22 tháng 5 2014

HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG


HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNGTRONG YHCT
Định nghĩa học thuyết tạng tượng:
Quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động của nội tạng gọi là học thuyết Tạng tượng.
Từ học thuyết ngũ hành, học thuyết thiên nhân hợp nhất, học thuyết âm dương người xưa đã quy nạp các tạng phủ, các tổ chức cơ quan của cơ thể con người rồi luận giải theo các quy luật của các học thuyết trên để tìm ra được lẽ thực hư, nông sâu của bệnh tật trong con người và các cách điều trị cho phù hợp.

Quy nạp ngũ hành
HIỆN TƯỢNG
NGŨ HÀNH
MỘC
HỎA
THỔ
KIM
THỦY
Vật chất
Gỗ, cây
Lửa
Đất
Kim loại
Nước
Màu sắc
Xanh
Đỏ
Vàng
Trắng
Đen
Mùi vị
Chua
Đắng
Ngọt
Cay
Mặn
Mùa
Xuân
Hạ
Cuối hạ
Thu
Đông
Phương
Đông
Nam
Trung tâm
Tây
Bắc
Tạng
Can
Tâm
Tỳ
Phế
Thận
Phủ
Đởm
Tiểu trường
Vị
Đại trường
Bàng quang
Ngủ thể
Cân
Huyết mạch
Thịt (cơ )
Da, lông
Xương
Ngũ quan
Mắt
Lưỡi
Miệng (môi)
Mũi
Tai
Tình chí
Giận
Mừng
Lo
Buồn
Sợ

Ngũ tạng:
-         Bao gồm: tâm, can, tỳ, phế, thận
-         Đặc điểm chung là tàng chứa tinh khí
-         Tính chất: tinh khí là cơ sở cho hoạt động của sinh mệnh chỉ nên cất giữ lại mà không nên tản ra và gọi là ngũ tạng
Lục phủ:
-         Bao gồm: tiểu trường, đởm, vị, đại trường, bàng quang, tam tiêu
-         Công năng là tiêu hóa, hấp thu đồ ăn uống, phân bố tân dịch, bài tiết chất thải,cặn bã
-         Tính chất chỉ nên tả ra mà không nên tàng chứa, còn có tên gọi là phủ truyền hóa
Phủ kỳ hắng:
-         Bao gồm: não, tủy, cốt, mạch, đởm, tử cung
-         Công năng rất đa dạng, tính chất cũng khác tạng, phủ
Tinh khí thần:
-         Là vật chất cấu tạo nên cơ thể, bao gồm: tinh ( tinh, huyết, tân, dịch ); khí ( nguyên khí, tông khí, dinh khí, vệ khí ); Thần
-          

*****************


NỘI DUNG TỪNG TỔ CHỨC, CƠ QUAN TRONG HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG

TÂM
-    Tâm chủ hành hỏa
-         Tâm chủ thần minh ( thần trí ), là quân chủ của lục phủ ngũ tạng
-         Tâm chủ huyết mạch ( biểu hiện chính ở mặt )
-         Tâm khai khiếu ra lưỡi
-         Tâm quan hệ biểu lý với tiểu trường

CAN
-    Can chủ hành mộc
-         Can giữ chức tướng quân
-         Can chủ tàng huyết ( thu tàng huyết khi cơ thể nghỉ ngơi )
-         Can chủ sơ tiết ( điều tiết khí huyết toàn cơ thể )
-         Can chủ cân ( biểu hiện ở móng tay )
-         Can khai khiếu ra mắt
-         Can quan hệ biểu lý với đởm

TỲ
-    Tỳ chủ hành thổ
-         Tỳ chủ vận hóa ( chuyển hóa, hấp thu đồ ăn uống và thủy thấp )
-         Tỳ chủ thống nhiếp huyết ( Không cho huyết chạy ra ngoài mạch )
-         Tỳ chủ cơ nhục ( Biểu hiện ở môi )
-         Tỳ chủ vận động tay chân
-         Tỳ khai khiếu ra miệng
-         Tỳ quan hệ biểu lý với vị

PHẾ
-    Phế chủ hành kim
-         Phế trợ tâm, phế là phó tướng ( khí hành thì huyết hành )
-         Phế chủ khí, hô hấp
-         Phế chủ túc giáng, thông điều thủy đạo ( phế khí túc giáng đưa thủy dịch theo đường thủy đạo xuống tam tiêu )
-         Phế chủ bì mao ( biểu hiện ở da, lông )
-         Phế khai khiếu ra mũi
-         Phế quan hệ biểu lý với đại trường

THẬN
-    Thận chủ hành thủy
-         Thận chủ tàng tinh ( tinh tiên thiên và tinh hậu thiên / sinh dục, phát dục )
-         Thận chủ thủy ( thận lọc thanh trọc của thủy dịch để tinh cất và tiêu thải )
-         Thận chủ cốt tủy ( tủy sinh xương, sinh huyết, não là bể của tủy, tóc là phần thừa của huyết / biểu hiện ở tóc )
-         Thận chủ nạp khí ???
-         Thận khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm
-         Thận quan hệ biểu lý với bàng quang

TIỂU TRƯỜNG
-         Gạn lọc thanh trọc ( thanh thì hấp thu đưa đến các bộ phận khác, trọc thì đào thải sang đại trường )
-         Quan hệ biểu lý với tâm ( tâm bất an khiến nhu động ruột hoạt động gây rối loạn tiêu hóa )

ĐỞM
-         Giúp quá trình vận hóa đò ăn ( thuộc phủ truyền hóa )
-         Ảnh hưởng tới thần trí ( thuộc phủ kỳ hằng )
-         Quan hệ biểu lý với can ( đởm hư yếu khiến can sơ tiết bấn loạn gây ảnh hưởng thần trí )

VỊ
-         Là bể của thủy cốc ( chứa đựng đồ ăn uống )
-         Quan hệ biểu lý với Tỳ ( Vị hư thì tỳ không vận hóa đồ ăn uống được )

ĐẠI TRƯỜNG
-         Hấp thu nước và truyền tống cặn bã của đò ăn uống
-         Quan hệ biểu lý với Phế ( Phế khí túc giáng kém ảnh hưởng tới việc truyền tống của đại trường )

BÀNG QUANG
-         Cất giữ và thải nước tiểu ( nước tiểu là vật chất được sinh ra của quá trình khí hóa các chất dịch )
-         Quan hệ biểu lý với Thận ( thận lọc chất tinh, trọc truyền xuống bàng quang )

TAM TIÊU
-         Bao gồm công dụng, công năng của toàn bộ lục phủ ngũ tạng, 12 kinh mạch, kiểm soát toàn bộ hoạt động khí hóa, truyền dẫn thủy đạo trong cơ thể.
-         Ảnh hưởng tới thần trí ( thuộc phủ kỳ hằng )
-         Quan hệ biểu lý với can ( đởm hư yếu khiến can sơ tiết bấn loạn gây ảnh hưởng thần trí )
- Thượng tiêu: 
Từ đỉnh đầu đến cách mạc ( Tâm, phế, tâm bào lạc ...)
- Trung tiêu:
Từ cách mạc đến rốn ( can, đởm, tỳ, vị, tiểu trường ... )
- Hạ tiêu:
Vùng bụng dưới rốn trở xuống ( Thận, bàng quang, đại trường, mệnh môn, ...)
PHỦ KỲ HẰNG
- NÃO VÀ TỦY XƯƠNG
Não là bể của tủy, hay mọi thứ tủy đều thuộc vào não. Tủy sinh ở thận, chứa trong xương và nuôi xương, tủy thông lên não vậy nên Não - tủy - thận có quan hệ liên quan mật thiết với nhau.
- MẠCH
- TỬ CUNG
Còn gọi là dạ con, liên quan chặt chẽ đến hai mạch Xung Nhâm. Xung là bể của huyết, nhâm là chủ bào thai. Đường lạc mạch của tử cung phía trên nối với tâm, một đầu nối với thận, vậy nên tử cung liên hệ chặt chẽ với Tâm, Thận.
TINH - KHÍ - THẦN
(Tinh là cơ sở của thần, tinh hóa ra khí, thần là biểu hiện của khí )
- TINH: bao gồm 4 loại là tinh, huyết, tân, dịch
-+TINH: tinh từ đồ ăn uống đến gọi là tinh hậu thiên, tinh đến cùng với sự sống gọi là tinh tiên thiên
+ HUYẾT: thể dịch bẩm thụ từ đồ ăn uống qua vị, tỳ vận hóa rồi tống vào thành mạch
+ TÂN: là chất thể dịch từ đồ ăn uống hóa sinh ra và theo tam tiêu phân bố khắp nơi trên cơ thể, cơ nhục, bì phu. Tân trong và lỏng
+ DỊCH: là chất dịch từ đồ ăn uống hóa sinh ra, đi theo huyết có thể thấm ra ngoài mạch và lưu thông, chứa lại ở các khớp xương, não, nhu nhuận tai, mắt, miệng, mũi. Dịch đặc và đục.
- KHÍ: bao gồm khí tiên thiên và khí hậu thiên. Khí tiên thiên còn gọi là nguyên khí. Khí hậu thiên gồm khí trời hít vào và khí hóa sinh từ đồ ăn uống còn gọi là tông khí.
+ NGUYÊN KHÍ: bao gồm khí nguyên dương và khí nguyên âm. Nguyên khí chứa ở thận ( khu vực huyệt khí hải ), nhờ tam tiêu chuyển đến khắp nơi trong cơ thể và là nguồn gốc sinh hóa của cơ thể.
+ TÔNG KHÍ: tông khí chứa ở khí hải ở giữa ngực, thuộc khí hậu thiên. Chạy theo đường hô hấp, mạch máu.
+ VINH KHÍ:  là tinh khí từ tỳ vị hóa sinh đồ ăn uống tạo ra ( thuộc tính âm khí của đồ ăn uống ) rồi hóa sinh thành huyết dịch chạy trong lòng mạch đi đến khắp nơi của cơ thể.
+ VỆ KHÍ:  là tinh khí từ tỳ vị hóa sinh đồ ăn uống tạo ra ( thuộc tính dương khí của đồ ăn uống ), vận hành dựa vào đường mạch nhưng không đi trong mạch, chạy khắp nơi cơ thể, trong thì ôn dưỡng tạng phủ, ngoài thì bảo vệ, ôn dương cơ, nhục, bì phu, cơ biểu.
- THẦN: do tinh tiên thiên sinh ra nhưng phải được phải được tinh hậu thiên bổ dưỡng mới duy trì được.



21 tháng 5 2014

NGUYÊN TẮC ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH VÀO YHCT


HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH VÀ ỨNG DỤNG VÀO YHCT

HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Định nghĩa:
Học thuyết âm dương được liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp của các sự vật trong tự nhiên gọi là học thuyết ngũ hành

Quy nạp ngũ hành
HIỆN TƯỢNG
NGŨ HÀNH
MỘC
HỎA
THỔ
KIM
THỦY
Vật chất
Gỗ, cây
Lửa
Đất
Kim loại
Nước
Màu sắc
Xanh
Đỏ
Vàng
Trắng
Đen
Mùi vị
Chua
Đắng
Ngọt
Cay
Mặn
Mùa
Xuân
Hạ
Cuối hạ
Thu
Đông
Phương
Đông
Nam
Trung tâm
Tây
Bắc
Tạng
Can
Tâm
Tỳ
Phế
Thận
Phủ
Đởm
Tiểu trường
Vị
Đại trường
Bàng quang
Ngủ thể
Cân
Huyết mạch
Thịt (cơ )
Da, lông
Xương
Ngũ quan
Mắt
Lưỡi
Miệng (môi)
Mũi
Tai
Tình chí
Giận
Mừng
Lo
Buồn
Sợ

Các quy luật hoạt động của ngũ hành:
-         Tương sinh: mộc > hỏa > thổ > kim > thủy > mộc
-         Tương khắc:mộc ~ thổ ~ thủy ~ hỏa ~ kim ~ mộc
-         Tương thừa: khi hành khắc quá mạnh hành bị khắc
-         Tương vũ: khi hành khắc quá yếu không khắc được hành bị khắc

*****************
ỨNG DỤNG VÀO YHCT

A- Quan hệ sinh học
Sự quy nạp tạng, phủ, ngũ quan, ngũ thể, tình chí … vào ngũ hành theo sự quan sát đúc rút kinh nghiệm của các y gia giúp chúng ta nắm được các mối liên quan và hiểu được các hiện tượng sinh lý của cơ thể
B- Quan hệ bệnh lý
Từ các quy luật hoạt động của ngũ hành khi ta quy nạp sinh học cơ thể vào ngũ hành sẽ nắm bắt được quan hệ bệnh lý trong cơ thể. Khi phát hiện một chứng bệnh của một tạng phủ nào đó thì từ quy luật hoạt động trên mà ta có thể phân tích để biết được nguyên nhân gốc của bệnh là từ đâu và tương ứng là cách điều trị thích hợp.
Chính tà là chính tạng đó bị bệnh
Hư tà:  là tạng sinh ra nó bị bệnh ( mẹ truyền sang con )
Vi tà:  do tạng khắc nó quá mạnh gây bệnh ( tương thừa )
Tặc tà:  nó không khắc được tạng cần khắc ( tương vũ )
Thực tà: là tạng nó tương sinh gây ra bệnh ( con truyền sang mẹ )
C- Chẩn đoán bệnh tật
Từ sự quy nạp ngũ hành và quy luật hoạt động của ngũ hành, YHCT đã vận dụng để chẩn đoán bệnh
      Ngũ sắc: sắc vàng thuộc bệnh tỳ, sắc đỏ thuộc bệnh tâm, sắc xanh thuộc bệnh can, sắc trắng thuộc bệnh phế, sắc đen thuộc bệnh thận.
      Ngũ thể: co quắp gân thuộc bệnh can, bệnh ở mũi thuộc bệnh phế, bệnh ở tai thuộc thận, loét miệng xem bệnh ở tỳ, mạch máu có vấn đề xem bệnh thuộc tâm …
      Ngũ chí:  giận sinh bệnh ở can, mừng sinh bệnh ở tâm, lo sinh bệnh ở tỳ, buồn rầu sinh bệnh ở phế, sợ hãi sinh bệnh ở thận ( sợ vãi đái !!!)

D- Nguyên tắc chữa bệnh
Từ quy nạp ngũ hành, phân định rõ quan hệ bệnh lý, YHCT đưa ra bát pháp ( hãn, thanh, tiêu, hạ, thổ, hòa, ôn, bổ ) để chữa trị. Hư thì bổ mẹ, thực tả con
Châm cứu
Trong đường kinh thì quan hệ các huyệt là tương sinh
Giữa hai kinh âm dương thì quan hệ các huyệt là tương khắc
Châm xuôi đường kinh là bổ, ngược đường kinh là tả
Sắp xếp các huyệt ngũ du theo ngũ hành để thực hiện việc châm cứu theo nguyên tắc hư thì bổ mẹ, thực tả con.
E- Về đông dược và bào chế đông dược
Từ sự quy nạp ngũ hành giúp cho việc tìm kiếm vị thuốc trong thiên nhiên, phương pháp chế biến để tạo ra các vị thuốc theo mong muốn chữa trị như
            Vị chua, màu xanh vào can
            Vị đắng, màu đỏ vào tâm
            Vị ngọt, màu vàng vào thổ
            Vị cay, màu trắng vào phế
            Vị mặn, màu đen vào thận
            Sao thuốc với giấm để tác động đến can
            Sao với muối cho vị thuốc vào thận
            Sao với mật, đường cho vị thuốc vào tỳ
            Sao với gừng cho vị thuốc vào phế …

NGUYÊN TẮC ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀO YHCT


HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG VÀ ỨNG DỤNG VÀO YHCT

HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Định nghĩa:
Sự vật, hiện tương luôn mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, chúng luôn luôn vận động, không ngừng biến hóa để sinh sôi, phát triển và tiêu vong gọi là học thuyết âm dương.
Các quy luật cơ bản trong thuyết âm dương:
-         Âm dương đối lập
-         Âm dương hỗ căn
-         Âm dương tiêu trưởng
-         Âm dương bình hành
Một số phạm trù:
-         Tương đối và tuyệt đối của âm dương ( chuyển biến từ âm đến dương và ngược lại của sự vật, hiện tượng )
-         Trong âm có dương, trong dương có âm
-         Bản chất và hiện tượng ( hiện tượng chân giả )

 *****************

ỨNG DỤNG VÀO YHCT

A- Cấu tạo sinh lý cơ thể
       Dương gồm: phần trên, ngoài, phủ, khí, kinh dương, nhiệt, nóng giận, vui cười, tăng động, cơ năng hoạt động…
       Âm gồm: phần dưới, trong, tạng, huyết, tân dịch, kinh âm, hàn, buồn bã, đau khổ, trầm cảm, vật chất dinh dưỡng…
      Trong âm có dương, trong dương có âm như: tạng can thuộc âm ( hạ tiêu ) nhưng có can hỏa, can khí hoặc can dương là dương ở trong âm, còn can huyết là âm ở trong âm. Tạng phế thuộc dương ( thượng tiếu ) nhưng có phế âm là âm ở trong dương còn phế khí là dương ở trong dương. Tâm có tâm huyết, tâm khí, vị có vị hỏa, vị âm …
    Hiện tượng chân nhiệt giả hàn ( sốt cao gây trụy mạch khiến chân tay lạnh, ra mồ hôi lạnh )
     Hiện tượng chân hàn giả nhiệt ( ỉa chảy do lạnh làm mất nước, điện giải gây nhiễm độc Tk khiến sốt cao )

B- Quá trình phát sinh bệnh
Mất thăng bằng âm dương ( thiên thắng, thiên suy, thịnh và hư của âm dương ) khiến cơ thể sinh bệnh
Dương thắng gây chứng nhiệt: sốt cao, mạch nhanh, khát nước, tiểu đỏ, táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng …
Âm thắng gây chứng hàn: người lạnh, chân tay lạnh, ỉa chảy, mạch khẩn, nước tiểu trong, lưỡi nhạt bệu..
Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, chân tay nóng
Âm thịnh sinh nội hàn: sợ lạnh, nước tiểu trong dài
Dương hư sinh ngoại hàn: sợ lạnh, tay chân lạnh
Âm hư sinh nội nhiệt: mất nước, tân dịch, họng khô, táo, sốt triều nhiệt, khát nước họng khô
Tương tác, chuyển hóa âm dương trong quá trình chuyển biến bệnh tật
      Dương thắng tăc âm bệnh, âm thắng tắc dương bệnh
      VD: sốt cao ( dương thắng ) kéo dài gây mất tân dịch ( âm suy giảm)
              ỉa chảy, nôn ( âm thắng ) kéo dài gây mất nước, điện giải làm nhiễm độc thần kinh gây sốt, co giật, trụy mạch ( dương hư suy )

C- Chẩn đoán bệnh tật
Dùng phương phát Tứ chẩn để khai thác và phân chia triệu chứng theo âm dương
Dùng Bát cương với hai cương lĩnh tổng quát là âm dương để nắm bắt tổng thể bệnh tình, sau đó quy thành các hội chứng theo âm dương ( thiên thắng, thiên suy, thịnh, hư ) của từng bộ phận hay toàn bộ cơ thể, tiếp đó dung bát pháp để sử dụng thuốc hoặc phương pháp không dùng thuốc thực hiện điều trị bệnh.

