Mã đề (hay còn gọi là xa tiền thảo).
Mã
đề rất an toàn, dễ tìm, và có thể hữu dụng cho một loạt các vấn đề sức
khỏe.
Mã đề là một loại cỏ
dại phổ biến có nguồn gốc ở Châu Âu, nhưng đã lan rộng khắp nơi trên thế giới.
Mã đề khát khao du
lịch. Tên thực vật của nó (Plantago) có nguồn gốc từ tiếng Latin dùng để chỉ
bàn chân. Thật vậy, bất cứ nơi nào con người đi qua, là có cây mã đề mọc lên.
Người Mỹ bản địa và người New Zealand đều gọi là cỏ dại “dấu chân người da trắng”,
bởi vì nó mọc lên ở bất cứ nơi nào người châu Âu định cư.
Như một du khách dày dạn, mã đề thích lối mòn, và thường được tìm thấy ở
những vết nứt của mặt đường. Trong khi cỏ thích đất tơi xốp, thoáng khí, mã đề
lại chuộng mặt đất cứng và dày. Nó vượt trội trong việc lấy khoáng chất và chất
dinh dưỡng từ nền đất cứng mà hầu hết các loài cây không thể xuyên qua.
( Cây Mã đề trồng trên sân thượng nhà tôi )
Loại thuốc đắp trực tiếp
Mã
đề chứa một chất làm se với lực hút mạnh mẽ, đó là lý do tại sao nó thường
được sử dụng để hút những mảnh vụn, chất độc, và thậm chí là mảnh thủy tinh nhỏ
ra khỏi da. Mã đề cũng được sử dụng cho các vết cắn của muỗi, chó, rắn và các
sinh vật có nọc độc khác. Loài cây này chứa một chất hóa học gọi là aucubin, đã được chứng minh trong các nghiên cứu có
tác dụng chống độc rất hiệu nghiệm và bảo vệ gan.
Hãy
nghĩ đến mã đề khi bị côn trùng đốt, ngứa, hoặc mẩn đỏ trên da. Nó được Cục
quản lý thảo dược của Đức Commission E chấp
nhận cho trường hợp viêm da tại chỗ.
Thuốc bôi mã đề rất
tốt, nhưng cách đơn giản nhất để sử dụng loại thảo dược này là nhai rồi đắp.
Nhai một vài phút
làm phá vỡ chất xơ của lá, để hóa chất hấp thụ vào da tốt hơn. Nó nghe có
vẻ không hợp vệ sinh, nhưng phương pháp này đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ
để chữa bệnh (và thậm chí khử trùng) các vết thương nhỏ. Nó cũng có thể loại bỏ
cơn đau và nọc độc của các loài cây khác như cây tầm ma hay cây thường xuân
độc.
Giữ thuốc đắp ở vết
thương năm đến mười lăm phút để giảm tấy đỏ, đau và sưng. Thoa lại bốn hoặc năm
lần một ngày nếu cần thiết.
Trà mã đề
Trà
mã đề là một thức uống tuyệt vời chữa ho. Nó giúp long đờm, giảm kích ứng phổi,
và được sự chấp thuận bởi Commission E trong
điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Các thử nghiệm lâm sàng
ở Bulgaria hỗ trợ sử dụng mã đề
cho viêm phế quản mãn tính. Một nghiên cứu của Đức phát hiện ra rằng tính dịu
của mã đề đặc biệt thích hợp cho ho ở trẻ em.
Để làm trà, hãy đun nhỏ
lửa bốn đến năm lá tươi (hoặc một muỗng canh lá khô) trong một cốc nước khoảng
20 phút. Hương vị rất nhẹ nhàng, bạn cũng có thể thêm chanh và mật ong nếu
muốn. Ngoài ra, mã đề còn được nấu cùng một số loài cây khác như mía lau, rễ
tranh, râu bắp, lá dứa… để làm nước mát giải nhiệt.
Trà mã đề cũng hữu ích
trong các trường hợp khác, bao gồm viêm ruột, kích thích ruột, nhiễm trùng
đường tiết niệu, nhiễm độc, viêm loét, đau răng và tiêu chảy.
Sa-lát mã đề
Mã đề rất bổ dưỡng. Lá
cây chứa beta carotene, canxi, và vitamin A, B, C, và K. Tuy nhiên, chúng nhiều
xơ hơn so với rau diếp hoặc rau bina, vì vậy bạn chỉ có thể trộn một vài lá vào
món rau. Chọn lá nhỏ, non để có hương vị dịu nhẹ và ít xơ hơn.
Tránh những lá mọc gần
ống xả khói xe hơi, hoặc có thể bị tiếp xúc với hóa chất diệt cỏ. Tìm kiếm
những cây không bị ô nhiễm bởi nước tiểu động vật hoặc chất thải khác.
Những điểm thú vị
Vào thời kỳ của người
Anglo-Saxons thế kỷ thứ 5 tại Anh, quê hương của mã đề, loài cỏ này là một
trong chín loại thảo mộc thiêng liêng. Người ta đã làm bánh mì từ hạt mã đề,
rất giàu axit béo omega-3.
Thời trung cổ châu Âu,
Giáo Hội Công Giáo cấm việc sử dụng nhiều loại thảo dược, nhưng mã đề không bị
cấm. Bởi loài cây được coi là biểu tượng con đường mòn của những người tìm kiếm
Chúa Kitô.
Mã đề cũng được sử dụng
như một loại thảo dược ở Trung Quốc, và được gọi là xa tiền thảo: “loài cỏ mọc
trước cỗ xe” bởi vì nó thường mọc dọc những con đường mòn.
Các nhà thảo mộc Trung
Hoa nhận ra rằng mã đề có rất nhiều hạt giống, do đó, họ coi nó như một phương
thuốc cho khả năng sinh sản của nam giới. Các hạt giống cũng được sử dụng trong
Trung y để chữa máu trong nước tiểu.
Theo đông y, đông dược thì vị thuốc từ hạt mã đề gọi là xa tiền tử ( là vị thuốc xếp trong nhóm thuốc lợi niệu ). Lưu ý tính lợi niệu của mã đề ( phần cây, lá, rễ gọi là xa tiền thảo có tính lợi niệu và thường dùng kèm với một số vị khác để thanh nhiệt, giải độc. Phần hạt gọi là xa tiền tử tính lợi niệu mạnh hơn ). Chú ý, không bị thấp nhiệt thì không nên dùng hoặc dùng hạn chế, không nên dùng thường xuyên (TMH)
Theo đông y, đông dược thì vị thuốc từ hạt mã đề gọi là xa tiền tử ( là vị thuốc xếp trong nhóm thuốc lợi niệu ). Lưu ý tính lợi niệu của mã đề ( phần cây, lá, rễ gọi là xa tiền thảo có tính lợi niệu và thường dùng kèm với một số vị khác để thanh nhiệt, giải độc. Phần hạt gọi là xa tiền tử tính lợi niệu mạnh hơn ). Chú ý, không bị thấp nhiệt thì không nên dùng hoặc dùng hạn chế, không nên dùng thường xuyên (TMH)
Hạt
từ một loại cây thuộc họ mã đề là psyllium thường
được sử dụng như thuốc nhuận tràng. Nó là thành phần chính của thuốc Metamucil.
Mã đề đã được đề cập
trong ba vở kịch của Shakespeare. Trong đó, nổi tiếng nhất là vở “Romeo và
Juliet”, khi Romeo bảo Benvolio sử dụng lá mã đề để chữa lành vết thương trên
chân.
Người Mỹ bản địa công
nhận giá trị chữa bệnh của mã đề ngay sau khi nó đến Thế giới mới. Ngoài việc
dùng chữa ho, vết thương, và rắn cắn, mã đề cũng là một phương thuốc chữa bệnh
liệt Bell , theo nhà thảo dược Matthew Wood.
Dạng
pha chế của mã đề được sử dụng cho đau tai và đau răng, cũng như trầm cảm
và lo lắng gây ra bởi chứng nghiện nicotine.
Nghiên cứu sơ bộ cho
thấy mã đề cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Một nghiên cứu năm 2003
của Tạp chí Y học Trung Hoa của Mỹ nhận thấy chiết xuất từ nước lá mã đề đun
nóng sở hữu “hoạt động ức chế đáng kể” về ung thư hạch, ung thư biểu mô (bàng
quang, xương, cổ tử cung, thận, phổi và dạ dày) và nhiễm herpes (nhiễm khuẩn da
cấp tính).
Một
nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ethnopharmacology năm
2003 cho thấy “flavonoids của
mã đề có thể ức chế mạnh mẽ sự gia tăng các dòng tế bào ung thư ở con người”.
Theo Theepochtimes.com
An Nhiên biên dịch
An Nhiên biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét