển sang quán sát và niệm cho vị trí đó ( ví dụ như đau đầu gối ta quán sát nó và niệm “ đau đầu gối, đau đầu gối, đau đầu gối … ). Hoặc giả sử có sự vật, hiện tượng, ý nghĩ nào chen vào tâm trí ta lúc này thì ta cũng niệm nó luôn rồi lại quay về vị trí đau mà cơ thể đang kêu cứu, giữa các khoảng trống không có các duyên khởi thì ta niệm hơi thở của mình, ... cứ quán niệm như vậy bất cứ khi nào ta thấy hiện tượng đau phản ánh vào tâm trí ta.
Và như vậy sau một thời gian chúng ta sẽ phát hiện thấy những phản ứng của cơ thể đối với những chỗ đau hoặc có thể có những phản ứng của cơ thể  mà chưa bao giờ chúng ta trải qua. Các vị trí cần quán niệm có thể chuyển dịch, thay đổi và mức độ đau cũng thay đổi trong quá trình chúng ta quán sát và niệm, hãy nắm bắt nó, nắm chặt từng thay đổi nhỏ nhất của nó và niệm để cơ thể chúng ta tự chuyển hóa cho nghiệp bệnh chấm dứt.

   Đây là một quá trình tuy diễn giải nguyên lý thì lòng vòng, nhưng thực hiện không phải là khó khăn, chỉ đòi hỏi sự  kiên trì và nỗ lực không mệt mỏi của mỗi người. Trong quá trình thực hiện có thể có những hiện tượng khác thường, nhưng đừng sợ và đừng nản, hãy vững chí và nỗ lực, nghiệp lành luôn đợi chờ chúng ta ở phía trước !  
Chúc bình an đến với mọi người !



08 tháng 9 2014

Luận bàn về chữa trị thân bệnh và tâm bệnh từ Thiền Phật ( bài thứ nhất )


   Con người cũng như mọi sinh vật tự nhiên đều có khả năng tự bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của bất kỳ vật lạ nào hoặc sự mất cân bằng nào phát sinh nhằm bảo toàn tính toàn vẹn ( cân bằng ) của mình. Đây là phương pháp giúp cơ thể huy động khả năng tự điều chỉnh, cân bằng, nó không giải thích được bằng những logic khoa học thông thường, thậm chí cả những học thuyết cổ xưa như âm dương, ngũ hành, tạng tượng, thiên nhân hợp nhất ...
Cơ thể con người là một bộ máy tinh vi nhất mà thế giới tự nhiên tạo ra. Từ những suy nghĩ sơ đẳng thời xa xưa cho đến những nghiên cứu tinh vi, hiện đại nhất đều biết rằng tất cả các mầm bệnh, vi khuẩn, vi rút ... luôn tồn tại trong cơ thể đang sống cũng như môi trường xung quanh chúng ta. Trong mớ hỗn lộn vi rút, vi khuẩn, mầm bệnh đó thì có những vi rút, vi khuẩn có ích và cũng có loại có hại cho sự sống, cơ thể sống của con người. Mặt khác chúng ta cũng đều biết là cơ thể con người có những khả năng tự chống lại bệnh tật, chống lại sự xâm phạm của các loại mầm bệnh, vi rút, vi khuẩn. Đơn thuần, cơ thể chúng ta là như nhau, vi rút, vi khuẩn và mầm bệnh luôn bên cạnh rình dập để gây bệnh, rồi thấy mỗi người lại mắc nhiễm những căn bệnh khác nhau, vào những thời điểm khác nhau và với mức độ nặng nhẹ rất khác nhau ... Phải chăng do khả năng chống cự lại sự xâm nhập của mầm bệnh, tác nhân gây bệnh ở mỗi người và ở mỗi thời điểm là khác nhau ? Vậy làm cách nào để ta huy động được khả năng tự chống lại bệnh tật, chống lại sự xâm phạm của tác nhân gây bệnh này của cơ thể một cách hiệu quả nhất ?
Theo đông y học cổ truyền thì nền tảng và nguyên lý vận hành của mọi sự vật hiện tượng dựa theo thuyết âm dương, cơ thể chúng ta với môi trường ( trong và ngoài cơ thể ) cũng không là ngoại lệ. Và theo thuyết âm dương thì khi mất cân bằng âm dương sẽ sinh biến, giống như cơ thể ta sẽ sinh bệnh vậy. Từ nền tảng của thuyết âm dương để triển khai chi tiết và quy nạp sự vật, hiện tương thì người xưa đưa ra thuyết ngũ hành với năm hành là : mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ. Rồi từ hai học thuyết trên các danh y đã nghiên cứu và thiết lập ra học thuyết tạng tượng ( quy nạp các bộ phận, cấu tạo cơ thể theo thuyết ngũ hành và âm dương ), học thuyết thiên nhân hợp nhất ( điều hoà cơ thể với tự nhiên để dưỡng sinh, để sống hải hoà với môi trường quanh mình ). Khi cơ thể mất cân bằng ( sinh bệnh ), các y gia đã phân tích xem sự mất cân bằng ở đây như thế nào, ví dụ như Dương thắng, âm thắng, dương hư, âm hư, dương thịnh, âm thịnh, thuỷ suy hoả vượng, can mộc vượng quá khắc tỳ thổ, hay tỳ thổ hư sinh phế kim bệnh, thận thủy giao tâm hỏa ( phạm trù chính tà, hư tà, tặc tà, vi tà, thực tà )...vv... Từ đó đề ra bát pháp ( 8 phương pháp trị bệnh ) là: hãn, thanh, hạ, thổ, tiêu, hòa, ôn, bổ. Phưong tiện, cách làm và dụng cụ cho các pháp trị bệnh này là các vị thuốc đông dược, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, chôn chỉ, kéo giãn, giác hơi, đánh gió, xông ... Nói ngắn gọn lại là cần có sự tác động một cách khoa học từ bên ngoài đến cơ thể chúng ta để lấy lại cân bằng khi cơ thể chúng ta đang mất cân bằng ( bị mắc bệnh ). Về tây y thì nguyên tắc cũng vậy, nhưng mang tính chữa trị các triệu chứng cụ thể hơn là tổng thể cân bằng của cơ thể như đông y.
Tôi cứ nghĩ và định hướng trong thâm tâm rằng cơ thể chúng ta có khả năng phòng vệ chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh, nhưng cũng có lúc nó thất bại trước tác nhân gây bệnh. Tất nhiên cơ thể chúng ta có cấu tạo như nhau nhưng môi trường ta sống tác động đến chúng ta khác nhau ( nói đến môi trường là bao gồm cả nội nhân, ngoại nhân, bất nội ngoại nhân, ...) nên bệnh tật mỗi người có khác nhau. Chung quy lại thì tất cả đều do môi trường xung quanh ta, trong ta xâm phạm, nó phá vỡ thế cân bằng của cơ thể dẫn tới bệnh tật, vậy làm cách nào để huy động khả năng tự phòng và chống lại bệnh tật của cơ thể mình ?
Tôi có xem tập sách viết về hệ miễn dịch và cách chống lại bệnh tật, ngoại nhân xâm phạm vào cơ thể của tác gỉa Đái Duy Ban và biết được rằng tự cơ thể chúng ta có rất nhiều cách để chống lại sự xâm phạm của các mầm bệnh ( nói chung cho các nguyên nhân sinh bệnh trong cơ thể ) ví dụ như: tống đẩy, tiêu hoá vi khuẩn, đồng hoá dị nguyên, kháng nguyên.vv ... Và tôi nghĩ rằng sẽ còn nhiều cơ chế, khả năng tự chống lại và tự chữa bệnh của cơ thể mà con người chúng ta chưa nghiên cứu ra, đặc biệt về các bệnh liên quan đến tâm bệnh.
Từ luận giải cơ chế tạo nghiệp ( Tâm - ý - thân ) dựa trên nền tảng thực hành thiền Tứ Niệm Xứ cùng sự dẫn dắt của duyên khởi mà Phật Pháp đem lại, tôi nhận ra rằng mọi bệnh tật, khổ đau, sung sướng, vui buồn ... liên quan đến thân thể, tâm hồn đều trong vòng nghiệp của mỗi người. Và cái mầm bệnh hay căn bệnh của mỗi người cũng tuân theo quy luật của vòng tạo nghiệp ( gọi là nghiệp bệnh ). Như đã nói ở phần đầu thì trong cơ thể ta, môi trường xung quanh ta luôn tồn tại tất cả các mầm bệnh và các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể ta rồi phát triển thành bệnh sau đó nó có thể huỷ hoại và chấm dứt sự tồn tại của cơ thể ta, đó là chu trình của nghiệp bệnh. Vậy làm thế nào để chấm dứt được chu trình tạo nghiệp bệnh này ?
Thử ngẫm lại mà xem, mỗi chúng ta khi cảm thấy cơ thể không bình thường ( có thể là đau, cảm giác khó chịu ở một chỗ nào đó, hoặc các sinh hoạt bình thường bị thay đổi do ảnh hưởng vì sức khoẻ, cơ thể có những biến đổi bất thường  ... ) thì chúng ta có chú ý đến một lát rồi bao công việc, sự việc khác cuốn hút chúng ta phải theo hoặc bắt buộc phải theo và quên đi hay bỏ qua những cảnh báo của cơ thể ( cũng có thể coi là tiếng kêu cứu của cơ thể ). Dần dần mức độ cảnh báo của cơ thể tăng lên, ta đi khám bệnh và ta biết là mình bị bệnh rồi bắt đầu chữa trị. Nếu gặp thầy gặp thuốc ta khỏi được còn không may thì chúng ta ra đi ... vậy là đời ta chấm dứt đồng nghĩa với nghiệp của bệnh đã hoàn thành, một kiếp khác giành cho chúng ta ... Trong chu trình của nghiệp bệnh này chúng ta có thể nhận thấy cơ chế, cách thức của nghiệp bệnh đã xảy ra như thế nào không ? Nguyên lý nào để chúng ta ngăn chặn, cắt đứt vòng tạo nghiệp của bệnh này ? Cách thức thực hiện để đạt được mong muốn này sẽ như thế nào ?.

Những câu hỏi này cứ ám ảnh tôi khi tôi nghiên cứu về Thiền Phật ( thiền quán hay thiền Tứ Niệm Xứ ). Từ những cảm nhận được dẫn dắt bởi ánh sánh của Phật pháp tôi đã nhận thấy con đường đi của Nghiệp ( nói chung ) là từ Tâm qua quá trình tạo tác Ý rồi Ý điều khiển Thân và Thân hành động, và tôi đã viết luận giải về Thân – Tâm – Ý ở các phần trước trong blog này ( mời xem ở đây: http://yhoccotruyenvn01.blogspot.com/2014/02/than-tam-y.html   và http://yhoccotruyenvn01.blogspot.com/2014/02/than-tam-y-bai-thu-hai.html ). Cũng từ sự soi sáng của Phật Pháp với câu kinh truyền lưu rằng: "Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ ", trong tôi lại dấy lên những câu hỏi cần được luận giải là điểm bắt đầu để nhận ra của con đường là từ đâu ? nguyên lý và cách thức thực hiện nó như thế nào ?
Kết hợp khi thiền Tứ Niệm Xứ ở mức độ sơ khai tôi đã nhận thấy có hai yếu tố tác động lên chúng ta và tạo ra hai vòng nghiệp luôn có trong mỗi con người chúng ta, đây  như là điểm đầu của nhận thức về con đường Phật đã nói. 
- Yếu tố thứ nhất là: Tâm dẫn dắt Ý ( Tâm tạo tác ý - ý khiển Thân - Thân hành động ). Gọi đây là vòng tạo nghiệp thứ nhất.
- Yếu tố thứ hai là:  Môi trường quanh ta tác động lên Thân ( Tác nhân bên ngoài xâm phạm vào Thân - Thân kêu cứu qua Ý - Ý tác động lên Tâm - Tâm quay lại tác Ý - Ý khiển Thân - Thân hành động ). Gọi đây là vòng tạo nghiệp thứ hai.
Trong cả hai vòng  tạo nghiệp TÂM – Ý – THÂN trên thì Ý là mắt xích quan trọng nhất, tất cả chu trình của nghiệp đều phải đi qua Ý. Ý là cái của tự bản thân chúng ta, cái ý nghĩ, ý chí của chúng ta, là cái được rèn luyện được bồi đắp từ thực tế cuộc sống, từ trải nghiệm cuộc sống, từ những bài học truyền lại của loài người và có thể thay đổi theo ý chí của bản thân mỗi người. Vòng tạo nghiệp này sẽ thay đổi khi Ý thay đổi, đây là điểm mấu chốt để thực hiện thay đổi nghiệp  ( kể cả hai vòng nghiệp ) và cũng là điểm mấu chốt trong nguyên lý chữa trị Tâm bệnh và Thân bệnh.

05 tháng 9 2014

Chữa chứng ho ngứa họng bằng Thiền Tứ Niệm Xứ ( thiền quán )

P
   
   Chúng ta bị ho và rất ngứa họng, có người thỉnh thoảng lại bị ho kiểu ngứa họng. Thường gọi là viêm họng mà nguyên nhân gây ra thì rất nhiều. Phương pháp tôi trình bày đây áp dụng cho các loại ho có ngứa họng. Trong quá trình tự trị bệnh này mọi người sẽ tự nhận biết khi nào nó xuất hiện và giải pháp tiêu trừ mà không cần dùng thuốc, không cần một tác động nào ngoài ý chí, ý nghĩ của chính mình.
      Nội dung thực hiện như sau:  Khi thấy cảm giác bị ngứa họng, bạn bắt đầu dừng mọi việc lại, trước hết chúng ta chuyển sang tư thế thoải mái nhất, có thể là ngồi thiền, nằm nghiêng, tản bộ, đang ngồi ở ghế làm việc... và tập trung quán sát hơi thở của mình, khi hít vào ta đọc thầm trong đầu ( niệm ) là phồng, khi thở ra ta niệm là xẹp, thấy ngứa họng ta niệm là ngứa họng, ngứa họng ... và cố không ho ( kiểu như nhịn ho ). Cứ niệm như vậy thì cơn ngứa sẽ tăng lên rất nhanh, toàn bộ cơ thể  sẽ phản ứng rất mạnh, nước mắt trào ra, hai tai có thể ù đặc, và thậm chí có thể nôn, oẹ. Các tuyến nước bọt có thể tiết ra rất nhiều, ta có thể nuốt nước bọt vào và niệm là nuốt nước bọt, nuốt nước bọt, .... Đến khi tự bị ho hắt ra rất mạnh hoặc nôn ra, nước mắt nước mũi chảy ra thì ta dừng lại để rửa mặt, xúc miệng...  Tiếp đó ta quay lại thiền như lúc đầu, ngay lập tức thấy họng ngứa ngay, sau khoảng vài lần liên tiếp thực hiện như vậy thì ta thấy thở ra hít vào sẽ không ngứa nữa ... và sẽ không bị ngứa và ho trong khoảng mấy tiếng, khi thấy hiện tượng ngứa họng xuất hiện thì lại lập tức thiền như trên. Khoảng vài ngày sẽ khỏi ( nếu trước đó đã bị ho dài ngày ) và từ sau sẽ ngăn chặn ngay cơn ngứa họng đầu tiên, giúp chúng ta không bị mắc chứng ho viêm họng. 

   Đây là phương pháp chữa bệnh dựa trên nền tảng của Thiền Tứ Niệm Xứ và được tự bản thân tôi thực nghiệm, kiểm nghiệm, mọi người nếu mắc chứng bệnh trên thử thực hiện và phản hồi các tác động cũng như kết quả qua blog này để chúng ta cùng nhau lập ra được phương pháp chữa căn bệnh này một cách hữu hiệu nhất cho mỗi người. Sự chia sẻ của mọi người khi thực hiện phương pháp này là niềm vui rất lớn đối với tôi !


04 tháng 9 2014

Chống mệt mỏi, đau người, đau đầu do mất ngủ và ngồi lâu trên tàu hỏa bằng Thiền quán


Bạn đi tàu để thực hiện một công việc nào đó hay đi du lịch xa … Hẳn bạn cũng như mọi người đều rất ngại về vấn đề giấc ngủ và mệt mỏi cơ thể khi phải ngồi trên một con tàu lắc lư, gầm rú trong thời gian vài tiếng cho đến vài ngày. 




Mấy người bạn và bà con trong gia đình tôi thường nói đùa rằng lúc đi tàu thì mọi người vật vã như cá vật đẻ. 








Tôi nhận thấy mình nên áp dụng thiền tứ niệm xứ xem sao …
   Mấy ngày nghỉ lễ quốc khánh 2/9/2014 đại gia đình tôi tổ chức đi Sapa du ngoạn, và phương tiện đi lại được chọn là tàu hỏa sau khi đã phân tích rất nhiều khía cạnh như an toàn giao thông, tiết kiệm chi phí, lượng người tham gia, mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe. Thực chất thì nhược điểm chính của đi tàu là ảnh hưởng tới sức khỏe do thời gian đi lâu và tư thế trên tàu khi đi ( ngồi ghế cứng, ngồi ghế mềm, giường nằm ). Tùy theo nhu cầu mà mọi người trong gia đình lựa chọn, do chủ yếu là những người trẻ, trung niên nên mọi người chọn ghế ngồi cứng để tiết kiệm chi phí giành cho những chi tiêu khác của chuyến đi, một số người có tuổi và em nhỏ được bố trí giường nằm.

Vậy là mọi người đã xác định là mệt mỏi trong một đêm ở tư thế ngồi, nằm co ro, vật vã trong tiếng gầm rú và rung lắc của đoàn tàu. Đúng là như cá vật đẻ, tôi thấy mọi người nằm, ngổi nghiêng ngả, chui cả xuống gầm ghế,…sáng sau kêu đau mỏi nhừ người. Còn tôi thì bắt đầu thực hiện thiền tứ niệm xứ quán niêm hơi thở. Trước hết là chọn tư thế ngồi thật thoải mái ở vị trí ghế của mình ( lưng thẳng, hai chân cân đối, gập đầu gối cân bằng hai bên, đặt hai tay tư thế thõng xuống tự nhiên, hai bàn tay đặt khu vực đầu gối hoặc ngửa lên và chồng lên nhau giữa hai đùi ), sau đó thực hiện thiền quán niệm hơi thở và tứ niệm xứ. Các hình ảnh, suy nghĩ, âm thanh, hơi thở, sự đau mỏi của cơ thể, đặc biệt là sự rung lắc của tàu liên tục tấn công vào tâm cần được quán niệm ( thầm đọc lên trong đầu ), cứ như vậy đến một lúc tâm ta rơi vào tĩnh lặng ( những tác động trên được ta niệm song hành với việc nó tác động lên tâm ). Những lúc này cảm giác như ta đang ngủ nhưng tâm rất tỉnh táo, thi thoảng có cơn ngủ gật ập đến ( rất hiếm ). Khoảng vài tiếng đồng hồ ta suy nghĩ là cần phải lấy lại trạng thái bình thường để xoa bóp đôi chân thì tự cơ thể khiến ta tỉnh thức. Việc xoa bóp đôi chân và thay đổi tư thế giúp cơ thể  ta lấy lại cân bằng và tránh việc ứ tắc khí huyết gây đau mỏi. Xoa bóp vùng chân thực hiện theo nguyên tắc “ âm thăng dương giáng “ âm là phía trong và sau của chân, dương là phía ngoài và trước của chân, thăng là đưa lên, giáng là đưa xuống. Dùng bàn tay và các ngón tay xoa bóp vùng chân theo nguyên tắc trên khoảng 5-10 lần . Sau đó thực hiện động tác chải đầu từ trước về phía sau bằng các đầu ngón tay 5-10 lần. Đứng dậy vặn mình hoặc đi lại trên khoang tàu vài phút. Tiếp đó lại thực hiện thiền quán như trên cho đến khi hết buổi đêm. Sáng sau khi mọi người thức dậy, ai cũng kêu đau mỏi cơ thể, mệt mỏi, có người kêu đau đầu, tôi thì thấy cơ thể cũng như đầu óc mình tỉnh táo và khỏe mạnh bình thường như ngủ ở nhà vậy. Đấy là hôm đi lên Sapa, hôm về tôi cũng thực hiện như vậy và kết quả tương tự. Mọi người nằm, ngồi nghiêng ngả, ngủ gật ngặt ngẽo, rồi đau mỏi khắp người, thấy tôi chỉ ngồi im một tư thế mà hôm sau vẫn thấy bình thường nhưng không tin và thực hiện theo cách tôi nói. 
  Tự bản thân tôi thấy cách thiền này dễ thực hiện  rất hữu hiệu cho mọi người đi tàu xe trên nhưng chặng đường xa, giúp giữ gìn sức khỏe, ổn định tinh thần, vậy nên viết ra đây hầu mong giúp được ai đó khi gặp hoàn cảnh tương tự sẽ áp dụng, kết quả như thế nào xin phản hồi ý kiến qua trang blog này. 

24 tháng 11 2013

Thiền Tứ niệm xứ và giấc ngủ


      Từng giây, từng phút, tâm ta luôn thu nhận sự tác động của ngoại cảnh tác động tới cơ thể chúng ta, và cả những duyên khởi phát ra từ tâm ta theo ý thức hoặc vô thức. Những tác động từ bên ngoài ( âm Thanh, ánh sáng, hình ảnh, ánh mắt, nụ cười, mùi vị, cảm giác, vi khuẩn, vi rút xâm nhập, ô nhiễm môi trường xâm phạm, tà khí xâm nhập ... )  hay những duyên khởi trong tâm theo vô thức hoặc có ý thức ( vui, mừng, giận, lo, buồn, thương, sợ, hãi, ý tưởng bất chợt, suy nghĩ hoang tưởng, tà nhập... )  tất cả bao vây quanh tâm ta, điều khiển trí óc ta và rồi hằn ghi lên não bộ của chúng ta, cơ thể chúng ta, cho chúng ta những miền ký ức của riêng mỗi người. Nói theo từ nhà Phật thì đó chính là sự tạo nghiệp.
   Mỗi người có nghiệp khác nhau và nghiệp được tạo thành có sự dẫn dắt của duyên khởi vô thức, có sự pha lẫn của ý thức hiện tại, dù theo khía cạnh tốt hay xấu, nhân tính hay bất nhân ... chúng ta vẫn tạo ra và sống trong nghiệp của chính mình. 
   Vậy có lúc nào chúng ta không tạo nghiệp không ? .... Với những hiểu biết hạn hẹp của bản thân mình, tôi mạnh dạn đưa ra những kiến giải hầu xin ý kiến thỉnh giáo của quý vị bạn đọc để chúng ta cùng nhau nhận diện vấn đề, âu là mục đích cuối cùng không ngoài việc tìm kiếm sự lợi lạc cho sức khỏe về thể chất và sự bình an trong tâm hồn của mỗi người. 
   Trước hết là câu hỏi có lúc nào chúng ta không tạo nghiệp không ? Xin thưa rằng có, đó là khi ta ngủ. Với một giấc ngủ sâu, không mộng mị, trong điều kiện phù hợp với cơ thể,  chúng ta có được sự tĩnh lặng, hư không gần như tuyệt đối về tất cả những tác động của ngoại cảnh, nội tâm đến tâm của chúng ta. Hồ Chủ Tịch từng viết: " khi ngủ thì ai cũng lương thiện, tỉnh dậy mới hay kẻ dữ hiền ". Đây là câu thơ thật sâu sắc của Bác về cảm nhận con người cũng như nhìn nhận con người theo triết lý của nhà Phật. Trong mỗi con người luôn có cái nhân tâm và hãy hình dung khi ngủ thì người ta trở về với chính tâm tĩnh lặng, không tạo nghiệp, không bám đuổi theo nghiệp.
   Nhưng khi ta thức ( không ngủ ) thì sao ?    Hãy xem xét theo khía cạnh  khoa học của thiền Tứ niệm xứ là dùng ý trí của mình để dõi theo sự chuyển động không ngừng của cái tâm chính mình và niệm những hình ảnh, ý tưởng, duyên khởi hiện lên trên đường tâm gặp phải. Khi ý trí ta được rèn luyện đạt đến việc niệm song hành với sự dẫn dắt của tâm thì về lý thuyết là tâm sẽ không ghi lại được hình ảnh, sự kiện, ý tưởng và duyên khởi nào nữa ... Và khi đó là thời điểm nghiệp không được tạo ra. Đồng nghĩa với một giấc ngủ bình an.
  ( Ở khía cạnh này chúng ta đang phân tích, cảm nhận tác động của thiền Tứ niệm xứ với tâm. Một khía cạnh khác của thiền là tác động với thân, mời quý vị đọc tiếp ở các phần viết về thiền phật chữa thân bệnh trong thư mục THIỀN PHẬT CHỮA BỆNH của blog ! )

02 tháng 11 2013

Thanh lọc tâm từ thiền quán ( bài 4 )




( viết tiếp Thanh lọc tâm từ thiền quán ) ... đến đây việc thực hiện thiền quán có lẽ chia thành nhiều ngả rẽ khác nhau. Riêng với bản thân tôi, đã tự thực hiện và chiêm nghiệm trong một quãng thời gian dài, nhận thấy khi ta dùng trí của mình để đuổi theo sự dẫn dắt của tâm mãi như vậy thì dần dần các biến động tác động lên tâm ta sẽ chỉ kịp loé lên trong tâm tưởng đã được chúng ta niệm và quán sát, lúc này tâm có xu hướng quay về theo dõi sự động tĩnh của hơi thở nhiều hơn. Lúc đầu khi cảm nhận thấy điều này tôi chưa cảm nhận được ngã rẽ của bước sơ khai hành thiền này bởi thường thì khi thiền đến mức rất là sơ khai ban đầu này là tôi nghĩ rằng thôi mình tạm dừng việc thiền quán ở đây đã, mặt khác thì bản thân việc tự tìm hiểu, học hỏi cũng chưa thấy được con đường tiếp theo thực hiện như thế nào.
Việc dừng công việc thiền quán ở đây trong một thời gian dài cũng thật có ích cho tôi, bởi khi kéo dài mức độ này thì tôi nhận thấy mình đã tìm thấy một tâm trí bình an hơn, đặc biệt là sự tĩnh tâm ở trạng thái thiền này giúp tôi có thể kiểm soát tốt được chứng mất ngủ đã kéo dài mấy năm nay ... nhờ duyên may nơi Phật Pháp tôi 
vẫn tiếp tục thực hiện thiền quán, và một lần tự nhận thấy rằng khi mình thiền quán rồi chìm vào giấc ngủ là một ngã rẽ của hành thiền, còn con đường dài phía trước đầy bí ẩn của " Con đường xưa " vẫn thênh thang thúc giục ta dấn bước ... 
Mơi quý vị xem tiếp tại đây 

28 tháng 9 2013

Thanh lọc tâm từ thiền quán ( bài 3 )




    ...và bây giờ chúng ta tiếp tục dòng chảy dẫn hướng của tâm để thiền quán. Như đã mô phỏng ở bài trước, ta ( có thể hiểu là trí của ta ) bám sát luồng dẫn hướng của tâm để niệm, ngày một nhanh hơn, tinh tế hơn và nhạy cảm với từng biến đổi nhỏ của tâm. Đôi lúc tự mình cảm nhận, động tác này như là cách ta đang cho một cuốn băng ghi âm và hình ảnh quay dần chậm lại để một lúc nào đó gần như dừng lại, tức là ta với tâm ta đã song hành, và tưởng tượng rằng từ thời điểm đó sẽ không có những ký ức được hình thành tiếp trong bộ nhớ của trí não ta ( hay tâm sẽ không tạo nghiệp nữa vậy ). Những dẫn dắt từ cảm nhận, tưởng tượng và thực hành thiền quán như vậy cho chúng ta một nhận thức sơ bộ ban đầu việc hành thiền theo Tứ niệm xứ như là một môn khoa học thực hành để thanh lọc tâm, thoát mọi khổ đau ... 
Mời quý vị xem tiếp tại đây