Tang thầm tử / quả cây dâu
Tang thầm tửu / rượu ngâm quả dâu
Người trúng gió cấm khẩu thường có các triệu chứng như: Cơ thể không cử động được, miệng á khẩu không nói thành lời. Cần áp dụng ngay bài thuốc sau:
| ||
Kim ngân là một cây thuốc được dùng trong phòng chữa ung thư của Đông y. Nó đang ngày càng được phát hiện thêm nhiều tác dụng quý, nên ngày càng được dùng nhiều hơn để đương nhiên trở thành cây thuốc quý của cả Đông, Tây.
Cây có tên là Kim ngân vì hoa có hai màu: Màu trắng vào buổi sáng và chuyển sang vàng buổi chiều (không phải cây Kim ngân có hoa hai màu như có sách đã ghi). Tên khoa học Lonicera japonica Thunb, họ Cơm cháy Caprifoliaceae, ngoài ra còn có nhiều loài khác cũng được sử dụng như Kim ngân dại (Lonicera dasystyla Rehd), Kim ngân lẫn (Lonicera confusa DC)… phải chú ý phân biệt khi cần chuẩn hoá. Cây Kim ngân mọc hoang trên diện hẹp (chỉ có ở Cao Bằng, Lạng Sơn); Kim ngân dại phân bố rộng hơn, ở nhiều tỉnh miền Bắc; Kim ngân lẫn có ở Thủ pháp Hà Tây. Kim ngân được trồng làm cảnh vì hoa đẹp, hương thơm. Kim ngân được trồng với số lượng lớn tại Công ty Đông dược Bảo Long (Hà Tây) và Vimedimex II (Công ty XNK y tế II) (LTS) với chủ đích tránh Kim ngân giả, đồng thời tạo điều kiện cho phòng chẩn trị phát huy ưu điểm của phương pháp chữa bệnh bằng thuốc tươi theo trào lưu mới đang được đề cao trong y tế cộng đồng của thế giới.
Theo Đông y: Kim ngân hoa tính mát lạnh, vị ngọt, hơi đắng, vào 4 kinh phế, tâm, tỳ, vị; không độc, có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, giải biểu, lợi tiểu; dùng chữa dương bệnh, trường hợp không phải thực nhiệt, kiểu hư hàn (ỉa chảy), ra nhiều mồ hôi nên tránh dùng. Nước sắc Kim ngân có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác; hoa tốt hơn cành lá (nếu dùng cành lá phải tăng liều lượng gấp 2 - 3 lần).
Theo Tây y, thành phần hoá học có nhiều Flavonoit. Hoa chứa Colymozid (Lonicerin), một số carotenoit (Scaroten), Cryptoxantin, auroxantin; lá chứa Loganin, có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường chuyển hoá chất béo (trên thỏ thí nghiệm).
Về độc tính: Theo tài liệu của Viện Dược liệu, chuột nhắt trắng uống nước sắc Kim ngân liên tục 7 ngày với liều gấp 15 lần liều điều trị trên người, chuột vẫn sống bình thường, giải phẫu phủ tạng không có thay đổi gì đặc biệt. Do có độc (khi dùng liều cao) nên chỉ dùng hoa Kim ngân dưới dạng thuốc hãm và sirô với liều thấp (hãm sắc 40g).
Chữa “ung thư theo Đông y”
Mụn nhọt chia 2 loại: Mang tính dương gọi là “ung”; mang tính âm gọi là “thư”.
Kim ngân hoa chữa các chứng ung thư, chốc lở, mụn nhọt, giang mai. “Nó là một vị thuốc cần thiết cho các chứng ung nhọt…”. Trong Ngoại khoa, tinh yếu của Trần Tử Minh nói: “Rượu Kim ngân hoa chữa ung thư mới phát thật là thần diệu vô biên”. Nguyễn Văn Minh trong Dược tính chỉ nam viết: “Các bài chữa chứng ung nhọt có Kim ngân hoa, đều là thần diệu cả…”. Trong 10 điều tâm đắc khi dùng Đông dược, Tiêu Thụ Đức viết: “Huyết phận có nhiệt độc ung trễ sinh lở loét, sưng tấy mưng mủ, dùng Kim ngân hoa để thanh…”.
Một số bài thuốc trong sách “Đông y kỳ diệu”
v Kim ngân hoa thảo tửu (Trích Y phương tập giải): Kim ngân hoa 50g, Cam thảo 10g, nấu với 2 chén nước còn 1/2 chén, hoà với 1/2 chén rượu, hâm nóng, chia 3 lần uống trong ngày.
Công dụng: Chữa ung nhọt, phế ung, trường ung.
v Nhẫn đông đằng tiên tửu (Cảnh nhạc toàn thư): Nhân Đông đằng (giây Kim ngân) 50g, Sinh cam thảo 10g, cho vào nồi đất nấu với 2 chén nước lấy 1 chén, cho vào 1 bát nước đun sôi vài lần, lọc bỏ bã, chia 3 phần uống trong ngày. Bên ngoài các chỗ đau, lấy 1 nắm lá Kim ngân hoa giã nhuyễn, nhào với 1 lít rượu, nấu thành cao và đắp.
Công dụng: Chữa ung nhọt mới phát, các khớp xương sưng, nóng, đỏ đau.
v Bổ Kim tửu (Nghiệm phương tân biên): Kim ngân hoa 15g, Bồ công anh 15g, rượu 2 chén, sắc còn 1 chén, chia 2 phần uống làm 2 lần (sáng và tối), sau bữa ăn; bã đắp lên vú đau.
Công dụng: Chữa viêm tuyến vú.
v Tứ diệu dũng an thang (Bào tướng Ngao - đời Thanh): Kim ngân hoa 90g, Huyền sâm 90g, Đương quy 60g để giải độc, hoạt huyết chỉ thống.
Công dụng: Chữa các chứng nhiệt độc kết tụ như: Chân tay đỏ tím, hơi nề, sợ nóng, đau đớn, rồi bị hoại tử, thối rữa, rụng đốt lan dần lên trên chân… Hiện nay dùng chữa viêm tắc động tĩnh mạch hoặc do các nguyên nhân khác gây nên triệu chứng trên. Bên ngoài dùng bột Cam thảo trộn Dầu vừng đắp chỗ đau, ngày thay 1 lần; kết hợp Tây y phẫu thuật.
v Ngũ thần thang (Trần Sỹ Dịch - đời Thanh): Kim ngân hoa 30g, Tử hoa địa đinh 12g, Phục linh 12g, Ngưu tất 10g, Xa tiền tử 10g, sắc uống.
Công dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, chữa cốt ung chi dưới. Ngày nay dùng chữa cốt tuỷ viêm, viêm đường tiết niệu và các bệnh thấp nhiệt khác.
Điều trị ung thư theo Tây y (cancer - k)
K - tuyến vú: Kim ngân hoa 30g, Vương bất lưu hành 30g, Miêu nhãn thảo 30g; chế thành cao, thêm Tử kim đỉnh 12g, Băng phiến 6g, tán bột trộn đều. Ngày uống 2 - 3 lần; mỗi lần 1 - 3g.
K - gan: Kim ngân hoa 30g, Ngô công 10g; sắc uống ngày 1 thang, kết hợp ăn Tây qua (dưa hấu).
K - vòm họng: Kim ngân hoa 30g, Sinh thạch cao 20g, Sinh mẫu lệ 20g, Quy bản 20g, Đại thanh diệp 20g, Liên kiều 16g, Bạch thược 16g, Nữ trinh tử 16g, Thương nhĩ tử 16g, Mã bột 16g, Bạc hà 6g, Cốc tinh thảo 10g, Cát cánh 10g, Cam thảo 80g; sắc uống ngày 1 thang.
K - cổ tử cung: Kim ngân hoa 20g, Đương quy 20g, Sinh lộc giác 16g, Đào nhân 12g, Bồ công anh 16g, Liên kiều 12g, Đan bì 16g, Huyền hồ 10g, Nhũ hương 10g, Xích thược 16g, Hồng hoa 10g; sắc uống ngày 1 thang.
