Hiển thị các bài đăng có nhãn HỌC THUYẾT THIÊN NHÂN HỢP NHẤT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỌC THUYẾT THIÊN NHÂN HỢP NHẤT. Hiển thị tất cả bài đăng

15 tháng 2 2021

Nhân thân tiểu thiên địa / phần 1

 


       1Mặt trời và ánh sáng chiếu rọi muôn nơi, ban phát nhiệt lượng và sự biển đổi dành cho sự sống 

Tạng tâm và hệ thống huyết mạch trong cơ thể con người ( hành hỏa)

        2- Cây xanh trên bề mặt trái đất, trong lòng biển cả ( thanh lọc không khí, tiêu hủy chất hữu cơ trong lòng đất, biến đổi cấu trúc không khí để sản sinh ôxy cho sự sống ...
Tạng can trong cơ thể con người - hành mộc

        3 - Đất, núi đồi  ( Bồi đắp hình non dáng núi, phân chia địa hình, hình thế cho vạn vật nương náu và phát triển.
Tạng tỳ - hành thổ

        4 - Không khí bao bọc trái đất 
Khí trong cơ thể con người

        5 - Nước bao phủ 3/4 trái đất, len lỏi trong những mạch ngầm trong lòng trái đất ( gột rửa, thanh lọc môi trường, phân hủy chất độc hại, lưu chuyển và cũng cấp dưỡng chất cho sự sống.  
Huyết, hệ bạch huyết và tạng thận ( hành thủy ) tỏa khắp cơ thể, đi đến từng tế bào 


Sự vận hành của trời đất: 
Mặt trời soi rọi ánh sáng tới muôn nơi trên trái đất mang  ánh sáng và nhiệt lượng đến từng ngõ ngách trên bề mặt trái đất như tạng tâm thúc đẩy huyết mạch mang ôxy và nhiệt lượng đến từng tế bào. Hoạt động của mặt trời là thiên định theo quy luật sinh khởi của vũ trụ, tâm cũng vậy, như một phần cài đặt mặc định cho nhịp đập con tim để vận hành cả một hệ thống huyết mạch. Ẩn sâu hơn trong hệ hoạt động cháy sáng của mặt trời là một quy luật của vũ trụ mà con người chưa khám phá được hết, cũng như đằng sau hoạt động mặc định của tim ( trong hệ thống tạng tâm ) là sự điều hành của những thực thể nào ? Não bộ, tâm thức, ... chúng ta cũng chưa giải đáp hết được. 
Như chúng ta biết sơ qua về cách vận hành của ánh sáng và năng lượng từ mặt trời lên bề mặt trái đất ở trên thì theo tôi, đó không phải là điều cốt lõi tạo lập lên nhiệt lượng bề mặt trái đất. Khi bạn ngồi trên máy bay ở độ cao khoảng 10km so với mặt biển,  nhìn các chỉ số thông báo trên máy bay bạn sẽ thấy nhiệt độ lúc đó khoảng -50độ C, lạ thật ! Và nhìn xuống dưới thấy mây bò lổm ngổm, chúng không bay lên cao được nữa vì đến cao độ 7-8km nhiệt độ đã giảm xuống còn 0 độ C, mây là hơi nước và chúng sẽ bị đóng băng hoặc đọng thành giọt mưa rơi xuống ( càng lên cao nhiệt độ càng giảm ). Cũng quan sát thấy nhiều vùng trên trái đất, mặc dù nắng chiếu chói chang, nhưng ở đó nhiệt độ đo ngoài trời vẫn dưới 0 độ C. Điều gì đã làm cho nhiệt độ trên bề mặt trái đất không tăng theo nhiệt độ từ ánh sáng mặt trời truyền xuống ?. 
Tất cả chúng ta đều biết trong lòng trái đất có nhiệt lượng rất cao, và mọi vật chất ở lõi của trái đất đều bị nóng chảy, thường gọi là dung nham trong lòng trái đất. Chỉ khi nào bề mặt khu vực nào đó của trái đất có liên kết yếu thì dòng dung nham này sẽ phun lên ( các núi lửa ). Dưới đáy biển sâu vạn dặm, ánh sáng và nhiệt lượng của mặt trời không thể truyền tới, lẽ ra nước biển đóng băng, nhưng không, lạnh giá và băng tuyết chỉ là trên bề mặt biển, còn dưới đáy biển thì nước vẫn không đóng băng. Những núi lửa dưới đay biển hoặc một cơ chế cấp nhiệt đã khiến nước không đóng băng ở đáy biển. Thật kỳ diệu, như là hệ thống tạo thân nhiệt 37độ cho cơ thể người vậy ( hỏa tiên thiên - mệnh môn hỏa). 
Sơ qua như vậy chúng ta cũng đã nhận ra rằng, nhiệt độ trên bề mặt trái đất phụ thuộc căn bản vào nhiệt lượng trong lòng trái đất. 
Vậy nhiệt lượng trong lòng trái đất là loại vật chất gì ? Nó sinh ra theo nguyên lý nào, cách thức hoạt động của nó ra sao ? Những gì tác động lên dòng nhiệt lượng này ? ( tia nào đó trong vũ trụ, lực hút trái đất, mật độ vật chất ở khu vực tâm trái đất, mặt trăng, biển, mặt trời, hoạt động của con người, các đứt gãy trên bề mặt trái đất... ).Cách nó tác động lên chuỗi cân bằng nhiệt của trái đất ( 4 mùa , vòng xích đạo, bắc cực, Nam Cực, hạn Hán, giá lạnh, nước biển dâng, thủy triều, enino, anina, bão, lốc, vòi rồng, núi lửa, động đất, ... ). Nó như phần nào, tạng nào, khái niệm nào trong cơ thể con người ? 
( còn tiếp ... mời độc giả có hứng thú đón đọc ) 

