29 tháng 5 2013
27 tháng 5 2013
Khí huyết hành ứ trệ
Khí hành thì huyết hành
Khí trệ thì huyết ứ
Huyết hành phong tất diệt
20 tháng 5 2013
Học thuộc lòng - Một phần quan trọng của việc học nghề y
Nói đến học thuộc lòng là ai cũng thấy ớn rồi !
Một đoạn văn ngắn, mùi mẫn hay những ý thơ lục bát trữ tình còn dễ thẩm thấu tới ngăn lưu trữ dữ liệu của bộ não chứ vài trăm vị trí huyệt vị được mô tả theo vô vàn vị trí giải phẫu trên cơ thể vô cùng phức tạp của con người, rồi vài trăm vị thuốc với bao luận giải, ứng dụng kèm theo, tiếp nữa là một tràng giang đại hải những khái niệm, phàm trù, học thuyết, hội chứng, bệnh học hiện đại, các loại thuốc tây y.... thì đúng là một thách thức cho sự học thuộc lòng của người muốn theo nghề y.
Các phương thuốc, các huyệt vị, các pháp chữa bệnh, các học thuyết, cương lĩnh, tứ chẩn, hội chứng... tất cả và tất cả đều đã được các bậc tiền nhân dày công nghiên cứu, thực nghiệm, đúc kết và truyền lại cho hậu sinh. Khi anh dấn bước vào nghề anh cần phải nghiên cứu, áp dụng cho linh hoạt nhằm đạt được hiệu ích nhất cho việc chữa trị bệnh tật cho con người. Nhưng để có được sự linh hoạt đó thì người học nghề y phải qua một quá trình tích lũy kiến thức, coi như là cái nền móng cho sự nghiệp, nghề nghiệp của mình, ... vân vân....tóm lại trước hết là phải học thuộc lòng những điều tiền nhân truyền lại.
Ôi, cách học thuộc lòng như thế nào đây ?
Vận dụng biến thể thành thơ lục bát ?, vẽ hình mô phỏng, thực hành nhiều lần, đọc đi đọc lại rồi gấp sách viết lại những ý chính sau đó lại nhẩm các chi tiết cho đầy đủ ...
Dà ... cách gì thì cách cũng phải cần có thời gian để bộ não thẩm thấu lưu trữ chứ, tình trạng nhồi nhét cấp tập trong một thời gian ngắn thì chỉ có dạng siêu phàm mới có thể gấp sách lại mà đọc vanh vách được. Ờ, nhưng mà mình cũng phải nghĩ ra cách nào đó để rút ngắn thời gian thẩm thấu lưu trữ của bộ não một cách hiệu quả nhất chứ nhỉ ! Cách nào đây ???...^.^ ...
02 tháng 5 2013
01 tháng 3 2013
Vi khuẩn, một phần tất yếu của... nhân loại
Link: http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/110691/vi-khuan--mot-phan-tat-yeu-cua----nhan-loai.html
Như chúng ta biết, động vật là nơi trú ngụ của vô số vi sinh vật. Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, một số “kẻ sống bám” tí hon này có khả năng khiến con người lâm trọng bệnh, trong khi số khác lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hệ động – thực vật bình thường bên trong cơ thể chúng ta.
>> Phát hiện “rừng” vi khuẩn trong rốn người
>> Sữa mẹ chứa hơn 700 loại vi khuẩn
>> Vi khuẩn xuất hiện trên Trái đất trước cả ôxy Và còn rất nhiều điều thú vị về chúng mà bạn có thể chưa biết …
>> Sữa mẹ chứa hơn 700 loại vi khuẩn
>> Vi khuẩn xuất hiện trên Trái đất trước cả ôxy Và còn rất nhiều điều thú vị về chúng mà bạn có thể chưa biết …
Cơ thể người dung chứa nhiều vi sinh vật hơn tế bào
Cơ thể con người đầy ắp vi trùng. Một số nhà nghiên cứu nói rằng, bên trong cơ thể bạn, số lượng tế bào vi khuẩn nhiều gấp 10 lần tổng số tế bào của con người. “Số lượng chính xác là bao nhiêu không quan trọng. Điều đáng lưu tâm là, các tế bào vi khuẩn trong cơ thể của chúng ta chắc chắn nhiều hơn các tế bào của con người", nhà vi sinh vật Martin Blaser đến từ Trường Dược, Đại học New York, nhấn mạnh.
Cơ thể con người chứa đầy ắp vi sinh vật. Ảnh minh họa: Scitech.com |
Khi con người tiến hóa, những vi khuẩn này cũng tiến hóa cùng với chúng ta. Rất nhiều loại virus cũng gọi cơ thể con người là “nhà”.
Con người sinh ra không có vi khuẩn
Do có rất nhiều vi khuẩn sống bên trong cơ thể người nên có quan điểm cho rằng, chúng đã có mặt ở đó từ khi chúng ta chào đời. Tuy nhiên, sự thực không phải vậy. Theo chuyên gia Blaser, khi mới sinh ra, cơ thể con người không chứa vi khuẩn và chỉ dần dần “có” chúng trong vài năm đầu đời.
Trẻ em đón nhận đợt vi khuẩn đầu tiên khi đi qua khe sinh nở của người mẹ (đối với những phụ nữ đẻ thường). Tất nhiên, những đứa trẻ sinh mổ không nhận được vi sinh vật theo cách này. Trong thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sinh mổ có hệ vi sinh vật rất khác so với trẻ sinh thường và có thể đối mặt với nguy cơ cao hơn bị mắc một số loại bệnh dị ứng nhất định và béo phì.
Theo ông Blaser, một đứa trẻ thu nhận được phần lớn thành viên trong hệ vi sinh vật của nó lúc 3 tuổi, thời điểm sự trao đổi chất, các hệ thống miễn dịch, nhận thức và sinh sản của trẻ đang trải qua quá trình phát triển mở rộng.
Vi khuẩn vừa có lợi vừa gây hại cho người
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong khi một số vi khuẩn có thể khiến bạn bị ốm, số khác lại đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của bạn và giúp bạn chống lại việc nhiễm trùng. Đôi khi, cùng một loại vi khuẩn có thể tạo ra cả 2 ảnh hưởng ấy.
Lấy ví dụ trường hợp của Helicobacter pylori, vi khuẩn gây viêm loét dạ dày. Vi khuẩn này từng được tìm thấy ở hầu hết mọi người trên Trái đất, nhưng sự phổ biến của chúng đã dần giảm xuống và hiện chỉ có khoảng một nửa dân số thế giới dung chứa chúng. Hầu hết số vi khuẩn này không gây ra triệu chứng, nhưng một số lượng nhỏ chúng phát triển thành các vết loét đau đớn trong đoạn có tính axit của đường tiêu hóa (một phát hiện đã được trao giải Nobel Y học năm 2005).
Vi khuẩn vừa có lợi, vừa gây hại cho con người. Ảnh: My Health News |
Các nhiễm khuẩn do Helicobacter gây ra có thể chữa trị được bằng thuốc kháng sinh, nhưng ông Blaser và các cộng sự phát hiện, sự thiếu vắng loại vi khuẩn này dường như liên quan tới việc xuất hiện các bệnh thực quản, chẳng hạn như viêm thực quản trào ngược và một số bệnh ung thư thực quản. Mặc dù không phải tất cả các nhà khoa học đều tán đồng quan điểm này nhưng “có nhiều bằng chứng cho thấy Helicobacter vừa có lợi, vừa gây hại xét về mặt sinh học”, ông Blaser nói.
Kháng sinh có thể gây bệnh hen và béo phì
Penicillin là một đột phá quan trọng khi Alexander Fleming phát hiện ra nó vào năm 1928. Thuốc kháng sinh được ưa chuộng rộng rãi kể từ đó, nhưng việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn tới việc tăng các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh chết người, chẳng hạn như Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA).
Hiện tại, các nhà nghiên cứu đã thu được một số bằng chứng cho thấy, thuốc kháng sinh còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, viêm ruột và béo phì.
Tất nhiên, có những thời điểm việc dùng thuốc kháng sinh là bất khả kháng, đặc biệt đối với một đứa trẻ bị bệnh rất nặng. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Blaser quả quyết, nhiều bệnh thường gặp ở trẻ em, chẳng hạn như nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng cổ họng, sẽ tự biến mất.
Công dụng của các chế phẩm lợi khuẩn bị phóng đại
Việc công nhận vi khuẩn có thể hữu ích đối với con người đã dẫn tới một cơn sốt các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn, bao gồm các vi khuẩn sống được cho là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Nhiều người sử dụng chúng sau một đợt dùng thuốc kháng sinh. Nhưng liệu chúng có thực sự hữu ích?
"Quan niệm về việc lợi khuẩn giúp tái lập hệ vi sinh vật cơ bản sau khi dùng thuốc kháng sinh là đúng. Nhưng ý tưởng cho rằng, trong tổng số hàng ngàn vi sinh vật trong cơ thể chúng ta, chỉ sử dụng một loài chiết xuất từ bò hoặc bơ là quá ngây thơ”, nhà nghiên cứu Blaser nói. Theo ông, các chế phẩm lợi khuẩn hiện tại được quảng cáo quá tốt nhưng thực tế không mang lại nhiều lợi ích. Ông Blaser tuyên bố, ngành dược một ngày nào đó sẽ phát triển được các sản phẩm lợi khuẩn hữu dụng cho việc chữa trị bệnh tật, nhưng trong thời điểm hiện tại “vẫn còn là một lĩnh vực quá non trẻ”.
Tuấn Anh (Theo Live Science)
10 tháng 1 2013
Tưởng tượng quá mức !
Đỉnh cao của y học và Phật pháp sẽ là gì ???!!!
Đỉnh cao của y học là sự tái tạo. Trong đó, có tái tạo môi trường tự nhiên, tái tạo xã hội và tái tạo con người.
Khi những bộ phận con người được tái tạo và thay ghép dần dần đến lúc loài người có thể thay thế cơ thể già cũ của mình để trở thành một con người mới với một cơ thể mới trẻ trung, khỏe mạnh có khả năng hoà hợp hơn với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội hoặc môi trường nhân tạo.
Hiện tại, với công nghệ sinh học, y học hiện đại chúng ta đã có thể tạo được và cấy ghép một số bộ phận cơ thể từ tế bào gốc. Điều đặc biệt khó khăn ở đây là sự tái tạo lại ( hoặc cấy ghép lại ) bộ não của con người, bởi những đặc tính và cơ cấu, cách thức hoạt động của nó.
Để tái tạo một con người mới từ một con người cũ ngoài cơ thể thuần khiết về sinh học thì những tiềm thức, suy nghĩ, hồi ức, quá khứ, ước mơ, bản tính ... Cũng phải được tái tạo đồng thời. Có chăng cần phải có sự kết hợp hai lĩnh vực đỉnh cao của loài người là Y HỌC và PHẬT PHÁP. Y học tái tạo cơ thể con người cùng Phật pháp dẫn đến nhập định để lưu trữ tiềm thức, bản tính, ước vọng, quá khứ ... cho con người sau tái tạo. Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu là chúng ta phải thực hiện những bước sau:
- Tạo một cơ thể mới từ cơ thể cũ với phương pháp của y học đỉnh cao.
- Chuyển Linh hồn ( Tâm ) từ cơ thể cũ sang cơ thể mới theo các pháp của Phật.
?????????
22 tháng 12 2012
Bài giảng về thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm phi Steroid
Xem file đuôi pdf mời vào đây
17 tháng 12 2012
CÁC HƯỚNG TÁC ĐỘNG LÊN HUYẾT ÁP
Theo sơ đồ trên có các hướng để can thiệp vào huyết áp ( hạ huyết áp) gồm:
1- Chế độ, thói quen ăn uống
2- Dùng thuốc lợi tiểu
3- Rèn luyện tâm chí ( có thể bằng các bài tập thiền, yoga, dưỡng sinh ...)
4- Chẹn kênh Calci
5- Thuốc ức chế RENIN
6- Thuốc ức chế RECEPTOR AT1
7- Thuốc ức chế ENZYM CHUYỂN
8 - Thuốc tác động lên độ nhớt của máu ( thay đổi thành phần Albumin để điều chỉnh áp lực keo )
07 tháng 12 2012
Nguyên nhân gây bệnh và đỉnh cao nhất của y học nhân loại là gì ?
và nguyên nhân môi trường.
NGUYÊN NHÂN SINH HỌC
- Do di truyền, hiện tượng lỗi gen, rối loạn quá trình phân chia tế bào ...
NGUYÊN NHÂN MÔI TRƯỜNG
Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Các bộ phận cơ thể và cơ chế hoạt động của các thành phần cấu tạo lên cơ thể được bao bọc, liên hoàn với nhau trong một hệ thống dung môi cực kỳ phức tạp của cơ thể con người. Khi môi trường tự nhiên ( như khí thở, nước uống, thức ăn, những chất ô nhiễm, những chất tái tạo, chất dưỡng sinh bao quanh, xâm nhập vào cơ thể con người ... ) thay đổi, sẽ tác động đến cơ thể làm thay đổi hệ thống dung môi này, dẫn tới mất tính cân bằng, ổn định của toàn bộ cơ thể con người và gây ra bệnh tật.
Bên cạnh đó là môi trường xã hội bao gồm thói quen, tâm lý, phong tục, các va chạm, mâu thuẫn trong xã hội, đường lối chế độ thống trị xã hội, luật pháp, tệ nạn xã hội, sự tác động của con người vào tự nhiên ... luôn tiềm ẩn sự mất cân bằng cho hoạt động sống của cơ thể con người. Đặc biệt những vấn đề trên gây lên tình trạng tâm lý bất ổn của con người như buồn, giận, sợ, thương, ghét, muốn .... Và như vậy, các nguyên nhân bệnh tật liên quan đến 7 thứ tình chí xét cho cùng cũng là do môi trường xã hội ( con người là chủ thể ) tạo ra.
Những giai đoạn phát triển của ngành y
Y học lâm sàng - y học nguyên nhân - y học môi trường - y học . . .???
Y học lâm sàng - y học nguyên nhân - y học môi trường - y học . . .???
@@@ Giai đoạn thứ nhất: y học chuẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng cụ thể xuất hiện trên cơ thể người bệnh qua khám nghiệm lâm sàng rồi đưa ra phương pháp điều trị. Chúng ta có thể gọi giai đoạn này là Y HỌC LÂM SÀNG
@@@ Giai đoạn thứ hai: sau khi khám nghiệm lâm sàng để chuẩn đoán bệnh và nghiên cứu các loại thuốc, phương thuốc để điều trị cho bệnh nhân, cả y học cổ đại và y học hiện đại đều gặp những trường hợp triệu chứng giống nhau, chuẩn đoán bệnh như nhau nhưng cách luận giải để dùng phương thuốc, vị thuốc lại có rất nhiều cách khác nhau ... tại sao vậy ? Ngoài những vấn đề về triệu chứng, cơ địa người bệnh thì nguyên nhân gây ra bệnh tật đã tác động quan trọng và mang tính quyết định đến phương hướng điều trị của y học hiện đại cũng như cổ xưa. Và từ khi quan tâm đến nguyên nhân gây bệnh một cách sâu sắc hơn trong việc trị bệnh, cổ nhân xưa đã phân tách thành những dạng nguyên nhân gây bệnh như: Nội nhân, ngoại nhân, bất nội ngoại nhân ...Giai đoạn này gọi là: Y HỌC NGUYÊN NHÂN - Đây là giai đoạn mà chúng ta ngày nay đang áp dụng như là một nguyên tắc trong các phương pháp điều trị Đông y và áp dụng phần nhiều trong Tây y.
@@@ Như đoạn mở đầu về việc phân tích những nguyên nhân gây bệnh một cách tổng quát nhất ở phần đầu của bài viết này thì tất cả bệnh tật sinh ra ở con người là do môi trường ( kể cả những căn bệnh về di truyền bởi bản chất nguyên nhân gây bệnh do di truyền cũng mang tính môi trường xã hội, môi trường tự nhiên như thói quen, tâm lý, phong tục, tập quán, luật pháp, cách thức duy trì nòi giống ... mà tồn tại và phát triển ). Và như vậy thì để điều trị tận gốc của bệnh tật là phải tìm tận gốc rễ nguyên nhân của bệnh để điều trị, gốc rễ của các nguyên nhân là môi trường ( bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ). Y học giai đoạn sau này sẽ là Y HỌC MÔI TRƯỜNG.
Sau nền y học môi trường sẽ là nền y học gì đây ? Khi ta đã cải biến được môi trường tự nhiên cho phù hợp với sự cân bằng dung môi trong cơ thể con người, khi ta đã cải biến được môi trường xã hội cho cân bằng các cơ chế tác động đến dung môi trong cơ thể và chúng ta cũng cải biến để sửa chữa đưoc những sai sót do di truyền ... Chúng ta sẽ bước tiếp đến nền y học gì nào ? Theo tôi dự đoán, loài người chúng ta sẽ bước đến một giai đoạn y học tuyệt vời nhất, tinh hoa nhất, nó sánh ngang bằng với đấng tạo hoá, làm xoay chuyển càn khôn đó là nền Y HỌC TÁI TẠO. Trong đó nền y học này sẽ bao hàm đầy đủ công việc của thượng đế, đó là: TÁI TẠO MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, TÁI TẠO MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI, TÁI TẠO CON NGƯỜI THEO Ý MÌNH.
16 tháng 11 2012
Trải nghiệm Thiền Quán với giấc ngủ và sức khỏe
Trích trong " Thực Tập Thiền Quán" :
" Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổ và mọi người đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc. Khắp nơi trên thế giới nhân loại đang tìm đủ cách để ngăn ngừa hoặc làm vơi đi nỗi đau khổ và tạo an vui hạnh phúc. Tuy nhiên mục đích chính yếu của họ chỉ nhằm tạo hạnh phúc thể chất bằng phương tiện vật chất. Thật ra, hạnh phúc hay không đều do ở tâm của chúng ta. Vậy mà rất ít người nghĩ đến vấn đề phát triển tinh thần. Những người muốn rèn luyện tinh thần lại càng hiếm hoi hơn nữa.
Để thỏa mãn những nhu cầu vật chất người ta thường để tâm đến những việc tầm thường như tắm giặt sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng. Họ quan tâm nhiều đến việc kiếm thức ăn, quần áo, nhà cửa. Tiến bộ khoa học đã giúp họ nhiều trong việc nâng cao đời sống vật chất: chẳng hạn những tiến bộ trong sự chuyên chở và truyền tin, những phát minh y học để ngừa bệnh và trị bệnh. Phải nhìn nhận những cố gắng ấy rất ư là quan trọng, nhưng chúng chỉ giúp bảo vệ và nuôi dưỡng cơ thể mà thôi. Những phát minh và những thành công đó không thể nào tiêu diệt hay giảm thiểu được nỗi khổ của tuổi già, bệnh tật, gia đình xáo trộn và khủng hoảng kinh tế.
Tóm lại, không thể nào thỏa mãn nguyện vọng con người bằng phương tiện vật chất. Chỉ có sự rèn luyện tinh thần mới có thể giúp con người vượt qua những nỗi đau khổ này. Bởi vậy phải tìm một phương cách hữu hiệu để rèn luyện, ổn định và thanh lọc tâm hồn. Phương cách này được tìm thấy trong MahaSatipatthana Sutta, một thời pháp mà đức Phật đã giảng dạy cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm. Đức Phật dạy:
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ"."Trên là đoạn trích trong bài viết "Thực tập Thiền Quán" của Hòa thượng Mahasi Sayadaw. Tôi tự mình thực hành và chiêm nghiệm theo những chỉ dẫn trong bài viết này một thời gian dài theo cách của một người bình thường (chỉ thực hiện được 5 quan trai ) nhưng đã nhận cảm được rõ việc khống chế tâm để tập trung suy nghĩ, để cân bằng tránh căng thẳng và đặc biệt việc thực hiện thiền Tứ Niệm Xứ giúp xóa hẳn chứng mất ngủ dai dẳng từ thời sinh viên đến gần đây. Không phải là cứ tập thiền thì tự chứng mất ngủ sẽ hết mà tôi cảm nhận được mình đã có thể khống chế được nó bằng thiền quán. Khi thấy khó ngủ, tâm bất an tôi thực hiện thiền Tứ Niệm Xứ, từng bước, từng bước trong kiểm soát hơi thở và thầm đọc các hình ảnh nơi tâm ta tiến tới ( các trạng thái hiện ra hoặc ập tới ) sẽ triệt bỏ dần dần hết những rối loạn, căng thẳng của tâm và giấc ngủ đến nhẹ nhàng.
Thực ra, thiền theo cách của mình như vậy là chưa đi đến đâu trên con đường của nhà Phật, nhưng về mặt dưỡng sinh thân tâm để giữ gìn sức khỏe thì đối với con người bình thường như tôi đó cũng là điều vô cùng may mắn nhận được nơi Phật Pháp.
Để cảm nhận và thực hiện được điều ích lợi trên cũng phải mất rất nhiều thời gian luyện tập theo Thực tập Thiền Quán chứ không đơn giản chỉ là chúng ta quan sát hơi thở, hình ảnh, ý niệm, suy nghĩ rồi thầm đọc trong đầu là sẽ đạt được. Thời gian đầu, tâm của chúng ta sẽ chạy lòng vòng rất khó kiểm soát ( hãy hình dung ta đuổi theo dòng suy nghĩ của ta để đọc thầm trong đầu về những gì tâm hiện lên cho chúng ta thấy, khi rơi vào khoảng không ta lại quay về quan sát và đọc hơi thở của chính mình rồi lại đuổi theo tâm ta ... )...cũng phải mất khá nhiều thời gian mới trải nghiệm được phần nhỏ này ( nhưng chắc tùy theo nhân duyên của từng người sẽ nhanh chóng cảm nhận được hay là rất lâu.).
Hy vọng với đoạn viết nhỏ này cùng điều trải nghiệm có ích của tự bản thân mình sẽ có ích cho mọi người khi đọc nó và cảm nhận nơi Phật Pháp nhiệm mầu !
14 tháng 11 2012
Cây cúc tần
Cúc tần còn có tên khác là cây lức, từ bi, phật phà (Tày), là loại cây bụi, cao 1-2m. Cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xám, mép khía răng, gần như không cuống. Hoa tím nhạt, hình đầu, mọc thành ngù ở ngọn. Quả nhỏ, có cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm. Trên cây thường có dây tơ hồng mọc và sống ký sinh.
Cây mọc hoang và được trồng làm hàng rào ở khắp nơi. Toàn cây (lá, cành, rễ) đều có thể dùng làm thuốc. Lá thường dùng tươi (hái lá non và lá bánh tẻ) thu hái quanh năm, cành và rễ thường dùng khô. Theo nghiên cứu lá chứa 2,9% protein. Toàn cây có acid chlorogenic, tinh dầu.
Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Công dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Thường dùng chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, chấn thương,…
Một số đơn thuốc có sử dụng cúc tần:
Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu: Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 10g) đem sắc với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi, có tác dụng giảm sốt, giải cảm.
Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.
Thấp khớp, đau nhức xương: Rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống. Dùng 5-7 ngày.
Chữa đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng: Cúc tần 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.
Chữa ho do viêm khí quản: 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.
Chữa chấn thương bầm tím: Lấy một nắm lá cúc tần rửa sạch, giã nát nhuyễn đắp vào chỗ bầm tím sẽ mau lành.
12 tháng 11 2012
yhoccotruyenvn01
Bài mới
Một số huyệt vị vùng lưng
Sơ cứu khi bị rắn đ ộc căn
Một số cách giải độc gan
Một số bài thuốc ngâm rượu để xoa bóp
Thiền cho giấc ngủ an lành
Sơ cứu khi bị rắn đ ộc căn
Một số cách giải độc gan
Một số bài thuốc ngâm rượu để xoa bóp
Thiền cho giấc ngủ an lành
Thơ vần cây thuốc Nam
Đạo hãn và tự hãn ( mồ hôi trộm và tự ra mồ hôi )
Phương thuốc TỊCH CỐC của Tuệ Tĩnh
Đạo hãn và tự hãn ( mồ hôi trộm và tự ra mồ hôi )
Phương thuốc TỊCH CỐC của Tuệ Tĩnh
CÁC ĐỀ MỤC CHÍNH
TIỂU LUẬN VÀ TRẢI NGHIỆM |
HỌC THUYẾT PHƯƠNG ĐÔNG
Biểu
tượng âm dương
Học thuyết tạng tượng Học thuyết thủy hỏa Học thuyết kinh lạc Học thuyết thiên nhân hợp nhất
Hư vô sinh vô cực
Vô cực sinh lưỡng nghi ( âm dương sơ khai )
Lưỡng
nghi sinh âm dương ( âm dương theo thái cực )
|
KIẾN THỨC GIẢNG ĐƯỜNG
Kích thước và
vị trí tuyến ức
Hệ thống mạch
bạch huyết
Vị trí của lách và tụy ( tạng tỳ )
Nhận biết thuốc thanh nhiệt Nhận biết thuốc lợi tiểu, trừ hàn, hồi dương cứu nghịch, hành khí hoạt huyết, cầm máu. |
LÝ - PHÁP - PHƯƠNG - DƯỢC
|
PHẬT PHÁP VỚI THÂN VÀ TÂM
Thanh
lọc tâm từ thiền quán ( bài 1 )
|
KINH TRỊ - DANH Y
Tần
Hồ mạch học - Lý Thời Trần
Định
Ninh tôi học mạch- Lê Đức Thiếp
|
GIẢI TRÍ VÀ SƯU TẦM |
TRUYỀN TRỊ
|
CÂY THUỐC QUÝ
Bồ công
anh
Kim Ngân Hoa Cây sả Náng hoa trắng Giảo cổ lam Cà gai leo Cây quýt gai Cây thanh táo Bạch hoa xà thiệt thảo Dong riềng đỏ Cam thảo đất Tỏi và chanh
Dừa cạn
Cỏ xước
Sài đất
Rau diếp
cá ( ngư tinh thảo )
Cỏ mần
trầu ( thanh tâm thảo )
Cỏ
sữa
Cở nhọ
nồi ( hạn liên thảo )
Gừng
Cây dành
dành
Cây phèn
đen
Huyết dụ
Cây trúc
Phong
lan
Cây dâu
|
CHÂM CỨU - XOA BÓP BẤM HUYỆT |
BỆNH HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)