K - và u bướu giáp trạng: Kim ngân hoa 20g, Sinh miết giáp 20g, Sinh mẫu lệ 20g, Bồ công anh 20g, Hoa phấn 16g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Bồ công anh 20g, Liên kiều 16g, Tam lăng 12g, Nga truật 12g, Hải tảo 12g, Côn bố 12g, Sinh đại hoàng 4g, Toàn yết 5g; sắc uống nóng, ngày 1 thang.
K - trực tràng: Kim ngân hoa 16g, Bạch mao căn 16g, Quy bản 16g, Thổ phục linh 16g, Bồ công anh 16g, Tử hoa địa đinh 16g, Thăng ma 12g, Hoè hoa 16g, Hạn liên thảo 16g, Cát cánh 16g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Sinh cam thảo 8g; sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý: Từ năm 1995, trên thị trường đã xuất hiện Kim ngân hoa giả làm từ Củ cải hoặc bằng phần xốp trắng trong ống Đu đủ. ở phần trên của túi đựng là Kim ngân hoa thật, còn ở dưới là Kim ngân giả được trộn với tỷ lệ khác nhau.
Trong Đông y có trường hợp cần phối ngũ Kim ngân hoa với Nhân sâm, nhưng nếu Kim ngân hoa là Củ cải thì Nhân sâm bị mất tác dụng (Đông y vẫn giải ngộ độc Nhân sâm bằng Củ cải).
( theo Phó Đức Thuần )
|
BÀI THUỐC
|
VỊ THUỐC
|
LIỀU LƯỢNG
(gram) |
ỨNG DỤNG ĐIỀU TRỊ
|
MA HOÀNG THANG
|
Ma hoàng
|
12
|
Phát hãn giải biểu, khu phong tán hàn, tuyên thông
phế khí.
Ngoại cảm phong hàn, sốt sợ
lạnh, ngạt mũi, sổ mũi, ho, đau đầu, chân tay đau mỏi khó chịu, mạch phù
khẩn, không có mồ hôi ( biểu thực )
VPQ mạn tính, HPQ mạn
|
Quế chí
|
8
|
||
Hạnh nhân
|
12
|
||
4
|
|||
QUẾ CHI THANG
|
Quế chi
|
12
|
Điều hòa dinh vệ, phát hãn giải biểu.
Ngoại cảm phong hàn, sốt sợ
gió,ho khan, đau đầu, không khát, rêu lưới trắng, mạch phù hoãn hoặc phù nhược,
có
mồ hôi, (biểu hư )
CMPH kèm vai gáy cứng đau
Đau khớp không có sưng nóng
đỏ đau.
Phụ nữ có thai bị ngén (
nôn nhiều )
|
Sinh khương
|
12
|
||
Bạch thược
|
12
|
||
6
|
|||
Đại táo
|
3q
|
||
TỨ QUÂN TỦ THANG
|
Đảng sâm
|
10
|
Ích khí kiện tỳ dưỡng vị
Tỳ vị khí hư, mặt trắng
bệch, tiếng nói nhỏ yếu, chân tay yếu, ăn ít, ỉa sệt, lưỡi nhợt, mạch tế hoãn
|
Bạch truật
|
9
|
||
Phục linh
|
9
|
||
6
|
|||
TỨ VẬT THANG
|
Xuyên khung
|
8
|
Bổ huyết hoạt huyết
Kinh nguyệt không điều hòa,
đau bụng vùng rốn, rong kinh, băng kinh, huyết hà thành cục lúc đau lúc
không, động thai ra huyết. Sau khi đẻ huyết hôi ko ra kết lại khiến bụng dưới
đau, phát sốt
Thiếu máu, dị ứng nổi ban
|
Đương quy
|
10
|
||
Thục địa
|
12
|
||
Bạch thược
|
12
|
||
BÁT TRÂN
THANG
|
Xuyên khung
|
4
|
Bổ khí huyết
Trị hư suy khí huyết, sắc
mặt bệch hoặc màu vàng rơm, đầu váng, chân tay mỏi yếu, khí đoản, tim hồi
hộp, ăn ít, lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch tế hư, tế nhược, vô lực
|
Đương quy
|
4
|
||
Thục địa
|
4
|
||
Bạch thược
|
4
|
||
Đảng sâm
|
4
|
||
Bạch truật
|
4
|
||
Phục linh
|
4
|
||
2
|
|||
LỤC VỊ THANG
|
Thục địa
|
32
|
Tư âm bổ can thận ( bổ thủy )
Trị can thận âm hư. Lưng
đau, gối mỏi, đầu váng, chóng mặt, ù tai, mồ hôi trộm, di tinh. Hoặc âm hư
hỏa bôc gây cốt chưng, triều nhiệt, lòng bàn tay, chân nóng. Tiêu khát, mồm
họng khô, răng đau, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
|
Sơn thù du
|
16
|
||
Sơn dược
|
16
|
||
Trạch tả
|
12
|
||
Đan bì
|
12
|
||
Bạch linh
|
12
|
||
BÁT VỊ THANG
|
Thục địa
|
32
|
Ôn bổ thận dương ( bổ hỏa )
Thận dương bất túc. Lưng
đau, gối mỏi, tiểu không lợi. Thường lạnh nửa người dưới, bụng dưới đau, lưới
nhạt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế
|
Sơn thù du
|
16
|
||
Sơn dược
|
16
|
||
Trạch tả
|
12
|
||
Đan bì
|
12
|
||
Bạch linh
|
12
|
||
Nhục quế
|
4
|
||
Phụ tử chế
|
2
|
||
THẬP TOÀN ĐẠI BỔ
|
Xuyên khung
|
4
|
Bổ khí bổ huyết bổ dương ( dùng cho người thiếu máu
ko phải âm hư )
Trị hư suy khí, huyết, âm,
dương.Sắc mặt bệch hoặc màu vàng rơm, đầu váng, chân tay mỏi yếu, khí đoản,
tim hồi hộp, ăn ít, lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch tế hư, di tinh ở nam
giới, băng lậu ở phụ nữ,
|
Đương quy
|
4
|
||
Thục địa
|
4
|
||
Bạch thược
|
4
|
||
Đảng sâm
|
4
|
||
Bạch truật
|
4
|
||
Phục linh
|
4
|
||
2
|
|||
Hoàng kỳ
|
4
|
||
Nhục quế
|
2
|
||
QUY TỲ THANG
|
Viễn chí
|
4
|
Ích khí bổ huyết kiện tỳ dưỡng tâm.
Tâm tỳ lưỡng hư. Suy nghĩ
quá độ làm tổn thương tâm tỳ, khí huyết bất túc. Tim hồi hộp, hay quên, mất
ngủ, mồ hôi trộm, ăn ít, mệt mỏi, mặt vàng sạm, lưới nhợt, rêu lưỡi trắng
mỏng, mạch tế hoãn.
Tỳ không nhiếp huyết: ỉa
máu, rong băng kinh, kinh trước kỳ lượng nhiều sắc nhợt, đái són hoặc khí hư
bạch đới.
|
Toan táo nhân
|
4
|
||
Phục thần
|
4
|
||
Long nhãn
|
4
|
||
Nhân sâm
|
2
|
||
Bạch truật
|
4
|
||
Hoàng kỳ
|
4
|
||
1
|
|||
Đương quy
|
4
|
||
Mộc hương
|
2
|
||
ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH THANG
|
Đỗ trọng
|
8
|
Khu phong, trừ thấp, bổ can thận.
Chứng tý lâu ngày, can thận
đều hư suy, khí huyết bất túc. Lưng đau, gối mỏi, khớp co duỗi khó khăn.
|
Độc hoạt
|
12
|
||
Tang ký sinh
|
8
|
||
Tần giao
|
8
|
||
Tế tân
|
8
|
||
Ngưu tất
|
8
|
||
Quế chi
|
8
|
||
Xuyên khung
|
8
|
||
Đương quy
|
8
|
||
Thục địa
|
8
|
||
Bạch thược
|
8
|
||
8
|
|||
Nhân sâm
|
8
|
||
Phục linh
|
8
|
||
Phòng phong
|
8
|