Từng giây, từng phút, tâm ta luôn thu nhận sự tác động của ngoại cảnh tác động tới cơ thể chúng ta, và cả những duyên khởi phát ra từ tâm ta theo ý thức hoặc vô thức. Những tác động từ bên ngoài ( âm Thanh, ánh sáng, hình ảnh, ánh mắt, nụ cười, mùi vị, cảm giác, vi khuẩn, vi rút xâm nhập, ô nhiễm môi trường xâm phạm, tà khí xâm nhập ... ) hay những duyên khởi trong tâm theo vô thức hoặc có ý thức ( vui, mừng, giận, lo, buồn, thương, sợ, hãi, ý tưởng bất chợt, suy nghĩ hoang tưởng, tà nhập... ) tất cả bao vây quanh tâm ta, điều khiển trí óc ta và rồi hằn ghi lên não bộ của chúng ta, cơ thể chúng ta, cho chúng ta những miền ký ức của riêng mỗi người. Nói theo từ nhà Phật thì đó chính là sự tạo nghiệp.
Mỗi người có nghiệp khác nhau và nghiệp được tạo thành có sự dẫn dắt của duyên khởi vô thức, có sự pha lẫn của ý thức hiện tại, dù theo khía cạnh tốt hay xấu, nhân tính hay bất nhân ... chúng ta vẫn tạo ra và sống trong nghiệp của chính mình.
Vậy có lúc nào chúng ta không tạo nghiệp không ? .... Với những hiểu biết hạn hẹp của bản thân mình, tôi mạnh dạn đưa ra những kiến giải hầu xin ý kiến thỉnh giáo của quý vị bạn đọc để chúng ta cùng nhau nhận diện vấn đề, âu là mục đích cuối cùng không ngoài việc tìm kiếm sự lợi lạc cho sức khỏe về thể chất và sự bình an trong tâm hồn của mỗi người.
Trước hết là câu hỏi có lúc nào chúng ta không tạo nghiệp không ? Xin thưa rằng có, đó là khi ta ngủ. Với một giấc ngủ sâu, không mộng mị, trong điều kiện phù hợp với cơ thể, chúng ta có được sự tĩnh lặng, hư không gần như tuyệt đối về tất cả những tác động của ngoại cảnh, nội tâm đến tâm của chúng ta. Hồ Chủ Tịch từng viết: " khi ngủ thì ai cũng lương thiện, tỉnh dậy mới hay kẻ dữ hiền ". Đây là câu thơ thật sâu sắc của Bác về cảm nhận con người cũng như nhìn nhận con người theo triết lý của nhà Phật. Trong mỗi con người luôn có cái nhân tâm và hãy hình dung khi ngủ thì người ta trở về với chính tâm tĩnh lặng, không tạo nghiệp, không bám đuổi theo nghiệp.
Nhưng khi ta thức ( không ngủ ) thì sao ? Hãy xem xét theo khía cạnh khoa học của thiền Tứ niệm xứ là dùng ý trí của mình để dõi theo sự chuyển động không ngừng của cái tâm chính mình và niệm những hình ảnh, ý tưởng, duyên khởi hiện lên trên đường tâm gặp phải. Khi ý trí ta được rèn luyện đạt đến việc niệm song hành với sự dẫn dắt của tâm thì về lý thuyết là tâm sẽ không ghi lại được hình ảnh, sự kiện, ý tưởng và duyên khởi nào nữa ... Và khi đó là thời điểm nghiệp không được tạo ra. Đồng nghĩa với một giấc ngủ bình an.
( Ở khía cạnh này chúng ta đang phân tích, cảm nhận tác động của thiền Tứ niệm xứ với tâm. Một khía cạnh khác của thiền là tác động với thân, mời quý vị đọc tiếp ở các phần viết về thiền phật chữa thân bệnh trong thư mục THIỀN PHẬT CHỮA BỆNH của blog ! )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét