17/1/16

Học thuyết kinh lạc

I. ĐỊNH NGHĨA
   Kinh lạc là tên gọi chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể. Kinh là đường thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc và đi ở sâu. Lạc là đường ngang, là cái lưới, từ kinh lạc chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi và đi ở nông. Kinh lạc phân bố ra toàn thân, là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch, khiến cho con người từ ngũ tạng, lục phủ, cân, mạch, cơ nhục, xương…kết thành một chỉnh thể thống nhất. 
Trên đường đi của kinh lạc có tập trung rất nhiều các huyệt vị, ngoài ra có một số huyệt vị không nằm trên các đường kinh lạc.

II. CẤU TẠO CỦA HỆ KINH LẠC
2.1. Kinh mạch và lạc mạch
2.1.1. Mười hai kinh mạch chính
    Tay
          - 3 kinh âm
            + Thủ thái ấm phế có 11 huyệt mỗi bên gồm: Trung phủ, vân phủ, thiên phủ, hiệp bạch, xích trạch, khổng tối, liệt khuyết, kinh cừ, thái uyên, ngư tế, thiếu thương
            + Thủ thiếu âm tâm có 9 huyệt mỗi bên, gồm: cực tuyền, thanh linh, thiếu hải, linh đạo, thông lý, âm khích, thần môn, thiếu phủ, thiếu xung.
            + Thủ quyết âm tâm bào lạc có 9 huyệt mỗi bên, gồm: thiên trì, thiên tuyền, khúc trạch, khích môn, gian sử, nội quan, đại lăng tuyền, lao cung, trung xung.
           - 3 kinh dương
            + Thủ thái dương tiểu trưởng có 19 huyệt mỗi bên, gồm: thiếu trạch, tiền cốc, hậu khê, uyển cốt, dương cốc, dưỡng lão, chi chính, tiểu hải, kiên trinh, nhu du, thiên tông, bỉnh phong, khúc viên, kiên ngoại du, kiên trung du, thiên song, thiên dung, quyền liêu, thính cung.
            + Thủ thiếu dương tam tiêu có 23 huyệt mỗi bên, gồm: quan xung, dịch môn, trung chữ, dương trì, ngoại quan, chi câu, hội tông, tứ độc, thiên tỉnh, thanh lãnh uyên, tiêu lạc, nhu hội, kiên liêu, thiên liêu, thiên dũ, ế phong, khế mạch, lư tức, giác tôn, nhĩ môn, hòa liêu, ty trúc không.
            + Thủ dương minh đại trường có 20 huyệt mỗi bên, gồm: Thương dương, nhị gian, tam gian, hợp cốc, dương khê, thiên lịch, ôn lưu, hạ liêm, thượng liêm, thủ tam lý, khúc trì, trửu liêu, ngũ lý, tý nhu, kiên ngung, cự cốt, thiên đỉnh, phù đột, hòa liêu, nghinh hương.
    Chân:  
        - 3 kinh âm
            + Túc thái âm tỳ có 21 huyệt mỗi bên, gồm: ẩn bạch, đại dộ, thái bạch, công tôn, thương khâu, tam âm giao, lậu cốc, địa cơ, âm lăng tuyền, huyết hải, cơ môn, xung môn, phủ xá, phúc kết, đại hoành, phúc ai, thực đậu, thiên khê, hung hương, chi vinh, đại bao.
            + Túc thiếu âm thận có 27 huyệt mỗi bên, gồm: dũng tuyền, nhiên cốc, thái khê, đại chung, thủy tuyền, chiếu hải, phục lưu, giao tín, trúc tân, âm cốc, hoàng cốt, đại hách, khí huyệt, tứ mãn, trung chú, hoang du, thương khúc, thạch quan, âm đô, thông cốc, u môn, bộ lang, thần phong, linh khư, thần tàng, quắc trung, du phủ.
            + Túc quyết âm can có 14 huyệt mỗi bên, gồm: đại đôn, hành gian, thái xung, trung phong, lãi câu, trung đô, tất quan, khúc tuyền, âm bao, ngũ lý, âm liêm, cấp mạch, chương môn, kỳ môn.
        - 3 kinh dương
            + Túc thái dương bàng quang có 67 huyệt mỗi bên, gồm: tinh minh, toản trúc, mi xung, khúc sai, ngũ xứ, thừa quang, thông thiên, lạc khước, ngọc chẩm, thiên trụ, đại trữ, phong môn, phế du, quyết âm du, tâm du, đốc du, cách du, can du, đởm du, tỳ du, vị du, tam tiêu du, thận du, khí hải du, quan nguyên du, tiểu trường du, bàng quang du, trung lữ du, bạch hoàn du, thương liêu, thứ liêu, trung liêu, hạ liêu, hội dương, thừa phù, ân môn, phù khích, ủy dương, ủy trung, phụ phân, phách hộ, thần đường, y hy, cách quan, hồn môn, dương cường, ý xá, vị thương, hoang môn, chí thất, bào hoang, trật biên, hợp dương, thừa cân, thừa sơn, phi dương, phụ dương, côn lôn, bộc tham, thân mạch, kim môn, kinh cốt, thúc cốt, thông cốc, chí âm.
            + Túc thiếu dương đởm có 44 huyệt mỗi bên, gồm: đồng tử liêu, thính hội, thượng quan, hàm yếm, huyền lư, huyền ly, khúc tần, suất cốc, thiên xung, phù bạch, khiếu âm, hoàn cốt, bản thần, dương bạch, lâm khấp, mục song, chính đỉnh, thừa linh, não không, phong trì, kiên tỉnh, uyên dịch, triếp cân, nhật nguyệt, kinh môn, đới mạch, ngũ khu, duy đạo, cự liêu, hoàn khiêu, phong thị, trung độc, dương quan, dương lăng tuyền, dương giao, ngoại khâu, quang mình, dương phụ, huyền chung, khâu khư, túc lâm khấp, địa ngũ hội, hiệp khê, túc khiếu âm.
            + Túc dương minh vị có 45 huyệt mỗi bên, gồm: thừa khấp, tứ bạch, cự liêu, địa thương, đại nghinh, giáp xa, hạ quan, đầu duy, nhân nghinh, thủy đột, khí xá, khuyết bổn, khí hộ, khố phòng, ốc ế, ưng song, nhũ trung, nhũ căn, bất dung, thừa mãn, lương môn, quan môn, thái ất, hoạt nhục môn, thiên khu, ngoại lăng, địa cơ, thủy đạo, quy lai, khí xung, bễ quan, phục thỏ, âm thị, lương khâu, độc tỵ, túc tam lý, thượng cư hư, điều khẩu, hạ cư hư, phong long, giải khê, xung dương, hãm cốc, nội đình, lệ đoài.
BIỂU TÓM TẮT 12 KINH CHÍNH
Kinh chính
Đường tuần hành
Biểu hiện bệnh lý
Tác dụng chữa bệnh
Kinh Bệnh
Tạng Phủ Bệnh Chứng
Thủ Thái âm PHẾ KINH (Mỗi bên 11 huyệt)
Mặt trong, bờ trước của tay, từ hố nách ngực chạy ra ngón tay chiều ly tâm
Đau nơi kinh đi qua, đau nhiều thì tay bắt chéo ôm ngực, mắt tối sầm, tim đập loạn
Ngực đầy tức, ho, khó thở, khát, tiểu gắt, nước tiểu vàng, gang tay nóng, cảm phong hàn thì có sốt và gai rét
Sốt bệnh ở ngực, phế, họng, thanh quản, tiểu ít, khó hành khí hoạt huyết, khí huyết ứ trệ
Thủ Dương minh ĐẠI TRƯỜNG (Mỗi bên có 20 huyệt)
Mặt ngoài, bờ trước của tay, từ ngón trỏ chạy lên mặt, chiều hướng tâm
Đau, sưng nơi kinh đi qua, ngón trỏ và cái khó vận động. Tà khí thịnh thì sưng đau
Mắt vàng, miệng khô họng, chảy máu cam, bụng đau, sôi, nếu hàn : tiêu chảy. Nếu nhiệt : tiêu nhão, dính, táo bón. Tà thịnh : sốt phát cuồng
Sốt, bệnh ở đầu, mặt, mắt, mũi, miệng, tai, họng, mắt, bao tử, ruột
Túc Dương minh VỊ KINH (Mỗi bên có 45 huyệt)
Mặt ngoài, giữa chân, từ dưới mắt xuống chân theo chiều ly tâm
Sưng đau nơi kinh đi qua, chảy máu cam, miệng, môi mọc mụn, miệng méo, chân teo lạnh, tà khí thịnh : sốt cao, vã mồ hôi, có thể cuồng
Vị nhiệt : ăn nhiều, nước tiểu vàng, nóng nẩy trong người, có thể phát cuồng khát nước.
Vị hàn : đầy bụng, ăn ít
Sốt cao, bệnh ở đầu, mặt, mắt, mũi, răng, họng, bao tử, ruột, bệnh tâm thần, bệnh thần kinh
túc thái âm tỳ kinh (mỗi bên có 21 huyệt)
mặt trong, bờ trước chân, từ ngón chân cái lên ngực, theo chiều hướng tâm
người ê ẩm, nặng nề, da vàng, lưỡi cứng đau, mặt trong chi dưới phù, cơ ở chân tay teo
bụng trên đau, đầy, ăn khó tiêu, nôn, nuốt khó, ỉa chảy, tiểu không thông
bệnh ở bụng trên, bao tử, ruột, bệnh sinh dục, tiết niệu
Thủ Thiếu âm TÂM KINH (Mỗi bên có 9 huyệt)
Mặt trong, bờ sau của tay, từ hố nách ngực ra ngón tay, theo chiều ly tâm
Đau nơi kinh đi qua, gan tay nóng hoặc lạnh, miệng khô, khát, mắt đau
Vùng tim đau, nấc khan, sườn ngực đau tức,
thực : phát cuồng
hư : hay sợ hãi
Bệnh ở tim, ngực, bệnh tâm thần
Thủ Thái dương TIỂU TRƯỜNG (Mỗi bên có 19 huyệt)
Mặt ngoài, bờ sau tay, từ ngón tay lên mặt, theo chiều hướng tâm
Đau sưng nơi kinh đi qua, điếc, mắt vàng, cổ gáy cứng đau
Bụng dưới đau trướng, đau lan ra thắt lưng, xiên xuống dịch hoàn, tiêu chảy, táo bón, bụng đau
Sốt, bệnh ở đầu gáy, cổ, mắt, tai, mũi, họng, bệnh tâm thần, thần kinh
Túc Thái dương BÀNG QUANG (Mỗi bên có 67 huyệt)
Mặt ngoài, bờ sau chân, từ ngón chân lên đầu mặt, theo chiều hướng tâm
Sốt, đau nơi kinh đi qua, mắt đỏ, chảy nước mắt, chảy máu cam, chảy nước mũi
Bụng dưới đau tức, đái dầm, đái không thông
Sốt, bệnh ở đầu gáy, mũi, mắt, thắt lưng, hậu môn, tạng phủ, tâm thần
Túc Thiếu âm THẬN KINH (Mỗi bên có 27 huyệt)
