19 tháng 8 2021

TIỂU SÀI HỒ THANG



Xuất xứ:             Thương hàn luận

Thành phần:

Sài hồ:                12g

Nhân sâm:           9g

Sinh khương:      9g

Bán hạ:               9g

Hoàng cầm:        9g

Chích cam thảo: 9g

Đại táo:              4 quả

Cách dùng:        Sắc nước uống

Công hiệu:        Hòa giải thiếu dương

Chủ trị:             Bệnh khi tà khi xâm nhập vào kinh thiếu dương ( sau một số ngày tà khí xâm nhập qua phần biểu và do không chữa trị kịp thời, đúng cách chúng bắt đầu xâm nhập vào phần lý ) , khi hàn khi nhiệt ( hàn nhiệt vãng lai ), lồng ngực và sườn đầy tức, trầm lặng không muốn ăn uống, tâm phiền buồn nôn, miện đắng, yết họng khô, hoa mắt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch huyền.

Phân tích bài thuốc:

- QUÂN: Sài hồ làm tà ở kinh thiếu dương thấu ra ngoài 

- THẦN: Hoàng cầm sơ tiết uất nhiệt ở kinh thiếu dương ra ngoài

- TÁ VÀ SỨ: Đẳng sâm, đại táo, cam thảo ích khí điều trung, phù chính khu tà / Bán hạ, Gừng chữa nôn mửa, không muốn ăn

Bài thuốc này là chủ phương để hòa giải thái dương. Khí chất của sài hồ là thuốc nhẹ, vị đắng rất ít, có thể làm tan uất trệ của thiếu dương. Hoàng cầm thì đắng mà hàn, khí vị tương đối nặng, có thể thanh nhiệt ở ngực bụng, trừ được phiền đầy. Sài hồ và hoàn cầm cùng sử dụng như là quân và thần có thể giải tà nửa biểu nửa lý của thiếu dương. Bán hạ, sinh khương thì điều lý vị khí, giáng nghịch, cầm nôn mửa. Nhân sâm, chích cam thảo, đại táo ích khí hòa trung, phù chính khu tà. Bài thuốc này dùng cả hàn ôn, thăng giáng cùng điều hòa phối hợp, có tác dụng sơ lợi tam tiêu, điều hòa tới cả tận trên dưới, truyền thông cả trong ngoài, hòa sướng khí cơ.

Gia giảm: 

 Nếu trong ngực khó chịu mà không nôn ra được thì bỏ bán hạ, nhân sâm và thêm qua lâu thực

Miệng khát thì bỏ bán hạ, thêm một ít nhân sâm và qua lâu căn

Trong bụng có đau thì bỏ hoàng cầm và thêm thược dược

Dưới sườn đầy cứng thì bỏ đại táo và thêm mẫu lệ

Cảm giác đập mạnh ở vùng thượng vị, khó tiểu tiện thì bỏ hoàng cầm thêm phục linh

Không khát mà bên ngoài hơi nóng thì bỏ nhân sâm thêm quế chi

Bị ho thì bỏ nhân sâm, đại táo, sinh khương thêm vào ngũ vị tử, can khương.

Lưu ý: 

Không dùng khi bệnh nhân phạm phải càm mạo và tà khí còn ở phần biểu hoặc đã ở phần lý

Không nên dùng cho những người âm dương, khí huyết suy kém có các chứng hư hàn, tiêu hóa kém, mệt mỏi nhiều ngày.



Không có nhận xét nào: