17 tháng 1 2016

Học thuyết kinh lạc

I. ĐỊNH NGHĨA
   Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể. Kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc và đi ở sâu. Lạc là đường ngang, là cái lưới, từ kinh lạc chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông. Kinh lạc phân bố ra toàn thân, là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng, lục phủ, cân, mạch, cơ nhục, xương…kết thành một chỉnh thể thống nhất. 
Trên đường đi của kinh lạc có tập trung rất nhiều các huyệt vị, ngoài ra có một số huyệt vị không nằm trên các đường kinh lạc.

II. CẤU TẠO CỦA HỆ KINH LẠC
2.1. Kinh mạch và lạc mạch
2.1.1. Mười hai kinh mạch chính
    Tay
          - 3 kinh âm
            + Thủ thái ấm phế có 11 huyệt mỗi bên gồm: Trung phủ, vân phủ, thiên phủ, hiệp bạch, xích trạch, khổng tối, liệt khuyết, kinh cừ, thái uyên, ngư tế, thiếu thương
            + Thủ thiếu âm tâm có 9 huyệt mỗi bên, gồm: cực tuyền, thanh linh, thiếu hải, linh đạo, thông lý, âm khích, thần môn, thiếu phủ, thiếu xung.
            + Thủ quyết âm tâm bào lạc có 9 huyệt mỗi bên, gồm: thiên trì, thiên tuyền, khúc trạch, khích môn, gian sử, nội quan, đại lăng tuyền, lao cung, trung xung.
           - 3 kinh dương
            + Thủ thái dương tiểu trưởng có 19 huyệt mỗi bên, gồm: thiếu trạch, tiền cốc, hậu khê, uyển cốt, dương cốc, dưỡng lão, chi chính, tiểu hải, kiên trinh, nhu du, thiên tông, bỉnh phong, khúc viên, kiên ngoại du, kiên trung du, thiên song, thiên dung, quyền liêu, thính cung.
            + Thủ thiếu dương tam tiêu có 23 huyệt mỗi bên, gồm: quan xung, dịch môn, trung chữ, dương trì, ngoại quan, chi câu, hội tông, tứ độc, thiên tỉnh, thanh lãnh uyên, tiêu lạc, nhu hội, kiên liêu, thiên liêu, thiên dũ, ế phong, khế mạch, lư tức, giác tôn, nhĩ môn, hòa liêu, ty trúc không.
            + Thủ dương minh đại trường có 20 huyệt mỗi bên, gồm: Thương dương, nhị gian, tam gian, hợp cốc, dương khê, thiên lịch, ôn lưu, hạ liêm, thượng liêm, thủ tam lý, khúc trì, trửu liêu, ngũ lý, tý nhu, kiên ngung, cự cốt, thiên đỉnh, phù đột, hòa liêu, nghinh hương.
    Chân:  
        - 3 kinh âm
            + Túc thái âm tỳ có 21 huyệt mỗi bên, gồm: ẩn bạch, đại dộ, thái bạch, công tôn, thương khâu, tam âm giao, lậu cốc, địa cơ, âm lăng tuyền, huyết hải, cơ môn, xung môn, phủ xá, phúc kết, đại hoành, phúc ai, thực đậu, thiên khê, hung hương, chi vinh, đại bao.
            + Túc thiếu âm thận có 27 huyệt mỗi bên, gồm: dũng tuyền, nhiên cốc, thái khê, đại chung, thủy tuyền, chiếu hải, phục lưu, giao tín, trúc tân, âm cốc, hoàng cốt, đại hách, khí huyệt, tứ mãn, trung chú, hoang du, thương khúc, thạch quan, âm đô, thông cốc, u môn, bộ lang, thần phong, linh khư, thần tàng, quắc trung, du phủ.
            + Túc quyết âm can có 14 huyệt mỗi bên, gồm: đại đôn, hành gian, thái xung, trung phong, lãi câu, trung đô, tất quan, khúc tuyền, âm bao, ngũ lý, âm liêm, cấp mạch, chương môn, kỳ môn.
        - 3 kinh dương
            + Túc thái dương bàng quang có 67 huyệt mỗi bên, gồm: tinh minh, toản trúc, mi xung, khúc sai, ngũ xứ, thừa quang, thông thiên, lạc khước, ngọc chẩm, thiên trụ, đại trữ, phong môn, phế du, quyết âm du, tâm du, đốc du, cách du, can du, đởm du, tỳ du, vị du, tam tiêu du, thận du, khí hải du, quan nguyên du, tiểu trường du, bàng quang du, trung lữ du, bạch hoàn du, thương liêu, thứ liêu, trung liêu, hạ liêu, hội dương, thừa phù, ân môn, phù khích, ủy dương, ủy trung, phụ phân, phách hộ, thần đường, y hy, cách quan, hồn môn, dương cường, ý xá, vị thương, hoang môn, chí thất, bào hoang, trật biên, hợp dương, thừa cân, thừa sơn, phi dương, phụ dương, côn lôn, bộc tham, thân mạch, kim môn, kinh cốt, thúc cốt, thông cốc, chí âm.
            + Túc thiếu dương đởm có 44 huyệt mỗi bên, gồm: đồng tử liêu, thính hội, thượng quan, hàm yếm, huyền lư, huyền ly, khúc tần, suất cốc, thiên xung, phù bạch, khiếu âm, hoàn cốt, bản thần, dương bạch, lâm khấp, mục song, chính đỉnh, thừa linh, não không, phong trì, kiên tỉnh, uyên dịch, triếp cân, nhật nguyệt, kinh môn, đới mạch, ngũ khu, duy đạo, cự liêu, hoàn khiêu, phong thị, trung độc, dương quan, dương lăng tuyền, dương giao, ngoại khâu, quang mình, dương phụ, huyền chung, khâu khư, túc lâm khấp, địa ngũ hội, hiệp khê, túc khiếu âm.
            + Túc dương minh vị có 45 huyệt mỗi bên, gồm: thừa khấp, tứ bạch, cự liêu, địa thương, đại nghinh, giáp xa, hạ quan, đầu duy, nhân nghinh, thủy đột, khí xá, khuyết bổn, khí hộ, khố phòng, ốc ế, ưng song, nhũ trung, nhũ căn, bất dung, thừa mãn, lương môn, quan môn, thái ất, hoạt nhục môn, thiên khu, ngoại lăng, địa cơ, thủy đạo, quy lai, khí xung, bễ quan, phục thỏ, âm thị, lương khâu, độc tỵ, túc tam lý, thượng cư hư, điều khẩu, hạ cư hư, phong long, giải khê, xung dương, hãm cốc, nội đình, lệ đoài.
BIỂU TÓM TẮT 12 KINH CHÍNH
Kinh chính
Đường tuần hành
Biểu hiện bệnh lý
Tác dụng chữa bệnh
Kinh Bệnh
Tạng Phủ Bệnh Chứng
Thủ Thái âm PHẾ KINH (Mỗi bên 11 huyệt)
Mặt trong, bờ trước của tay, từ hố nách ngực chạy ra ngón tay chiều ly tâm
Đau nơi kinh đi qua, đau nhiều thì tay bắt chéo ôm ngực, mắt tối sầm, tim đập loạn
Ngực đầy tức, ho, khó thở, khát, tiểu gắt, nước tiểu vàng, gang tay nóng, cảm phong hàn thì có sốt và gai rét
Sốt bệnh ở ngực, phế, họng, thanh quản, tiểu ít, khó hành khí hoạt huyết, khí huyết ứ trệ
Thủ Dương minh ĐẠI TRƯỜNG (Mỗi bên có 20 huyệt)
Mặt ngoài, bờ trước của tay, từ ngón trỏ chạy lên mặt, chiều hướng tâm
Đau, sưng nơi kinh đi qua, ngón trỏ và cái khó vận động. Tà khí thịnh thì sưng đau
Mắt vàng, miệng khô họng, chảy máu cam, bụng đau, sôi, nếu hàn : tiêu chảy. Nếu nhiệt : tiêu nhão, dính, táo bón. Tà thịnh : sốt phát cuồng
Sốt, bệnh ở đầu, mặt, mắt, mũi, miệng, tai, họng, mắt, bao tử, ruột
Túc Dương minh VỊ KINH (Mỗi bên có 45 huyệt)
Mặt ngoài, giữa chân, từ dưới mắt xuống chân theo chiều ly tâm
Sưng đau nơi kinh đi qua, chảy máu cam, miệng, môi mọc mụn, miệng méo, chân teo lạnh, tà khí thịnh : sốt cao, vã mồ hôi, có thể cuồng
Vị nhiệt : ăn nhiều, nước tiểu vàng, nóng nẩy trong người, có thể phát cuồng khát nước.
Vị hàn : đầy bụng, ăn ít
Sốt cao, bệnh ở đầu, mặt, mắt, mũi, răng, họng, bao tử, ruột, bệnh tâm thần, bệnh thần kinh
túc thái âm tỳ kinh (mỗi bên có 21 huyệt)
mặt trong, bờ trước chân, từ ngón chân cái lên ngực, theo chiều hướng tâm
người ê ẩm, nặng nề, da vàng, lưỡi cứng đau, mặt trong chi dưới phù, cơ ở chân tay teo
bụng trên đau, đầy, ăn khó tiêu, nôn, nuốt khó, ỉa chảy, tiểu không thông
bệnh ở bụng trên, bao tử, ruột, bệnh sinh dục, tiết niệu
Thủ Thiếu âm TÂM KINH (Mỗi bên có 9 huyệt)
Mặt trong, bờ sau của tay, từ hố nách ngực ra ngón tay, theo chiều ly tâm
Đau nơi kinh đi qua, gan tay nóng hoặc lạnh, miệng khô, khát, mắt đau
Vùng tim đau, nấc khan, sườn ngực đau tức,
thực : phát cuồng
hư : hay sợ hãi
Bệnh ở tim, ngực, bệnh tâm thần
Thủ Thái dương TIỂU TRƯỜNG (Mỗi bên có 19 huyệt)
Mặt ngoài, bờ sau tay, từ ngón tay lên mặt, theo chiều hướng tâm
Đau sưng nơi kinh đi qua, điếc, mắt vàng, cổ gáy cứng đau
Bụng dưới đau trướng, đau lan ra thắt lưng, xiên xuống dịch hoàn, tiêu chảy, táo bón, bụng đau
Sốt, bệnh ở đầu gáy, cổ, mắt, tai, mũi, họng, bệnh tâm thần, thần kinh
Túc Thái dương BÀNG QUANG (Mỗi bên có 67 huyệt)
Mặt ngoài, bờ sau chân, từ ngón chân lên đầu mặt, theo chiều hướng tâm
Sốt, đau nơi kinh đi qua, mắt đỏ, chảy nước mắt, chảy máu cam, chảy nước mũi
Bụng dưới đau tức, đái dầm, đái không thông
Sốt, bệnh ở đầu gáy, mũi, mắt, thắt lưng, hậu môn, tạng phủ, tâm thần
Túc Thiếu âm THẬN KINH (Mỗi bên có 27 huyệt)
Mặt trong, bờ trong chân, từ chân lên ngực, theo chiều hướng tâm
Đau nơi kinh đi qua, miệng nóng, lưỡi khô, họng sưng, mặt trong chân lạnh, lòng bàn chân nóng
Phù, đái không thông, ho ra máu, suyễn, thích nằm, mắt hoa, da xạm, hồi hộp, tiểu chảy lúc gần sáng
Bệnh ở bụng dưới, sinh dục, tiết niệu, ruột, bệnh ở họng, phế
Thủ Quyết âm TÂM BÀO (Mỗi bên có 9 huyệt)
Mặt trong, giữa tay, từ nách ngực ra ngón tay, theo chiều ly tâm
Mặt đỏ, nách sưng, khuỷ tay co quắp, gang tay nóng
Vùng tim đau, bồn chồn, ngực sườn tức, tim đập mạnh, cuồng, nói sảng, hôn mê
Sốt, bệnh ở ngực, tim, bao tử, bệnh tâm thần
Thủ Thái dương TAM TIÊU (Mỗi bên có 23 huyệt)
Mặt ngoài, giữa tay, từ ngón tay lên đầu mặt,weo chiều hướng tâm
Đau sưng nơi kinh đi qua, tai ù, điếc, mặt đau đỏ, ngón tay thứ 4 khó cử động
Bụng đầy trướng, bụng dưới cứng, đái không thông, đái gắt, đái són, phù
Sốt, bệnh ở đầu, thái dương, mắt, tai, mũi, họng, ngực, sườn, bệnh tâm thần
Túc Thiếu dương ĐỞM KINH (Mỗi bên có 44 huyệt)
Mặt ngoài, bờ trước chân, từ đầu xuống chân, theo chiều ly tâm
Đau sưng nơi kinh đi qua, sốt rét, điếc, lao hạch, phía ngoài bàn chân nóng, ngón chân thứ 4 khó vận động
Cạnh sườn đau, ngực đau, miệng đắng, nôn
Sốt, bệnh ở đầu, thái dương, mắt, tai, mũi, họng, ngực, sườn, bệnh tâm thần
Túc Quyết âm CAN KINH (Mỗi bên có 14 huyệt)
Mặt trong, bờ trong cẳng chân, từ ngón chân lên ngực, theo chiều hướng tâm
Đau đầu, váng, mắt hoa nhìn không rõ, tai ù, sốt cao, co giật, đái khó, đái dầm
Ngực tức, nôn, nấc, bụng trên đau, da vàng, nuốt nghẹn, thoái vị, bụng dưới đau, tiêu chảy
Bệnh ở mắt, hệ sinh dục, đường tiểu, bệnh ở bao tử, ruột, ngực, sườn
2.1.2. Tám kinh mạch phụ
        - Nhâm mạch có 24 huyệt, gồm: hội âm, khúc cốt, trung cực, quan nguyên, thạch môn, khí hải, âm giao, thần khuyết, thủy phân, hạ quản, kiến lý, trung quản, thượng khoản, cự khuyết, cưu vỹ, trung đỉnh, đản trung, ngọc đường, tử cung, hoa cái, toàn cơ, thiên đột, liêm tuyền, thừa tương. 
        - Đốc mạch có 28 huyệt, gồm: trường cường, yêu du, dương quan, mệnh môn, huyền khu, tích trung, trung khu, cân súc, chí dương, linh đài, thần đạo, thân chủ, đào đạo, đại chùy, á môn, phong phủ, não hộ, cường gian, hậu đỉnh, bách hội, tiền đình, tín hội, thượng tinh, tố liêu, nhân trung, đoài đoan, ngân giao.        
        - Xung mạch      
        - Đới mạch
        - Âm duy mạch
        - Dương duy mạch 
         - Âm kiểu mạch
         - Dương kiểu mạch
2.1.3. Kinh biệt, kinh cân, biệt lạc, tôn lạc, phủ lạc.
    - 12 kinh biệt đi ra từ 12 kinh chính
    - 12 kinh cân nối liền các đầu xương ở tứ chi không vào phủ phủ tạng.
    - 15 biệt lạc đi từ 14 đường kinh mạch biểu lý với nhau và một tổng lạc.
    - Tôn lạc: từ biệt lạc phân nhánh nhỏ.
    - Phù lạc: từu tôn lạc nổi ở ngoài da.
2.2. Huyệt
    Gồm 319 huyệt ở đường kinh chính, 52 huyệt ở 2 đường kinh phụ cộng là 371 huyệt nằm trên 14 đường kinh (nếu kể cả 2 bên là 319 x 2 + 52 = 690 huyệt) và khoản cách 200 huyệt ngoài đường kinh (hiện nay bên Trung Quốc đã tìm và đặt tên thêm nhiều huyệt nữa).
- Bát giao hội huyệt xem ở đây: http://yhoccotruyenvn01.blogspot.com/2015/05/bat-giao-hoi-huyet.html
- Bát huyệt hội xem ở đây http://yhoccotruyenvn01.blogspot.com/2015/05/la-ten-goi-cua-8-huyet-co-tac-dung-tot.html
- Lục tổng huyệt xem ở đây: http://yhoccotruyenvn01.blogspot.com/2015/05/luc-tong-huyet.html
- Huyệt đặc hiệu
- Ngũ du huyệt
- Huyệt bồi bổ
2.3. Kinh khí và kinh huyết vận hành trong kinh lạc.
Ngoài tác dụng chung còn mang tính chất của đường kinh mà nó cư trú.

III. TÁC DỤNG CỦA HỆ THỐNG KINH LẠC
3.1. Về sinh lý
    - Hệ thống kinh lạc thông hành khí huyết trong các tổ chức của cơ thể chống ngoại tà bảo vệ cơ thể.
    - Hệ thống kinh lạc liên kết các tổ chức cơ thể (tạng, phủ, tứ chi, chín khiếu, cân mạch, xương, da…) có chức năng khác nhau thành một khối thống nhất.
3.2. Về mặt bệnh lý
    Khi công năng hoạt động cảu hệ kinh lạc bị trở ngại, gây kinh khí không thông suốt thì dễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Bệnh thường truyền từ ngoài vào trong, từ ngoài da cơ nhục vào tạng, tức là từ kinh mạch vào phủ tạng.
    Bệnh ở phụ tạng thường có những biểu hiện bệnh lý ở đường kinh mạch đi qua: vị nhiệt thì loét miệng, cơn đau ngực do co thắt động mạch vành thì đau ở tâm kinh…
3.3. Về chẩn đoán
    Kinh mạch nối liền với tạng phủ và có đường đi ở những vị trí nhất định cảu cơ thể. Căn cứ vào những thay đổi cảm giác (đau, tức, trướng), điện sinh vật trên đường đi cảu kinh mạch nười ta chẩn đoán bệnh thuộc tạng phủ nào đó gọi là kinh lạc chẩn. Thí dụ: Nhức đầu vùng đỉnh do can, đau nửa bên đầu do đởm, đau sau gáy thuộc bàng quang…
    Ngoài ta người ta còn đo thông số về điện sinh vật của các tỉnh huyệt (huyệt tận cùng đầu chi cảu các kinh) hay nguyên huyệt (huyệt chính của một đường kinh) bằng máy đo kinh lạc để đánh giá được tình trạng hư thực của khí huyết (huyết tay trái, khí tay phải) hoặc tình trạng hư thực cảu phủ so với số liệu trung bình hoặc so hai bên cơ thể với nhau…
3.4. Về chữa bệnh
    Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất vào phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, xoa bóp và thuốc.
    Châm cứu và xoa bóp đã thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo đạt nhiều thành tựu to lớn, sẽ được giới thiệu kỹ trong các phần sau.
    Học thuyết kinh lạc chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với tạng, phủ hay đường kinh nào đó gọi là sự quy kinh của thuốc.
    Thí dụ:
    - Quế chi vào phế nên chữa ho, cảm mạo.
    - Ma hoàng vào phế nên chữa ho hen, vào bàng quang nên có tác dụng lợi niệu.


Náng hoa trắng chữa bệnh tuyến tiền liệt



Đặc điểm của cây náng hoa trắng

Về tên gọi của cây náng hoa trắng

  • Tên khác: Cây lá náng, Hoa náng, Tỏi lơi, Đại tướng quân, Chuối nước, Náng sumatra.
  • Tên khoa học: Crinum asiaticum L
  • Tên đồng nghĩa: Crinum toxicarium L., C. Sumatranum Roxb., C. Amabile Donn., C. Cochinchinensis Roem.
  • Họ: Náng hay họ Thủy tiên (Amaryllidaceae).
  • Tên nước ngoài: Asian poison bulb, Crinole asiatique.

Đặc điểm hình dáng

Cây cỏ cao khoảng 1 m, sống nhiều năm nhờ than hành. Lá đơn, mọc cách, tập trung ở gốc thành hình hoa thị. Phiến lá chất dai, hình dải dạng bản, phẳng, dày, nạc, đầu thuôn nhọn, gốc nở rộng thành bẹ, dài 85-110 cm, rộng 10-15 cm, màu xanh lục, nhẵn ở cả hai mặt, mặt trên màu sậm hơn; mép lá nguyên, không lượn sóng; gân giữa lồi ở mặt dưới, mặt trên hơi lõm xuống thành hình lòng máng, các gân bên song song. Cụm hoa tán đơn độc, mọc lên từ thân hành qua nách bẹ lá, mang 25-35 hoa. Hoa to, đều, lưỡng tính, mẫu 3, hình loa kèn, màu trắng tuyền, thơm, đứng thẳng. Cuống hoa hình trụ dẹp, gốc nở rộng, dài 1-2 cm, màu xanh, nhẵn. Quả nang, hình cầu, đường kính 3-5 cm. Hạt rộng khoảng 3 cm, có góc, có rốn hạt, nội nhũ nạc bao lấy phôi nhỏ.

Phân bố, sinh học và sinh thái

Cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt hay trồng làm cảnh, trồng bằng dò. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Indonesia. Loại cây này thường ra hoa vào mùa hè.

Thành phần hóa học

Trong Náng hoa trắng có alkaloid gọi là lycorin C16H17NO4. Thân và bẹ lá chứa alkaloid: baconin, licorin, crinasiatin, hipadin; trái chứa ungeremin, criasbetain. Alkaloid được phân bố cả lá, hoa, dò, quả.

Nghiên cứu về Náng hoa trắng và u xơ tuyến tiền liệt

Cây náng hoa trắng khá dễ trồng và có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây để làm thuốc. Đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các nhà khoa học trong nước đã cho thấy kết quả khả quan về tác dụng của loài cây này. Đề tài “Nghiên cứu cây náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.) làm thuốc chữa u xơ tuyến tiền liệt” của Viện Dược Liệu đã kết luận:
  • Náng hoa trắng có tác dụng làm giảm phì đại lành tính trên tuyến tiền liệt lên tới 35,4%.
  • Náng hoa trắng có tác dụng chống viêm mạn rất tốt, có khả năng làm giảm trọng lượng u hạt tới 25,4 %.
  • Khi sử dụng Náng hoa trắng trong thời gian kéo dài cũng không gây tác dụng phụ hay độc tính.

Náng hoa trắng hay trinh nữ hoàng cung?

Cây trinh nữ hoàng cung vốn được coi là dược liệu để chữa trị các khối u như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng… Các nghiên cứu đều cho thấy sự gần gũi về thành phần hóa học (alcaloid) cũng như các tác dụng chống viêm, chống độc tế bào của Náng hoa trắng và Trinh nữ hoàng cung. Nhưng hàm lượng Alcaloid toàn phần (thành phần chính có tác dụng lên khối phì đại tiền liệt tuyến) trong Náng hoa trắng (0.97%) lại lớn gấp 2 lần so với Trinh nữ hoàng cung (0.49%). Vì vậy nếu sử dụng náng hoa nắng chữa bệnh phì đại tuyến tiền liệt sẽ có hiệu quả tốt hơn so với trinh nữ hoàng cung.

Vương Bảo sản phẩm có thành phần từ cây náng hoa trắng

Náng hoa trắng được sử dụng khá nhiều trong y học. Nhưng đa phần mọi người vẫn chưa biết về tác dụng của nó mà chỉ sử dụng lá tươi trong một số trường hợp như bong gân, sai gân, bầm tím, sưng tấy khi ngã… Tại Ấn Độ thường dùng củ ép lấy nước pha loãng để làm thuốc gây nôn, không gây tẩy, không đau đớn, cũng có thể nhỏ vào tai chữa đau tai. Ngoài cách sử dụng trên, Náng hoa trắng thường được sử dụng cho bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến ở dạng dịch chiết. Khi sử dụng trên người bệnh phì đại tuyến tiền liệt, Náng hoa trắng giúp làm giảm kích thước khối phì đại, từ đó giảm chèn ép lên niệu đạo. Một lợi điểm nữa của việc sử dụng Náng hoa trắng đó là không gây ra các tác dụng phụ hay làm ảnh hưởng đến khả năng tình dục của người bệnh- một nhược điểm lớn mà những thuốc điều trị phì đại tiền liệt tuyến hay gặp phải.
Náng hoa trắng hiện nay được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng chế tạo dạng viên nén tiện sử dụng. Thực phẩm chức năng Vương Bảo với hàm lượng cao Náng hoa trắng, Hải trung kim, Sài hồ nam và Rau tàu bay, giúp ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của u xơ (phì đại lành tính) tiền liệt tuyến. Đồng thời giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến: tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…
Theo tuyentienliet.com.vn tổng hợp

Phỏng vấn TS. Nguyễn Bá Hoạt về cây Náng hoa trắng

Sau khi bài viết ”Náng hoa trắng – Khắc tinh số một của u xơ tiền liệt tuyến” được đăng trên số báo trước, chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi phản hồi của quý bạn đọc về cây thuốc quý Náng hoa trắng. Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về cây thuốc này, nhóm phóng viên đã có một buổi phỏng vấn TS. Nguyễn Bá Hoạt, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu cây Náng hoa trắng làm thuốc chữa u xơ tuyến tiền liệt”. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Xin chào TS. Xin TS chia sẻ lý do TS chọn cây Náng hoa trắng để tiến hành nghiên cứu ạ?
Việc chọn Náng hoa trắng là xuất phát từ bản thân tôi. Năm 2000, tôi được chuẩn đoán bị u xơ tiền liệt tuyến. Trọng lượng tiền liệt tuyến siêu âm được khoảng 45-47g. Bác sĩ bệnh viện Việt Xô còn chỉ định mổ. Sau đó, tôi được một người bạn mách cho bài thuốc Náng hoa trắng chữa u xơ tiền liệt tuyến. Sau 2 ngày bài thuốc này, tôi thấy triệu chứng bí tiểu giảm. Thấy có kết quả khả quan, tôi tiếp tục sử dụng kéo dài thì thấy u xơ tiền liệt tuyến nhỏ dần, không phải mổ nữa. Cho tới nay đã hơn 14 năm, tiền liệt tuyến của tôi vẫn ổn định ở trọng lượng 22-23g. Từ đó, tôi mới đăng kí với Viện Dược Liệu đề tài nghiên cứu Náng hoa trắng làm thuốc chữa u xơ tiền liệt tuyến.
Phỏng vấn TS. Nguyễn Bá Hoạt về cây Náng hoa trắng 1
TS. Nguyễn Bá Hoạt – Nguyên Viện phó Viện Dược Liệu TW
TS đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu cây Náng hoa trắng làm thuốc chữa u xơ tuyến tiền liệt” trong bao lâu?
Tôi đã nghiên cứu cây Náng hoa trắng trong vòng 8 năm. Đề tài được bắt đầu năm 2001, đến năm 2005 được nâng lên cấp bộ. Năm 2008 thì nghiệm thu. Đó là một quá trình dài gồm rất nhiều nghiên cứu nhỏ như nghiên cứu phân bố, nghiên cứu hóa học, xác định thành phần hoạt chất chính, nghiên cứu độc tính, nghiên cứu dược lý, các nghiên cứu về chiết xuất và bào chế thuốc… Hội đồng nghiệm thu còn đề nghị tôi làm thêm các nghiên cứu đánh giá tác dụng của Náng hoa trắng trên tim mạch, huyết áp, thần kinh vì bài thuốc này sử dụng trên người cao tuổi là chính. Các nghiên cứu được đề nghị đều đã được thực hiện, kết quả cho thấy: Náng hoa trắng không gây tác dụng phụ, an toàn cho người cao tuổi.
Quả thật là một nghiên cứu rất kĩ lưỡng và nhiều tâm huyết. Sau khi nghiên cứu về Náng hoa trắng, TS có đánh giá gì về cây thuốc này ạ?
Kết quả nghiên cứu rất khả quan, Náng hoa trắng hoàn toàn có thể bào chế thành thuốc chữa u xơ tiền liệt tuyến. Với cá nhân tôi thì Náng hoa trắng tốt hơn Trinh nữ hoàng cung, một cây thuốc có tác dụng tương tự. Theo tôi Náng hoa trắng có 3 lợi thế hơn Trinh nữ hoàng cung:
Lợi thế thứ nhất: Thành phần nhóm hoạt chất chính có tác dụng ức chế tế bào u bướu là alcaloid toàn phần trong Náng hoa trắng cao hơn nhiều so với Trinh nữ hoàng cung. Trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành so sánh hàm lượng alcaloid toàn phần của Náng hoa trắng và một số cây khác như Náng hoa đỏ, Trinh nữ hoàng cung trong cùng một điều kiện. Kết quả cho thấy hàm lượng alcaloid trong Náng hoa trắng là cao nhất (0,97%), cao gấp 2 lần so với Trinh nữ hoàng cung (0,49%).
Lợi thế thứ hai: hàm lượng chất xanh của Náng hoa trắng rất cao. 1 lá của Náng hoa trắng đã có thể nặng bằng cả cây Trinh nữ hoàng cung.
Lợi thế thứ ba: cây Náng hoa trắng rất dễ trồng. Ở miền Bắc, Trinh nữ hoàng cung thường lụi vào mùa đông nhưng Náng hoa trắng thì tốt quanh năm. Náng hoa trắng có thể chịu được hạn tốt, chịu được nước úng tốt, chịu được cả nước lợ, nói chung cây này có sức sống rất mãnh liệt.
Về tác dụng thực tế, Náng hoa trắng cũng không thua kém Trinh nữ hoàng cung. Đã có nhiều người dùng Trinh nữ hoàng cung không có hiệu quả, nhưng chuyển sang dùng Náng hoa trắng thì lại khỏi bệnh. Rất tiếc sau năm 2008, khi tôi về hưu thì Viện Dược Liệu không tiếp tục nghiên cứu để biến Náng hoa trắng thành thuốc.

Vâng, xin cám ơn TS về buổi phóng vấn rất thú vị này. Kính chúc TS luôn mạnh khỏe!

VTV2 phỏng vấn trực tiếp TS Nguyễn Bá Hoạt về cây Náng hoa trắng:

Kế thừa và phát huy những bài thuốc cổ truyền từ náng hoa trắng, Vương Bảo là sản phẩm đầu tiên trên thị trường kết hợp dược liệu  quý này và  các vị thuốc khác. Vương Bảo giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa phát triển u xơ tiền liệt tuyến, cũng như giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây ra, giúp trả lại sự tự tin và bản lĩnh vốn có cho phái mạnh.

HỌC THUYẾT THỦY HỎA

Lời dẫn cho luận bàn về học thuyết thủy hỏa của Hải Thượng Lãn Ông    
   Khi đọc và ngẫm suy về chương HUYỀN TẪN PHÁT VI trong sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh của danh y Lê Hữu Trác, tôi thật cảm phục trí tuệ siêu phàm của danh y. Những lời chỉ dạy, khai sáng của ông trong luận bàn về thuỷ hoả ở chương này thật sâu rộng vô cùng, từ những ý luận bàn đến luận pháp can thiệp trong cái huyền diệu của quy luật tạo hoá giúp hoá giải bệnh tật, đều như khai mở và soi sáng cho chúng ta con đường để tiếp cận với những quy luật thâm sâu nhất về cơ thể con người. 
   Tôi rất đồng ý với rất nhiều người đã từng đọc, suy ngẫm và đặt tên cho những luận bàn của danh y Lê Hữu Trác về nội dung trong chương này là HỌC THUYẾT THUỶ HOẢ. Bản thân khi đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm suy nghĩ về những ý tứ tâm huyết mà cổ nhân xưa để lại thì thấy sự sâu sắc, logic và pháp ứng dụng thật vi diệu. Nhưng nếu chỉ đọc lướt qua bản dịch của tập sách này thì chúng ta sẽ thấy rối bời bởi những khái niệm, hình dung các đối tượng, các mối liên quan với cách thức, cơ chế hoạt động của các đối tượng trong học thuyết này. Hoặc nếu chúng ta quá quan tâm tới luận nghĩa của từ chữ thì lại lạc vào mê hồn trận của ngữ nghĩa Hán văn mà khó hiểu hết được ý tứ dẫn dắt của câu văn. Bên cạnh đó thì cách thức sắp xếp các đề mục trong chương cũng khiến cho người đọc rất khó để luận ngẫm và hình dung được sự logic của toàn thể học thuyết ( thậm chí có nhiều phần đã được viết trong các chương khác mà không viết ở chương này ).
   Thôi thì kẻ hậu học nông nổi, nghĩ sao viết vậy này, kính xin phép bậc minh chủ của nền y học cổ truyền đất Việt, cũng như các bậc cao minh trong ngành cho phép được viết ra những suy nghĩ của mình về học thuyết thuỷ hoả, âu cũng là nghĩ rằng mọi người khi đọc có thể thấy dễ hiểu hơn do từ ngữ và cách xắp sếp đầu mục theo tư duy và từ ngữ thời đại hiện tại, hoặc như có chỗ trong sách còn thấy chưa rõ ý thì luận theo cảm nghĩ của bản thân để giúp dễ hiểu và logic hơn, có chỗ luận theo kiến thức khoa học hiện đại thấy dễ hiểu và phù hợp hơn thì cũng mạo muội thêm vào. Vì khả năng có hạn và còn nhiều điều chưa thông tỏ, nên những điều viết ra đây dù là theo ánh sánh dẫn dắt của cổ nhân nhưng  vẫn còn những điều thiếu sót, kính mong quý vị tham gia luận bàn, góp ý, đặc biệt là những góp ý của quý vị trong nghề. Xin trân trọng cảm ơn ! 

  (Tôi sẽ viết thành nhiều bài vì vừa nghĩ đến đâu viết đến đấy theo đề mục tổng thể vạch ra từ đầu, mỗi một bài là một đề mục, các đề mục có liên quan logic đến nhau theo kiểu tuần tự từ xa đến gần, từ tổng thể đến chi tiết, từ khái niệm hình dung đến bản chất và cơ chế hoạt động, từ lý luận đến dẫn giải, từ lý luận đến ứng dụng ... đề tựa các bài sẽ là HỌC THUYẾT THỦY HỎA bài 1, HỌC THUYẾT THỦY HỎA bài 2, ......cả các bài viết sẽ nằm trong thư mục HỌC THUYẾT THỦY HỎA của blog này )


Địa chỉ liên hệ

Kiến trúc sư, y sỹ YHCT Trần Minh Hộ
Số điện thoại: 077222 3860
email: kientrucsuho@gmail.com
S2.013030 Vinhomes Smart City, thành phố Hà Nội
.........................................
Trang web, blog và facebook:



10 tháng 1 2016

Bàn về chữ THỌ


CHỮ THỌ " 壽 ",  
Dịch nghĩa: sống lâu, lâu dài, một trong ba điều con người thường mong ước ( Phúc, lộc, thọ ) 
Chữ thọ 壽 được cầu tạo bao gồm các chữ sau kết hợp lại:
- Trên cùng là chữ SĨ  "士" , dịch nghĩa: người có học hỏi, rèn luyện trí thức, xưa thường gọi những người học hành thi cử là " kẻ sĩ ".
- Tiếp đến là chữ CÔNG  " 工" được đặt trong chữ NHỊ " 二 ". Ý nghĩa ở đây là có sự công phu rèn luyện mà mức độ rèn luyện là rất cao ( có thể hiểu là sự công phu rèn luyện được nhân đôi so với bình thường khi chữ công đặt trong chữ nhị vậy ).
- Chữ KHẨU  " 口 " đặt phía dưới cùng, ngang hàng với chữ THỐN " 寸 ". Ở đây chữ khẩu nói về miệng, mà nói về miệng là nói về việc ăn uống và lời nói. Bên cạnh đó chữ thốn là một đại lượng đo lường, một chuẩn mực, điều độ hay một phép tắc. Cụm hai chữ này nói nên rằng một phần quan trọng của sống thọ, sống lâu thì cũng cần phải ăn, nói cho điều độ, khoa học, có chừng có mực. Chúng ta thường nghe câu " bệnh từ miệng ăn vào, hoạ tự miệng nói ra " cũng có ý tương tự về cẩn thận trong ăn và nói vậy.
.........................................................
Lời bàn của tại hạ:
Có thể tóm tắt ý nghĩa ẩn dấu trong chữ THỌ là: Trau dồi tri thức + Công phu luyện tập + Ăn uống, phát ngôn có chừng mực, khoa học và điều độ.
Ngày nay chữ Hán ( chữ nho ) không thông dụng ở Việt Nam chúng ta, nhưng rất nhiều chữ phiên âm Hán Việt còn được sử dụng, vậy nên đôi lúc bàn luận để thấy cái ý sâu xa, cái tư duy logic của người xưa khi tạo lên các con chữ, nét chữ, cũng là chút thư giãn và cảm phục sự uyên thâm của các bậc tiền nhân. Chúc quý vị ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ ! 


07 tháng 1 2016

Tại sao vào mùa đông có gió đông nam có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe ?


   Mùa đông là mùa của gió mùa đông bắc, nếu xuất hiện gió đông nam thì những người có bệnh tăng huyết áp, người già sức yếu sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng không tốt ( có thể gặp những biến chứng khó lường ), những người trẻ dễ mắc các chứng cảm mạo... Đặc biệt nguy hiểm nếu bị gió lạnh thổi vào người ... tại sao vậy ?
.......................................................
Để trả lời câu hỏi này ta cần xét các yếu tố liên quan theo quan niệm của dịch học và đông y học gồm:
            +Mùa đông 
            +Gió 
            +Gió mùa đông bắc
            +Gió đông nam
            +Người bệnh bị tăng huyết áp ( các tạng phủ, cơ quan, bộ phận nào liên quan )
            +Người già ( cơ thể ra sao )
            +Cảm mạo
Các khái niệm trên được hiểu một cách đơn giản hoá theo quy nạp trong lý luận y học cổ truyền như sau:
- Mùa đông, theo quy nạp ngũ hành thì mùa đông thuộc hành thuỷ, là mùa của sự lạnh giá khắc phạt. Mùa đông là mùa của sự bế tàng, ẩn nấp, mùa đông tương ứng quy nạp ngũ hành là hướng bắc. 
- Gió theo đông y là khái niệm Phong, bát phong là khí ở tám hướng. Phong sẽ mang theo cái lệnh ban bố của khí trời đất đến khắp nơi và tác động lên con người, con người là một thành phần trong trời đất và sẽ chịu ảnh hưởng của sự ban bố này. 
- Gió mùa đông bắc là sự ban bố cái khí lạnh khắc phạt của mùa đông, trong đó có bao hàm khí hướng đông và khí hướng bắc.
- Gió đông nam là sự ban bố khí trời đất bao hàm khí hướng đông và khí hướng nam.
- Người bị bệnh về huyết áp có liên quan trực tiếp đến tạng Tâm và tạng Can ( Theo học thuyết tạng tượng thì tạng Tâm chủ về huyết mạch, tạng can chủ về sơ tiết, tàng huyết ). Tạng liên quan và được quy nạp ứng với mùa đông là tạng thận chủ thuỷ và tàng tinh. Theo quy nạp ngũ hành thì tạng can thuộc hành mộc, hướng đông, tạng tâm thuộc hành hoả, hướng nam, tạng thận thuộc hành thuỷ, hướng bắc.
- Người già thì cơ thể có sự lão hoá, hư hao, suy yếu về thể trạng, đặc biệt là hệ thống mạch máu, khí huyết, cơ biểu ...
- Cảm mạo là sự xâm nhập của tà khí từ tự nhiên vào cơ thể ( phong hàn, phong nhiệt ... ) khiến cơ thể mất cân bằng mà sinh bệnh.

Đúng theo quy luật tự nhiên thì mùa đông là mùa của gió mùa đông bắc, khí hậu lạnh lẽo khiến vạn vật thu rút, trú ẩn, tàng ẩn nấp, hạn chế hoạt động. Cũng vậy khi gió mùa đông bắc đưa khí từ hướng đông và hướng bắc lạnh lẽo để ban bố lệnh tàng ẩn nấp đến cơ thể chúng ta thì chức năng sơ tiết của tạng can được huy động để thu tàng bớt huyết lưu thông trên khắp cơ thể về hội tụ cùng tạng thận tàng chứa tinh khí để bồi phụ thêm cho hoả tiên thiên, phát huy hoả tiên thiên tăng cường dương khí sởi ấm bên trong cơ thể để tránh việc hao tổn nhiệt khí . Nhưng khi cái lệnh ban bố khí lạnh lẽo đông bắc của trời đất bị lệch lạc bởi sự xáo trộn cục bộ của thời tiết trong một khu vực nào đó thì các quy luật vận hành trên cũng bị thay đổi, dẫn tới cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng. Cụ thể khi gió đông nam xuất hiện vào mùa đông thì ngoài những biến động mưa gió, nhiệt độ chúng ta thấy, chúng còn tác động lên cơ thể chúng ta gây lên những vấn đề ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhiều người. Gió đông nam mang theo khí của hướng đông và hướng nam đến, tương ứng với tạng can và tạng tâm.  Tạng can sẽ được kích hoạt chức năng sơ tiết, điều hoà huyết cho toàn cơ thể, nhưng đồng thời tạng tâm cũng được kích hoạt để lưu dẫn huyết và điều đó dẫn đến việc tạng can có su hướng không tàng thu huyết lại mà lại sơ tiết phân phối ra khắp cơ thể. Mặt khác, do khí hậu vẫn lạnh nên hệ thống mạch có phần co lại ( đặc biệt trường hợp gặp gió lạnh thổi vào cơ thể nhiều, người già hệ thống mạch máu bị lão hoá ). Có thể hiểu đơn giản hướng gió thổi và tác động ảnh hưởng lên các tạng phủ và tác động đến cơ thể như sau:
Gió ĐÔNG - BẮC tác động lên CAN - THẬN dẫn đến tăng chức năng TÀNG HUYẾT - TÀNG TINH
Gió ĐÔNG - NAM tác động lên CAN - TÂM dẫn đến tăng chức năng ĐIỀU HUYẾT RA - DẪN HUYẾT ĐI.

Lượng huyết điều phối ra các mạch tăng lên mà hệ thống mạch lại bị co hẹp lại trong một thời gian ngắn ( nếu hứng gió lạnh ) dẫn đến huyết áp tăng lên đột ngột cao hơn so với lúc bình thường, đồng thời tinh huyết tập trung bồi bổ cho hỏa tiên thiên bị tụt giảm ..., những điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt, thậm chí nguy hiểm cho những người bị tiền sử bệnh tăng huyết áp, người già ... 



05 tháng 1 2016

Sách đông y ( Bộ 01 )


I/ Bản dịch một số bộ sách cổ về Đông y:

1. 81 Nan Kinh


2. Hoàng đế nội kinh tố vân


3. Kim quĩ yếu lược


4. Thương hàn luận



5. Hoàng đế nội kinh linh khu


II/ Một số bộ sách về đông y của Việt Nam và một số nước

1. Đại cương về y học cổ truyền Việt Nam


2. Đại cương về y học cổ truyền Trung Quốc 


3. Đại cương về Y học cổ truyền Ấn Độ


4. Đại cương về Y học cổ truyền Tây Tạng



Định hướng áp dụng phương pháp chữa cho bệnh nhân




Bài hai mươi tư ( huyết khí hình chí ) trong Hoàng Đế nội kinh đưa ra cương lĩnh cho việc định hướng áp dụng phương pháp chữa cho người bệnh như sau:

- Người có hình thể nhàn hạ nhưng tinh thần lại buồn khổ, bệnh phát sinh nhiều ở kinh mạch, khi chữa nên châm cứu.
- Người có hình thể an nhàn mà tinh thần vui vẻ, bệnh thường phát sinh ở cơ bắp, khi chữa dùng kim châm hoặc dùng kim đá để châm.
- Người có hình thể vất vả, nhưng tinh thần vui vẻ, bệnh thường phát sinh ở gân, khi chữa trị dùng cách chườm nhiệt hoặc dùng phương pháp đạo dẫn.
- Người có hình thể vất vả, tinh thần buồn rầu thì bệnh thường phát ở yết hầu, khi chữa trị nên dùng thuốc.
- Người luôn bị chịu những cơn khủng hoảng về tinh thần, kinh lạc có cơ chế khí bị loạn, không thông suốt, bệnh thường là tê liệt không còn cảm giác, khi chữa trị thích hợp dùng cách xoa bóp, bấm huyệt, kết hợp rượu thuốc.
..............................................................
Lời bàn của tại hạ: 
Có thể coi đây là định hướng cho pháp chữa chính, nhưng vẫn nên xem xét kết hợp dùng thuốc đông, tây, nam, y và kết hợp các phương pháp y học bổ sung như khí công y đạo, yoga, diện chẩn, thiền ...

04 tháng 1 2016

Bàn về pháp bổ và pháp tả qua y văn của cổ nhân


Thiên " căn kết " trong sách Linh Khu ( hay là thiên thứ 5 sách Hoàng đế Tố Vấn Linh Khu Kinh, hoặc bài 5 quyển hạ linh khu thiên trong sách Hoàng đế nội kinh ) có viết:
Hoàng đế hỏi:
- Hình thể con người khoẻ mạnh hay hư yếu, những biểu hiện ra bên ngoài về bệnh tật của con người có khi phù hợp với nhau, nhưng có khi lại trái ngược với nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt được trong khi điều trị ?
 Kỳ Bá đáp:
- Nếu nhìn những biểu hiện ra bên ngoài của người bệnh có triệu chứng bất túc, trong khi thế bệnh đang mạnh, đó là biểu hiện của tà khí đang thắng chính khí, thì phải mau mau dùng pháp tả để trừ tà khí. ( trường hợp 1 )
- Nếu nhìn bên ngoài của người bệnh có vẻ như khoẻ mạnh, mà một tạng phủ nào đó bị bệnh khiến cho cơ năng của tạng phủ đó bị suy nhược, thì phải mau mau dùng pháp bổ để phục hồi cơ năng của tạng phủ bị bệnh. ( trường hợp 2 )
- Nếu nhìn người bệnh có biểu hiện không được mạnh khoẻ, mà bệnh tình cũng có biểu hiện không mạnh lắm, đó là biểu hiện cả âm, dương đều bất túc, thì không được dùng kim châm để trị liệu. Nếu dùng kim châm để trị liệu thì sẽ khiến cho người bệnh vốn đã hư yếu sẽ bị hư yếu thêm, như thế sẽ khiến âm dương cạn kiệt, khí huyết hư hao thêm, ngũ tạng trống không, gân héo, tuỷ khô ... người già phải chết, cho du là thanh niên đi nữa thì cũng khó mà hồi phục. ( trường hợp 3 )
- Nếu nhìn người bệnh thấy khoẻ mạnh mà thế bệnh có vẻ yếu, không mạnh lắm, thì đó là biểu hiện của âm và dương đều hữu dư, vậy nên khẩn cấp công tả bệnh tà để điều lý hư thực. ( trường hợp 4 ) 
Tóm lược lại là bệnh hữu dư thì nên tả, bệnh bất túc thì nên bổ.
( Đoạn y văn trên trích trong tập " Nội ngoại thương biện hoặc luận " của danh y Lý Đông Viên )
..........................................
Lời bàn của tại hạ tôi ( kẻ hậu học nông nổi mong muốn các bậc y sư tham gia đàm đạo để thấu lý cổ nhân nên dại dột đưa ra lời bàn này, mong quý vị lượng thứ và giáo huấn. Tại hạ thật hoan hỷ và cảm kích với những lời chỉ dạy của các y sư ! ):
* Trong đoạn y văn Kỳ Bá trả lời Hoàng đế có những thắc mắc cần diễn giải như câu tóm lược cuối là " bệnh hữu dư thì nên tả, bệnh bất túc thì nên bổ ", vậy tại sao ngay ý đầu tiên trong câu trả lời thì Kỳ Bá lại nói dùng pháp tả để trừ tà khí cho trường hợp bệnh nhân đang có triệu chứng bất túc " ? Phải chăng có sự lầm lẫn trong việc dịch nghĩa, hay ý tứ cổ nhân có điều gì khác ? Theo tôi ở đây không có gì là sai ở việc dịch nghĩa, nhưng nghĩa diễn giải chưa thấu có thể do dịch hết nghĩa thì rất dài dòng, tôi xin bổ sung nhưng ý phân tích của mình như sau: 
- " Bệnh nhân có triệu chứng bất túc, trong khi thế bệnh đang mạnh, đó là biểu hiện của tà khí đang thắng chính khi ... " sẽ luận ngay được rằng ở đây là tà khí thực, cũng có nghĩa rằng tà khí đang lấn át chính khí hay gọi là tà khí thực ( có câu: tà khí thực, chính khí hư ). Còn chính khí ở đây đang thua tà khí, nhưng trong trường hợp này Kỳ Bá có ý nói là chính khí không hư mà chỉ bị bất túc ( bị o ép, bị cản trở, bị ảnh hưởng ) do tà khí xâm phạm. Vậy nên trường hợp bệnh nhân trong ý này cần dùng phép tả là vậy ( tả cái tà khí thực ).
- Các trường hợp 2 và 3 thì đều thuộc chứng bất túc do hư, và hư thì bổ.
- Trường hợp 4, ở đây ý nói chính khí của người bệnh đang ở cái thế thắng tà khí, nhưng không đủ mạnh để đuổi bỏ, trừ bỏ được tà khí ( giống như trường hợp 1, nhưng tà khí ở đây có phần yếu hơn một chút ). Pháp tả được đưa ra ở đây để đuổi tà khí dựa trên nền tảng chính khí đầy đủ, mạnh mẽ ( có phần hữu dư do lệch lạc, ảnh hưởng bởi tà khí ).
Qua một số ý phân tích trên, tôi nhận thấy thời hậu thế sau này đã quy pháp bổ tả theo hư thực ( hư thì bổ, thực thì tả và tà khí thực, chính khí hư ) thì có phần dễ hiểu hơn khi cổ nhân vừa quy vào chứng hữu dư, bất túc và vừa luận theo hư, thực của chính khí và tà khí.

26 tháng 12 2015

Khẩu quyết cho hàn nhiệt


NHIỆT THƯƠNG KHÍ TẮC CỐT TIÊU CÂN HOÃN
HÀN THƯƠNG HÌNH TẮC CÂN LUYẾN CỐT THỐNG
                                   Dịch nghĩa:
Nhiệt tổn thương khí khiến xương tiêu mòn, gân lỏng lẻo
Hàn tổn thương hình khiến gân co rút xương đau đớn 

23 tháng 12 2015

Cây quýt gai ( gai tầm xoọng )




Cây gai tầm xoọng có tên khác là độc lực, quýt gai, quýt rừng, cam trời. Thuộc họ Rutaceae. Cây bụi nhỏ, lá mọc so le, thân có gai dài, lá dày cứng có tinh dầu. Hoa màu trắng, quả tròn khi chín có màu đen. Toàn cây có tinh dầu thơm mùi quýt. Quả xanh chứa chất nhầy. Các bộ phận khác có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, không độc. Ở nông thôn mỗi khi luộc ốc, người ta dùng gai của cây này để khêu ruột ốc. Vì loại gai này dài sắc và có độ cứng thích hợp. Toàn cây được dùng làm thuốc. Ở Trung Quốc có tên gọi tửu bính lặc.
Theo y học cổ truyền, gai tầm xoọng là vị thuốc chữa phong thấp, có trong các bài thuốc lưu truyền dân gian. Dùng toàn cây thái nhỏ sao vàng hạ thổ sắc uống. Kết quả rất tốt cho nên đã được truyền cho nhau, nó trở thành phương thuốc quý trong dân gian. Ngoài công dụng đó ra, gai tầm xoọng còn có tác dụng chữa ho, chữa rắn cắn, chữa sâu răng, làm tan được huyết bầm huyết ứ, thông hoạt kinh lạc, trừ tà, giảm đau nhức…
Theo kinh nghiệm cây này dùng tươi tốt hơn dùng khô. Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Điều trị phong tê thấp thì kết hợp với tục đoạn, thổ phục linh, ngải diệp. Điều trị ho đau họng, kết hợp với cát cánh, trần bì, tang diệp. Chống viêm tiêu ứ thì kết hợp với bồ công anh, hồng hoa, tô mộc…
Theo y học cổ truyền, gai tầm xoọng là vị thuốc chữa phong thấp. Dùng toàn cây thái nhỏ sao vàng hạ thổ sắc uống. Kết quả rất tốt cho nên đã được truyền cho nhau, nó trở thành phương thuốc quý trong dân gian. 
Một số ứng dụng trên lâm sàng:
Các khớp sưng đau, đi lại khó khăn, toàn thân mệt mỏi: 
gai tầm xoọng 25g sao vàng hạ thổ, sắc uống.
 Hoặc gai tầm xoọng 16g, thổ phục linh 16g, tục đoạn 12g, ngải diệp 12g, đương quy 12g, kê huyết đằng 12g, thiên niên kiện 10g, quế 6g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần/ngày.
Cần gia giảm theo chứng trạng của người bệnh:
– Đau lâu ngày, cơ thể gầy yếu da xanh, gia đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 12g.
– Đau ngực khó thở, gia hắc táo nhân 16g, lạc tiên 16g, hạt muồng (sao) 16g.
-Ăn uống kém, tiêu hóa trì trệ, gia bạch truật 12g, trần bì 12g, biển đậu 16g.
– Đau vai cổ, một bên cánh tay khó cử động: gai tầm xoọng sao vàng hạ thổ 20g, nam tục đoạn 20g, tang chi 12g, rễ cúc tần 12g, kinh giới 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Có thể kết hợp với bài thuốc chườm: ngải diệp 50g, rễ lá lốt 15g. Hai thứ sao rượu,  gói vào miếng vải, chườm tại chỗ. Khi thuốc nguội, sao lại và chườm tiếp.
Khớp gối đau nhức: có biểu hiện xơ cứng, hạn chế vận động: gai tầm xoọng sao vàng hạ thổ 20g, cát căn 16g, huyết đằng 12g, đương quy 12g, tục đoạn 12g, phòng phong 12g, tế tân 10g, quế 10g, đơn hoa 12g, chích thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Công dụng: trừ thấp giảm đau, thông kinh hoạt lạc. Nếu bệnh nhân là người cao tuổi, ít ngủ, gia hắc táo nhân 16g, hạt muồng  (sao) 12g, bạch linh 12g.
Ho hen, khó thở, đau họng mắc đờm: gai tầm xoọng (sao vàng hạ thổ) 16g, cát cánh 12g, trần bì 12g, mạch môn 12g, đại táo 6 quả, tang bạch bì 16g, hoàng kỳ 12g, mơ muối 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Kiêng cua ốc, cá tươi, thịt gà.
Ho kéo dài do biến chứng của cảm cúm: gai tầm xoọng 16g, tế tân 12g, kinh giới 12g, mạch môn 16g, cát cánh 12g, bách bộ 12g, trần bì 12g, thục địa 12g, huyền sâm 10g, xa tiền thảo 16g, rau má 20g, lá xương sông 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trẻ em ho gà: gai tầm xoọng (dùng lá) 6g, hoa đu đủ đực 6g, cát cánh 6g, lá tía tô 6g, trần bì 6g, tang bạch bì 6g. Đổ nước 300ml, sắc lấy 100ml, chia 3 – 4 lần cho trẻ uống trong ngày.
Ho khan do phế nhiệt: gai tầm 16g, thiên môn 12g, tang diệp 20g, xa tiền thảo 20g, lá xương sông 20g, lá đinh lăng 20g, rau má 24g, bạch linh 10g, mơ muối 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Phụ nữ bị bế kinh: đau bụng dữ dội, bụng dưới căng đầy, da mặt nóng nổi mụn: gai tầm xoọng (sao vàng hạ thổ) 24g, ích mẫu 16g, đương quy 12g, tô mộc 16g, trạch lan 16g, đan sâm 16g, kê huyết đằng 12g, hương phụ 12g, quế 8g.  Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Uống nóng.
Dùng trị bệnh thận hư:Thành phần:
Gai tầm xoọng : 20g, Cây mực: ………. 20g, Cây nổ: …………. 20g, Cây muối:………. 20g
Sắc với 1,5 lít nước uống trong ngày


( Nguồn: sưu tầm trên internet )