D- Nguyên tắc chữa bệnh
Điều hòa, cân bằng lại sự mất thăng bằng về âm dương bằng các phương pháp tác động đến âm dương như: dung thuốc đông dược, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, chiếu hồng ngoại, vận động kéo dãn, khí công, ….
Thuốc đông dược
Thuốc có tính hàn lương ( thuộc âm ) dùng để điều trị chứng nhiệt ( thuộc dương )
Thuốc có tính ôn nhiệt ( thuộc dương ) dùng để điều trị chứng hàn ( thuộc âm )
Bệnh thuộc tạng ( thuộc âm ) ta tác động các du huyệt vùng sau lưng ( thuộc dương )
Bệnh thuộc phủ ( thuộc dương ) ta tác động các mộ huyệt ở ngực, bụng ( thuộc âm )
Theo đương dẫn âm, theo âm dẫn dương
Đường kinh huyết âm đi xuống ( thuộc âm ) ta thực hiện động tác đưa lên ( thuộc dương )
 Đường kinh huyết dương đi lên ( thuộc dương ) ta thực hiện động tác đưa xuống ( thuộc âm )
Với cơ thể: âm giáng dương thăng, với tác động chữa bệnh: âm thăng dương giáng

28 tháng 4 2014

Bài ca vấn chẩn



Nhất vấn hàn, nhiệt. Nhị vấn hãn
Tam vấn ẩm thực. Tứ vấn tiện
Ngũ vấn thủ, thân. Lục nhãn, lung
Thất vấn miên, mộng. Bát vấn dục
Cưu vấn cựu bệnh. Thập vấn nhân
Phụ nhân vấn gia kinh, đới, sản
Tiểu nhi dưỡng, phòng, thiên sinh bệnh           
Lão vấn tình chí, mạn tính bệnh
....
( Kim Văn Thôn, Đại Kim phường, Hà Nội thành, Việt Nam quốc, năm ất mùi, Trần Minh Hộ )
Office: S201.3030 Vinhomes Smart City, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Phone: 0772223860
fb: https://www.facebook.com/ho.tranminh.3
email: kientrucsuho@gmail.com
website: https://archhome.vn  




06 tháng 4 2014

Thơ vần cây Thuốc Nam ( sưu tầm )



Ốm đau là việc khó lường
Bao cây thuốc quý ta thường bỏ qua.

Những ai vàng mắt, vàng da

Nhân trần, Cỏ mực, Cau trời uống đi.
Ai mà thân thể béo phì
Nên chuyên ăn Bưởi vậy thì giảm cân.
Cà chua là món bình dân
Ăn để điều trị mạch vành, ung thư…
Ai bị băng huyết, khí hư
Lá tre, Huyết dụ uống như nước chè.
Phụ nữ bí tiểu khó đi
Rau muống đắp rốn tiểu thì thông ngay.
Ai đau quai bị sưng cằm
Rau muống một bó uống, ăn xẹp liền.
Tiểu tiện ra máu mỗi khi
Cỏ tranh sắc uống tức thì khỏi ngay.
Diếp cá trị trĩ rất hay
Ai mà bị bệnh xông ngay đỡ phiền.
Trẻ kinh giật sốt liên miên
Tinh tre sắc uống thuốc tiên trong vườn.
Trẻ ho muốn khỏi mất tiền
Hoa đu đủ đực uống liền đỡ ngay.
Bệnh xoang ngạt mũi thật phiền

Vòi voi vắt nước nhỏ liền nhẹ thông
Càng cua, chín mé ở tay
Trầu không giã nát uống ngay dịu liền.
Nhọt nhức ngồi đứng không yên
Giã lá Dâm bụt đắp lên nhẹ nhàng.
Bị thương máu chảy, vội vàng
Đâm Gừng rịt lại – máu cầm, liền da
Ai ơi thuốc có đâu xa
Thuốc Nam – truyền thống ông cha lưu truyền

23 tháng 2 2014

Thân - Tâm - Ý ( Bài thứ hai )


 Ở bài thứ nhất tôi đã luận giải sơ phác về phạm trù thân - tâm - ý và sự tương tác của thân tâm ý đến tổng thể vận số con người. Vấn đề lưu tâm và chú trọng của tôi trong luận giải thân - tâm - ý chính là sự vận động, cách thức vận động và mối giao hoà, liên quan giữa thân, tâm và ý đến sức khỏe con người.
   Bác Hồ, là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn của nhân loại đã từng nói về sức khỏe bằng câu nói thật đơn giản, xúc tích, nhưng bao hàm ý nghĩ rất rộng lớn trong y học đó là: " khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái ". Khái niệm về sức khỏe ở câu nói của Bác đã bao gồm cả ba khía cạnh Thân - Tâm - Ý của con người. Thân con người ta có thể hình dung được cấu tạo tư các bộ phận và các bộ phận được liên kết, nuôi dưỡng bơi hệ thống " dung môi ". Dung môi ở đây được hiểu là bao gồm các chất dịch và các chất khí. Chất dịch gồm rất nhiều thành phần hợp lại như: huyết, bạch huyết, các dưỡng chất, ... ; Chất khí cũng bao gồm rất nhiều loại khí như oxy, cacbonic, hydroxit ... Cách nói nôm na của chúng ta thì " khí huyết " là đã bao gồm toàn bộ phần " dung môi " của cơ thể. Khi một cơ thể mà khí huyết bị ứ tắc, lưu thông kém thì các bộ phận cơ thể sẽ bị ảnh hưởng do thiếu sự liên kết, do thiếu chất nuôi dưỡng ... Và dẫn tới đau ốm. Trong đông y học cổ truyền thường có câu " Thông thì bất thống, thống thì bất thông " tạm dịch là: " lưu thông thì không đau, đau tức là không lưu thông ", cũng là nói lên cái nhân quả của khí huyết với cơ thể con người ta như cách hiểu ở trên vậy. " Tinh thần thoải mái " ơ đây cái tinh thần được hiểu bao gồm cả phần tâm và ý, tinh thần thoải mái là sự hoà hợp giữa tâm và ý, tâm không vương bận vào những lỗi âu lo, buồn bực, ( thất tình trí ) và cái ý không phải căng để suy luận, hay tính toán lựa chọn khó khăn cho những vấn đề của mình. Khi tâm và ý đều viên thành, thư thả cùng với thân không đau ốm, tật bệnh con người ta được sống hoà hợp giữa bản thân mình với cuộc sống, tận hưởng cuộc sống an vui trong kiếp sống của mình.
   Vậy, để có được sự hoà hợp của thân - tâm - ý chúng ta cần phải hiểu và làm những gì với thân, tâm và ý.
   Trước hết ta nói về tâm, tâm ở đây được hiểu là cái tâm dẫn dắt, cái tâm duyên khởi tự phát ơ mỗi người chứ không phải là cái tâm được biểu hiện qua hành động. Tâm được biểu hiện qua hành động là cái tâm đã được cái ý chuyển biến, nhào nặn và truyền đạt thông qua hành động của thân. Phương pháp thiền tứ niệm xứ của Phật pháp chính là biện pháp để thanh lọc tâm, chữa những " chưng bệnh " của tâm, hay có thể hiểu là tâm bị lệch lạc so với cái đạo lý, luân thường của con người. Cái lệch lạc, không đi theo đạo lý con người ví như là cái ác, cái tham, cái hận thù, cái si mê ... Nó làm con người ta u mê, phạm vào những tôi ác với đồng loại và chính nó lại gây bao tác hại cho ý và thân của  bản thân con người mang trong mình cái tâm như vậy, theo nhà Phật là nghiệp ác được tạo lên.
                                                               **************
   Phương pháp thanh lọc tâm là thiền quán tứ niệm xứ. Thiền tứ niệm xứ thực hiện theo một phương pháp khoa học để loại bỏ sự tạo nghiệp, giúp tâm tĩnh lặng trước mọi biến cố của cuộc đời. Nguyên lý thấu suốt của phương pháp khoa học này là dùng ý để nắm bắt các duyên khởi từ tâm, và khi sự rèn luyện của chúng ta đạt đến độ ý đuổi kịp duyên khởi từ tâm thì lúc đó ta có một tâm tĩnh lặng ( có lẽ cũng là bước sơ thiền được hình thành và cảm nhận ). Như ta đã biết là nghiệp được hình thành và hoàn tất là qua quá trình " tâm tác ý, ý khiển thân, thân hành động ", và cách thức vận hành các phạm trù này là như thế nào vậy ? Với những kiến thức sơ khai về Phật pháp và thiền tứ niệm xứ, cùng những trải nghiệm ban đầu về nghiên cứu, thực hành thiền tứ niệm xứ, tôi mạnh dạn đưa ra những kiểm nghiệm và lý giải nguyên lý và cách thức của một quá trình tạo nghiệp của mỗi người như sau:

- Bước thứ nhất: tâm dấy lên duyên khởi, các duyên khởi xuất hiện và biến hoá rồi vụt tắt không ngừng. Tất cả các lĩnh vực mà tâm muốn dẫn dắt sẽ gần như vô tình, chợt ập đến khiến những người chưa từng luyện tập thiền quán không thể nhận ra, thậm chí ngay cả với nhiều người có luyện tập thiền quán cũng khó mà nhận ra một cách rõ ràng sự xuất hiện và vụt tắt của các duyên khởi nơi tâm mình. Trong Phật pháp và thiền Phật có nhiều đoạn mục nói rằng: " tất cả sự vật, hiện tượng, ý tưởng, suy nghĩ của chúng ta luôn biến đổi và không thường hằng ...". Đây có thể gọi là giai đoạn " Tâm tạo tác ý ". Các duyên khởi cứ đến rồi đi, hiện lên rồi vụt tắt và có một hoặc rất nhiều duyên khởi được chúng ta lưu ý ( tức là có ý nghĩ suy diễn từ duyên khởi mà ta bắt gặp được ) đó chính là cách tâm tạo tác ý.
- Bước thứ hai: sau khi ta chú tám vào một duyên khởi nào đó vô tình dấy lên từ tâm, ta sẽ có sự phân tích, suy diễn và kết luận rồi truyền cái kết luận sang hành động ở thân  ( quá trình này gọi là ý ). Thường quá trình này ( chú ý, phân tích, suy diễn, ... truyền đạt hành động ) sẽ mất thời gian và các duyên khởi tiếp theo của tâm sẽ không được nắm bắt, nhưng khi ta ngơi suy nghĩ ( ý tạm lui ) thì các duyên khởi của tâm lại tiếp tục dấy lên, nếu các duyên khởi này lại có những chủ đề giống như lần trước thì nếp hằn suy nghĩ của ý càng sâu thêm về vấn đề này, dẫn tới chúng ta bận tâm rất nhiều vào một chủ đề mà tâm đã dẫn hướng một cách liên tục. Rồi nếu các truyền đạt từ ý đến thân được xác định một cách chắc chắn, lúc này thân hành động và có thể hoàn tất việc tạo nghiệp theo chủ đề được dấy lên ở tâm như đã nói ơ trên.
- Bước thứ ba: khi thân nhận được lệnh qua ý truyền đạt đến, thì thân sẽ hành động. Sự hành động của thân thật biến hoá và muôn hình muôn vẻ. Vận động của thân ơ đây được hiểu bao gồm cả những hành động được cảm nhận thấy từ bên ngoài và những vận động của cơ thể ở bên trong mà bằng các phương pháp thông thường ta không thể cảm nhận được. Ở bên ngoài nhận thấy được như: chạy, nhảy, đấm đá, cười, khóc,.... Nhưng ở bên trong cơ thể thì thật khó mà nhận biết, ví dụ như: các duyên khởi đó gây nên sự uất ức, bực tức, âm thầm lâu ngày có thể dẫn tới can đau chương, thổ huyết, mất ngủ ...., nếu gây ra sự vui mừng thái quá thì dẫn tới ảnh hưởng tim, mạch,....
                                                         
                                                           ***********
   Qua sự phân tích về các bước tạo nghiệp ở trên và cùng với nghiên cứu cách thức thực hiện thiền quán tứ niệm xứ tôi nhận thấy rằng nguyên lý của việc thanh lọc tâm, và trở về tâm tĩnh lặng hay nói một cách khác là dừng lại sự tạo nghiệp là không cho y có khoảng thời gian để suy luận, phân tích và truyền đạt đến thân. Hiểu đơn giản là ta luyện tập sao cho ý biến đổi cùng với tâm. Khi ý theo kịp sự biến đổi của các duyên khởi từ nơi tâm thì ý không còn thời gian để tạo nghiệp. Nhưng cũng có lúc tâm rơi vào khoảng lặng và như vậy thì duyên khởi chưa xuất hiện, đồng thời mỗi một ý nghĩ của chúng ta xuất hiện rất nhanh, chúng có thể chèn vào khoảng trống này và có thể làm phân tán ý của chúng ta, khiến quá trình luyện ý rất khó khăn. Thường ở khoảng trống này thì các tác động của môi trường xung quanh cũng như bản thân ta xâm nhập vào ý hoặc cuốn tâm ta đi theo để tạo duyên khởi mới, ví dụ như: tiếng gà gáy trong đêm, cảm giác lạnh của cơ thể ta do trời lạnh, cảm giác mỏi các khớp, đau lưng,.... rồi hơi thở đều đều của ta. Ngay lập tức ta phải điều ý tiếp cận các tác động này ( thực chất nó là duyên khởi ), đặc biệt là quán niệm hơi thở bởi hơi thở là một tác động đều đặn, có chu kỳ lên tâm và ý, khi có hoặc không có các duyên khởi hiện lên từ tâm, đồng thời nó đồng hành bất ly thân với chúng ta ( đương nhiên khi chúng ta đang sống ). Ở thiền quán tứ niệm xử thì cách điều ý bám sát các duyên khởi ( có thể hiểu bao gồm cả các tác động của môi trường, cơ thể lên tâm và ý ) là dùng việc niệm các duyên khởi khi ý nhận thấy một cách liên tục và chuyển nội dung niệm phù hợp khi một duyên khởi mới xâm nhập vào ý.
   Bằng cách thiền quán theo thiền tứ niệm xứ như nói ở trên, chúng ta dần dần cảm thấy sự tách biệt của tâm và ý, hoặc tâm và ý với thân. Ví dụ: trường hợp khi ta đang mải niệm  để ý đuổi kịp các duyên khởi dấy lên từ tâm thì lại thấy cơ thể mình tự xoay, lật trở mình ( do tư thế thiền quá lâu gây mỏi ở thân ) cảm nhận được rõ là động tác lật trở mình này không do ta điều khiển vậy. Khi thấy hiện tượng này chúng ta không nên hoang mang, sợ hãi bởi đó chỉ là cách vận hành bình thường, hàng ngày của thân - tâm - ý mà khi không luyện thiền thì chúng ta không thể nhận ra.

( mời xem bài tiếp theo ... ơ đây )



22 tháng 2 2014

Thân - Tâm - Ý ( Bài thứ nhất )




Lời giới thiệu

   Tôi sẽ chắp bút viết về Thân - Tâm - Ý, là ba tố thành của con người được nhận biết qua cách thức tạo nghiệp của mỗi người từ việc suy ngẫm Phật pháp và thiền Phật.Từ cách thức tạo nghiệp đó sẽ vận dụng cho việc giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của bản thân mỗi chúng ta. Sức khỏe ở đây được hiểu bao gồm cả tâm hồn và thể xác, và phương pháp tác động dựa trên các quy luật vận hành của cặp phạm trù Thân - Tâm - Ý tồn tại trong con người chúng ta. 

 Thú thực là tôi cũng có những chút thời gian rảnh rỗi ở thời điểm này, cùng với các ý tưởng dẫn dắt và sẵn niềm đam mê diễn giải, thực hành các ý tưởng nên nhiều lúc cứ đi từng đoạn, từng đoạn một trên con đường mà " duyên khởi " đã vạch ra để chiêm nghiệm. Về bản thân thì trải nghiệm thiền Phật chỉ mới là những bước đi chập chững, tự phát ban đầu, cùng việc trải nghiệm đời mới đang độ " trung niên " không tránh khỏi những ngộ nhận và khiếm khuyết, những suy diễn còn khiên cưỡng chưa thấu tình đạt lý... nhưng tôi vẫn viết và đăng lên đây, phần vì duyên ý tự bản thân cảm nhận thấy sự thúc giục, phần muốn đăng lên để mọi người vào đọc tham khảo và cho ý kiến, tôi rất trân trọng và cảm kích với những ý kiến đóng góp quý báu của các quý vị !

Bài thứ nhất ! 

  Thân là thân thể con người ta, bao gồm tất cả các bộ phận cơ thể, các tế bào tạo lên các bộ phận, hệ thống " dung môi " bao bọc, liên kết và nuôi dưỡng các bộ phận của cơ thể, các loài ký sinh trùng, vi rút, vi khuẩn sống trên thân thể chúng ta ...

  Tâm là những ý tưởng dẫn dắt, những xúc cảm khởi phát, những hoài niệm bất chợt ... Nằm ngoài tầm kiểm soát của chính bản thân ta, có thể khơi dậy những tiềm năng, xúc cảm ẩn chứa trong ta ... gọi chung là " duyên khởi "

  Ý là những suy nghĩ, suy diễn, phân tích, phán đoán, chỉ đạo hành động ... nhiều lúc cảm nhận rất rõ ý bám sát và triển khai ý tưởng của tâm. Ý là sự truyền tải từ sự lĩnh hội những dẫn dắt vô tình từ tâm để đến khắp cơ thể và biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động, lời nói, cử chỉ, việc làm ... Cũng có những biểu hiện nhận thấy của cơ thể được truyền đạt trực tiếp từ tâm đến cơ thể, đến hành động hoặc ý nghĩ mà chúng ta thường gọi là tâm ( đây chỉ là một phần ta nhận thấy của tâm biến ảo biểu hiện ra bên ngoài, còn phần lớn tâm ẩn dấu để dẫn dắt ý và từ ý truyền đạt chỉ đạo thân ).

... 

   Một thân thể khỏe mạnh, một tâm hồn thanh cao, cùng những hành động cao cả là một sự hoà hợp đỉnh cao của thân - tâm - ý của một con người.

   Nếu một thân thể khỏe mạnh, nhưng luôn dẫn dắt bởi những suy nghĩ tàn ác, bất nhân cộng với cái ý chí mạnh bạo sẽ gây bao cảnh đau khổ, loạn ly trong cuộc đời.

   Một thân thể ốm đau, tật, bệnh nhưng luôn dẫn dắt bởi một cái tâm trong sáng, luôn vươn lên cùng một ý chí mạnh mẽ, minh mẫn thì cuộc đời con người này vẫn sẽ được hưởng ánh hào quang của thành công và có thể vượt qua, hồi phục được tình trạng thân thể của mình.

   Có câu: " cha sinh con, trời sinh tính " ấy là câu nói của người  xưa ám chỉ cái tâm dẫn dắt con người ta như là có sẵn. Còn như câu: " tâm hồn đứa trẻ như một tờ giấy trắng, ta viết gì lên thì nó sẽ là vậy " lại mang đậm yếu tố tạo dựng, gây dựng, rèn dũa cái ý ( ý chí, ý thức rèn luyện mà có ) trong một con người. Có câu triết lý : " làm nhiều thành thói quen, thói quen lâu ngày thành ý thức, ý thức lăp đi lặp lại thành nhân cách ". Ở đây thì nhân cách chính là cái tâm dẫn dắt định hướng cho ý và thân, như vậy là từ hành động, ý chí của ta làm chuyển biến cái tâm của chính ta.

   Phật từng nói về thiền tứ niệm xư : " ... đây là con đường triệt tiêu tâm bệnh và thân bệnh ..." Và khi đọc những phần trong kinh của nhà Phật chúng ta luôn thấy ẩn hiện cặp phạm trù thân - tâm - ý. Cái ý trong Phật pháp thường được nhắc đến là cái ý tác thành hành động khi được tiếp nhận duyên khởi từ nơi tâm, và toàn bộ một nghiệp được tạo thành sẽ đầy đủ từ cái tâm dẫn dắt, cái ý tác thành và sự vận hành ra hành động của thân. " tâm tác ý, ý khiển thân, thân hành động " là một chu kỳ tạo nghiệp vậy.
( mời xem bài tiếp theo ở đây