Hiển thị các bài đăng có nhãn TÂY Y. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TÂY Y. Hiển thị tất cả bài đăng

04 tháng 6 2022

Sơ đồ hệ thần kinh

 


SƠ ĐỒ HỆ THẦN KINH

( Có chút thời gian rảnh ngày chủ nhật tôi lục tìm, sắp xếp lại các giấy tờ, bản thảo, ghi chép ... và thấy được bản sơ đồ hệ thần kinh này. Đây là một trong những bản sơ đồ của hệ thống sinh lý cơ thể con người mà tôi tổng hợp và ghi chép lại để dễ nhớ hơn khi nghe các bài giảng của các thầy cô của trường đại học y Hà Nội giảng dạy tại trường TC y dược Lê Hữu Trác vào năm 2012. Nay đăng lên blog để lưu lại kiến thức cho mình khi cần đến, cũng như góp thêm chút tư liệu tham khảo cho những ai có niềm đam mê về kiến thức sinh lý học con người )

Hệ thần kinh con người bao gồm: hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi.

1- Hệ thần kinh trung ương bao gồm: Màng não; Não; Tủy sống

Màng não gồm: Màng cứng; màng nhện, màng mềm

Não gồm: đại não; gian não, tiểu não, thân não

+ Đại não gồm: bán cầu đại não phải, bán cầu đại não trái, rãnh não

+Tiểu não gồm: đồi thị; quanh đồi thị

+ Thân não gồm: trung não; cầu não; hành não

Tủy sống gồm: Thần kinh thực vật; thần kinh sống

2- Hệ thần kinh ngoại vi bao gồm: Thần kinh thực vật; Thần kinh sống, 12 đôi dây thần kinh sọ não

Thần kinh thực vật gồm: giao cảm; đối giao cảm

Thần kinh sống gồm: rễ trước, rễ sau

12 đôi dây thần kinh sọ não gồm:

+ I/Thần kinh khứu giác

+ II/ Thần kinh thị giác

+ III/ Thần kinh vận nhãn

+ IV/ Thần kinh ròng rọc

+V/ Thần kinh sinh ba

+ VI/ Thần kinh giạng ( vận nhãn ngoài )

+ VII/ Thần kinh mặt

+ VIII/ Thần kinh tiền đình ốc tai

+ IX/ Thần kinh lưỡi hầu

+ X/ Thần kinh lang thang

+ XI/ Thần kinh phụ

+ XII/ Thần kinh hạ thiệt




15 tháng 8 2021

Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-COV-2


BỘ Y TẾ

-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3646/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ NGƯỜI NHIỄM SARS-COV-2

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2020 về việc công bố dịch COVID-19;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2”.

Điều 2. “Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2” áp dụng trên phạm vi toàn quốc cho nhân viên y tế và các đối tượng khác được nhân viên y tế phân công đánh giá nguy cơ.

Điều 3. Giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm đầu mối, phối hợp với Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Môi trường Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, giám sát việc triển khai Tiêu chí phân loại nguy cơ.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 5. Các Ông, Bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Phó Thủ tướng CP. Vũ Đức Đam (để b/cáo);
- Bộ trưởng Nguy
n Thanh Long (để b/cáo);
- Các đ/c Th
 trưởng (để chỉ đạo);
- Cổng TTĐT Bộ Y tế, Trang TTĐT Cục QLKCB;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Sở Y tế, Y tế các Bộ, ngành, CDC (để t/hiện);
- BV trực thuộc BYT và trường ĐH (để t/hiện);
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trường Sơn

 

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ NGƯỜI NHIỄM SARS-COV-2 VÀ HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ BAN ĐẦU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3646/QĐ-BYT ngày 31 tháng 07 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Bất kỳ nền y tế nào cũng phải chuẩn bị đối mặt với sự gia tăng số lượng người nhiễm SARS-CoV-2. Việc phân loại nguy cơ tốt sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực quá tải, lúng túng trong điều trị. Bên cạnh đó, việc phân loại đúng sẽ giúp xác định được các nhóm người nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ khác nhau, từ đó giúp xác định đúng nhu cầu điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho từng đối tượng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời tiết kiệm nguồn lực của ngành y tế và xã hội. Chính vì vậy, việc xây dựng tiêu chí phân loại nguy cơ và hướng dẫn xử trí ban đầu là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

2. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TIÊU CHÍ

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá nguy cơ của người nhiễm SARS-CoV-2 để xác định chính xác nhu cầu điều trị, trên cơ sở đó bố trí hợp lý người nhiễm SARS-CoV-2 vào các cơ sở điều trị phù hợp nhằm hướng tới sự hài lòng của người nhiễm SARS-CoV-2, tối ưu hóa nguồn lực và duy trì hoạt động phòng chống dịch hiệu quả.

2.2. Mục đích phân loại

1. Đánh giá được các nguy cơ cụ thể cho từng người bệnh.

2. Phân loại người bệnh theo mức nguy cơ đúng cách, nhanh chóng để đưa ra hướng xử trí phù hợp với từng mức nguy cơ tương ứng.

3. Phát hiện được những trường hợp người bệnh có nguy cơ diễn biến nặng để can thiệp kịp thời.

2.3. Nguyên tắc xử trí sau phân loại:

1. Lựa chọn cơ sở điều trị phù hợp đối với người nhiễm SARS-CoV-2 ở các mức độ nguy cơ khác nhau;

2. Bảo đảm thực hiện các biện pháp cách ly an toàn, triệt để, không có nguy cơ lây nhiễm cho các đối tượng khác;

3. Tuân thủ các hướng dẫn xử trí và điều trị nghiêm ngặt, giảm thiểu tối đa tình trạng người bệnh tiến triển nặng tại các cơ sở điều trị không phù hợp.

3. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ VÀ XỬ TRÍ

STT

Màu và phân loại nguy cơ

Nội dung/ tiêu chí/ dấu hiệu

Xử trí

1

Xanh
Mức Nguy cơ thấp

Tuổi ≤ 45 tuổi và không mắc bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOẶC

Đã tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng COVID-19 trước ngày xét nghiệm dương tính ít nhất 12 ngày;

HOẶC

Sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 từ 97% trở lên.

1. Chuyển đến cơ sở thuộc “Tầng 1 của tháp điều trị”, các cơ sở cách ly người nhiễm F0 tập trung, cơ sở thu dung điều trị COVID-19 ban đầu.

HOẶC

Chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện điều trị ngoại trú như biệt thự, nhà riêng, có người theo dõi...).

2. Yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tự theo dõi sức khỏe và thông báo tình trạng sức khỏe hằng ngày cho nhân viên y tế địa phương.

3. Hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3).

4. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

2

Vàng
Nguy cơ trung bình

Tuổi từ 46-64 tuổi và không mắc bất kỳ bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOC

Sức khỏe có dấu hiệu bất thường như sốt (từ 37,5 độ C trở lên), ho, đau họng, rát hng, đau ngc... (Phụ lục 2);

HOẶC SpO2 từ 95% đến 96%;

HOẶC

Tuổi ≤ 45 tuổi và mắc một trong các bệnh lý nền (Phụ lục 1).

1. Chuyển vào cơ sở thuộc “Tầng 2 của tháp điều trị”, các bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị người bệnh COVID-19.

2. Trong thời gian chờ nhập viện, yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tiếp tục tự theo dõi sức khỏe; hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3).

3. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

3

Da cam
Nguy cơ cao

Tuổi từ 65 tuổi trở lên và không mắc bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOẶC

Phụ nữ có thai;

HOẶC

Trẻ em dưới 5 tuổi

HOẶC SpO2 từ 93% đến 94%.

1. Chỉ định nhập viện càng sớm càng tốt, chuyển đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị COVID-19 nặng.

2. Hướng dẫn người nhiễm SARS-CoV-2 liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3).

3. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

4

Đỏ
Nguy cơ rất cao

Tuổi từ 65 tuổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOC

Người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3);

HOẶC

SpO2 từ 92% trở xuống;

HOẶC

Người bệnh đang có tình trạng:

- thở máy

- đang có ống mở khí quản

- liệt tứ chi

- đang điều trị hóa xạ trị.

1. Chỉ định nhập viện ngay đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị COVID-19 nặng.

2. Xử trí tình trạng cấp cứu trước, trong và sau khi vận chuyển đến bệnh viện.

LƯU Ý:

Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, công tác thu dung và kết quả điều trị, ngành y tế từng địa phương có thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung phân loại nguy cơ nếu thấy cần thiết để có biện pháp xử trí người bệnh nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

Nhân viên y tế cần xử trí phân loại nhanh người nhiễm SARS-CoV-2, ưu tiên tất cả những người được phân loại mức “nguy cơ rất cao” được đưa đến cơ sở y tế phù hợp gần nhất. Trong trường hợp đang tiến hành phân loại nhưng người bệnh có tình trạng cấp cứu cần can thiệp ngay thì không tiến hành áp dụng các nội dung xử trí theo hướng dẫn trên mà tiến hành vận chuyển và bố trí giường điều trị tại các bệnh viện kịp thời cho người bệnh.

 

PHỤ LỤC 1 - CÁC BỆNH NỀN CÓ NGUY CƠ CAO

1. Đái tháo đường

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác

3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác)

4. Bệnh thận mạn tính

5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

6. Béo phì, thừa cân

7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

8. Bệnh lý mạch máu não

9. Hội chứng Down

10. HIV/AIDS

11. Bệnh lý thần kinh, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ

12. Bệnh hồng cầu hình liềm

13. Bệnh hen suyễn

14. Tăng huyết áp

15. Thiếu hụt miễn dịch

16. Bệnh gan

17. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện

18. Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác

19. Các loại bệnh hệ thống

PHỤ LỤC 2 - CÁC DẤU HIỆU, BIỂU HIỆN NHIỄM SARS-COV-2

1. Ho

2. Sốt (trên 37,5 độ C)

3. Đau đầu

4. Đau họng, rát họng

5. Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi

6. Khó thở

7. Đau ngực, tức ngực

8. Đau mỏi người, đau cơ

9. Mất vị giác

10. Mất khứu giác

11. Đau bụng, buồn nôn

12. Tiêu chảy

PHỤ LỤC 3 - TÌNH TRẠNG CẤP CỨU

1. Rối loạn ý thức

2. Khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 < 94%

3. Nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút

4. Huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg

5. Bất kỳ dấu hiệu bất thường khác mà nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp cứu.



08 tháng 6 2014

Mô phỏng cơ ngực và cơ vai



1. Cơ dưới đòn


2. Cơ ngực bé


3. Cơ ngực lớn


4. Cơ dưới vai


5. Cơ quạ cánh tay


6. Cơ răng trước

 ( Sưu tầm trên G+ )

01 tháng 3 2013

Vi khuẩn, một phần tất yếu của... nhân loại


Link: http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/110691/vi-khuan--mot-phan-tat-yeu-cua----nhan-loai.html

Như chúng ta biết, động vật là nơi trú ngụ của vô số vi sinh vật. Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, một số “kẻ sống bám” tí hon này có khả năng khiến con người lâm trọng bệnh, trong khi số khác lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hệ động – thực vật bình thường bên trong cơ thể chúng ta. 
Cơ thể người dung chứa nhiều vi sinh vật hơn tế bào
Cơ thể con người đầy ắp vi trùng. Một số nhà nghiên cứu nói rằng, bên trong cơ thể bạn, số lượng tế bào vi khuẩn nhiều gấp 10 lần tổng số tế bào của con người. “Số lượng chính xác là bao nhiêu không quan trọng. Điều đáng lưu tâm là, các tế bào vi khuẩn trong cơ thể của chúng ta chắc chắn nhiều hơn các tế bào của con người", nhà vi sinh vật Martin Blaser đến từ Trường Dược, Đại học New York, nhấn mạnh.
Cơ thể con người chứa đầy ắp vi sinh vật. Ảnh minh họa: Scitech.com
Khi con người tiến hóa, những vi khuẩn này cũng tiến hóa cùng với chúng ta. Rất nhiều loại virus cũng gọi cơ thể con người là “nhà”.
Con người sinh ra không có vi khuẩn
Do có rất nhiều vi khuẩn sống bên trong cơ thể người nên có quan điểm cho rằng, chúng đã có mặt ở đó từ khi chúng ta chào đời. Tuy nhiên, sự thực không phải vậy. Theo chuyên gia Blaser, khi mới sinh ra, cơ thể con người không chứa vi khuẩn và chỉ dần dần “có” chúng trong vài năm đầu đời.
Trẻ em đón nhận đợt vi khuẩn đầu tiên khi đi qua khe sinh nở của người mẹ (đối với những phụ nữ đẻ thường). Tất nhiên, những đứa trẻ sinh mổ không nhận được vi sinh vật theo cách này. Trong thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sinh mổ có hệ vi sinh vật rất khác so với trẻ sinh thường và có thể đối mặt với nguy cơ cao hơn bị mắc một số loại bệnh dị ứng nhất định và béo phì.
Theo ông Blaser, một đứa trẻ thu nhận được phần lớn thành viên trong hệ vi sinh vật của nó lúc 3 tuổi, thời điểm sự trao đổi chất, các hệ thống miễn dịch, nhận thức và sinh sản của trẻ đang trải qua quá trình phát triển mở rộng.
Vi khuẩn vừa có lợi vừa gây hại cho người
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong khi một số vi khuẩn có thể khiến bạn bị ốm, số khác lại đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của bạn và giúp bạn chống lại việc nhiễm trùng. Đôi khi, cùng một loại vi khuẩn có thể tạo ra cả 2 ảnh hưởng ấy.
Lấy ví dụ trường hợp của Helicobacter pylori, vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Vi khuẩn này từng được tìm thấy ở hầu hết mọi người trên Trái đất, nhưng sự phổ biến của chúng đã dần giảm xuống và hiện chỉ có khoảng một nửa dân số thế giới dung chứa chúng. Hầu hết số vi khuẩn này không gây ra triệu chứng, nhưng một số lượng nhỏ chúng phát triển thành các vết loét đau đớn trong đoạn có tính axit của đường tiêu hóa (một phát hiện đã được trao giải Nobel Y học năm 2005).
Vi khuẩn vừa có lợi, vừa gây hại cho con người. Ảnh: My Health News
Các nhiễm khuẩn do Helicobacter gây ra có thể chữa trị được bằng thuốc kháng sinh, nhưng ông Blaser và các cộng sự phát hiện, sự thiếu vắng loại vi khuẩn này dường như liên quan tới việc xuất hiện các bệnh thực quản, chẳng hạn như viêm thực quản trào ngược và một số bệnh ung thư thực quản. Mặc dù không phải tất cả các nhà khoa học đều tán đồng quan điểm này nhưng “có nhiều bằng chứng cho thấy Helicobacter vừa có lợi, vừa gây hại xét về mặt sinh học”, ông Blaser nói.
Kháng sinh có thể gây bệnh hen và béo phì
Penicillin là một đột phá quan trọng khi Alexander Fleming phát hiện ra nó vào năm 1928. Thuốc kháng sinh được ưa chuộng rộng rãi kể từ đó, nhưng việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn tới việc tăng các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh chết người, chẳng hạn như Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA).
Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã thu được một số bằng chứng cho thấy, thuốc kháng sinh còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, viêm ruột và béo phì.
Tất nhiên, có những thời điểm việc dùng thuốc kháng sinh là bất khả kháng, đặc biệt đối với một đứa trẻ bị bệnh rất nặng. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Blaser quả quyết, nhiều bệnh thường gặp ở trẻ em, chẳng hạn như nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng cổ họng, sẽ tự biến mất.
Công dụng của các chế phẩm lợi khuẩn bị phóng đại
Việc công nhận vi khuẩn có thể hữu ích đối với con người đã dẫn tới một cơn sốt các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn, bao gồm các vi khuẩn sống được cho là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nhiều người sử dụng chúng sau một đợt dùng thuốc kháng sinh. Nhưng liệu chúng có thực sự hữu ích?
"Quan niệm về việc lợi khuẩn giúp tái lập hệ vi sinh vật cơ bản sau khi dùng thuốc kháng sinh là đúng. Nhưng ý tưởng cho rằng, trong tổng số hàng ngàn vi sinh vật trong cơ thể chúng ta, chỉ sử dụng một loài chiết xuất từ bò hoặc bơ là quá ngây thơ”, nhà nghiên cứu Blaser nói. Theo ông, các chế phẩm lợi khuẩn hiện tại được quảng cáo quá tốt nhưng thực tế không mang lại nhiều lợi ích. Ông Blaser tuyên bố, ngành dược một ngày nào đó sẽ phát triển được các sản phẩm lợi khuẩn hữu dụng cho việc chữa trị bệnh tật, nhưng trong thời điểm hiện tại “vẫn còn là một lĩnh vực quá non trẻ”.
Tuấn Anh (Theo Live Science)

22 tháng 12 2012

Bài giảng về thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm phi Steroid


Bài giảng về thuốc hạ sốt, giảm đau chống viêm phi steroid của giảng viên Đậu Thùy Dương ( Thạc sĩ, giảng viên bộ môn dược lý - Trường đại học Y Hà Nội )
Xem file đuôi pdf mời vào đây