22/5/14

HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG


HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNGTRONG YHCT
Định nghĩa học thuyết tạng tượng:
Quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động của nội tạng gọi là học thuyết Tạng tượng.
Từ học thuyết ngũ hành, học thuyết thiên nhân hợp nhất, học thuyết âm dương người xưa đã quy nạp các tạng phủ, các tổ chức cơ quan của cơ thể con người rồi luận giải theo các quy luật của các học thuyết trên để tìm ra được lẽ thực hư, nông sâu của bệnh tật trong con người và các cách điều trị cho phù hợp.

Quy nạp ngũ hành
HIỆN TƯỢNG
NGŨ HÀNH
MỘC
HỎA
THỔ
KIM
THỦY
Vật chất
Gỗ, cây
Lửa
Đất
Kim loại
Nước
Màu sắc
Xanh
Đỏ
Vàng
Trắng
Đen
Mùi vị
Chua
Đắng
Ngọt
Cay
Mặn
Mùa
Xuân
Hạ
Cuối hạ
Thu
Đông
Phương
Đông
Nam
Trung tâm
Tây
Bắc
Tạng
Can
Tâm
Tỳ
Phế
Thận
Phủ
Đởm
Tiểu trường
Vị
Đại trường
Bàng quang
Ngủ thể
Cân
Huyết mạch
Thịt (cơ )
Da, lông
Xương
Ngũ quan
Mắt
Lưỡi
Miệng (môi)
Mũi
Tai
Tình chí
Giận
Mừng
Lo
Buồn
Sợ

Ngũ tạng:
-         Bao gồm: tâm, can, tỳ, phế, thận
-         Đặc điểm chung là tàng chứa tinh khí
-         Tính chất: tinh khí là cơ sở cho hoạt động của sinh mệnh chỉ nên cất giữ lại mà không nên tản ra và gọi là ngũ tạng
Lục phủ:
-         Bao gồm: tiểu trường, đởm, vị, đại trường, bàng quang, tam tiêu
-         Công năng là tiêu hóa, hấp thu đồ ăn uống, phân bố tân dịch, bài tiết chất thải,cặn bã
-         Tính chất chỉ nên tả ra mà không nên tàng chứa, còn có tên gọi là phủ truyền hóa
Phủ kỳ hắng:
-         Bao gồm: não, tủy, cốt, mạch, đởm, tử cung
-         Công năng rất đa dạng, tính chất cũng khác tạng, phủ
Tinh khí thần:
-         Là vật chất cấu tạo nên cơ thể, bao gồm: tinh ( tinh, huyết, tân, dịch ); khí ( nguyên khí, tông khí, dinh khí, vệ khí ); Thần
-          

*****************


NỘI DUNG TỪNG TỔ CHỨC, CƠ QUAN TRONG HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG

TÂM
-    Tâm chủ hành hỏa
-         Tâm chủ thần minh ( thần trí ), là quân chủ của lục phủ ngũ tạng
-         Tâm chủ huyết mạch ( biểu hiện chính ở mặt )
-         Tâm khai khiếu ra lưỡi
-         Tâm quan hệ biểu lý với tiểu trường

CAN
-    Can chủ hành mộc
-         Can giữ chức tướng quân
-         Can chủ tàng huyết ( thu tàng huyết khi cơ thể nghỉ ngơi )
-         Can chủ sơ tiết ( điều tiết khí huyết toàn cơ thể )
-         Can chủ cân ( biểu hiện ở móng tay )
-         Can khai khiếu ra mắt
-         Can quan hệ biểu lý với đởm

TỲ
-    Tỳ chủ hành thổ
-         Tỳ chủ vận hóa ( chuyển hóa, hấp thu đồ ăn uống và thủy thấp )
-         Tỳ chủ thống nhiếp huyết ( Không cho huyết chạy ra ngoài mạch )
-         Tỳ chủ cơ nhục ( Biểu hiện ở môi )
-         Tỳ chủ vận động tay chân
-         Tỳ khai khiếu ra miệng
-         Tỳ quan hệ biểu lý với vị

PHẾ
-    Phế chủ hành kim
-         Phế trợ tâm, phế là phó tướng ( khí hành thì huyết hành )
-         Phế chủ khí, hô hấp
-         Phế chủ túc giáng, thông điều thủy đạo ( phế khí túc giáng đưa thủy dịch theo đường thủy đạo xuống tam tiêu )
-         Phế chủ bì mao ( biểu hiện ở da, lông )
-         Phế khai khiếu ra mũi
-         Phế quan hệ biểu lý với đại trường

THẬN
-    Thận chủ hành thủy
-         Thận chủ tàng tinh ( tinh tiên thiên và tinh hậu thiên / sinh dục, phát dục )
-         Thận chủ thủy ( thận lọc thanh trọc của thủy dịch để tinh cất và tiêu thải )
-         Thận chủ cốt tủy ( tủy sinh xương, sinh huyết, não là bể của tủy, tóc là phần thừa của huyết / biểu hiện ở tóc )
-         Thận chủ nạp khí ???
-         Thận khai khiếu ra tai, tiền âm, hậu âm
-         Thận quan hệ biểu lý với bàng quang

TIỂU TRƯỜNG
-         Gạn lọc thanh trọc ( thanh thì hấp thu đưa đến các bộ phận khác, trọc thì đào thải sang đại trường )
-         Quan hệ biểu lý với tâm ( tâm bất an khiến nhu động ruột hoạt động gây rối loạn tiêu hóa )

ĐỞM
-         Giúp quá trình vận hóa đò ăn ( thuộc phủ truyền hóa )
-         Ảnh hưởng tới thần trí ( thuộc phủ kỳ hằng )
-         Quan hệ biểu lý với can ( đởm hư yếu khiến can sơ tiết bấn loạn gây ảnh hưởng thần trí )

VỊ
-         Là bể của thủy cốc ( chứa đựng đồ ăn uống )
-         Quan hệ biểu lý với Tỳ ( Vị hư thì tỳ không vận hóa đồ ăn uống được )

ĐẠI TRƯỜNG
-         Hấp thu nước và truyền tống cặn bã của đò ăn uống
-         Quan hệ biểu lý với Phế ( Phế khí túc giáng kém ảnh hưởng tới việc truyền tống của đại trường )

BÀNG QUANG
-         Cất giữ và thải nước tiểu ( nước tiểu là vật chất được sinh ra của quá trình khí hóa các chất dịch )
-         Quan hệ biểu lý với Thận ( thận lọc chất tinh, trọc truyền xuống bàng quang )

TAM TIÊU
-         Bao gồm công dụng, công năng của toàn bộ lục phủ ngũ tạng, 12 kinh mạch, kiểm soát toàn bộ hoạt động khí hóa, truyền dẫn thủy đạo trong cơ thể.
-         Ảnh hưởng tới thần trí ( thuộc phủ kỳ hằng )
-         Quan hệ biểu lý với can ( đởm hư yếu khiến can sơ tiết bấn loạn gây ảnh hưởng thần trí )
- Thượng tiêu: 
Từ đỉnh đầu đến cách mạc ( Tâm, phế, tâm bào lạc ...)
- Trung tiêu:
Từ cách mạc đến rốn ( can, đởm, tỳ, vị, tiểu trường ... )
- Hạ tiêu:
Vùng bụng dưới rốn trở xuống ( Thận, bàng quang, đại trường, mệnh môn, ...)
PHỦ KỲ HẰNG
- NÃO VÀ TỦY XƯƠNG
Não là bể của tủy, hay mọi thứ tủy đều thuộc vào não. Tủy sinh ở thận, chứa trong xương và nuôi xương, tủy thông lên não vậy nên Não - tủy - thận có quan hệ liên quan mật thiết với nhau.
- MẠCH
- TỬ CUNG
Còn gọi là dạ con, liên quan chặt chẽ đến hai mạch Xung Nhâm. Xung là bể của huyết, nhâm là chủ bào thai. Đường lạc mạch của tử cung phía trên nối với tâm, một đầu nối với thận, vậy nên tử cung liên hệ chặt chẽ với Tâm, Thận.
TINH - KHÍ - THẦN
(Tinh là cơ sở của thần, tinh hóa ra khí, thần là biểu hiện của khí )
- TINH: bao gồm 4 loại là tinh, huyết, tân, dịch
-+TINH: tinh từ đồ ăn uống đến gọi là tinh hậu thiên, tinh đến cùng với sự sống gọi là tinh tiên thiên
+ HUYẾT: thể dịch bẩm thụ từ đồ ăn uống qua vị, tỳ vận hóa rồi tống vào thành mạch
+ TÂN: là chất thể dịch từ đồ ăn uống hóa sinh ra và theo tam tiêu phân bố khắp nơi trên cơ thể, cơ nhục, bì phu. Tân trong và lỏng
+ DỊCH: là chất dịch từ đồ ăn uống hóa sinh ra, đi theo huyết có thể thấm ra ngoài mạch và lưu thông, chứa lại ở các khớp xương, não, nhu nhuận tai, mắt, miệng, mũi. Dịch đặc và đục.
- KHÍ: bao gồm khí tiên thiên và khí hậu thiên. Khí tiên thiên còn gọi là nguyên khí. Khí hậu thiên gồm khí trời hít vào và khí hóa sinh từ đồ ăn uống còn gọi là tông khí.
+ NGUYÊN KHÍ: bao gồm khí nguyên dương và khí nguyên âm. Nguyên khí chứa ở thận ( khu vực huyệt khí hải ), nhờ tam tiêu chuyển đến khắp nơi trong cơ thể và là nguồn gốc sinh hóa của cơ thể.
+ TÔNG KHÍ: tông khí chứa ở khí hải ở giữa ngực, thuộc khí hậu thiên. Chạy theo đường hô hấp, mạch máu.
+ VINH KHÍ:  là tinh khí từ tỳ vị hóa sinh đồ ăn uống tạo ra ( thuộc tính âm khí của đồ ăn uống ) rồi hóa sinh thành huyết dịch chạy trong lòng mạch đi đến khắp nơi của cơ thể.
+ VỆ KHÍ:  là tinh khí từ tỳ vị hóa sinh đồ ăn uống tạo ra ( thuộc tính dương khí của đồ ăn uống ), vận hành dựa vào đường mạch nhưng không đi trong mạch, chạy khắp nơi cơ thể, trong thì ôn dưỡng tạng phủ, ngoài thì bảo vệ, ôn dương cơ, nhục, bì phu, cơ biểu.
- THẦN: do tinh tiên thiên sinh ra nhưng phải được phải được tinh hậu thiên bổ dưỡng mới duy trì được.



Không có nhận xét nào: