Bạn đi tàu để thực hiện một công việc nào đó hay đi du lịch
xa … Hẳn bạn cũng như mọi người đều rất ngại về vấn đề giấc ngủ và mệt mỏi cơ
thể khi phải ngồi trên một con tàu lắc lư, gầm rú trong thời gian vài tiếng cho
đến vài ngày.
Mấy người bạn và bà con trong gia đình tôi thường nói đùa rằng
lúc đi tàu thì mọi người vật vã như cá vật đẻ.
Tôi nhận thấy mình nên áp dụng thiền tứ niệm xứ xem sao …
Mấy ngày nghỉ lễ quốc khánh 2/9/2014 đại gia đình tôi tổ
chức đi Sapa du ngoạn, và phương tiện đi lại được chọn là tàu hỏa sau khi đã
phân tích rất nhiều khía cạnh như an toàn giao thông, tiết kiệm chi phí, lượng
người tham gia, mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe. Thực chất thì nhược điểm chính
của đi tàu là ảnh hưởng tới sức khỏe do thời gian đi lâu và tư thế trên tàu khi
đi ( ngồi ghế cứng, ngồi ghế mềm, giường nằm ). Tùy theo nhu cầu mà mọi người
trong gia đình lựa chọn, do chủ yếu là những người trẻ, trung niên nên mọi
người chọn ghế ngồi cứng để tiết kiệm chi phí giành cho những chi tiêu khác của
chuyến đi, một số người có tuổi và em nhỏ được bố trí giường nằm.
Vậy là mọi người đã xác định là mệt mỏi trong một đêm ở tư
thế ngồi, nằm co ro, vật vã trong tiếng gầm rú và rung lắc của đoàn tàu. Đúng
là như cá vật đẻ, tôi thấy mọi người nằm, ngổi nghiêng ngả, chui cả xuống gầm
ghế,…sáng sau kêu đau mỏi nhừ người. Còn tôi thì bắt đầu thực hiện thiền tứ niệm xứ
quán niêm hơi thở. Trước hết là chọn tư thế ngồi thật thoải mái ở vị trí ghế
của mình ( lưng thẳng, hai chân cân đối, gập đầu gối cân bằng hai bên, đặt hai
tay tư thế thõng xuống tự nhiên, hai bàn tay đặt khu vực đầu gối hoặc ngửa lên
và chồng lên nhau giữa hai đùi ), sau đó thực hiện thiền quán niệm hơi thở và tứ niệm xứ. Các hình ảnh, suy nghĩ, âm thanh, hơi thở, sự đau mỏi của
cơ thể, đặc biệt là sự rung lắc của tàu liên tục tấn công vào tâm cần được quán
niệm ( thầm đọc lên trong đầu ), cứ như vậy đến một lúc tâm ta rơi vào tĩnh lặng (
những tác động trên được ta niệm song hành với việc nó tác động lên tâm ).
Những lúc này cảm giác như ta đang ngủ nhưng tâm rất tỉnh táo, thi thoảng có
cơn ngủ gật ập đến ( rất hiếm ). Khoảng vài tiếng đồng hồ ta suy nghĩ là cần
phải lấy lại trạng thái bình thường để xoa bóp đôi chân thì tự cơ thể khiến ta tỉnh
thức. Việc xoa bóp đôi chân và thay đổi tư thế giúp cơ thể ta lấy lại cân bằng và tránh việc ứ tắc khí
huyết gây đau mỏi. Xoa bóp vùng chân thực hiện theo nguyên tắc “ âm thăng dương
giáng “ âm là phía trong và sau của chân, dương là phía ngoài và trước của chân, thăng là
đưa lên, giáng là đưa xuống. Dùng bàn tay và các ngón tay xoa bóp vùng chân theo
nguyên tắc trên khoảng 5-10 lần . Sau đó thực hiện động tác chải
đầu từ trước về phía sau bằng các đầu ngón tay 5-10 lần. Đứng dậy vặn mình hoặc
đi lại trên khoang tàu vài phút. Tiếp đó lại thực hiện thiền quán như trên cho
đến khi hết buổi đêm. Sáng sau khi mọi người thức dậy, ai cũng kêu đau mỏi cơ
thể, mệt mỏi, có người kêu đau đầu, tôi thì thấy cơ thể cũng như đầu óc mình tỉnh
táo và khỏe mạnh bình thường như ngủ ở nhà vậy. Đấy là hôm đi lên Sapa, hôm về
tôi cũng thực hiện như vậy và kết quả tương tự. Mọi người nằm, ngồi nghiêng ngả,
ngủ gật ngặt ngẽo, rồi đau mỏi khắp người, thấy tôi chỉ ngồi im một tư thế mà
hôm sau vẫn thấy bình thường nhưng không tin và thực hiện theo cách tôi nói.
Tự
bản thân tôi thấy cách thiền này dễ thực hiện rất hữu hiệu cho mọi người đi tàu xe trên
nhưng chặng đường xa, giúp giữ gìn sức khỏe, ổn định tinh thần, vậy nên viết ra
đây hầu mong giúp được ai đó khi gặp hoàn cảnh tương tự sẽ áp dụng, kết quả như thế nào xin phản hồi ý kiến qua trang blog này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét