Hiển thị các bài đăng có nhãn CHUYỆN NGHỀ NGHIỆP. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CHUYỆN NGHỀ NGHIỆP. Hiển thị tất cả bài đăng
28 tháng 8 2014
20 tháng 5 2013
Học thuộc lòng - Một phần quan trọng của việc học nghề y
Nói đến học thuộc lòng là ai cũng thấy ớn rồi !
Một đoạn văn ngắn, mùi mẫn hay những ý thơ lục bát trữ tình còn dễ thẩm thấu tới ngăn lưu trữ dữ liệu của bộ não chứ vài trăm vị trí huyệt vị được mô tả theo vô vàn vị trí giải phẫu trên cơ thể vô cùng phức tạp của con người, rồi vài trăm vị thuốc với bao luận giải, ứng dụng kèm theo, tiếp nữa là một tràng giang đại hải những khái niệm, phàm trù, học thuyết, hội chứng, bệnh học hiện đại, các loại thuốc tây y.... thì đúng là một thách thức cho sự học thuộc lòng của người muốn theo nghề y.
Các phương thuốc, các huyệt vị, các pháp chữa bệnh, các học thuyết, cương lĩnh, tứ chẩn, hội chứng... tất cả và tất cả đều đã được các bậc tiền nhân dày công nghiên cứu, thực nghiệm, đúc kết và truyền lại cho hậu sinh. Khi anh dấn bước vào nghề anh cần phải nghiên cứu, áp dụng cho linh hoạt nhằm đạt được hiệu ích nhất cho việc chữa trị bệnh tật cho con người. Nhưng để có được sự linh hoạt đó thì người học nghề y phải qua một quá trình tích lũy kiến thức, coi như là cái nền móng cho sự nghiệp, nghề nghiệp của mình, ... vân vân....tóm lại trước hết là phải học thuộc lòng những điều tiền nhân truyền lại.
Ôi, cách học thuộc lòng như thế nào đây ?
Vận dụng biến thể thành thơ lục bát ?, vẽ hình mô phỏng, thực hành nhiều lần, đọc đi đọc lại rồi gấp sách viết lại những ý chính sau đó lại nhẩm các chi tiết cho đầy đủ ...
Dà ... cách gì thì cách cũng phải cần có thời gian để bộ não thẩm thấu lưu trữ chứ, tình trạng nhồi nhét cấp tập trong một thời gian ngắn thì chỉ có dạng siêu phàm mới có thể gấp sách lại mà đọc vanh vách được. Ờ, nhưng mà mình cũng phải nghĩ ra cách nào đó để rút ngắn thời gian thẩm thấu lưu trữ của bộ não một cách hiệu quả nhất chứ nhỉ ! Cách nào đây ???...^.^ ...
12 tháng 10 2012
CON ĐƯỜNG XA TẮP
Nguyên nhân gây bệnh >> vị trị, khu vực nhiễm bệnh >>> tác động qua lại giữa các đối tượng bị nhiễm bệnh ( bì mao, cơ, gân, xương, dây thần kinh, lục kinh, vệ dinh khí huyết, lục phủ, ngũ tạng ) >>>> các triệu chứng xuất hiện, biểu hiện trên bệnh nhân.
Trên thực tế hành nghề cứu chữa bệnh cho người thì những người trong nghề lại phải bắt đầu dò tìm từ những triệu chứng để luận ra nguyên nhân gây bệnh rồi mới lập được phương thuốc chữa trị cho người bệnh, coi như bằng cách ngược lại hoàn toàn so với tư duy dẫn giải của lý thuyết. Tất nhiên là họ đã được trang bị những kiến thức theo lối tư duy phân tích lý thuyết và phải là người lĩnh hội được những điều căn bản lẽ huyền bí mà bao tiền nhân truyền lại !
Vậy là, cái sở học và cái sở làm như hai người đi ngược chiều nhau trên cùng một con đường. Cái ta sờ thấy, nhìn thấy, nghe thấy ... như phần ngọn đầy ẩn dấu và biểu hiện. Cùng một hiện tượng mà có thể biết bao nguyên nhân dẫn đến, rồi từ một nguyên nhân có thể nảy sinh bao sự biến hoá dẫn đến vô vàn những hiện tượng biểu hiện ra ngoài ... con tạo như che mờ, phủ giấu sự thật để dẫn dắt ta đi đến những con đường vô đích ... ???
Hàng " triệu chứng " bệnh xuất hiện từ hàng trăm, hàng ngàn loại bệnh khác nhau. Hàng trăm, hàng ngàn căn bệnh biểu hiện ra, hay nơi xuất phát ra là từ bao nhiêu vị trí, bộ phận trong cơ thể người bệnh ... Và vô vàn những nguyên nhân dẫn đến sự việc này ...
Cứ luận vậy thì sở học và sở làm thật cách xa nhau như trời và đất sao ? Rất may rằng, các tiền nhân của chúng ta có rất nhiều danh y có niềm đam mê vô tân, sự kiên trì bền bỉ, niềm tâm huyết vì nhân thế vì con người thật bao la, họ đã dày công nghiên cứu, thực nghiệm và ghi chép lưu lại cho hậu thế một cách rất chi tiết, tỉ mỉ. Có những trải nghiệm, kinh nghiệm mang tính bản năng sinh tồn không chỉ là của con người cũng được các bậc tiền nhân chúng ta nắm bắt và lưu truyền lại như việc những tộc người cổ xưa đã dày công theo dõi việc tìm kiếm đồ ăn của nhiều loài vật hoang dã ( đặc biệt là loài khỉ, vượn ) để vận dụng cho việc chữa bệnh, nuôi duỡng ở con người.
Cái lý thuyết thâm sâu huyền bí theo phương dẫn dắt, lưu truyền và bổ khuyết cùng thời gian được chứng nghiệm bằng một nền tảng thực nghiệm đồ sộ trải dài hơn bất cứ lĩnh vực khoa học nào, ngành y học cổ truyền phương Đông đã tồn tại và không ngừng phát triển theo cuộc sống của loài người !
18 tháng 9 2012
NIỀM ĐAM MÊ BẤT TẬN !
Qua một thời gian dài mải mê công việc để tạo lập cho cuộc sống của bản thân và gia đình nhỏ bé của mình, rồi một lần nào đó duyên phận đưa tôi đến với niềm đam mê về cây cỏ và y học cổ truyền. Cũng như bao lĩnh vực đam mê mà tôi ôm đồm, cứ lầm lũi đọc, sưu tầm, học tập, suy ngẫm ... Có lĩnh vực áp dụng được phần nào trong cuộc sống, có lĩnh vực chỉ thỏa chí đam mê của bản thân như một sở thích kéo dài bất tận.
Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM là một lĩnh vực đầy mới mẻ và cuốn hút tôi, mới bước chân vào tôi đã thấy sự rộng lớn vô bờ của tri thức và cần phải có sự trải nghiệm thực tiễn thật lâu dài ... Ôi ! Biển học mênh mông, sức người và đời người có hạn, có niềm đam mê, có được duyên phận mà đời ban cho để theo đuổi những niềm đam mê của mình thì còn gì phải lăn tăn, có gì phải hối tiếc, chỉ tâm niệm một điều trong thâm tâm là làm được điều gì để tỏ ơn với duyên phận cuộc đời !Hy vọng với những gì tôi chia sẻ trên blog này sẽ được cùng mọi người chia sẻ, tham gia đúc rút những kinh nghiệm, những phân tích xác đáng cho từng bài viết nhỏ, từng phương pháp và từng hướng phân tích trong lĩnh vực y học cổ truyền VIỆT NAM.
.........................................................
KTS- YSYHCT: Trần Minh Hộ
Email: kientrucsuho@gmail.com
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)