Theo các sách nho cổ, thì vào khoảng 4000 năm trước công nguyên, vua Phục Hy thấy ở sông Hoàng Hà có con Long mã hiện lên, trên lưng Long mã có 9 vân, vua Phục Hy căn cứ vào đó vạch ra một vạch liền " __" gọi là dương, một vạch đứt " - - " gọi là âm.
Mời xem TỨ TƯỢNG SINH TIÊN THIÊN BÁT QUÁI, HẬU THIÊN BÁT QUÁI
TIÊN THIÊN BÁT QUÁI SINH 64 QUẺ PHỤC HY
Hai loại vạch này gọi là Lưỡng nghi ( khái niệm âm dương ở đây mang tính sơ khai và là khởi đầu cho việc tiến tới học thuyết âm dương sau này, học thuyết âm dương được mô phỏng bằng THÁI CỰC ĐỒ )
Trên mỗi nghi lần lượt vạch thêm một vạch dương và âm thì được 4 tượng ( Tứ tượng )
Thái dương và Thái âm tương ứng với Dương cực và Âm cực trong biểu tượng âm dương
Thiếu dương và Thiếu âm mô phỏng cô động sự biến hóa chèn lấn của âm khiến dương thu hẹp, hoặc sự chèn lấn của dương khiến âm thi hẹp, cũng đồng thời có phần âm ơ trong dương và phần dương ở trong âm. Nhưng vơi cách biểu đạt bằng các vạch như trên thì sự uyển chuyển huyền diệu của âm dương sẽ khó mà luận hết được. Sau này, khi sự cảm nhận và tư duy biểu đạt hình tượng của con người phát triển ở mức độ cao hơn đa lập ra Thái cực đồ và lập ra học thuyết âm dương.
Biểu tượng âm dương hoàn tất ( thái cực đồ ) được biểu đạt ở tứ tượng là chưa có hai điểm đen trắng trong hai mảng trắng đen của thái cực đồ.
Từ thể mô phỏng đơn giản này lại biến hóa theo quá trình phát triển tư duy của con người. Một hành trình tiếp nối những mô phỏng bằng đồ hình, dẫn dắt nó theo những ước đoán, chiêm nghiệm của loài người và điều đó quay lại giúp con người ngày một hoàn thiện hơn, hiểu biết hơn những gì đã, đang và sắp xảy ra.
............................................................................ Mời xem TỨ TƯỢNG SINH TIÊN THIÊN BÁT QUÁI, HẬU THIÊN BÁT QUÁI
TIÊN THIÊN BÁT QUÁI SINH 64 QUẺ PHỤC HY
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét