20 tháng 10 2015

Chữ KHÍ ( Hán ngữ ) hiểu theo đông y





.

  TMH Mạo muội quý vị tôi xin có chút phân tích về chữ KHÍTheo tôi thì khí ở đây  có hai loại đó là khí hậu thiên và khí tiên thiên.Cái khí hậu thiên này do các loại ngũ cốc tạo ra vậy nên có chữ MỄ ( hoặc các loại có lực, nhận thấy ) và được bao hàm trong chữ BAO ( tập hợp ). Khí tiên thiên là cái khí thống soái của sự sống, khởi nguyên cho sự sống và nó vi diệu, khó mà nắm bắt được như khí hậu thiên, nó được biểu trưng bằng chữ NGUYÊN đặt ở trên cùng trong chữ khí, có thể hiểu là nguyên khí. Cái mà chúng ta thường rất khó hình dung và khó định nghĩa nổi là cái nguyên khí này. 
( Trích đoạn tranh luận trên FB của TMH và mượn hình của bác Lý Thành Trung )

TMH: Ý đến là khí đến có thể hiểu như khi chúng ta tập trung ý nghĩ tới một nơi nào đó trên cơ thể thì cái KHÍ trong cơ thể chúng ta sẽ được huy động đến đó. Cái khí này có thể hình dung như là một hệ thống miễn dịch của cơ thể hay một năng lượng của cơ thể sống có khả năng hoá giải bệnh tật. Cái Tâm của chúng ta luôn lôi kéo cái ý của chúng ta theo bao thứ trong cuộc sống nên khi một số vị trí cơ thể bị đau do bệnh tật mà chúng ta ko nhận ra khiến cơ thể ko huy động khả năng tự chữa bệnh vậy nen bệnh càng nặng thêm đến lúc cảm thấy đau thực sự mới biết bị bệnh. Khi châm cứu hoặc chôn chỉ, bấm huyệt là chúng ta tác động vào bệnh nhân tạo đau ở vị trí liên quan đến bệnh khiến ý của họ tập trung đến vị trí đau bệnh, như vậy cái KHÍ của bản thân bệnh nhân sẽ được huy động đến để hoá giải bệnh tật vậy. Còn một cách khác để tập trung cái Ý của chúng ta cho Khí đến hoá giải bệnh tật, đó là thiền TỨ NIỆM XỨ
TP: Anh Ho Tran Minh cho em hỏi khí nó đi theo đường cố định 1 cách tự nhiên hay theo ý dẫn. Em thấy vòng nhâm đốc tiểu chu thiên có 2 cách dẫn xuôi và ngược. Xuôi có tác dụng gì và ngược tác dụng gì. Nếu đường tự nhiên cố định của nó là xuôi mà mình dẫn ngược thì khí sẽ theo ý mình hay theo đường tự nhiên.
TMH: Những điều này thú thực với Thanh Ph là sự kiểm nghiệm của bản thân chưa đạt để nói ra vậy, nhưng ở đây mình nói cái khí cũng không hẳn là những loại khí chạy trong các kinh mạch như chúng ta được nghiên cứu, được biết. Khi ý tập trung theo thiền TỨ NIỆM XỨ thì nó hoá giải bệnh tật theo thuyết nhân quả, điều này có lẽ vượt qua những thuyết phương đông mà chúng ta đã biết như âm dương, tạng tượng, ngũ hành, kinh mạch, dịch học ...
TP: Đông y nói khí dẫn huyết. Huyết thì đi theo đường hữu hình của hệ tuần hoàn. Khí thì đi theo 12 đường kinh. 2 đường này khác nhau hoàn toàn. Vậy khí dẫn huyết thế nào vậy chú Lý Thành Trung, anh Ho Tran Minh
TMH: Sao lại nói khí đi theo 12 đường kinh mà huyết đi theo hệ tuần hoàn vậy. Theo ngu ý của mình thì những thứ khí bạn nói ra thuộc khí hậu thiên, mà hiểu nôm na là khi máu đến phổi thì nó nhận khí ( o2), nhả co2, và chuyển khí đến các nơi trên cơ thể, vậy là khí lẫn với huyết trong hệ tuần hoàn. Và bộ máy vận hành hệ tuần hoàn này là quả tim đập đẩy và hút ( ngày xưa các cụ chưa để ý đến ). Còn sự vận hành của dịch ( bạch huyết, bạch cầu, hệ miễn dịch, ,... ) cũng có thể gọi là khí hậu thiên ( có cả một phần khí của ngũ cốc đây ) ... vận hành theo thẩm thấu, chênh lệch áp suất, chênh về điện cực, cơ chế tế bào thần kinh, hệ bạch huyết ... Vân vân vân....cái này thế giới còn đang nghiên cứu chưa hết mà. Còn cái khí các cụ nói là vệ khí, vinh khí thì nó trừu tượng và chúng ta không thể hiểu nôm na như một dạng vật chất thông thường được. Ví dụ như nó phải có đường để đi, phải có cái gì tác động, ...
TP:  Vâng cám ơn anh, có nhiều loại khí quá nên làm người học hay bị lẫn. Phải gặp minh sư giải thích kỹ mới hiểu được. Ví dụ nói đàn ông bàn tay trái điện dương tay phải điện âm thì 2 tay phải hút nhau nhưng thỉnh thoảng em lại thấy nó hút thỉnh thoảng lại thấy nó đẩy nhau mới lạ.
LTT:  bạn Thanh Ph à nếu hai tay của anh đẩy nhau là vì anh đang yêu ai rồi đó !vang tay ra để ôm người ấy vào lòng !điều này cũng đủ chứng minh răng điện của trái tim manh hơn điện của hai bàn tay !!
CPL: tóm lại một câu thôi bác ơi. khí to đến không có bên ngoài, nhỏ không có bên trong. em trích lại lời của các bậc tiền nhân thôi nhé.
 TMH: Chịu, ko hiểu ...
LTT:  bạn TP có câu hỏi mà Trung thấy rất hay và rất thú vị ;" Đông y nói khí dẫn huyết. Huyết thì đi theo đường hữu hình của hệ tuần hoàn. Khí thì đi theo 12 đường kinh. 2 đường này khác nhau hoàn toàn. Vậy khí dẫn huyết thế nào?"Trung chờ các cao nhân giải tỏa thắc mắc này !giả tỏa được thì mới gọi là hiểu sâu về kinh mạch chứ không phải là hiểu mơ hồ theo các sách xưa ! tuy rằng các sách xưa có nói sơ qua nhưng không giải thích được một cách tỷ mỷ!muốn giả thích được câu hỏi này chắc phải đăng thêm một bài khác !
TP: Dạ vâng cụ thể là vì trước đây cháu gặp 1 người đau ở vị trí gần huyệt xích trạch nên trong đầu tự đặt ra mấy khả năng: Kinh phế tắc khí tại huyệt xích trạch, hay huyết tắc ở vị trí đau đấy, điểm tắc của khí có luôn trùng với điểm tắc của huyết hay có thể không trùng vì kinh khí và huyết đi theo 2 đường khác nhau, nếu không trùng thì điểm đau gần huyệt xích trạch biết đâu không phải khí kinh phế tắc mà kinh đại trường tắc. Hồi đó chưa biết chú Lý Thành Trung để hỏi nên cứ làm lần lượt các khả năng hết thông khí rồi thông huyết mãi bệnh mới bớt hahaha.
LTT:  bạn làm thấy bớt là vì bạn làm đúng!nhưng cái đúng này chưa chắc đúng với cái lý thuyết của đông y !nhưng cái đúng này là đúng với sự cảm nhận của bạn !vì thế Trung rất tôn trọng lý thuyết của đông y cổ truyền nhưng Trung nghỉ rằng cũng còn nhiều chổ thiếu sót vì thế khi chúng ta hành nghề thì phải xem và nghe người bệnh như một người thầy chứ không thể ỷ mình mà theo sách khăng khăng áp dụng bất kể sự cảm nhận của bệnh nhân!
LTT: người xưa đã vạch ra cho chúng ta 12 đường kinh mạch thì mười hai đường kinh này sẽ được làm nền tảng để dựa vào đó để lý luận hay lập phát đồ trị liệu !cũng giống như con số 0 trong toán học không có nó thì không thế làm toán được !nhưng trên thực tế thì trong khấp cả cơ thế con người đâu lại không có khí và huyết?đâu có khí thì đó phải có huyết !như vậy chúng ta cũng phải hiểu rằng tuy có các mạch máu hữu hình rõ ràng nhưng trong các mạch cũng có khí và huyết luôn! cái này cũng như lý luận dương trong âm hay âm trong dương vậy đó!






11 tháng 10 2015

Tứ chẩn chữ Hán


TỨ CHẨN PHÁP
Tứ chẩn: vọng ( nhìn ),  văn (nghe ngửi ), vấn ( hỏi ),  thiết ( sờ )
- Vọng chẩn: nhất vọng thần, nhị vọng sắc, tam vọng hình, tứ vọng mục ( mắt ) , ngũ vọng môi, lục vọng mũi, thất vọng thiệt ( lưỡi ), bát vọng bì ( bì phu ).
- Văn chẩn: thính ( nghe) chẩn, ngửi chẩn
- Vấn chẩn ca: nhất vấn hàn nhiệt nhị vấn hãn, tam vấn ẩm thực tứ vấn tiện, ngũ vấn đầu mình lục nhãn lung ( mắt tai ), thất vấn miên mộng ( ngủ nghỉ )  bát vất dục, cửu vấn cựu bệnh thập vấn nhân ( nguyên nhân ), tiểu nhi dưỡng phòng thiên sinh bệnh, phụ nhân vấn gia ( thêm)  kinh đới sản, lão vấn tình chí mạn tính bệnh.
- Thiết chẩn: thiết mạch chẩn, phúc chẩn, xúc chẩn
- Thiết mạch chẩn: hai mươi bẩy mạch, phù khâu hoạt thực huyền khẩn hồng, trầm trì vi hoãn nhu nhược sáp phục, tế sác kết tán đợi động hư cách xúc, trường đoản đại.
( Ất mùi năm, Kim Văn Đại Kim Hoàng Mai Hà Nội Việt Nam quốc / Trần Minh Hộ ) 


09 tháng 10 2015

Chín phương thuốc cổ chữ Hán


CỬU PHƯƠNG CỔ DƯỢC 
( Chín phương thuốc cổ )
1/ Ma hoàng thang: phát hãn giải biểu tuyên thông phế khí
Ma hoàng, quế chi, hạnh nhân, cam thảo
2/ Quế chi thang: điều hoà dinh vệ phát hãn giải biểu
Quế chi, sinh khương, bạch thược, cam thảo, đại táo
3/ Tứ quân tử thang: ích khí kiện tỳ dưỡng vị
Nhân sâm, bạch truật, bạch linh, cam thảo
4/ Tứ vật thang: bổ huyết hoạt huyết
Xuyên khung, đương quy, thục địa hoàng, bạch thược
5/ Lục vị địa hoàng thang: tư âm bổ can thận, bổ thuỷ
Thục địa, sơn thù du, sơn dược, trạch tả, đan bì, bạch linh
6/ Bát vị kim quỹ thận khí hoàn: ôn bổ thận dương, bổ hoả
Thục địa, sơn thù du, sơn dược, trạch tả, đan bì, bạch linh, nhục quế, phụ tử
7/ Bát trân thang: bổ khí bổ huyết
Nhân sâm, bạch truật, bạch linh, cam thao, xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược.
8/ Thập toàn đại bổ: toàn bổ âm dương khí huyết
Nhân sâm, bạch truật, bạch linh, cam thảo, xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, hoàng kỳ, nhục quế.
9/ Quy tỳ thang: ích khí bổ huyết kiện tỳ dưỡng tâm
Nhân sâm, bạch truật, hoàng kỳ, cam thảo, viễn chí, toan táo nhân, phục thần, long nhãn, đương quy, mộc hương.


28 tháng 9 2015

Bài ca thuốc thanh nhiệt chữ Hán


Đông dược ca
Thuốc thanh nhiệt ca
Hạ thạch chi trúc lô căn quyết
Lương huyết hạn huyền bạch địa sinh
Giải thử tây hà hương nhu đậu
Thảo thảo anh hoa đất sạ can
Hoàng hoàng nhân xuyên nha đảm tử
Vàng đằng cỏ sữa phèn khổ sâm

Hạ khô thảo, thạch cao, chi tử, trúc diệp, lô căn, quyết minh tử, hạn niên thảo, huyền sâm, bạch mao căn, địa cốt bì, sinh địa, tây qua, hà diệp, hương nhu tía, bạch biển đậu, ngư tinh thảo, thanh tâm thảo, bồ công anh, kim ngân hoa, sài đất, sạ can, hoàng liên, hoàng bá, nhân trần, xuyên tâm liên

23 tháng 9 2015

Mạch lý cơ bản chữ Hán


Mạch lý cơ bản
- Hai mươi bảy mạch:
Thất biểu: phù khâu hoạt thực huyền khẩn hồng
Bát lý: trầm trì vi hoãn nhu nhược sáp phục
Cửu đạo: tế sác kết tán đợi động hư cách súc
Tam mạch: trường đoản đại 
- Mạch tạng: 
Tâm mạch hồng
Can mạch huyền
Tỳ mạch hoà hoãn
Phế mạch phù sáp
Thận mạch trầm
Mệnh môn mạch phù thực
- Mạch tứ thời ( theo mùa ):
Mùa xuân mạch hơi huyền
Mùa hạ mạch hơi hồng
Mùa thu mạch mao ( hơi phù vi )
Mùa đông mạch thạch ( hơi trầm thực )
- Tam chẩn mạch:
Phù xem bệnh ở biểu
Trung xem mạch vị khí 
Trầm xem bệnh ở lý 
- Vị trí chẩn mạch:
Tại huyệt thái uyên
Tay trái có thốn quan xích tương ứng với tạng Tâm Can Thận ( với phụ nữ vị trí xích tay trái tương ứng với mệnh môn )
Tay phải có thôn quan xích tương ứng với tạng Phế Tỳ Mệnh môn ( với phụ nữ vị trí xích tay phải tương ứng với tạng thận )
( ngày 11 tháng 8 năm ất mùi 2015 / người viết Trần Minh Hộ tại Kim Văn, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam )

21 tháng 9 2015

Mười phương cổ dược chữ Hán


MƯỜI BẢI CỔ PHƯƠNG ĐÔNG DƯỢC
- Ma hoàng thang / phát hãn giải biểu, tuyên thông phế khí / ma hoàng, hạnh nhân, quế chi, cam thảo.
- Quế chi thang / điều hoà dinh vệ, phát hãn giải biểu / quế chi, sinh khương, bạch thược, cam thảo đại táo.
- Tứ quân tử thang / nhân sâm, bạch truật, bạch phục linh, cam thảo / bổ khí kiện tỳ dưỡng vị.
- Tứ vật thang / xuyên khung, đương quy, thục địa hoàng, bạch thược / bổ huyết, hoạt huyết.
- Lục vị thang / thục địa, sơn thù du, sơn dược, trạch tả, đan bì, bạch linh / Tư âm bổ can thận, bổ thủy. 
- Bát vị thang / thục địa, sơn thù du, hoài sơn, trạch tả, đan bì, bạch linh, nhục quế, phụ tử chế / ôn bổ thận dương, bổ hoả.
- Bát trân thang / đảng sâm, bạch truật, bạch linh, cam thảo, xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược / bổ khí, bổ huyết.
- Thập toàn đại bổ / nhân sâm, bạch truật, bạch linh, cam thảo, xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, hoàng kỳ, nhục quế / toàn bổ âm dương khi huyết.
- Quy tỳ thang / nhân sâm, bạch truật, hoàng kỳ, cam thảo, viễn chí, toan táo nhân, phục thần, Long nhãn, đương quy, mộc hương / ích khí, bổ huyết kiện tỳ dưỡng tâm.
- Độc hoạt tang ký sinh thang / đỗ trọng, độc hoạt, tang ký sinh, tần giao, tế tân, ngưu tất, quế chi, xuyên khung, đương quy, thục địa, bạch thược, cam thảo, nhân sâm, bạch linh, phòng phong / khu phong trừ thấp bổ can thận.

19 tháng 9 2015

Tên chữ Hán một số huyệt vị cơ bản




TÊN CÁC HUYỆT VỊ CƠ BẢN 
- Vùng đầu, mặt, cổ: bách hội, tứ thần thông, phong trì, giác tôn, suất cốc, dương bạch, ngư yêu, ấn đường, toản trúc, tinh minh, ty trúc không, đồng tử liêu, thái dương, thừa khấp, thính cung, ế phong, giáp sa, nhân trung, nghinh hương, địa thương, thừa tương, thượng liêm tuyền.
- Vùng ngực bụng: thiên đột, trung phủ, trung quản, cưu vỹ, trung quản, thần khuyết, thiên khu, địa hoành, khí hải, quan nguyên, trung cực, khúc cốt.
- Vùng cổ lưng: thiên trụ, đại truỳ, đại trữ, phong môn, phế du, quyết âm du, tâm du, đốc du, cách du,  khí suyễn, định suyễn, thiên tông, can du, đởm du, tỳ du, vị du, tam tiêu du, mệnh môn, thận du, chí thất, khí hải du, yêu dương quan, đại trường du, tiểu trường du, thượng liêu, trật biên, trường cường, hội âm.
- Vùng tay: kiên tỉnh, kiên ngung, kiên chinh, tí nhu, khúc trì, xích trạch, khúc trạch, thiếu hải, tiểu hải, thủ tam lý, nội quan, ngoại quan, đại lăng, dương trì, thái uyên, thần môn, dương khê, hợp cốc, lạc chẩm, bát tà, thiếu thương, thập tuyên.
- Vùng chân: hoàn khiêu, thừa phù, ân môn, phong thị, phục thỏ, hạc đỉnh, lương khâu, huyết hải, độc tỵ, tất nhãn, ủy trung, âm lăng tuyền, dương lăng tuyền, túc tam lý, thừa sơn, tam am giao, huyền chung, thái khê, côn lôn, giải khê, thương khâu, khâu khư, thái xung, hành gian, nội đình, bát phong.


Cây thuốc nam ngày 19/9/2015


Cây ổi ra hoa trắng 


Cây dâu ta ra quả 

Cây thòm bóp hay còn gọi là cây đèn lồng, thù lù cạnh 

Cây dành dành ( chi tử ) 

Trúc ( trúc diệp, trúc lịch, trúc nhự ... )


Diệp hạ châu đắng ( cho đẻ răng cưa )

Cây lược vàng 






13 tháng 9 2015

Thuần hoá cây thuốc Nam trên sân thượng ( 13/9/2015 )

.Diệp hạ châu, còn gọi là cây chó đẻ răng cưa ( giải độc, thanh nhiệt )


Xa tiền còn gọi là cây bông mã đề ( lợi niệu tiêu phù ) 


Phèn đen ( thanh nhiệt táo thấp )

Bạch hoa xà thiệt thảo ( tra google ra tác dụng ) 

Bồ công anh 





04 tháng 9 2015

Bài ca tên mạch




BÀI CA TÊN MẠCH
Phù khâu hoạt thực huyền khẩn hồng ( thất biểu )
Trầm trì vi hoãn nhu nhược sáp ... phục ( bát lý )
Tế sác kết tán đợi động hư ... cách xúc ( cửu đạo )
Trường đoản đại ...                                ( tam mạch )