Hiển thị các bài đăng có nhãn HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH. Hiển thị tất cả bài đăng

12 tháng 9 2019

Phân chia âm dương với cơ thể người


Dương bốc lên
Âm hạ xuống
Dương hoạt động
Âm tĩnh lặng
Dương thường tràn đầy
Âm thường khuyết thiếu
Tà khí nhiễm vào phần thường lặng hơn
Khí mùa xuân vận hành về phương tây - Tả
Khí mùa hạ vận hành về phương bắc - Trước
Khí mùa hạ vận hành về phương đông - Hữu
Khí mùa hạ vận hành về phương nam- Sau

13 tháng 6 2018

Âm trong dương và dương trong âm ở cơ thể con người

     Lấy điểm giữa của cơ thể làm mốc và chia theo chiều ngang thì phần trên của cơ thể thuộc dương, phần dưới của cơ thể thuộc âm
Cũng lấy điểm mốc giữa của cơ thể chia theo chiều dọc của cơ thể thì bên trái là âm và bên phải là dương.

Tạng Tâm quy theo ngũ hành thuộc hỏa mang tính trạng dương và trú ngụ phần phía trên của cơ thể nên gọi là tạng dương ở trong dương.
Tạng thận quy theo ngũ hàng thuộc thủy mang tính trạng âm và trú ngụ ở phần dưới của cơ thể nên gọi là tạng âm ở trong âm.
Tạng Tâm thuộc hỏa mang tính dương, nhưng nó bao gồm huyết mạch trong huyết mạch có khí và huyết. Trong đó huyết mang tính âm, khí mang tính dương, vậy huyết ở trong Tâm cũng có nghĩa là âm ở trong dương
Tạng Thận thuộc thủy mang tính âm, thận có thận âm và thận dương, đặc biệt có mệnh môn ở giữa mang tính hỏa ( hỏa tiên thiên ) và như vậy mệnh môn nơi thận là dương ở trong âm còn thận âm trong thận là âm ở trong âm.
Nhân thân tiểu thiên địa - Cơ thể con người là một vũ trụ thu nhỏ. Điều này thật vi diệu, trái đất chúng ta với 3/4 là nước ( thủy ) mang hàm tính âm, nhưng trong lòng trái đất luôn có nhiệt độ rất cao khiến vật chất khu vực tâm trái đất nóng chảy, khi bề mặt trái đất có kết cấu yếu thì vật chất nóng chảy này phun trào đó là hiện tượng phun trào của núi lửa. Hình dung và ngẫm nghĩ kỹ chúng ta liên tưởng dòng dung nham nóng chảy trong lòng trái đất như mệnh môn hỏa, với lượng nước chiếm 3/4 trái đất sẽ biểu đạt như thận thủy, còn mặt trăng với lực vạn vật hấp dẫn điều chỉnh thủy triều như là chân âm điều khiển và tác động tới quy trình thủy hỏa tương giao giữa dòng dung nham nóng chảy trong lòng trái đất với nguồn nước bao la của trái đất. Mặt trời chiếu rọi muôn nơi như tạng Tâm với đường mạch khí huyết chạy tới khắp nơi trên cơ thể, tưới tắm, nuôi dưỡng cho cơ thể hay khởi phát sự sống cho muôn loài ...
Thật vi diệu, vi diệu ... 

04 tháng 6 2014

Ngũ chí !


Năm tình chí của con người:
 Nộ ( giận dữ ) là chí của Can 
Hỉ ( vui mừng ) là chí của Tâm 
Tư ( suy nghĩ ) là chí của Tỳ 
Ưu ( buồn rầu ) là chí của Phế 
Khủng ( khiếp sợ ) là chí Thận
Vậy nên:
 Nộ làm thương Can 
Hỉ làm thương Tâm 
Tư làm thương Tỳ 
Ưu làm thương Phế 
Khủng làm thươngThận




21 tháng 5 2014

NGUYÊN TẮC ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH VÀO YHCT


HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH VÀ ỨNG DỤNG VÀO YHCT

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Định nghĩa:
Học thuyết âm dương được liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp của các sự vật trong tự nhiên gọi là học thuyết ngũ hành

Quy nạp ngũ hành
HIỆN TƯỢNG
NGŨ HÀNH
MỘC
HỎA
THỔ
KIM
THỦY
Vật chất
Gỗ, cây
Lửa
Đất
Kim loại
Nước
Màu sắc
Xanh
Đỏ
Vàng
Trắng
Đen
Mùi vị
Chua
Đắng
Ngọt
Cay
Mặn
Mùa
Xuân
Hạ
Cuối hạ
Thu
Đông
Phương
Đông
Nam
Trung tâm
Tây
Bắc
Tạng
Can
Tâm
Tỳ
Phế
Thận
Phủ
Đởm
Tiểu trường
Vị
Đại trường
Bàng quang
Ngủ thể
Cân
Huyết mạch
Thịt (cơ )
Da, lông
Xương
Ngũ quan
Mắt
Lưỡi
Miệng (môi)
Mũi
Tai
Tình chí
Giận
Mừng
Lo
Buồn
Sợ

Các quy luật hoạt động của ngũ hành:
-         Tương sinh: mộc > hỏa > thổ > kim > thủy > mộc
-         Tương khắc:mộc ~ thổ ~ thủy ~ hỏa ~ kim ~ mộc
-         Tương thừa: khi hành khắc quá mạnh hành bị khắc
-         Tương vũ: khi hành khắc quá yếu không khắc được hành bị khắc

*****************
ỨNG DỤNG VÀO YHCT

A- Quan hệ sinh học
Sự quy nạp tạng, phủ, ngũ quan, ngũ thể, tình chí … vào ngũ hành theo sự quan sát đúc rút kinh nghiệm của các y gia giúp chúng ta nắm được các mối liên quan và hiểu được các hiện tượng sinh lý của cơ thể
B- Quan hệ bệnh lý
Từ các quy luật hoạt động của ngũ hành khi ta quy nạp sinh học cơ thể vào ngũ hành sẽ nắm bắt được quan hệ bệnh lý trong cơ thể. Khi phát hiện một chứng bệnh của một tạng phủ nào đó thì từ quy luật hoạt động trên mà ta có thể phân tích để biết được nguyên nhân gốc của bệnh là từ đâu và tương ứng là cách điều trị thích hợp.
Chính tà là chính tạng đó bị bệnh
Hư tà:  là tạng sinh ra nó bị bệnh ( mẹ truyền sang con )
Vi tà:  do tạng khắc nó quá mạnh gây bệnh ( tương thừa )
Tặc tà:  nó không khắc được tạng cần khắc ( tương vũ )
Thực tà: là tạng nó tương sinh gây ra bệnh ( con truyền sang mẹ )
C- Chẩn đoán bệnh tật
Từ sự quy nạp ngũ hành và quy luật hoạt động của ngũ hành, YHCT đã vận dụng để chẩn đoán bệnh
      Ngũ sắc: sắc vàng thuộc bệnh tỳ, sắc đỏ thuộc bệnh tâm, sắc xanh thuộc bệnh can, sắc trắng thuộc bệnh phế, sắc đen thuộc bệnh thận.
      Ngũ thể: co quắp gân thuộc bệnh can, bệnh ở mũi thuộc bệnh phế, bệnh ở tai thuộc thận, loét miệng xem bệnh ở tỳ, mạch máu có vấn đề xem bệnh thuộc tâm …
      Ngũ chí:  giận sinh bệnh ở can, mừng sinh bệnh ở tâm, lo sinh bệnh ở tỳ, buồn rầu sinh bệnh ở phế, sợ hãi sinh bệnh ở thận ( sợ vãi đái !!!)

D- Nguyên tắc chữa bệnh
Từ quy nạp ngũ hành, phân định rõ quan hệ bệnh lý, YHCT đưa ra bát pháp ( hãn, thanh, tiêu, hạ, thổ, hòa, ôn, bổ ) để chữa trị. Hư thì bổ mẹ, thực tả con
Châm cứu
Trong đường kinh thì quan hệ các huyệt là tương sinh
Giữa hai kinh âm dương thì quan hệ các huyệt là tương khắc
Châm xuôi đường kinh là bổ, ngược đường kinh là tả
Sắp xếp các huyệt ngũ du theo ngũ hành để thực hiện việc châm cứu theo nguyên tắc hư thì bổ mẹ, thực tả con.
E- Về đông dược và bào chế đông dược
Từ sự quy nạp ngũ hành giúp cho việc tìm kiếm vị thuốc trong thiên nhiên, phương pháp chế biến để tạo ra các vị thuốc theo mong muốn chữa trị như
            Vị chua, màu xanh vào can
            Vị đắng, màu đỏ vào tâm
            Vị ngọt, màu vàng vào thổ
            Vị cay, màu trắng vào phế
            Vị mặn, màu đen vào thận
            Sao thuốc với giấm để tác động đến can
            Sao với muối cho vị thuốc vào thận
            Sao với mật, đường cho vị thuốc vào tỳ
            Sao với gừng cho vị thuốc vào phế …

01 tháng 11 2012

Ngũ tà luận



CHÍNH TÀ LÀ CHÍNH  BẢN THÂN TẠNG MẮC BỆNH
THỰC TÀ LÀ TẠNG NÓ TƯƠNG SINH MẮC BỆNH
HƯ TÀ LÀ TẠNG TƯƠNG SINH VỚI NÓ MẮC BỆNH
VI TÀ LÀ TẠNG TƯƠNG KHẮC NÓ MẮC BỆNH
TẶC TÀ LÀ TẠNG NÓ TƯƠNG KHẮC MẮC BỆNH

Ví dụ:
TỰ TÂM MẮC BỆNH LÀ CHÍNH TÀ
TÂM LÂY SANG TỲ LÀ THỰC TÀ
CAN BỆNH LÂY SANG LÀ HƯ TÀ
THẬN BỆNH LÂY SANG LÀ VI TÀ
PHẾ BỆNH LÂY SANG LÀ TẶC TÀ

(Trích những ứng dụng thuyết ngũ hành vào y học cổ truyền)