Mặt trong, bờ trong chân, từ chân lên ngực, theo chiều hướng tâm
Đau nơi kinh đi qua, miệng nóng, lưỡi khô, họng sưng, mặt trong chân lạnh, lòng bàn chân nóng
Phù, đái không thông, ho ra máu, suyễn, thích nằm, mắt hoa, da xạm, hồi hộp, tiểu chảy lúc gần sáng
Bệnh ở bụng dưới, sinh dục, tiết niệu, ruột, bệnh ở họng, phế
Thủ Quyết âm TÂM BÀO (Mỗi bên có 9 huyệt)
Mặt trong, giữa tay, từ nách ngực ra ngón tay, theo chiều ly tâm
Mặt đỏ, nách sưng, khuỷ tay co quắp, gang tay nóng
Vùng tim đau, bồn chồn, ngực sườn tức, tim đập mạnh, cuồng, nói sảng, hôn mê
Sốt, bệnh ở ngực, tim, bao tử, bệnh tâm thần
Thủ Thái dương TAM TIÊU (Mỗi bên có 23 huyệt)
Mặt ngoài, giữa tay, từ ngón tay lên đầu mặt,weo chiều hướng tâm
Đau sưng nơi kinh đi qua, tai ù, điếc, mặt đau đỏ, ngón tay thứ 4 khó cử động
Bụng đầy trướng, bụng dưới cứng, đái không thông, đái gắt, đái són, phù
Sốt, bệnh ở đầu, thái dương, mắt, tai, mũi, họng, ngực, sườn, bệnh tâm thần
Túc Thiếu dương ĐỞM KINH (Mỗi bên có 44 huyệt)
Mặt ngoài, bờ trước chân, từ đầu xuống chân, theo chiều ly tâm
Đau sưng nơi kinh đi qua, sốt rét, điếc, lao hạch, phía ngoài bàn chân nóng, ngón chân thứ 4 khó vận động
Cạnh sườn đau, ngực đau, miệng đắng, nôn
Sốt, bệnh ở đầu, thái dương, mắt, tai, mũi, họng, ngực, sườn, bệnh tâm thần
Túc Quyết âm CAN KINH (Mỗi bên có 14 huyệt)
Mặt trong, bờ trong cẳng chân, từ ngón chân lên ngực, theo chiều hướng tâm
Đau đầu, váng, mắt hoa nhìn không rõ, tai ù, sốt cao, co giật, đái khó, đái dầm
Ngực tức, nôn, nấc, bụng trên đau, da vàng, nuốt nghẹn, thoái vị, bụng dưới đau, tiêu chảy
Bệnh ở mắt, hệ sinh dục, đường tiểu, bệnh ở bao tử, ruột, ngực, sườn
2.1.2. Tám kinh mạch phụ
        - Nhâm mạch có 24 huyệt, gồm: hội âm, khúc cốt, trung cực, quan nguyên, thạch môn, khí hải, âm giao, thần khuyết, thủy phân, hạ quản, kiến lý, trung quản, thượng khoản, cự khuyết, cưu vỹ, trung đỉnh, đản trung, ngọc đường, tử cung, hoa cái, toàn cơ, thiên đột, liêm tuyền, thừa tương. 
        - Đốc mạch có 28 huyệt, gồm: trường cường, yêu du, dương quan, mệnh môn, huyền khu, tích trung, trung khu, cân súc, chí dương, linh đài, thần đạo, thân chủ, đào đạo, đại chùy, á môn, phong phủ, não hộ, cường gian, hậu đỉnh, bách hội, tiền đình, tín hội, thượng tinh, tố liêu, nhân trung, đoài đoan, ngân giao.        
        - Xung mạch      
        - Đới mạch
        - Âm duy mạch
        - Dương duy mạch 
         - Âm kiểu mạch
         - Dương kiểu mạch
2.1.3. Kinh biệt, kinh cân, biệt lạc, tôn lạc, phủ lạc.
    - 12 kinh biệt đi ra từ 12 kinh chính
    - 12 kinh cân nối liền các đầu xương ở tứ chi không vào phủ phủ tạng.
    - 15 biệt lạc đi từ 14 đường kinh mạch biểu lý với nhau và một tổng lạc.
    - Tôn lạc: từ biệt lạc phân nhánh nhỏ.
    - Phù lạc: từu tôn lạc nổi ở ngoài da.
2.2. Huyệt
    Gồm 319 huyệt ở đường kinh chính, 52 huyệt ở 2 đường kinh phụ cộng là 371 huyệt nằm trên 14 đường kinh (nếu kể cả 2 bên là 319 x 2 + 52 = 690 huyệt) và khoản cách 200 huyệt ngoài đường kinh (hiện nay bên Trung Quốc đã tìm và đặt tên thêm nhiều huyệt nữa).
- Bát giao hội huyệt xem ở đây: http://yhoccotruyenvn01.blogspot.com/2015/05/bat-giao-hoi-huyet.html
- Bát huyệt hội xem ở đây http://yhoccotruyenvn01.blogspot.com/2015/05/la-ten-goi-cua-8-huyet-co-tac-dung-tot.html
- Lục tổng huyệt xem ở đây: http://yhoccotruyenvn01.blogspot.com/2015/05/luc-tong-huyet.html
- Huyệt đặc hiệu
- Ngũ du huyệt
- Huyệt bồi bổ
2.3. Kinh khí và kinh huyết vận hành trong kinh lạc.
Ngoài tác dụng chung còn mang tính chất của đường kinh mà nó cư trú.

III. TÁC DỤNG CỦA HỆ THỐNG KINH LẠC
3.1. Về sinh lý
    - Hệ thống kinh lạc thông hành khí huyết trong các tổ chức của cơ thể chống ngoại tà bảo vệ cơ thể.
    - Hệ thống kinh lạc liên kết các tổ chức cơ thể (tạng, phủ, tứ chi, chín khiếu, cân mạch, xương, da…) có chức năng khác nhau thành một khối thống nhất.
3.2. Về mặt bệnh lý
    Khi công năng hoạt động cảu hệ kinh lạc bị trở ngại, gây kinh khí không thông suốt thì dễ bị ngoại tà xâm nhập và gây bệnh. Bệnh thường truyền từ ngoài vào trong, từ ngoài da cơ nhục vào tạng, tức là từ kinh mạch vào phủ tạng.
    Bệnh ở phụ tạng thường có những biểu hiện bệnh lý ở đường kinh mạch đi qua: vị nhiệt thì loét miệng, cơn đau ngực do co thắt động mạch vành thì đau ở tâm kinh…
3.3. Về chẩn đoán
    Kinh mạch nối liền với tạng phủ và có đường đi ở những vị trí nhất định cảu cơ thể. Căn cứ vào những thay đổi cảm giác (đau, tức, trướng), điện sinh vật trên đường đi cảu kinh mạch nười ta chẩn đoán bệnh thuộc tạng phủ nào đó gọi là kinh lạc chẩn. Thí dụ: Nhức đầu vùng đỉnh do can, đau nửa bên đầu do đởm, đau sau gáy thuộc bàng quang…
    Ngoài ta người ta còn đo thông số về điện sinh vật của các tỉnh huyệt (huyệt tận cùng đầu chi cảu các kinh) hay nguyên huyệt (huyệt chính của một đường kinh) bằng máy đo kinh lạc để đánh giá được tình trạng hư thực của khí huyết (huyết tay trái, khí tay phải) hoặc tình trạng hư thực cảu phủ so với số liệu trung bình hoặc so hai bên cơ thể với nhau…
3.4. Về chữa bệnh
    Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất vào phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu, xoa bóp và thuốc.
    Châm cứu và xoa bóp đã thành một phương pháp chữa bệnh độc đáo đạt nhiều thành tựu to lớn, sẽ được giới thiệu kỹ trong các phần sau.
    Học thuyết kinh lạc chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với tạng, phủ hay đường kinh nào đó gọi là sự quy kinh của thuốc.
    Thí dụ:
    - Quế chi vào phế nên chữa ho, cảm mạo.
    - Ma hoàng vào phế nên chữa ho hen, vào bàng quang nên có tác dụng lợi niệu.


Không có nhận xét nào: