Lời giới thiệu
Tôi sẽ chắp bút viết về Thân - Tâm - Ý, là ba tố thành của con người được nhận biết qua cách thức tạo nghiệp của mỗi người từ việc suy ngẫm Phật pháp và thiền Phật.Từ cách thức tạo nghiệp đó sẽ vận dụng cho việc giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của bản thân mỗi chúng ta. Sức khỏe ở đây được hiểu bao gồm cả tâm hồn và thể xác, và phương pháp tác động dựa trên các quy luật vận hành của cặp phạm trù Thân - Tâm - Ý tồn tại trong con người chúng ta.
Thú thực là tôi cũng có những chút thời gian rảnh rỗi ở thời điểm này, cùng với các ý tưởng dẫn dắt và sẵn niềm đam mê diễn giải, thực hành các ý tưởng nên nhiều lúc cứ đi từng đoạn, từng đoạn một trên con đường mà " duyên khởi " đã vạch ra để chiêm nghiệm. Về bản thân thì trải nghiệm thiền Phật chỉ mới là những bước đi chập chững, tự phát ban đầu, cùng việc trải nghiệm đời mới đang độ " trung niên " không tránh khỏi những ngộ nhận và khiếm khuyết, những suy diễn còn khiên cưỡng chưa thấu tình đạt lý... nhưng tôi vẫn viết và đăng lên đây, phần vì duyên ý tự bản thân cảm nhận thấy sự thúc giục, phần muốn đăng lên để mọi người vào đọc tham khảo và cho ý kiến, tôi rất trân trọng và cảm kích với những ý kiến đóng góp quý báu của các quý vị !
Bài thứ nhất !
Thân là thân thể con người ta, bao gồm tất cả các bộ phận cơ thể, các tế bào tạo lên các bộ phận, hệ thống " dung môi " bao bọc, liên kết và nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể, các loài ký sinh trùng, vi rút, vi khuẩn sống trên thân thể chúng ta ...
Tâm là những ý tưởng dẫn dắt, những xúc cảm khởi phát, những hoài niệm bất chợt ... Nằm ngoài tầm kiểm soát của chính bản thân ta, có thể khơi dậy những tiềm năng, xúc cảm ẩn chứa trong ta ... gọi chung là " duyên khởi "
Ý là những suy nghĩ, suy diễn, phân tích, phán đoán, chỉ đạo hành động ... nhiều lúc cảm nhận rất rõ ý bám sát và triển khai ý tưởng của tâm. Ý là sự truyền tải từ sự lĩnh hội những dẫn dắt vô tình từ tâm để đến khắp cơ thể và biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động, lời nói, cử chỉ, việc làm ... Cũng có những biểu hiện nhận thấy của cơ thể được truyền đạt trực tiếp từ tâm đến cơ thể, đến hành động hoặc ý nghĩ mà chúng ta thường gọi là tâm ( đây chỉ là một phần ta nhận thấy của tâm biến ảo biểu hiện ra bên ngoài, còn phần lớn tâm ẩn dấu để dẫn dắt ý và từ ý truyền đạt chỉ đạo thân ).
...
Một thân thể khỏe mạnh, một tâm hồn thanh cao, cùng những hành động cao cả là một sự hoà hợp đỉnh cao của thân - tâm - ý của một con người.
Nếu một thân thể khỏe mạnh, nhưng luôn dẫn dắt bởi những suy nghĩ tàn ác, bất nhân cộng với cái ý chí mạnh bạo sẽ gây bao cảnh đau khổ, loạn ly trong cuộc đời.
Một thân thể ốm đau, tật, bệnh nhưng luôn dẫn dắt bởi một cái tâm trong sáng, luôn vươn lên cùng một ý chí mạnh mẽ, minh mẫn thì cuộc đời con người này vẫn sẽ được hưởng ánh hào quang của thành công và có thể vượt qua, hồi phục được tình trạng thân thể của mình.
Có câu: " cha sinh con, trời sinh tính " ấy là câu nói của người xưa ám chỉ cái tâm dẫn dắt con người ta như là có sẵn. Còn như câu: " tâm hồn đứa trẻ như một tờ giấy trắng, ta viết gì lên thì nó sẽ là vậy " lại mang đậm yếu tố tạo dựng, gây dựng, rèn dũa cái ý ( ý chí, ý thức rèn luyện mà có ) trong một con người. Có câu triết lý : " làm nhiều thành thói quen, thói quen lâu ngày thành ý thức, ý thức lăp đi lặp lại thành nhân cách ". Ở đây thì nhân cách chính là cái tâm dẫn dắt định hướng cho ý và thân, như vậy là từ hành động, ý chí của ta làm chuyển biến cái tâm của chính ta.
Phật từng nói về thiền tứ niệm xư : " ... đây là con đường triệt tiêu tâm bệnh và thân bệnh ..." Và khi đọc những phần trong kinh của nhà Phật chúng ta luôn thấy ẩn hiện cặp phạm trù thân - tâm - ý. Cái ý trong Phật pháp thường được nhắc đến là cái ý tác thành hành động khi được tiếp nhận duyên khởi từ nơi tâm, và toàn bộ một nghiệp được tạo thành sẽ đầy đủ từ cái tâm dẫn dắt, cái ý tác thành và sự vận hành ra hành động của thân. " tâm tác ý, ý khiển thân, thân hành động " là một chu kỳ tạo nghiệp vậy.
( mời xem bài tiếp theo ở đây )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét