Hiển thị các bài đăng có nhãn BÁT PHÁP. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BÁT PHÁP. Hiển thị tất cả bài đăng

27 tháng 7 2017

Đông bệnh hạ trị



      “Đông bệnh Hạ trị” là một phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y, đã lưu truyền trong dân gian từ thời cổ đại. Phương pháp này cũng được đề cập trong sách “Bản thảo Cương mục” của Lý Thời Trân và trình bày một cách hệ thống trong sách “Trương Thị Y thông” của Trương Lộ. Tuy nhiên suốt một thời gian dài, tới hơn 1 thế kỷ, phương pháp này dường như bị lãng quên và ít được ứng dụng trên lâm sàng.
Những năm gần đây, “Đông bệnh Hạ trị” lại hưng khởi. Sau hàng loạt kết quả nghiên cứu lâm sàng, khẳng định tác dụng dự phòng và trị liệu rất hữu hiệu, đối với một số chứng bệnh thường phát tác trong mùa Đông, đặc biệt là các bệnh dị ứng, như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… phương pháp “Đông bệnh Hạ trị” đã được chính thức áp dụng tại các bệnh viện ở nhiều nước.
Hàng năm, cứ tới kỳ “Tam phục” – giai đoạn nóng nhất trong năm, nhiều bệnh viện ở Trung Quốc và một số nước khác lại mở thêm các phòng khám chuyên khoa “Đông bệnh Hạ trị” để kịp thời đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân. Do số người đến bệnh viện để “Đông bệnh Hạ trị” ngày càng gia tăng và tăng lên gấp bội trong giai đoạn này.
Theo đánh giá của giới y học, thời gian gần đây “Đông bệnh Hạ trị” trở nên thịnh hành, được đông đảo bệnh nhân ưa chuộng, do có 4 ưu điểm chủ yếu: Hiệu quả cao – An toàn – Kinh tế – Ít tác dụng phụ.

“Đông bệnh Hạ trị” là gì?

“Đông bệnh” là những chứng bệnh thường phát tác vào mùa Đông; “Hạ trị” là sớm tiến hành phòng ngừa, chữa trị ngay trong mùa Hạ; như vậy, “Đông bệnh Hạ trị” nghĩa là tiến hành chữa trị các chứng bệnh mùa Đông từ trong mùa Hạ.
Từ nhiều thế kỷ trước, Đông y đã nhận thấy: Một số chứng bệnh, như chứng ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính ở người già, hen phế quản (thể hư hàn), tiêu chảy lúc sáng sớm (ngũ canh tả), viêm khớp (thể hàn tý), viêm mũi dị ứng (thể phong hàn),… thường hay tái phát hoặc trở nên trầm trọng hơn trong những ngày giá lạnh mùa Đông.
Để chữa trị các chứng bệnh mạn tính nói trên, Đông y thực thi theo nguyên tắc “Cấp tắc trị tiêu, hoãn tắc trị bản” – bệnh cấp trị ngọn, bệnh hoãn trị gốc. Nghĩa là, trong thời gian bệnh phát tác mạnh, nói chung chỉ có thể tập trung vào việc khống chế các triệu chứng, nghĩa là chỉ có thể “chữa ngọn” (trị tiêu). Muốn chữa trị tận gốc (trị bản), cần tiến hành trị liệu ngay từ mùa Hạ, lợi dụng giai đoạn bệnh tình đang tạm ổn định.
Phòng trị sớm như vậy, thì khi tới mùa Đông, bệnh sẽ đỡ tái phát, hoặc giả có phát tác thì cũng nhẹ hơn. Thực tế lâm sàng cho thấy, khi tiến hành “Đông bệnh Hạ trị” như vậy, nói chung chỉ cần bỏ ra ít công sức, mà kết quả thu được lại rất khả quan, đặc biệt còn có thể trị được tận gốc cả một số chứng bệnh hiểm nghèo.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, để bảo vệ sức khỏe, dự phòng và chữa trị bệnh tật có hiệu quả, cần dựa vào quy luật biến đổi của Âm Dương trong bốn mùa, để điều hòa Âm Dương trong cơ thể.
Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các loại “Đông bệnh” (bệnh mùa Đông) là “Dương hư”. “Dương hư” (còn gọi là “hư hàn”, “dương khí hư tổn”, …) là một trạng thái bệnh lý, hình thành do “Dương khí” trong cơ thể bị hư tổn, thiếu hụt, không đủ sức cân bằng với “Âm khí”, để duy trì “Âm dương cân bằng”. “Dương hư” thì “Âm hàn nội sinh” và “hàn tà” từ bên ngoài, cũng nhân cơ hội đó xâm nhập vào nhân thể, gây nên các chứng bệnh “Âm hàn”, thường hay phát tác vào mùa Đông.
Để chữa trị “Dương hư”, Đông y có nhiều biện pháp. Trong số đó, “Đông bệnh Hạ trị” là phương pháp hết sức độc đáo.
Theo Đông y, Âm Dương bốn mùa trong trời đất biến đổi theo quy luật “Xuân Hạ Dương khí đa nhi Âm khí thiểu; Thu Đông Âm khí thịnh nhi Dương khí suy”. Nghĩa là, Mùa Xuân mùa Hạ Dương khí nhiều mà Âm khí ít; mùa Thu mùa Đông Âm khí thịnh mà Dương khí suy. Dương khí và Âm khí trong nhân thể cũng biến đổi, thịnh suy theo quy luật như vậy.
Để thuận ứng với thiên nhiên – trời đất, y gia thời xưa không những chủ trương “Xuân Hạ dưỡng Dương, Thu Đông dưỡng Âm” (mùa Xuân mùa Hạ cần bồi dưỡng Dương khí, mùa Thu mùa Đông cần bồi dưỡng Âm khí), mà còn phát hiện ra phương pháp “Đông bệnh Hạ trị”: Phòng ngừa và chữa trị các chứng bệnh mùa Đông, bằng cách lợi dụng “Dương khí cực thịnh” của mùa Hạ, để bổ sung, tăng cường Dương khí và sức chống bệnh của nhân thể.

“Tam phục” – Dương khí cực thịnh

Y gia thời xưa nhận thấy, hằng năm đều có một giai đoạn Dương khí cực thịnh – nhiệt độ không khí lên cao nhất, khí hậu nóng bức nhất trong năm. Người xưa gọi đó là “Tam phục” hoặc là “Phục hạ”.
Tính theo Nông Lịch (thường quen gọi là “Âm lịch”), đó là giai đoạn từ sau tiết Hạ Chí tới tiết Lập Thu. Trong giai đoạn này, có 3 ngày đặc biệt, là 3 điểm mốc, khởi điểm của “sơ phục”, “trung phục” và “mạt phục”, gọi tắt là “Tam phục”; đó là những ngày Dương khí cực thịnh, là những thời điểm thuận lợi nhất, có thể lợi dụng Dương nhiệt của mùa Hạ, để bổ sung, bồi đắp Dương khí cho nhân thể và chữa trị các loại “Đông bệnh”, nhất là các bệnh đường hô hấp, liên quan mật thiết với tạng Phế của Đông y học.
Để tính “Tam phục”, chỉ cần một cuốn lịch có kèm theo ngày tháng tính theo Nông lịch. Cách tiến hành cụ thể theo trình tự sau:
  1. Mở lịch ra tìm ngày “Hạ Chí”;
  2. Tìm ngày “Canh” thứ 3 sau “Hạ Chí”, đó là khởi đầu của 10 ngày “sơ phục”;
  3. Tìm ngày “Canh” thứ 4 sau “Hạ Chí”, đó là khởi đầu của 10 ngày “trung phục”;
  4. Tìm ngày “Canh” thứ nhất sau “Lập Thu”, đó là khởi đầu 10 ngày “mạt phục”.
Thí dụ, năm 2012, giai đoạn “Tam phục” tương ứng như sau:
  1. Ngày 21/06/2012 – ngày Quý Sửu = “Hạ Chí”;
  2. Ngày 18/07/2012 – ngày Canh Thìn = “Sơ phục”;
  3. Ngày 28/07/2012 – ngày Canh Dần = “Trung phục”;
  4. Ngày 17/08/2012 – ngày Canh Tuất = “Mạt phục”.
Vì sao “Tam phục” đều khởi đầu bằng những ngày có thiên can là “Canh”? Theo phép “Thiên can hóa vận” trong “Vận khí học” (Y học khí tượng cổ đại): Ngày “Canh” tương ứng với hành Kim. Tạng Phế cũng có thuộc tính ngũ hành là “Kim”. “Đông bệnh” thường liên quan đến chức năng của tạng Phế, vì vậy người xưa đã chọn ngày “Canh” để tiến hiện phòng trị “Đông bệnh”.
Trong Đông y cổ đại, việc thực hiện các biện pháp chữa trị được tiến hành mỗi năm 3 lần (1 liệu trình): Đúng vào các ngày “Canh” nói trên. Tốt nhất trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng tới 2 giờ chiều. Liên tục từ 3-5 năm.
Trong Đông y hiện đại, vẫn lấy những ngày “Canh” làm những khởi điểm của “Tam phục”, nhưng 3 lần chữa trị hằng năm không nhất thiết phải thực thi vào đúng ngày “Canh”, mà cũng có thể tiến hành vào 1 trong số 9 ngày tiếp sau trong mỗi phục.
Hiện tại, khá nhiều thầy thuốc Đông y còn nhận thấy, đối với “Đông bệnh” thực tế chỉ cần tiến hành chữa trị vào giai đoạn thời tiết nóng nhất trong năm (khoảng từ Tiểu Thử, qua Đại Thử, cho tới sau tiết Lập Thu vài ngày), cũng có thể mang lại kết quả khả quan.

Một số biện pháp cụ thể

Để thực hiện “Đông bệnh Hạ trị”, trong Đông y có nhiều biện pháp khác nhau, như uống thuốc, châm, cứu, đắp thuốc, dán cao, giác hơi, tắm thuốc, xông thuốc, ẩm thực liệu pháp, … Tuy nhiên, việc chữa trị cần tuân theo nguyên tắc “Biện chứng luận trị”, dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.
Một số biện pháp tương đối thông dụng để tham khảo:
(1) Thuốc uống:
– Vào những ngày “Tam phục”, có thể sử dụng phương thuốc có tác dụng bồi bổ Dương khí, thành phần như sau: Đảng sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 3g, hoàng kỳ 12g, đương quy 10g, bạch thược 12g, sinh địa 10g, sơn thù 10g, kỷ tử 10g, đại táo 3 trái; sắc 2 nước, hợp 2 nước lại, chia ra 3 lần uống trong ngày, cách xa bữa ăn.
– Trong những ngày “phục”, cũng có thể dùng nhân sâm 10g, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày.
– Đối với những người Tỳ Thận Dương hư, từ sau ngày Hạ chí, có thể uống 20-30 tễ thuốc bổ nguyên khí, như “Bát vị hoàn”, “Lý trung hoàn”, “Thung dung hoàn”, … Như vậy có thể tăng cường thể lực và nâng cao sức đề kháng đối với một số bệnh mạn tính trong mùa Đông.
(2) Đắp thuốc lên huyệt vị:
– Đối với những bệnh, như hen suyễn, ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính, hoặc một số chứng bệnh khác về phổi, vào 3 ngày “Tam phục” có thể dùng thuốc đắp, thành phần như sau: Dùng bạch giới tử, tế tân, huyền hồ sách – mỗi thứ 12g; tất cả tán nhỏ, trộn với nước gừng và đắp trên các huyệt “phế du”, “tâm du”, “cách du” hoặc trên các huyệt “phế du”, “bách lao”, “cao hoang”; sau đó dùng băng dính cố định lại.
– Nói chung, nếu sau 4-6 giờ thấy nóng rát hoặc đau nhức ở vùng huyệt thì gỡ thuốc ra. Nếu chỉ thấy hơi ngứa và nóng thì để thêm vài tiếng nữa hãy gỡ bỏ ra. Cách 10 ngày làm một lần như vậy, tổng cộng 3 lần trong 1 năm. Liên tục 3-5 năm, kết quả càng tốt.

16 tháng 6 2016

Bát pháp cho huyệt vị trong phép châm cứu

HÃN - THANH - HẠ - THỔ - TIÊU - BỔ - ÔN - HOÀ 
Theo thơ của lương y - võ sư Nguyễn Tấn Xuân như sau:

HÃN thì hợp cốc, phong môn
THỔ thì trung quản, nội quan, liêm tuyền
HẠ túc tam lý, thiên khu
Khúc trì, với tam âm giao mà dùng
HOÀ thì hàn nhiệt dùng chung
Chi câu kết hợp huyệt dương lăng tuyền
Điều hoà Can Tỳ huyệt thiên
Thái xung, túc tam lý, liền nội quan
ÔN cứu Khí hải quan nguyên
Túc tam lý, trung quản liền châm ngay
THANH thời chích máu đầu chi
Của những huyệt tỉnh sốt thì lui nhanh
TIÊU túc tam lý đã đành
Phải phối trung quản mới thành phương hay
Tiêu đàm phong long nhớ ngay
Tiêu huyết ứ trệ huyệt này thái xung
Huyết hải, hoạt huyết dùng chung
Tiêu thuỷ trung cực lại cùng thuỷ phân
BỔ âm thận du rất cần
Tam âm giao, nhiên cốc và phục lưu
Bổ dương mệnh môn nhớ lưu
Chí dương, rồi đến huyệt là quan nguyên
Bổ khí khí hải nhớ liền
Đản trung, túc tam lý kiềng ba chân
Bổ huyết huyết hải nuôi thân
Can, tâm, tỳ, cách cùng phần huyệt du.

25 tháng 3 2016

Hư tỳ vị bổ thận tâm


Tỳ thổ hư thì bổ thận hỏa
Nguyên dương là Tâm quân hỏa của hậu thiên thuộc kinh thủ thiếu âm sinh Túc dương minh vị thổ là con
Tướng hỏa của tạng thận thuộc kinh túc thiếu âm sinh túc thái âm tỳ 

 ( Trích câu thứ 33, thiên tạng phủ trong chương y hải cầu nguyên, sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh )
 

05 tháng 1 2016

Định hướng áp dụng phương pháp chữa cho bệnh nhân




Bài hai mươi tư ( huyết khí hình chí ) trong Hoàng Đế nội kinh đưa ra cương lĩnh cho việc định hướng áp dụng phương pháp chữa cho người bệnh như sau:

- Người có hình thể nhàn hạ nhưng tinh thần lại buồn khổ, bệnh phát sinh nhiều ở kinh mạch, khi chữa nên châm cứu.
- Người có hình thể an nhàn mà tinh thần vui vẻ, bệnh thường phát sinh ở cơ bắp, khi chữa dùng kim châm hoặc dùng kim đá để châm.
- Người có hình thể vất vả, nhưng tinh thần vui vẻ, bệnh thường phát sinh ở gân, khi chữa trị dùng cách chườm nhiệt hoặc dùng phương pháp đạo dẫn.
- Người có hình thể vất vả, tinh thần buồn rầu thì bệnh thường phát ở yết hầu, khi chữa trị nên dùng thuốc.
- Người luôn bị chịu những cơn khủng hoảng về tinh thần, kinh lạc có cơ chế khí bị loạn, không thông suốt, bệnh thường là tê liệt không còn cảm giác, khi chữa trị thích hợp dùng cách xoa bóp, bấm huyệt, kết hợp rượu thuốc.
..............................................................
Lời bàn của tại hạ: 
Có thể coi đây là định hướng cho pháp chữa chính, nhưng vẫn nên xem xét kết hợp dùng thuốc đông, tây, nam, y và kết hợp các phương pháp y học bổ sung như khí công y đạo, yoga, diện chẩn, thiền ...

04 tháng 1 2016

Bàn về pháp bổ và pháp tả qua y văn của cổ nhân


Thiên " căn kết " trong sách Linh Khu ( hay là thiên thứ 5 sách Hoàng đế Tố Vấn Linh Khu Kinh, hoặc bài 5 quyển hạ linh khu thiên trong sách Hoàng đế nội kinh ) có viết:
Hoàng đế hỏi:
- Hình thể con người khoẻ mạnh hay hư yếu, những biểu hiện ra bên ngoài về bệnh tật của con người có khi phù hợp với nhau, nhưng có khi lại trái ngược với nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt được trong khi điều trị ?
 Kỳ Bá đáp:
- Nếu nhìn những biểu hiện ra bên ngoài của người bệnh có triệu chứng bất túc, trong khi thế bệnh đang mạnh, đó là biểu hiện của tà khí đang thắng chính khí, thì phải mau mau dùng pháp tả để trừ tà khí. ( trường hợp 1 )
- Nếu nhìn bên ngoài của người bệnh có vẻ như khoẻ mạnh, mà một tạng phủ nào đó bị bệnh khiến cho cơ năng của tạng phủ đó bị suy nhược, thì phải mau mau dùng pháp bổ để phục hồi cơ năng của tạng phủ bị bệnh. ( trường hợp 2 )
- Nếu nhìn người bệnh có biểu hiện không được mạnh khoẻ, mà bệnh tình cũng có biểu hiện không mạnh lắm, đó là biểu hiện cả âm, dương đều bất túc, thì không được dùng kim châm để trị liệu. Nếu dùng kim châm để trị liệu thì sẽ khiến cho người bệnh vốn đã hư yếu sẽ bị hư yếu thêm, như thế sẽ khiến âm dương cạn kiệt, khí huyết hư hao thêm, ngũ tạng trống không, gân héo, tuỷ khô ... người già phải chết, cho du là thanh niên đi nữa thì cũng khó mà hồi phục. ( trường hợp 3 )
- Nếu nhìn người bệnh thấy khoẻ mạnh mà thế bệnh có vẻ yếu, không mạnh lắm, thì đó là biểu hiện của âm và dương đều hữu dư, vậy nên khẩn cấp công tả bệnh tà để điều lý hư thực. ( trường hợp 4 ) 
Tóm lược lại là bệnh hữu dư thì nên tả, bệnh bất túc thì nên bổ.
( Đoạn y văn trên trích trong tập " Nội ngoại thương biện hoặc luận " của danh y Lý Đông Viên )
..........................................
Lời bàn của tại hạ tôi ( kẻ hậu học nông nổi mong muốn các bậc y sư tham gia đàm đạo để thấu lý cổ nhân nên dại dột đưa ra lời bàn này, mong quý vị lượng thứ và giáo huấn. Tại hạ thật hoan hỷ và cảm kích với những lời chỉ dạy của các y sư ! ):
* Trong đoạn y văn Kỳ Bá trả lời Hoàng đế có những thắc mắc cần diễn giải như câu tóm lược cuối là " bệnh hữu dư thì nên tả, bệnh bất túc thì nên bổ ", vậy tại sao ngay ý đầu tiên trong câu trả lời thì Kỳ Bá lại nói dùng pháp tả để trừ tà khí cho trường hợp bệnh nhân đang có triệu chứng bất túc " ? Phải chăng có sự lầm lẫn trong việc dịch nghĩa, hay ý tứ cổ nhân có điều gì khác ? Theo tôi ở đây không có gì là sai ở việc dịch nghĩa, nhưng nghĩa diễn giải chưa thấu có thể do dịch hết nghĩa thì rất dài dòng, tôi xin bổ sung nhưng ý phân tích của mình như sau: 
- " Bệnh nhân có triệu chứng bất túc, trong khi thế bệnh đang mạnh, đó là biểu hiện của tà khí đang thắng chính khi ... " sẽ luận ngay được rằng ở đây là tà khí thực, cũng có nghĩa rằng tà khí đang lấn át chính khí hay gọi là tà khí thực ( có câu: tà khí thực, chính khí hư ). Còn chính khí ở đây đang thua tà khí, nhưng trong trường hợp này Kỳ Bá có ý nói là chính khí không hư mà chỉ bị bất túc ( bị o ép, bị cản trở, bị ảnh hưởng ) do tà khí xâm phạm. Vậy nên trường hợp bệnh nhân trong ý này cần dùng phép tả là vậy ( tả cái tà khí thực ).
- Các trường hợp 2 và 3 thì đều thuộc chứng bất túc do hư, và hư thì bổ.
- Trường hợp 4, ở đây ý nói chính khí của người bệnh đang ở cái thế thắng tà khí, nhưng không đủ mạnh để đuổi bỏ, trừ bỏ được tà khí ( giống như trường hợp 1, nhưng tà khí ở đây có phần yếu hơn một chút ). Pháp tả được đưa ra ở đây để đuổi tà khí dựa trên nền tảng chính khí đầy đủ, mạnh mẽ ( có phần hữu dư do lệch lạc, ảnh hưởng bởi tà khí ).
Qua một số ý phân tích trên, tôi nhận thấy thời hậu thế sau này đã quy pháp bổ tả theo hư thực ( hư thì bổ, thực thì tả và tà khí thực, chính khí hư ) thì có phần dễ hiểu hơn khi cổ nhân vừa quy vào chứng hữu dư, bất túc và vừa luận theo hư, thực của chính khí và tà khí.

26 tháng 12 2015

Khẩu quyết cho hàn nhiệt


NHIỆT THƯƠNG KHÍ TẮC CỐT TIÊU CÂN HOÃN
HÀN THƯƠNG HÌNH TẮC CÂN LUYẾN CỐT THỐNG
                                   Dịch nghĩa:
Nhiệt tổn thương khí khiến xương tiêu mòn, gân lỏng lẻo
Hàn tổn thương hình khiến gân co rút xương đau đớn 

22 tháng 12 2015

Bàn về pháp " Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con "


DN:Các bác cho hỏi nguyên tắc chữa bệnh " hư thì bổ mẹ thực thì tả con". Tại sao phải theo nguyên tắc này ạ. Sao ko tả và bổ trực tiếp luôn
 YHCTXL: Lên google cho nó cặn kẽ
DN: Ko có bác ah. E tìm rồi
YHCTXL: Nói một cách dễ hiểu
Hư có nghĩa là thếu hụt cần phải bổ sung
Thực có nghĩa là thừa cần phải bỏ bớt (tả)
 TMH: Con mà hư nếu bổ chắc khó vực dậy ( do nó đang hư ) vậy dùng cách bổ mẹ để dẫn sự nuôi dưỡng từ mẹ sang con sẽ đạt kết quả tốt hơn. Thực thì tả con tức là lúc đó mẹ thực, khi mẹ thực thì cái sinh dưỡng sẽ mạnh mẽ khiến con sẽ cũng bị thái quá theo, pháp chữa ở đây ko đánh ( tả ) vào mẹ mà lại tả con là để tránh can thiệp không đáng vào mẹ, đồng thời giảm bớt sự thái quá ở con mà tự mẹ sẽ bớt cái thực đi.
DN: Bác lý giải bổ mẹ thấy dễ hiểu. tả con thì cháu thấy rất có lý nhưng ko hiểu sao cháu thấy vấn đề tả con như vậy thì vẫn gượng ép
TMH: Đấy là pháp tránh tả vào tạng phủ đang có vấn đề mà, tả con của nó để tự kéo rút cái vấn đề của mẹ nó. Ví dụ tạng can hỏa vượng nó sẽ thúc đẩy Tâm sinh hỏa thì pháp chữa là tả cái hỏa ở tạng Tâm, pháp này sẽ kéo theo hỏa của tạng can sẽ được rút bớt. Đại khái luận nôm na là vậy, mời các lương y chỉ giáo !
DN: trong bổ mẹ có bao giờ xuất hiện trường hợp con thì hết hư nhưng mẹ lại do bổ mà thành thực không bác
 DN:cháu chợt có ý nghĩ thế này: Phải chăng cơ thể con người vốn là âm dương ngũ hành cân bằng. Khi có bệnh tức là mất cân bằng, cơ thể vốn dĩ có khả năng tự điều chỉnh để cân bằng lại. Vai trò của người thầy thuốc là thúc đẩy, hỗ trợ sự điều chỉnh đó. Vìvậy nguyên tắc "hư thì bổ mẹ thực thì tả con" cũng như " lấy âm dẫn dương, lấy dương dẫn âm".. đều không can thiệp trực tiếp vào nơi bị bệnh vì nó vốn dĩ yếu rồi, ta sẽ can thiệp vào nơi khác để dẫn dắt giúp đỡ cơ thể tự hồi phục lại.
TMH: Đó là cái khoa học mà rất nhân văn của y lý đông y
TMH: Còn bổ quá khiến mẹ lại thành thực thì có lé cái này lại liên quan đến nhiều vấn đề vì cái gì thái quá đều ko tốt, vậy nên cần phải theo dõi bn để điều chỉnh phương thang cho phù hợp với tiến triển bệnh tật. Mình cũng nghĩ nôm na mà viết vậy thôi.

10 tháng 12 2015

Pháp chữa Tâm bệnh theo danh y Tuệ Tĩnh


Pháp chữa Tâm bệnh theo danh y Tuệ Tĩnh
Tuệ Tĩnh gọi là phép chữa bệnh tình chí
1/ Lo nghĩ, ưu tư quá sinh bệnh lấy giận mà chữa
2/ Mừng vui quá sinh bệnh lấy sợ hãi mà chữa
3/ Tức giận sinh bệnh lấy thương xót mà chữa
4/ Lo lắng sinh bệnh thì lấy mừng vui mà chữa
5/ Sợ quá sinh bệnh lấy lo nghĩ mà chữa
6/ Lo nghĩ sinh bệnh lấy sợ mà chữa
7/ Thương nhớ quá sinh bệnh lấy ghét mà chữa

06 tháng 6 2014

BÁT PHÁP


BÁT PHÁP


NỘI DUNG CÁC PHÁP


TRỊ CHỨNG BỆNH
PHÁP HÃN

Tân ôn giải biểu:
Vị thuốc cay nóng làm cho ra mồ hôi để giải biểu
Tân lương giải biểu:
+ Sơ biểu:
+ Sơ phong:
+ Thấu biểu ( phát ban ):
      + Thấu tà:
Vị thuốc cay mát để thúc đẩy phát hãn, phát nhiệt độc, phát tán lục dâm tà, giải biểu  phong nhiệt, biểu nhiệt.
Tân khai khổ tiết:
Vị thuốc cay đắng giải biểu, tán biểu khi bệnh đã chớm đi vào lý phận.
Điều hòa dinh vệ:
+  Khinh thang sơ giải:
+ Dưỡng âm giải biểu:
+ ích khí giải biểu:
+ Trợ dương giải biểu
+ Dưỡng huyết giải biểu:
      + Hóa âm giải biểu:
Trị dinh vệ bất hòa dẫn tới không phát hãn được.
Biểu lý song giải
+ Công hạ hoặc thanh nhiệt ở lý:
+ Khai đề:

PHÁP THANH
Nhiệt đã vào lý
Phần tạng phủ, khí huyết
Sinh tân ích khí:
Trị sốt cao mất tân dịch
Thanh nhiệt giải độc
Nhiệt độc phần biểu ( u, nhọt, áp xe, viêm cơ …)
Thanh nhiệt giải thử
Say nắng, thương thử, trúng thử
Thanh nhiệt lương huyết
Huyết nhiệt, dinh nhiệt
Thanh nhiệt táo thấp
Nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục
Thanh nhiệt tả hỏa
Tâm hỏa, vị hỏa, can hỏa
Thanh dinh thấu chẩn
Nhiệt ở phần dinh
Thanh dinh tiết nhiệt
Nhiệt ở phần dinh
Thanh tiết thiếu dương
Nhiệt tà xâm phạm thiếu dương
Thanh tâm
Tâm hỏa
PHÁP HẠ
Hàn pháp:
đắng, lạnh mát để nhuận tràng
Ôn hạ:
nóng để tẩy tích trệ do hàn, táo bón, tay chân lạnh
Nhuận hạ
Táo bón, nhiệt đại trường
Công bổ kiêm trị

Tiền bổ hậu công

Thông tiết

Trục thủy
Thông tẩy khi ngộ độc thức ăn, sỏi kết hệ tiết niệu
Cấp hạ tồn âm

Nhuyến kiên trừ mãn

PHÁP THỔ
Thuốc gây nôn
khi nhiễm độc thức ăn
Nôn đờm dãi
ở hệ hô hấp
PHÁP HÒA

Hòa giải thiếu dương
Mất cân bằng ở thiếu dương do tà xâm phạm
Điều hòa can tỳ
Can mộc vượng khắc tỳ thổ gây
Điều hòa can vị
can khí phạm vị
Khử thấp
Thấp ở biểu, táo thấp, lợi thấp
Thanh nhiệt lợi thấp
Thấp nhiệt, táo kết
Ôn dương lợi thấp
Hàn kết gây bí phù, thấp trệ
Tư âm lợi thấp
Âm hư suy gây nhiệt
Phương hương hóa trọc:
Thuốc thơm trừ trọc tà
Kiện tỳ trừ thấp
Tỳ hư yếu nên vận hóa kém gây ứ trệ
Tỉnh tỳ:
điều hòa tỳ khí hư hàn
Kiện tỳ sơ can

Nhu can
dưỡng huyết
Phát can
can khí quá vượng hại đến tỳ
Tư dưỡng can thận:
bổ thận dượng can
Hòa can:
can khí không bình thường
Tư âm, bình can tiềm dương:
âm hư, can âm, thận âm hư
Thanh tả can hỏa:

Kiện âm:
bổ thận cố tinh
Tiềm dương:
an thần bằng vị khoáng chất
Liễm âm:
dùng vị chua chát thu liễm âm khí
Tức phong:
trị nội phong sinh co giật
Bình can tức phong:
trị can dương bốc lên
Hòa huyết tức phong:
trị huyết hư gây can phong
Sơ phong tiết nhiệt:
trị phong ta xâm lấn biểu, lý nhiệt phá bên trong
Hóa đàm lý khí;
trị đàm ở trung quản, bụng đày trướng
Giáng nghịch hạ khí:
trị phế khí nghịch, hen suyễn
Tuyên phế:
trị phế khi bế tắc
Nhuyễn kiên tán kết:
trị khối tụ ở cổ, lách
Phá huyết:..
Trị sang chấn, mổ xẻ bị ứ huyết
PHÁP TIÊU
Tiêu đàm:
Trị tỳ vị hư sinh đàm
Tiêu bĩ: trị bĩ tích
( hai bên sườn có khối u sưng, bụng trướng, môi lưới tím, mạch tế )
Khai bĩ:
ngực, bụng, sườn đầy tức ( Lý khí hóa đàm )
Khai vị:
kích thích tiêu hóa
PHÁP ÔN
Ôn trung khu hàn:
trị tỳ vị dương hư
Ôn kinh khu hàn:
trị hàn tà xâm nhập kinh lạc
Ôn tỳ:
trị tỳ hư hàn
Lý trung:
trị tỳ hư
Cam ôn trừ đại nhiệt:
trị khí hư phát nhiệt
Ôn thông dương khí:
trị chân nhiệt giả hàn
Ôn trung kiện vị:
trị vị khí hư hàn
PHÁP BỔ
Bổ âm
Âm hư yếu
Bổ dương
Dương hư yếu
Bổ khí
Khí hư yếu
Bổ huyết
Huyết hư, mất huyết
Tráng dương:
dùng thuốc bổ dương khí ( thận dương )
Dưỡng tâm an thần
Tâm căn suy nhược
Liễm hãn cố biểu:
điều trị tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm
Liễm phế chỉ khái:
ho lâu ngày phế khí hư, tâm phế mạn
Cố băng chỉ đới
Thu giữ huyết kinh để dừng đới hạ
Bổ thận nạp khí:
trị khó thở thì hít vào
Dẫn hỏa quy nguyên:
trị long hỏa bốc lên thượng tiêu
Giao thông tâm thận:
trị thận thủy không giao tâm hỏa
Điều kinh
Trị kinh nguyệt không điều hòa
Phôi nhũ:
thông sữa