 

13 tháng 6 2018

Âm trong dương và dương trong âm ở cơ thể con người

     Lấy điểm giữa của cơ thể làm mốc và chia theo chiều ngang thì phần trên của cơ thể thuộc dương, phần dưới của cơ thể thuộc âm
Cũng lấy điểm mốc giữa của cơ thể chia theo chiều dọc của cơ thể thì bên trái là âm và bên phải là dương.

Tạng Tâm quy theo ngũ hành thuộc hỏa mang tính trạng dương và trú ngụ phần phía trên của cơ thể nên gọi là tạng dương ở trong dương.
Tạng thận quy theo ngũ hàng thuộc thủy mang tính trạng âm và trú ngụ ở phần dưới của cơ thể nên gọi là tạng âm ở trong âm.
Tạng Tâm thuộc hỏa mang tính dương, nhưng nó bao gồm huyết mạch trong huyết mạch có khí và huyết. Trong đó huyết mang tính âm, khí mang tính dương, vậy huyết ở trong Tâm cũng có nghĩa là âm ở trong dương
Tạng Thận thuộc thủy mang tính âm, thận có thận âm và thận dương, đặc biệt có mệnh môn ở giữa mang tính hỏa ( hỏa tiên thiên ) và như vậy mệnh môn nơi thận là dương ở trong âm còn thận âm trong thận là âm ở trong âm.
Nhân thân tiểu thiên địa - Cơ thể con người là một vũ trụ thu nhỏ. Điều này thật vi diệu, trái đất chúng ta với 3/4 là nước ( thủy ) mang hàm tính âm, nhưng trong lòng trái đất luôn có nhiệt độ rất cao khiến vật chất khu vực tâm trái đất nóng chảy, khi bề mặt trái đất có kết cấu yếu thì vật chất nóng chảy này phun trào đó là hiện tượng phun trào của núi lửa. Hình dung và ngẫm nghĩ kỹ chúng ta liên tưởng dòng dung nham nóng chảy trong lòng trái đất như mệnh môn hỏa, với lượng nước chiếm 3/4 trái đất sẽ biểu đạt như thận thủy, còn mặt trăng với lực vạn vật hấp dẫn điều chỉnh thủy triều như là chân âm điều khiển và tác động tới quy trình thủy hỏa tương giao giữa dòng dung nham nóng chảy trong lòng trái đất với nguồn nước bao la của trái đất. Mặt trời chiếu rọi muôn nơi như tạng Tâm với đường mạch khí huyết chạy tới khắp nơi trên cơ thể, tưới tắm, nuôi dưỡng cho cơ thể hay khởi phát sự sống cho muôn loài ...
Thật vi diệu, vi diệu ... 

16 tháng 12 2015

Học thuyết thiên nhân hợp nhất

( Trích bài giảng lý luận y học cổ truyền - trường đại học y Hà Nội )
ĐỊNH NHĨA
Học thuyết thiên nhân hợp nhất nói lên giữa con người và môi trường tự nhiên, môi trường xã hội luôn luôn có mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Con người thích nghi, chế ngự thiên nhiên và xã hội sẽ sinh tồn và phát triển.
Trong đông y học người xưa đã áp dụng học thuyết này để làm kim chỉ nam cho các phương pháp dưỡng sinh, phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe, tìm ra nguyên nhân sinh bệnh và đề ra phương pháp chữa bệnh một cách toàn diện.

NHÂN TỐ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI

1/ Hoàn cảnh tự nhiên: ( khí hậu + thời tiết + địa lý + tập quán sinh hoạt )
- Khí hậu, thời tiết: đề cập đến lục khí ( phong - hàn - thử - thấp - táo - hỏa ) trong 4 mùa ( xuân - hạ - thu - đông )
- Vị trí địa lý: đồng bằng, miền núi, trung du, miền nam, miền bắc ...
- Tập quán sinh hoạt: phong tục, tín ngưỡng, món ăn truyền thống, cách thức lao động sản xuất, cách nuôi dạy con cái, định canh, du canh du cư, ... Ảnh hưởng tới từng con người trong xã hội.

2/ Hoàn cảnh xã hội: ( chính trị + kinh tế + văn hóa xã hội )
- Chính trị: có phân chia giai cấp, tàn dư xã hội cũ, tranh giành quyền lực, đảng phái ảnh hưởng tới cuộc sống của từng con người, từng cộng đồng và đất nước.
- Kinh tế: điều kiện kinh tế giàu, nghèo, mức sống cao thấp ....
- Văn hóa: các tập tục, tư tưởng, môi trường sống trong gia đình ... ảnh hưởng đến cuộc sống và tư duy của con người.
Các yếu tố trên gây ra các tác nhân ảnh hưởng tới tâm lý xã hội, là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh thuộc nội thương tình chí, bệnh về thể chất, cơ thể ...

CON NGƯỜI LUÔN THÍCH ỨNG VỚI HOÀN CẢNH TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thời tiết, khí hậu, địa lý, tập quán, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội luôn ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe cũng như tinh thần con người, có thể theo su hướng có lợi hoặc có hại cho sức khỏe con người. Con người cần thích nghi với hoàn cảnh, chế ngự và cải tạo tự nhiên, xã hội để sinh tồn và phát triển. 
Muốn vậy con người cần có sức khỏe, tinh thần thoải mái, vững vàng. Chính khí dồi dào, cơ năng thích ứng của cơ thể với môi trường luôn luôn tạo quân bình ( cân bằng ) giữa các mặt âm, dương, khí huyết, tinh thần, tân dịch ...

ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

1/ HTTNHN chỉ đạo phòng bệnh chủ động: 
- Cải tạo thiên nhiên để phục vụ đời sống con người một cách khoa học, đảm bảo môi trường cân bằng, hữu ích
- Chủ động rèn luyện cơ thể: thể dục, thể hao, dưỡng sinh, khí công, thiền ...
- Điều hòa Tâm tính, rèn Tâm, sửa tính cho hài hòa với môi trường xã hội
- Cải tạo, thay đổi hoặc hủy bỏ những tập quán lạc hậu, hủ lậu ... Xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại.

2/ HTTNHN chỉ đạo phòng bệnh thụ động
- Ăn uống sinh hoạt điều độ
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân 
- Sinh hoạt, lao động phù hợp vối sức khỏe, tuổi tác

3/ HTTNHN chỉ đạo nội dung của nguyên nhân sinh bệnh và vai trò của cơ thể với việc phát sinh bệnh:
- Trong tự nhiên có lục khí ( phong hàn thử thấp táo hỏa ) là nguyên nhân gây ra các bệnh ngoại cảm, khi trở thành tác nhân bệnh lục khí gọi là lục tà hay lục dâm.
- Trong xã hội con người có gây ra những yếu tố và tâm lý gọi là thất tình chí ( vui giận buồn lo nghĩ kinh sợ ) là nguyên nhân gây ra các bệnh nội thương.
- Con người là thực thể sống trong môi trường tự nhiên và xã hội luôn có khả năng để cân bằng với những thay đổi của môi trường sống, trường hợp tự bản thân cơ thể có những chuyển biến không tốt sẽ bị các tác nhân từ môi trường xâm phạm và sinh bệnh. Thường gọi là chính khí hư thì tà khí xâm phạm. 

4/ HTTNHN chỉ đạo nội dung, phương pháp chữa bệnh một cách toàn diện:
Kết hợp tất cả các phương pháp, cách thức lấy lại quân bình, bình hòa giữa nội bộ cơ thể con người và con người với môi trường xung quanh ( tự nhiên và xã hội )
- Nâng cao chính khí
- Tâm lý liệu pháp
- Dự phòng điều trị: Dưỡng sinh, khí công, thiền, thái cực quyền ...
- Ăn uống, bổi dưỡng, thực dưỡng 
- Dùng thuốc đông dược, tây dược,
- Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, diện chẩn, khí công y đạo ...
Thường chú trọng nâng cao chính khí của cơ thể ( bổ phần hư yếu ) rồi mới đến tấn công vào tác nhân gây bệnh.