Sưu tầm tại Link: http://lehuutrac.edu.vn/nghien-cuu-ve-y-thuat-cua-hai-thuong-lan-ong.html
Nói đến trị liệu pháp (thérapeutique, principes thérapeutiques), tức là đề cập đến một vấn đề hết sức bao quát của y học. Vì thế, trong khuôn khổ một bài báo chúng ta không thể nào đi vào được hết các chi tiết. Chúng ta chỉ có thể phác họa ít nhiều nét đại cương, ít nhiều đường lối chính yếu của các danh y, ngõ hầu soi sáng cho chúng ta một phần nào trên con đường khảo sát Đông y. Chính vì thế mà trước hết xin quý vị lượng thứ cho sự sơ lược của bài này.
Nói đến trị liệu pháp (thérapeutique, principes thérapeutiques), tức là đề cập đến một vấn đề hết sức bao quát của y học. Vì thế, trong khuôn khổ một bài báo chúng ta không thể nào đi vào được hết các chi tiết. Chúng ta chỉ có thể phác họa ít nhiều nét đại cương, ít nhiều đường lối chính yếu của các danh y, ngõ hầu soi sáng cho chúng ta một phần nào trên con đường khảo sát Đông y. Chính vì thế mà trước hết xin quý vị lượng thứ cho sự sơ lược của bài này.
1. Trước hết, tưởng cũng nên nhắc lại rằng Đông y đã được xây nền đắp tảng trên bộ Nội Kinh.
Nội Kinh gồm hai quyển:
- Tố Vấn gồm 81 chương.
- Linh Khu gồm 81 chương, nói về châm cứu.
Tuy sách như là thuật lại lời đàm thoại giữa Hoàng Đế (2696-2598 tcn) với Kỳ Bá, nhưng có lẽ sách chỉ được viết ra khoảng 1000 năm trước công nguyên. Có người lại cho rằng bộ Nội Kinh được viết khoảng thế kỷ 4 tcn.[13]
Bộ Nội Kinh cho chúng ta các khái niệm về cơ thể học, bệnh lý học, và trị liệu pháp (thérapeutique).
Về phương diện bệnh lý học (pathogénie) chẳng hạn, Nội Kinh đã chia nguyên nhân sinh bệnh thành hai loại:
a. Ngoại cảm, do lục dâm: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa.
b. Nội thương, do sự thương tổn của khí huyết, tạng phủ, Âm Dương, gây ra bởi:
- Thương thực.
- Lao lực.
- Sắc dục.
- Thất tình (hỉ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng).[14]
Tuy nhiên Nội Kinh không đưa ra một phương thuốc nào nhất định và chỉ chuyên chú về châm cứu.
2. Đời nhà Chu, ta còn thấy hai triết thuyết về bệnh lý:
- Triết thuyết thứ nhất cho rằng bệnh tật sinh ra là do nhị khí Âm Dương trong người không được điều hòa.
- Triết thuyết thứ hai cho rằng bệnh tật sinh ra do ngũ hành trong người không được quân bình.
Tuy nhiên, trước đời nhà Hán (thế kỷ 2 tcn) thì phương pháp trị liệu nằm gọn trong các khoa:
- Châm (acupuncture).
- Cứu (moxa).
- Án ma (kinésithérapie, massage).
3. Mãi đến đời Hán, Trương Trọng Cảnh (đỗ tiến sĩ năm 163 đời Hán Linh Đế) mới mở một tân kỷ nguyên cho nền y học Trung Hoa.
Ông khảo sát các bệnh theo bệnh trạng (manifestations cliniques) tìm căn do bệnh tật, định phương pháp trị liệu bằng thuốc men. Ông viết hai quyển về y học là:
- Thương Hàn luận.
- Kim quỹ.
Trương Trọng Cảnh chủ trương rằng tà khí xâm nhập vào cơ thể con người do 6 Kinh từ ngoài vào trong (từ biểu vào lý) theo thứ tự sau đây:
(1) Thái Dương kinh (Thủ thái dương, Tiểu tràng kinh, Túc thái dương, Bàng quang kinh)
(2) Dương Minh kinh (Thủ dương minh, Đại tràng kinh, Túc dương minh, Vị kinh)
(3) Thiếu Dương kinh (Thủ thiếu dương, Tam tiêu kinh, Túc thiếu dương, Đởm kinh)
(4) Thái Âm kinh (Thủ thái âm, Phế kinh, Túc thái âm, Tì kinh)
(5) Thiếu Âm kinh (Thủ thiếu âm, Tâm kinh, Túc thiếu âm, Thận kinh)
(6) Quyết Âm kinh (Thủ quyết âm, Tâm bào lạc kinh, Túc quyết âm, Can kinh)
Tổng quát mà nói:
* Bệnh ở kinh Dương, thuộc Dương, Biểu (ngoài), Nhiệt và Thực, cho nên có thể dùng những thuốc:
- Công, như phát hãn (làm cho ra mồ hôi) hoặc bằng bài Ma hoàng thang[15] hoặc Quế chi thang[16] (bệnh ở Thái Dương kinh).
* Bệnh ở các kinh Âm thuộc Âm, Lý (bên trong), Hàn và Hư, vì thế phải dùng thuốc Ôn bổ như:
Trương Trọng Cảnh được coi là một vị thánh y của Trung Quốc. Ông đã để lại 113 phương (ordonnances magistrales) và 397 y án (schémas de traitement).
Trần Tu Viên (khoảng 1803), trong thiên Cổ kim y luận, cho rằng Trương Trọng Cảnh đã biết mọi phương pháp chữa bệnh:
- Công (médication agressive)
- Bổ (médication tonique)
- Ôn (médication réchauffante)
- Lương (médication rafraîchissante)
Lại biết:
- Tiên công hậu bổ.
- Tiên bổ hậu công.
- Hàn nhiệt kiêm thi.
- Công bổ tịnh dụng, v.v.
Mọi lương y sau này chỉ khai thác được một khía cạnh nào đó của Trương Trọng Cảnh mà thôi.
4. Sau Trương Trọng Cảnh, bẵng đi một thời gian khá lâu, không ai đưa ra được một chủ xướng gì mới mẻ. Mãi đến đời nhà Kim, Nguyên (1206-1368) mới thấy có những danh y xuất hiện, đưa ra những chủ xướng mới mẻ. Đời Kim Nguyên có 4 danh y mà đời sau gọi là Kim Nguyên tứ đại gia [22] hay «Trương, Lưu, Lý, Chu, tứ tử». Đó là:
- Lưu Hoàn Tố, t71c Thủ Chân (giữa khoảng 1115-1260).
- Trương Tông Chính, tức Trương Tử Hòa (1155-1260)
- Lý Cảo, tức Lý Đông Viên (1179-1251)
- Chu Chấn Hanh, tức Chu Đơn Khê (1281-1358)[23]
a. Lưu Hoàn Tố, tự Thủ Chân (giữa khoảng 1115-1260).
Lưu Hoàn Tố chủ trương rằng các bệnh sinh ra trong người vì Nhiệt thịnh. Vì thế ông chủ trương dùng các vị thuốc hàn lương. Ngoài ra ông cũng dùng các loại thuốc:
- Thổ (vomitifs)
- Hạ (laxatifs ou purgatifs)
- Hãn (diaphorétiques)
Lưu Thủ Chân còn chủ trương rằng Âm Dương, Ngũ hành , Ngũ vận là nguyên nhân sinh ra bệnh tật.
Sau này Trương Giới Tân (1563-1640) đã đả kích Lưu Thủ Chân và cho rằng các môn thuốc hàn lương của ông chỉ có ích cho những người Trung Hoa ở phương Bắc, khoẻ mạnh, chứ không thích hợp những người Trung Hoa ở phương Nam, yếu hơn.[24]
b. Trương Tòng Chính, tự Tử Hòa (1155-1260).
Trương Tử Hòa chủ trương rằng các bệnh sinh ra là do tà khí bên ngoài đột nhập vào cơ thể, nên cần phải trừ khử bằng các thuốc công, hạ (médication diaphorétique, émétissantes, purgatives, laxatives). Ông đặc biệt ưa dùng thuốc hạ (purgatifs).
c. Lý Cảo, tự Đông Chi, hiệu Đông Viên (1179-1251)
Lý Đông Viên cho rằng các bệnh sinh ra là do sự mất quân bình giữa Tì (-) và Vị (+); Vì thế, ông chuyên môn bổ Tì. Chính ông đã sáng chế bài Bổ trung ích khí thang.
d. Chu Đơn Khê, tự Ngạn Tu, hiệu Chấn Hanh (1281-1358)
Chu Đơn Khê chủ trương rằng các bệnh sinh ra là do ăn uống thiếu chất bổ dưỡng. Ông lại cho rằng trong người Âm thường bất túc, Dương thường hữu dư. Vì thế ông chuyên bổ Âm.
5. Đến đời Minh (1368-1644), ta lại thấy y học chia ra thành nhiều phái:
a. Công hạ phái. Phái này chủ trương như Trương Tử Hòa xưa rằng nên dùng các loại thuốc công, hạ.
b. Dưỡng Âm phái. Phái này theo chủ thuyết của Chu Đơn Khê, dùng các thuốc bổ âm.
c. Ôn bổ phái. Phái này do các lý thuyết gia sau đây lãnh đạo:
- Tiết Dĩ, tự Lập Trai (khoảng 1500-1560)
- Trương Giới Tân, tự Huệ Khanh, hiệu Cảnh Nhạc (1563-1640)
Ôn bổ phái chủ trương: Dương khí trong người chính là sinh khí, khó được và dễ mất, vì thế phải dùng thuốc ôn bổ để dưỡng Dương kh, chứ không được dùng những thuốc hàn, lương.
Tóm lại ta thấy các danh y Trung Hoa:
a. Người thì lưu tâm đến tà khí và chỉ chuyên dùng thuốc công, hạ để trừ khử.
b. Người thì lưu tâm đến cơ thể con người, và cho rằng các bệnh sinh ra là do Âm Dương nhị khí không điều hòa, hoặc Tì, Vị mất quân bình cho nên:
- Hoặc chủ trương bổ Âm (bổ thận thủy, bổ huyết)
- Hoặc chủ trương bổ Dương (bổ thận hỏa, bổ khí)
- Hoặc chủ trương bổ Tì.
Vì thế đã có nhiều người tóm tắt trị liệu pháp của Trung Hoa bằng bốn chữ Công, Lương, Ôn, Bổ.
Những nguyên tắc trị liệu của Lãn Ông hết sức sáng suốt và vững vàng. Trong quyển Y hải cầu nguyên nơi chương Hư Thực, ông viết đại khái như sau:
«Các bệnh nội thương càng ngày càng tăng, vì phong hóa suy đồi, tiết khí trở nên ô trọc hơn. Con người bị ảnh hưởng ngoại cảnh, càng ngày càng trở nên yếu đuối.
«Vì thế thời cổ người ta dùng các bài thuốc công phạt như Ma hoàng, Thừa khí.
«Thời trung cổ, người ta đổi phương lược, và dùng những thuốc vừa bổ vừa tả như Sâm tô thang, Nhân sâm bại độc tán.
«Sau này, Lý Đông Viên lại sáng chế ra các bài:
- Bổ trung ích khí
- Nhân sâm dưỡng vinh thang, chỉ gồm toàn vị bổ.
«Các cách trị liệu ấy, theo đà thời gian, đều có kết quả, chứng tỏ rằng cơ thể con người ngày một suy yếu hơn.
«Cho nên ngày nay những thuốc công, hạ ít được dùng, trái lại, các thuốc ôn bổ ngày một được dùng nhiều hơn.» [25]
Tuy nhiên các bệnh do ngoại thương, ngoại cảm. các bệnh thực chứng không phải là không có.
Như vậy phải có những tiêu chuẩn chính xác để phân biệt thực chứng do ngoại cảm với hư chứng do nội thương, để mà tùy nghi tả(trong trường hợp thực chứng) hay bổ (trong trường hợp hư chứng).
Lãn Ông cho ba tiêu chuẩn sau đây:
+ Xem tạng người bệnh nhân mạnh yếu ra sao.
+ Xem mạch mạnh yếu ra sao.
+ Xem bệnh diễn biến ra sao.
1. Xem tạng người bệnh nhân mạnh yếu ra sao.
Lãn Ông viết trong Châu Ngọc Cách Ngôn như sau:
«Quan hình dĩ bẩm nhược bẩm cường, xác kỳ vi hư vi thực nhi trị.» (Xem hình sắc để nhận biết người yếu hay người mạnh, để xác định là hư chứng hay thực chứng mà trị.)
Ông bình tiếp:
«Những người bẩm thụ phong hậu, tuổi trẻ, sức mạnh, khí huyết đầy đủ, xương thịt cân xứng, nếu lỡ có đau yếu thì nên lấy thực chứng mà trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét