Hiển thị các bài đăng có nhãn SỬ LÝ CẤP BÁCH. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SỬ LÝ CẤP BÁCH. Hiển thị tất cả bài đăng

04 tháng 9 2021

Cứu người trong một số tình huống nguy cấp theo cụ Lê Hữu Trác

 ( Nội dung được viết trong quyển Hải Thượng y tông tâm lĩnh, tập vệ sinh yếu quyết, mục 14 - Điều dưỡng bệnh nhân - Sách của cụ Lê Hữu Trác )

...................

Ngoài cách chữa trị thông thường

Cũng nên biết cách đề phòng lúc nguy

Cứu người bổ ngã tường đè

Bỗng dưng chết ngất, cần dè chuyển lay

Động di khí loạn nguy ngay

Dần dà khí huyết phục hồi thì hơn

Cứu người bị bỏng lửa hun

Chớ nên ngâm lạnh đắp bùn mà nguy

Trong uống thanh bổ tâm tỳ 

Mật ong, thuốc bỏng bôi thì đỡ ngay

Phạm phòng ngừng thở đôi khi

Khuyên người phụ nữ để y trên mình

Chớ vì xấu hổ mà kinh

Lăn xuống thì chết vô tình sát phu

Cứu người chết đuối bến đò

Chớ nên dốc thẳng chồng giò lên trên

Nước đè thì khí tuyệt liền

Chỉ cần nằm chếch nước bèn chảy ra

Cứu người trúng nắng đường xa

Chớ nên uống lạnh mới là được yên

Cho nằm chỗ ướt không nên

Chườm nóng vào rốn dần dần tỉnh ra

Gọi là mấy phép phòng ngừa

Ta nên hiểu biết để cho đỡ lầm

...



22 tháng 8 2015

Vựng châm



( Tóm tắt những điểm cần lưu ý về Vựng châm trong châm cứu )
Vựng châm còn gọi là say kim
A- NGUYÊN NHÂN (6)
- Lần đầu
- Tâm lý
- Mệt
- Yếu
- Đói
- Thủ thuật mạnh 
B- TRIỆU CHỨNG (10)
- Mạch nhanh
- Hoa mắt
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Chân tay lạnh
- Rét run
- Mặt trắng bợt
- Vã mồ hôi
- Mất thị giác 
- Tụt huyết áp
C- XỬ TRÍ (10)
- Rút kim ngay
- Nằm chỗ thoáng ( không nằm trực tiếp trên mặt đất ) 
- Để đầu thấp, nghiêng một bên 
- Giải thích 
- Ủ ấm
- Uống trà gừng ấm
- Bấm huyết nhân trung, thập tuyên
- Nếu huyết áp tụt mạnh, mạch nhanh và nhỏ cần thực hiện thêm
+ Uống thuốc trợ tim
+ Thuốc trợ hô hấp
+ Thở oxy
D- PHÒNG CHỐNG (5)
- Châm đúng chỉ định
- Bệnh nhân nghỉ 15' trước khi châm
- Bệnh nhân ăn uống đầy đủ, không no quá
- Thủ thuật nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật
- Châm ít kim với bệnh nhân lần đầu 

29 tháng 7 2015

Sử lý ban đầu tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ: C.N.G. Bạn chỉ tốn vài phút để đọc mấy điều đơn giản dưới đây, mà có thể cứu được mạng người. Một chuyên viên điều trị nói rằng: nếu ông ta có thể đến với nạn nhân Tai biến mạch máu não trong vòng 3 tiếng đồng hồ, ông ta có thể hoàn toàn đảo ngược ảnh hưởng cuả tai biến…



Tai biến mạch máu não Xin nhớ ba chữ: C.N.G.
Bạn chỉ tốn vài phút để đọc mấy điều đơn giản dưới đây, mà có thể cứu được mạng người.
Một chuyên viên điều trị nói rằng: nếu ông ta có thể đến với nạn nhân Tai biến mạch máu não trong vòng 3 tiếng đồng hồ, ông ta có thể hoàn toàn đảo ngược ảnh hưởng cuả tai biến…

NHẬN DIỆN - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Trong bữa tiệc BBQ, một người bạn bị mất thăng bằng suýt ngã, bà ta trấn an mọi người là bà không sao cả, chỉ bị trượt trên gạch và đôi giày mới… Vài người đã giúp phủi bụi cho bà (thay vi kêu xe cứu thương) và làm cho bà một đĩa thức ăn mới. Bà Ingrid tiếp tục cuộc vui cùng bạn bè cho đến hết buổi chiều.
Mọi người mới về đến nhà, thì nhận được điên thoại cuả chồng bà Ingrid, báo tin là vợ ông đã đuợc đưa vào bệnh viện lúc 6 giờ chiều, và đã qua đờí vì Tai biến mạch máu não trong bữa tiệc BBQ. Nếu có người biết cách nhận ra triệu chứng Tai biến mạch máu não, có lẽ bà Ingrid có thể vẫn còn sống với chúng ta hôm nay.
XÁC ĐỊNH - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Hệ thần kinh não bộ cuả nạn nhân Tai biến mạch máu não, có thể bị tàn phá nhanh chóng và kinh khủng, khi những người chung quanh không phát hiện ra được các triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Thực ra, một người bàng quang có thể nhận diện được Tai biến mạch máu não, bằng cách hỏi nạn nhân ba câu đơn giản:
C. N. G.
C. Yêu cầu người đó Cười
N. Yêu cầu người đó Nói
G. Yêu cầu người đó Giơ tay lên
Nếu người đó bị trở ngại bất cứ điều nào kể trên, bạn hãy gọi xe Cấp cứu ngay tức khắc.
Ghi chú: Còn một dấu hiệu khác về Tai biến mạch máu não là Lưỡi của nạn nhân bị Cong, hoặc bị Ngả về một bên. Đó cũng là triệu chứng cuả Tai biến mạch máu não. Nếu mỗi người nhận được Email này, và gởi đi cho 10 người, thì ít nhất có một mạng người được cứu sống.
Chỉ với một cây kim, ta có thể cứu được mạng người.
Kính thưa quí vị, có thể quí vị đã có đọc những dòng chữ này rồi, nhưng chúng tôi muốn trích dịch ra tiếng Việt Nam và phổ biến rộng rãi, trong hy vọng có thể cứu được mạng người trong cơn nguy cấp, khi chờ đợi được các chuyên viên Y-tế săn sóc.
Chỉ cần một ống tiêm thuốc (loại dùng xong rồi phế thải, bằng nhựa), hoặc một cây kim may, là chúng ta có thể cứu mạng một bệnh nhân đang bị chứng tai biến mạch máu não (stroke). Việc cứu chữa thật đơn giản và dễ dàng một cách lạ lùng, nhưng có thể mang đến những kết quả cũng không kém lạ lùng và hữu hiệu. Chúng ta chỉ cần một phút để đọc tài liệu này, và các điều ghi trong tài liệu quả là những hướng dẫn tuyệt vời.
Xin quí vị ghi nhớ hoặc lưu giữ tài liệu này để sẵn sàng áp dụng, vì biết đâu, một ngày nào đó, quí vị sẽ dùng đến để cứu sống mạng người.
Cô Irene Liu kể chuyện: “Cha tôi bị tê liệt và chết sau đó vì ông là nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não. Ước chi tôi biết được thủ thuật này từ trước. Khi tai biến mạch máu não xảy ra, tất cả những tia huyết quản nhỏ trong não bộ sẽ từ từ vỡ ra sau đó.”
Khi có bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, chúng ta phải giữ bình tĩnh, đứng cuống quít. Điều quan trọng nhất là ĐỪNG BAO GIỜ DI CHUYỂN NẠN NHÂN, bất kỳ là họ đang bị nạn ở đâu. Vì nếu nạn nhân bị di chuyển, các tia huyết quản trong não bộ sẽ vỡ ra. Từ từ giúp bệnh nhân ngồi thẳng dậy, và chúng ta có thể bắt đầu công việc “rút máu”.
Nếu quí vị có sẵn một ống tiêm thuốc, thì tốt nhất, nếu không thì một cây kim may, hay một cây kim gúc, cũng có thể giúp chúng ta được.

1- Trước hết, chúng ta hảy hơ nóng kim bằng lửa (bật lửa, đèn nến) để sát trùng, rồi dùng kim để chích trên mười đầu ngón tay.
2- Chúng ta không cần tìm một huyệt đặc biệt nào cả, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, cách móng tay độ một ly (milimetre).
3- Chích kim vào cho đến khi có máu rỉ ra.
4- Nếu máu không chảy, nên nặn đầu ngón tay cho đến khi thấy máu nhỏ giọt.
5- Khi máu đã chảy từ cả mười đầu ngón tay, thì chờ vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh dậy.
6- Nếu mồm bệnh nhân bị méo, thì chúng ta phải nắm hai (lổ) tai của bệnh nhân kéo mạnh, cho đến khi hai tai đều ửng màu đỏ.
7- Châm vào dái tai (ear lobe) hai mũi mỗi bên cho đến khi máu nhỏ giọt từ mỗi dái tai. Sau vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Chúng ta hãy kiên tâm chờ cho đến khi bệnh nhân hoàn toàn hồi tỉnh và không có một triệu chứng nào khác thường mới mang bệnh nhân đến bệnh viện.

Vì nếu nạn nhân được chuyên chở vào bệnh viện sớm hơn. Có thể những dằn sóc của xe cứu thương sẽ làm cho các mao quản (capillaries) trong não bộ bị vỡ ra. Nếu sau khi đó mà họ còn có thể đi đứng được, thì đúng là do phúc đức của Tổ Tiên họ.

Cô Liu nói tiếp: “Tôi học cách cứu chữa qua cách làm xuất huyết này từ một Đông y tên Hà Bảo Định (Ha Bu-Ting). Ngoài ra, tôi còn có cơ hội áp dụng phương pháp này nữa. Vì thế nên tôi khẳng định là phương pháp hữu hiệu 100%. Năm 1979, tôi đang dạy tại Đai học Fung-Gaap tại Đài Trung. Một buổi trưa nọ, tôi đang giảng bài trong lớp, thì một giáo sư khác chạy sổ vào lớp học của tôi, vừa thở vừa nói ‘Cô Liu, đến gấp dùm, ông Giám sự của chúng ta đang bị tai biến mạch máu não’.
Tôi chạy lên lầu 3 ngay tức thì và thấy ông Giám sự của chúng tôi là Trần Phúc Tiên, mặt mày nhợt nhạt, tiếng nói ngọng nghịu, và mồm thì méo xệch qua một bên, ông hội đủ tất cả những triệu chứng của một người đang bị tai biến mạch máu não. Tôi bảo một người sinh viên đang thực tập tại Đại học, đến Dược phòng bên ngoài mua cho tôi một ống tiêm, và dùng kim tiêm để châm đầu mười ngón tay của ông Trần, cho đến khi mỗi đầu ngón tay có một giọt máu cỡ hạt đậu. Sau vài phút, mặt ông Trần đã nhuận sắc trở lại, và mắt ông cũng đã bắt đầu có thần. Nhưng mồm ông thì vẫn méo, nên tôi kéo
hai tai ông cho đến khi hai tai đều đỏ vì máu đọng, rồi châm vào mỗi bên dái tai hai mũi để hai giọt máu tươm ra.

Khi hai giọt máu hai bên dái tai được rỉ ra, một phép lạ đã xảy ra. Chỉ nội trong vòng từ 3 đến 5 phút, mồm ông ta đã từ từ trở lại hình dạng nguyên thủy, và tiếng nói của ông cũng trở lại bình thường. Chúng tôi để ông nghỉ ngơi một lúc, rồi rót cho ông một tách nước trà nóng rồi đưa ông đi đến bệnh viện Ngụy Hoa gần đó. Ông nghỉ ngơi tại bệnh viện một đêm, rồi hôm sau lại trở về nhiệm sở làm việc. Sau đó, mọi việc đều bình thường. Ông không có triệu chứng nào nguy hại sau đó. Trái lại, các nạn nhân của bệnh tai biến mạch máu não thường khó trở lại bình thường, vì các tia máu trong não bộ bị vỡ trong khi xe cứu thương di chuyển họ đến bệnh viện. Kết quả là không thể làm cho họ vãn hồi lại trạng thái cũ.”

Theo các thống kê, thì hiện nay, bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết chết người ta hàng thứ nhì. Những người may mắn thì có thể sống còn, nhưng phải mang tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân. Nếu chúng ta có thể ghi nhớ phương pháp cho xuất huyết trên đây, để có thể giúp đỡ những nạn nhân của căn bệnh quái ác này, để áp dụng tức thời trên nạn nhân, thì chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tỉnh lại và được phục hồi 100%.
Chúng tôi hy vọng là quí vị có thể phổ biến tài liệu này để bệnh tai biến mạch máu não không còn là một căn bệnh giết người như hiện nay nữa.
(Sưu tầm)
Nha Khoa Sài Gòn B.H
link: http://www.nhakhoasaigon.vn/tin-noi-bo/196-kinh-nghiem-quy-bau-trong-xu-ly-tai-bien-mach-mau-nao.html

Cơn đau tim đến khi chỉ có một mình

Nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch vẫn xếp hàng đầu. Hơn nữa, số liệu thống kê cho thấy 80% trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim đều là khi người bệnh đang ở một mình. Thông tin sau đây sẽ giúp mọi người nhận biết được dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim và những gì CẦN PHẢI làm để sống sót qua giây phút nguy hiểm.

Những dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim

Phân biệt giữa nhồi máu cơ tim, ngừng tim và rối loạn nhịp tim là điều quan trọng. Trong ngừng tim, có sự ngừng tuần hoàn đột ngột do tim không thể co bóp. Ngừng tim là khác với (nhưng có thể là do) nhồi máu cơ tim. Đó là tình trạng thiếu máu tới cơ tim. Rối loạn nhịp tim chủ yếu là do vấn đề điện tim, đôi khi có thể được điều trị bằng điện giải.
Cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch tim bị tắc dần dần dẫn đến hoại tử mô tim. Điều này dẫn đến cơn đau thắt ngực và lan ra cánh tay, lênhàm, và cần có sự can thiệp y tế ngay lập tức để giải quyết sự bít tắc bằng cách phẫu thuật cấp cứu hoặc thuốc tiêu cục máu đông. Một số triệu chứng có thể khởi phát chậm, cho phép bạn có thời gian gọi người giúp đỡ. Tuy nhiên có không ít trường hợp khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, việc kịp thời phản ứng để vượt qua giây phút nguy hiểm đó vô cùng quan trọng.

Kỹ thuật giúp bệnh nhân sống sót qua cơn đau tim

Lưu ý: Chỉ áp dụng cách sau đây khi chắc chắn không có sự giúp đỡ nào khác.
  • Bắt đầu ho mạnh ngay lập tức,
  • Hít sâu và ho mạnh mỗi hai giây,
  • Ho liên tục và mạnh,
  • Hít hở sâu trước mỗi lần ho,
  • Ho phải sâu và dài,
Tạo áp lực lên tim bằng cách ấn lên vùng tim nhằm giúp phục hồi nhịp tim bình thường. Thở sâu giúp đưa oxy tới phổi, động tác ho giúp ép chặt tim, tạo áp lực lên tim và do đó duy trì được tuần hoàn.
Trong lúc ấy, hãy gọi giúp đỡ.
Tiếp tục ho trong lúc gọi điện thoại.
Tất nhiên, cách tốt nhất để tăng khả năng sống sót trước cơn nhồi máu cơ tim là phòng tránh ngay từ ban đầu. Việc đạt được và duy trì sức khỏe tim mạch là điều cần thiết, bằng cách tích cực vận động, kiểm soát huyết áp, nồng độ cholesterol, cân nặng tốt, và không hút thuốc.
Thông tin này có thể cứu mạng những người bệnh tim cũng như người thân trong gia đình. Xin hãy chia sẻ!
Đại Hải
Link: https://daikynguyenvn.com/suc-khoe/phai-lam-gi-de-song-sot-neu-con-dau-tim-den-trong-luc-chi-co-mot-minh.html

30 tháng 6 2015

Sơ cứu khi bị rắn độc cắn

Sơ cứu khi rắn độc cắn là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng, mỗi người phải tự trang bị kiến thức cho bản thân phòng khi cần thiết.
Xem thêm

Những sai lầm chết người khi sơ cứu nạn nhân bị rắn cắn

Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc gây hoại tử cơ thể.

Trước tiên, chúng ta cần phân biệt vết cắn của rắn có độc và không độc.
- Với rắn không độc, vết cắn là những chấm nhỏ có hình vòng cung và đặc biệt không có dấu răng nanh lớn. Vết cắn của rắn độc có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại 1, 2 hay thậm chí 4 dấu răng do chúng có hai răng nanh độc ở hàm trên.
Có thể hình dung vết cắn của hai loại rắn theo hình vẽ minh họa dưới đây:

Phía trên là vết cắn của rắn độc với hai dấu răng độc lớn, phía dưới là rắn lành với vết cắn hình vòng cung.
Hình ảnh người thật khi bị rắn độc cắn, máu rỉ ra từ hai chỗ bị răng độc găm vào rất rõ:
Bên cạnh đó, cần quan sát phản ứng của nạn nhân. Nếu bị rắn độc cắn, nạn nhân sẽ trào đờm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu... Khi đó, cần thực hiện sơ cứu càng nhanh càng tốt, tuyệt đối không để chậm trễ vì nạn nhân có thể tử vong trong khoảng 90 phút. Dưới đây là các bước cần thực hiện:
- Để nạn nhân nằm yên và trấn an họ; cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc độc đến tim nhanh hơn.
- Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu.
Đối với nhóm rắn hổ, bạn cần:
- Bước 1: Buộc garô bằng bất kỳ loại dây nào có thể tìm thấy: dây chuối, dây quai nón... Chú ý phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi buộc, tránh gây hoại tử. Có thể kiểm tra độ chặt sau khi buộc bằng cách luồn một ngón tay vào giữa các nếp băng.

Xem thêm

Các bước sơ cứu tai nạn giao thông

Có một tỷ lệ không nhỏ nạn nhân bị tai nạn giao thông tử vong do không được sơ cứu đúng cách và không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời.

- Bước 2: Rửa thật sạch vết rắn cắn bằng nước muối sinh lý để tẩy nọc, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iôt 2%...
- Bước 3: Rạch rộng vết cắn theo hình chữ thập (+). Trước khi rạch phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt thần kinh, mạch máu và dây chằng. Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. 
- Bước 4: Hút máu tại chỗ rắn cắn.
- Bước 5: Dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất có điều kiện cấp cứu hồi sức. 
Đối với nhóm rắn lục, bạn cần: 
Giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, hoại tử bằng cách băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Không nên buộc garô, rạch rộng, hút máu như phương pháp dành cho rắn hổ.
Trong nhóm rắn lục, cần lưu ý nhất là rắn lục đuôi đỏ - loài rắn cực độc sống chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, tất nhiên bao gồm cả Việt Nam.
May mắn hơn nạn nhân bị rắn hổ cắn, vết cắn do rắn lục có nguy cơ gây tử vong chậm hơn. Tuy nhiên, cũng cần cấp bách đưa người bị nạn đến nơi có điều kiện cấp cứu hồi sức và có kháng huyết thanh đặc biệt. 
Nếu bắt được con rắn “thủ phạm”, bạn hãy mang nó đến chỗ bác sĩ cùng với bệnh nhân để có thể nhanh chóng xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp. Luôn ghi nhớ phương pháp sơ cứu để bảo vệ bản thân và mọi người khi cần thiết, bạn nhé!

26 tháng 11 2013

Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ


Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ (Bộ Y tế)
(kèm theo thông tư số 08/1999-TT-BYT,ngày 04 Tháng 05 Năm 1999)

I.Triệu Chứng :

Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuât hiện:
Cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi…), tiếp đó có các biểu hiện sau:
- Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay,phù Quincke.
- Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được.
- Khó thở (kiểu hen,thanh quản), nghẹt thở.
- Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ.
- Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê.
- Choáng váng, vật vã, giẫy giụa, co giật.

II .Xử Trí:

A.Xử trí ngay tại chỗ:

1. Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi…)
2. Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.
3. Thuốc: Adrenaline thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.
*Adrenaline dung dịch 1/1.000, ống 1ml =1mg, tiêm dưới da ngay sau khi với liều như sau:
+1/2-> 1 ống ở người lớn, không quá 0.3ml ở trẻ em (ống (1ml) + 9ml nước cất = 10ml sau đó tiêm 0.1ml/kg). hoặc Adrenaline 0.01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn.
Tiếp tục tiêm Adrenaline liều như trên 10 – 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10 – 15phút/ lần (nằm nghiêng nếu có nôn).
Nếu sốc quá nặng đe doạ tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quảnhoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.

B. Tuỳ theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau:

1. Xử trí suy hô hấp:

* Thở ôxy mũi, thổi ngạt.
* Bóp bóng Ambu có oxy.
* Đặp nội khí quản, thông khí nhân tạo -> Mởkhí quản nếu có phù thanh môn.
*Truyền tĩnh mạch chậm : Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc Terbutaline 0,2 microgam/kg/phút.
Có thể dùng: Terbutaline 0.5mg, 01 ống dưới da cho người lớn và 0,2ml/10kg ở trẻ em. Tiêm lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở.

2. Thiết lập đường truyền tĩnh mạch:

Adrenaline để duy trì huyết áp bắt đầu bằng 0.1microgam/kg/phút điều chỉnh tốc độ theo huyết áp (khoảng 2mg Adrenaline/giờ cho người lớn 55kg).

3.Các thuốc khác :

* Methylprednisolon 1- 2mg/kg/4giờ hoặc Hydrocortisone.
* Hemisuccinate 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở cấp cơ sở). Dùng liều cao nếu sốc nặng (gấp 2- 5 lần).
* Natriclorua 0.9% 1- 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em.
* Diphenhydramine 1- 2mg tiêm bắp hay tĩnh mạch.

4. Điều trị phối hợp :

* Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hoá
* Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

Chú ý:

* Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định.
* Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi.
* Nếu huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenaline, thì có thể truyền thêm huyết tương, albumin (hoặc máu nếu mất máu) hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có.
* Điều dưỡng có thể dùng Adrenaline dưới da theo phác đồ khi bác sỹ không có mặt.
* Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dung thuốc cần thiết.

NỘI DUNG HỘP THUỐC CẤP CỨU CHỐNG SỐC PHẢN VỆ
( Kèm theo thông tư số 08/199- TT – BYT, ngày 04 tháng 05 năm 1999)

Các khoản cần thiết trong hộp chống sốc (tổng cộng : 07 khoản )

1. Adrenaline 1mg – 1mL 2 ống
2. Nước cất 10 mL 2 ống
3. Bơm tiêm vô khuẩn (dùng một lần):
10mL 2 cái
1mL 2 cái
4. Hydrocortisone hemusuccinate 100mg hoặc Methyprednisolon
(Solumedrol 40mg hoặc Depersolon 30mg 02 ống).
5. Phương tiện khử trùng(bông, băng, gạc, cồn)
6. Dây garo.
7. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