26 tháng 11 2013

Tần Hồ mạch học




濒  湖  脉  学
TẦN HỒ MẠCH HỌC
 Tác giả: Lý Thời Trân


PHẦN I: TỨ NGÔN QUYẾT
I. KINH MẠCH DỮ MẠCH KHÍ

Nguyên văn                       Phiên âm

脉  乃 血 脉             Mạch nãi, huyết mạch
气  血 之 先             Khí huyết chi tiên
血 之 遂 道              Huyết chi toại đạo
气 息  应 焉             Khí tức ứng yên
其 像 法 地              Kỳ tượng pháp địa
血 之 府 也              Huyết chi phủ dã
心 之 侠 也             Tâm chi hợp dã
皮 之 部 也              Bì chi bộ dã

Dịch nghĩa:
Mạch là huyết mạch
Khí huyết dẫn đầu
Đường đi của huyết
Hơi thở ứng vào
Như dòng sông chảy
Dung nạp đều đều
Trong hòa tâm tạng
Ngoài khắp bì phu

Dịch theo lời giải
Đoạn này nói về sinh lý của kinh mạch
Kinh mạch tức là đường mạch, còn gọi là huyết mạch, là bộ máy (khí quan) tự hình thành mộ hệ thống để vận chuyển tuần hoàn huyết dịch trong cơ thể con người. Sự vận hành khí huyết của toàn thân phải thông qua tác dụng “Tiên đạo” (dẫn đầu) của kinh mạch mới làm tròn được. Phàm chỗ nào có kinh mạch thì chỗ đó có khí huyết đến. Cho nên kinh mạch chẳng những là đường lưu thông của huyết dịch mà còn liên quan chặt chẽ nhịp nhàng với hơi thở (tức là hơi thở hít vào thở ra, một lần thở ra, một lần hít vào là nhất tức – một nhịp thở). Kinh mạch phân bố một cách hợp lý trong cơ thể người ta giống như những dòng sông lớn nhỏ chảy hoài và tồn tại trên mặt đất, bên trong trực tiếp phối hợp với tâm tạng, bên ngoài thì rải khắp giữa bì phu và cơ nhục, làm cho huyết dịch toàn thân đều được dung nạp, từ đó hình thành toàn bộ sự tuần hoàn của huyết dịch.

Nguyên văn                            Phiên âm

兹 水 于 肾                        Tư thủy vu thận
兹 生 于 胃                        Tư sinh vu Vỵ
阳 中 之 阴                        Dương trung chi âm
本 乎 赢 卫                        Bản hồ dinh vệ
赢 也 阴 血                        Dinh giả âm huyết
卫 也 阳 气                        Vệ giả dương khí
赢 行 脉 中                       Dinh hành mạch trung
卫 行 脉 外                       Vệ hành mạch ngoại

Dịch nghĩa
Tiên thiên nhờ thận
Hậu thiên vỵ tỳ
Âm nằm trong dương
Vốn là dinh vệ
Dinh là âm huyết
Vệ là dương khí
Dinh đi trong mạch
Vệ đi ngoài mạch

Dịch theo lời giải
Đoạn này nói về sự sinh thành của mạch khí.
Sở dĩ mạch có thể đập không ngừng chủ yếu là nhờ có sự tồn tại của “mạch khí” là một thứ cơ năng của bản thân kinh mạch. Cơ năng này chẳng những nhận được sự cung cấp không ngừng của tiên thiên là “thận khí” và hậu thiên là “vỵ khí” để tồn tại mà còn phải phối hợp với dinh khí, vệ khí nữa, mới là căn bản nhịp đập của “mạch khí”. Nói về tính chất của “mạch khí”, nó thuộc về “âm khí trong dương”. Vì khí vốn thuộc dương song mạch lại thuộc âm mà khí tồn tại ở trong kinh mạch, chứ không phải “dương khí” đơn thuần, mà có một phần “âm khí” trong đó. Dinh khí và Vệ khí đều sinh ra từ ở Tỳ Vỵ, dinh khí có đầy đủ công năng để bảo vệ phần biểu của cơ thể. Dinh khí tồn tại trong huyết dịch cho nên dinh khí và âm huyết cùng vận hành trong kinh mạch. Vệ khí là một loại của dương khí, cho nên vệ khí đi ở bên ngoài kinh mạch. Như vậy, tác dụng tương hỗ trong, ngoài, âm, dương chính là duy trì hoạt động bình thường của “mạch khí”.

Nguyên văn                       Phiên âm

脉 不 自 行               Mạch bất tự hành
隋 气 而 至               Tùy khí nhi chí
气 动 脉 应               Khí động mạch ứng
阴 阳 之 义               Âm dương chi nghĩa
气 如 托 跃                Khí như thác dược
血 如 波 澜                Huyết như ba lan
血 脉 气 息                Huyết mạch khí tức
上 下 循 完                Thượng hạ tuần hoàn

Dịch nghĩa
Mạch không tự đi
Mà theo khí đến ‘
Khí động mạch ứng
Nghĩa âm dương âý
Khí tựa quạt vào
Huyết như sóng gợn
Huyết mạch nhịp nhàng
Tuần hoàn trên dưới
Dịch theo lời giải
Đoạn này nói về ý nghĩa “vỵ khí” và “tông khí” dẫn dắt huyết lưu hành, kinh mạch vận động theo khí.
Bản thân kinh mạch không thể tự mình vận động đơn độc, nhất định phải theo sự vận động của “vỵ khí” và “tông khí ” mới vận động được. Cái nghĩa Kinh mạch vận động theo “vỵ khí” và “tông khí ” có thể khái quát là kết quả của tác dụng tương hỗ “âm kinh”, “dương khí”. Mạch thuộc âm, khí thuộc dương, âm mạch dương khí phối hợp với nhau, sinh ra sự vận động không ngừng. Sự vận hành của dương khí, có tác dụng cổ động như chiếc quạt gió, huyết dịch trong kinh mạch nhận được sự cổ động của dương khí tức là “vỵ khí” và “tông khí” liền dấy lên những làn sóng gợn, lên xuống lại qua, tuần hoàn vô tận.
Nguyên văn                       Phiên âm

十 二 经 中                 Thập nhị kinh trung
皆 有 动 脉                 Giai hữu động mạch
惟 手 太 阴                 Duy thủ thái âm
寸 口 手 决                 Thốn khẩu thủ quyết
手 经 属 肺                 Thủ kinh thuộc phế
上 系 行 益                 Thượng hệ hàng ích
脉 之 大 会                 Mạch chi đại hội
息 之 出 入                 Tức chi xuất nhập
一  呼 一 吸                 Nhất hô nhất hấp
四 之 为 息                 Tứ chi vi tức
日 夜 一 万                 Nhật dạ nhất vạn
三 千 五 百                 Tam thiên ngũ bách
一 呼 一 吸                 Nhất hô nhất hấp
脉 行 六 寸                 Mạch hành lục thốn
日 夜 八 百                 Nhật dạ bát bách
十 丈 为 隼                 Thập trượng vi chuẩn

Dịch nghĩa
Trong mười hai kinh
Đều có mạch đập
Riêng thủ thái âm
Mạch nằm thốn khẩu
Phế thuộc kinh này
Trên là cổ họng
Mạch tụ nơi đây
Vào ra nhị thở
Thở ra hít vào
Là bốn nhịp đập
Ngày đêm một vạn
Ba ngàn năm trăm
Nhất hô nhất hấp
Mạch đi sáu tấc
Đúng một ngày đêm
Tám trăm mười trượng

Dịch theo lời giải
Đoạn này nói về ý nghĩa của “thốn khẩu” và quan hệ hô hấp với sự lưu thông của huyết mạch.
Kinh chính của toàn thân có 12 kinh mạch, mỗi một kinh mạch đều có chỗ có thể bắt được nhịp đập của mạch. Vậy tại sao tất cả đều chỉ bắt mạch ở bộ vị thốn khẩu nơi thuộc kinh mạch của Thủ thái âm phế? Kinh thủ thái âm là kinh mạch thuộc tạng phế, trên từ cổ họng nối liền với phế, là con đường chủ yếu thích hợp với hít thở không khí. Dinh khí, vệ khí của toàn thân và khí trời được hít vào đều hội họp ở Phế. Vì vậy, bộ vị “thốn khẩu” mà kinh mạch Phế đi qua đều có thể phản ánh được biến hóa thịnh suy của tạng khí các kinh. Cho nên nguyên nhân gọi “thốn khẩu” chủ yếu là bộ vị này dài tất cả là một thốn chín phân (Đồng thân thốn tức là lấy độ dài của một bộ phận nào đó trên cơ thể người ta làm tiêu chuẩn đo độ dài ngắn ở bộ vị nào đó ở bề ngoài cơ thể. Ví dụ: lấy khoảng cách giữa hai đầu vân ngang của đốt giữa thuộc ngón tay giữa định ra làm một thốn, dung để đo độ dài, ngắn, rộng hẹp ở tay, chân, lưng, bụng người đó thì gọi là “phép đồng thân thốn ngón giữa”. Chữ khẩu ở đây có ý nghĩa là ra, vào, đi, lại, vì thế mới gọi là “thốn khẩu”. Một lần thở ra, một lần hít vào của người bình thường không ốm đau, gọi là một nhịp thở (nhất tức). Người xưa đã tính trong một ngày đêm, người ta hít thở tất cả là một vạn ba ngàn năm trăm nhịp. Huyết dịch đi trong kinh mạch, mỗi một nhịp thở đi được chừng sáu thốn (tấc Trung Quốc), trong một ngày đêm đi tất cả được tám trăm mười trượng (Trượng: đơn vị đo lường của Trung Quốc). Số hô hấp này có chỗ chưa đúng với con số thống kê của ngày nay. Số hô hấp trong một ngày đêm của một người ở trạng thái bình thường ước chừng là hai vạn bốn ngàn đến hai vạn sáu ngàn nhịp. Nhưng một nhịp thở, mạch đập bốn lần về cơ bản vẫn đúng.

II. BỘ VỊ - CHẨN PHÁP (BỘ VỊ, PHƯƠNG PHÁP CHẨN MẠCH)

Nguyên văn                       Phiên âm

初 持  脉 时                   Sơ trì mạch thời
令 仰 其 掌                     Linh ngưỡng kỳ chưởng
掌 後 捞 骨                     Chưởng hậu cao cốt
是 味 关 上                     Thi vị quan thượng
关 前 为 阳                     Quan tiền vi dương
关 後 为 阴                     Quan hậu vi âm
阳 寸 阴 尺                     Dương thốn âm xích
先 後 推 寻                     Tiên hậu suy (thôi) tầm
寸 口 无 脉                     Thốn khẩu vô mạch
求 之 畀 外                     Cầu chị tý ngoại
是 味 反 关                     Thi vị phản quan
本 不 夙 怪                     Bản bất túc quái

Dịch nghĩa
Bắt đầu xem mạch
Bảo ngửa bàn tay
Chỗ mỏm xương quay
Là bộ quan đó
Trước quan là dương
Sau quan là âm
Dương thốn âm xích
Suy tìm sau trước
Thốn khẩu không mạch
Tìm chếch phía ngoài
Gọi là quan ngược
Không có gì lạ!

Dịch theo lời giải
Đoạn này nói về sự khác nhau của ba bộ thốn, quan, xích.
Khi bắt đầu xem mạch, bảo người bệnh duỗi cánh tay ra, ngửa bàn tay lên, để bằng phẳng một cách rất tự nhiên. Trước hết phải xem đúng chỗ xương trâm quay nhô lên ở sau bàn tay, chính là chỗ bộ vị “mạch quan” ở đó. Ở trước “bộ quan” là “bộ thốn” thuộc dương. Ở sau “bộ quan” là “bộ xích” thuộc âm. Thầy thuốc úp bàn tay lấy mạch, trước hết đặt đầu ngón tay giữa vào “bộ quan”. Còn lại hai đầu ngón tay ở trước và sau đặt tự nhiên trên hai bộ vị của “bộ thốn” và “bộ xích”. Lúc này có thể xem mạch một cách cẩn thận. Có số ít người không có nhịp đập của mạch, ở bộ vị “thốn khẩu” thì tìm chếch nghiêng phía ngoài cánh tay, tức là phía trên “thốn khẩu”, có thể sờ thấy nhịp đập của mạch, đó gọi là “phản quan mạch” (mạch quan ngược). Có người chỉ có “phản quan” một tay, có người cả hai tay. Nói chung đều thuộc hiện tượng sinh lý, không lấy gì làm lạ.

Nguyên văn                       Phiên âm

心  肝 居 左                     Tâm can cư tả
肺 脾 居 右                      Phế tỳ cư hữu
肾 与 命 门                     Thận dữ mạch môn
居 两 尺 部                     Cư lưỡng xích bộ
左 为 人 迎                     Tả vi Nhân nghinh
右 为 气 口                     Hữu vi khí khẩu
神 门 决 踹                     Thần môn quyết đoán
两 在 关 後                     Lưỡng tại quan hậu
人 无 二 脉                     Nhân vô nhị mạch
不 死 不 救                     Bất tử bất cứu
左 大 顺 男                     Tả đại thuận nam
右 大 顺 女                     Hữu đại thuận nữ
男 女 脉 同                     Nam nữ mạch đồng
阳 弱 阴 盛                     Dương nhược âm thịnh
反 此 病 至                     Phản thử bệnh chí


Dịch nghĩa:
Tâm can bên trái
Phế tỳ bên phải
Thận với mạch môn
Ở hai bộ xích
Trái là nhân nghinh
Phải là Khí khẩu
Tên gọi Thần môn
Sau hai quan vị
Hai mạch đều không
Hết đường cứu chữa
Trái mạnh thuận nam
Phải mạnh thuận nữ
Nam nữ mạch cùng
Riêng xích thì khác
Dương yếu âm thịnh
Trái đó bệnh liền

Dịch theo lời giải:
Đoạn này nói về tạng phủ chủ yếu của ba bộ mạch và sự khác nhau về mạch tượng của nam và nữ.
Sự biến hóa khí cơ của tạng phủ đều có thể phản ánh trên “thốn khẩu”, đồng thời mỗi tạng phủ đều có bộ vị nhất định của nó. Như: “bộ thốn” ở tay trái thuộc tâm, “bộ quan” thuộc can (bao gồm cả đởm), “bộ xích” thuộc thận (bao gồm tiểu trường, bang quang). “Bộ thốn” tay phải thuộc phế, “bộ quan” thuộc tỳ (bao gồm cả vị), “bộ xích” thuộc mệnh môn (bao gồm cả đại trường). Đấy là nói chung về tạng phủ chủ yếu ở sáu bộ phận của hai tay trái và phải. Song còn một cách nói khác, “bộ thốn” ở tay trái gọi là “Nhân nghinh”, cứ chứng biểu ngoại cảm đều xem mạch ở chỗ này; “bộ thốn” tay phải gọi là “khí khẩu”, cứ chứng lý nội thowng đều xem mạch chỗ này. Cách nói này từ nguồn gốc “Mạch kinh” của Vương Thúc Hòa biên soạn, Các thầy thuốc đời sau do khong rút ra được chứng minh thực nghiệm trên lâm sang nên nhiều người tỏ ra không đồng ý. Vì thế, ở đây chỉ để tham khảo thôi. Ngoài ra, trong sách “Nội kinh” gọi động mạch ở hai bên cổ họng là “Nhân nghinh” ba bộ mạch ở hai tay trái và phải đều gọi là “Khí khẩu”. Đây là một trong những phương pháp xem mạch tứ toàn thân của người xưa. Sách “Mạch kinh” còn gọi “bộ xích” ở hai tay là “thần môn”, chuyên xem mạch để biến sự biến hóa của thận âm, thận dương ở bộ mạch này. Thận âm thận dương mạnh, chủ về thân thể cường tráng; thận âm thận dương yếu, chủ về thân thể hư suy. Nếu mạch ở “bộ xích” của hai tay đều không có, chứng tỏ rằng thận âm và thận dương suy kiệt, bệnh tình nghiêm trọng. Về giới tính nam nữ khác nhau thì âm dương cũng có thịnh suy khác nhau, cho nên phản ánh nhịp đập của mạch ở hai tay trái và phải cũng khác nhau một chút. Bên trái là dương, bên phải là âm, dương khí đàn ông thiên về thịnh, nên coi mạch tay trái đập to hơn là thuận, âm huyết của đàn bà thiên về thịnh, nên coi mạch tay phải đập to hơn là tốt. Hãy cùng so sánh “bộ thốn” và “bộ xích”, thốn là dương, xích là âm, dương khí của đàn ông thiên về thịnh, nên coi mạch thốn thịnh, mạch xích nhược là thích hợp. Âm huyết của đàn bà thiên về thịnh nên coi mạch xích thịnh, mạch thốn nhược là thích hợp. Nếu hai mạch ấy trái ngược nhau thì chứng tỏ rằng đã có bệnh biến.

Nguyên văn                       Phiên âm

脉  右 失 诊                     Mạch hữu thất chẩn
曰 浮 中 沈                     Viết phù, trung, trầm
上 下 左 右                     Thượng, hạ, tả, hữu
票 息 求 寻                     Tiêu tức cầu tầm
又 右 九 厚                     Hựu hữu cửu hậu
举 按 轻 重                     Cử án khinh trọng,
三 部 浮 沈                     Tam bộ phù trầm
各 厚 五 动                     Các hậu ngũ động


Dịch nghĩa
Bảy phép xem mạch
Rằng phù, trung, trầm
Trên, dưới, trái, phải
Quan sát suy tầm
Lại còn chín hậu
Ấn nhẹ nặng vừa
Phù trầm ba bộ
Đập quá 5 lần


Dịch theo lời giải
Đoạn này nói về hai phương pháp xem mạch là “thất chẩn” và “cửu hậu”.
Cái gọi là “thất chẩn” trong phương pháp xem mạch là bảy thủ pháp xem mạch: phù, trung, trầm, thượng, hạ, tả, hữu. Phù, đặt tay nhẹ có thể quan sát được biểu chứng, ngoại cảm hay không. Trung, đặt tay vừa phải có thể quan sách được sự biết hóa về cơ năng của Tỳ, Vỵ. Trầm, ấn nặng tay có thể quan sát được có lý chứng nội thương hay không. Thượng, chỉ bộ thốn. Hạ, chỉ bộ xích. Tả tức tay trái. Hữu tức tay phải. Khi xem mạch chẳng những phải so sánh trên, dưới (thượng, hạ) mà còn phải cùng đối chiếu giữa tay trái và tay phải. Vận dụng thủ pháp “Thất chẩn” để quan sát tình hình của bệnh, tìm ra nguyên nhân của bệnh. Làm như vậy là tương đối toàn diện đối với quan sát và phân tích tật bệnh.
Trong pháp xem mạch còn có điều gọi là “Cửu hậu”. Tức là ba bộ thốn, quan, xích, mỗi khi xem một bộ, đều phải qua ba thủ pháp: ấn nhẹ tay để lấy mạch phù, ấn hơi nặng tay để lấy mạch trầm. Mỗi khi dùng một thủ pháp, đều phải quan sát kỹ lưỡng đến nhịp đập của mạch 5 lần trở lên. Một tay chia làm ba bộ: Thốn, quan, xích. Mỗi bộ lại chia làm ba hậy phù, trung, trầm “ba ba là chín” (tam tam đắc cửu). Đó gọi là cửu hậu. Chữ hậy ở đây có nghĩa là quan sát kỹ lưỡng cẩn thận.

Nguyên văn                       Phiên âm

寸  厚 胸 上                    Thốn hậu hung thượng
关 厚 膈 下                     Quan hậu cách hạ
尺 厚 于 脐                     Xích hậu vu tề
下 之 根 胯                     Hạ chi căn khóa
左 脉 候 左                     Tả mạch hầu tả
右 脉 候 右                     Hữu mạch hầu hữu
病 随 所 在                     Bệnh tùy sở tại
不 病 者 否                      Bất bệnh giả phủ

Dịch nghĩa:
Thốn từ ngực lên
Quan từ cách xuống
Xích đi từ rốn
Xuống đến gót chân
Mạch trái xét trái
Mạch phải xét phải
Bệnh theo cùng mạch
Không bệnh, bình thường

Dịch theo lời giải:
Đoạn này nói về quan sát bệnh biến toàn thân từ “Thốn khẩu”.
Phương pháp quan sát bệnh biến toàn thân ở “thốn khẩu” là: Phàm bệnh từ hung cách (vùng ngực) trở lên đến đỉnh đầu đều có thể quan sát ở “bộ thốn”. Phàm bệnh từ hung cách xuống đến rốn, đều có thể quan sát ở “bộ quan”. Phàm bệnh từ rốn xuống, đến gót chân, đều có thể quan sát ở “bộ xích”. Bệnh biến ở nửa người bên trái vẫn có thể quan sát từ ba bộ của tay trái. Bệnh biến ở nửa người bên phải vẫn cơ thể quan sát từ ba bộ của tay phải. Cho nên có thể nói: “trên quan sát ở trên, giữa quan sát ở giữa, dưới quan sát ở giữa, dưới quan sát ở dưới, trái quan sát bên trái, phải quan sát bên phải”, cũng có nghĩa là một bộ phận nào đó có bệnh, thì nhịp mạch đập phản ánh một cách tương ứng trên một bộ vị nào đó ở thốn khẩu. Nếu một bộ phận nào đó không có bệnh biến, tương ứng như vậy, nhịp mạch đập của bộ vị nào đó ở thốn khẩu cũng biểu hiện bình thường, không hề phát sinh biến hóa nào. Ví dụ: Sườn bên trái đau thì mạch quna ở tay trái liền biểu hiện huyền hoặc khẩn, đó chính là “bệnh theo cùng mạch”. Sườn bên phải bình thường thì mạch quan ở tay phải cùng không có sự biến hóa không bình thường, tức là “bất bệnh giả phủ” (không có bệnh thì mạch bình thường không có gì thay đổi, và ý nghĩa của “bất” (không) là như vậy).

III. NGŨ TẠNG BÌNH MẠCH (MẠCH BÌNH THƯỜNG CỦA NĂM TẠNG)

Nguyên văn                       Phiên âm

浮 为 心 肺                     Phù vi tâm phế
沈 为 肾 肝                     Trầm vi thận can
脾 胃 中 珠                     Tỳ vị trung châu
浮 沈 之 间                     Phù trầm chi gian
心 脉 之 浮                     Tâm mạch chi phù
浮 大 柔 散                     Phù đại nhu tán
肺 脉 之 浮                     Phế mạch chi phù
浮 涩 而 短                     Phù sáp nhi đoản
肝 脉 之 沈                     Can mạch chi trầm
沈 而 长 弦                     Trầm nhi trường huyền
肾 脉 之 沈                     Thận mạch chi trầm
沈 实 柔 软                     Trầm thực nhu nhuyễn
脾 胃 脉 来                     Tỳ vị mạch lai
总 宜 和 缓                     Tổng nghi hòa hoãn
命 门 元 阳                     Mạch môn nguyên dương
两 尺 同 踹                     Lưỡng xích đồng đoán

Dịch nghĩa:
Phù là tâm phế
Trầm là thận can
Tỳ vị ở giữa
Phù trầm trung gian
Phù của mạch tâm
Phù đại mà tán
Phế mạch mà phù
Phù sáp và đoản
Trầm của mạch can
Trầm mà trường huyền
Mạch thận mà trầm
Trầm thực và nhuyễn
Còn mạch vỵ tỳ
Vẫn nên hòa hoãn
Mệnh môn nguyên dương
Hai xích cùng đoán

Dịch theo lời giải:
Đoạn này nói về sự biểu hiện khác nhau của mạch tượng bình thường trong ngũ tạng.
Mạch tượng bình thường của ngũ tạng đều có thể thông qua ba hậu: phù, trung, trầm để quan sát. Bộ phù có thể quan sát tâm và phế, bộ trầm có thể quan sát thận và can. Giữa phù với trầm cũng chính là trung bộ có thể quan sát tỳ và vỵ. Song điều này cũng chỉ nói từ cái chung thôi, nếu phân tích kỹ, còn có chỗ khác nhau. Phù của mạch tâm,trong cái phù thấy rõ đại mà tán, tức là đầu ngón tay ấn hơi mạnh, mạch chạy thô đại (to); ấn mạnh hơn chút nữa thì thấy mạch đại mà nhuyễn tán (khuếch khoát đại nhuyễn tán). Phù của mạch phế, trong cái phù thấy rõ sáp (rít) mà đoản, tức là đầu ngón tay hơi ấn mạnh thì thấy nhịp đập của mạch có cảm giác trệ sáp; ấn mạnh hơn một chút nữa càng thấy rõ mạch có cảm giác đoản súc (ngắn mà dồn dập). Mạch can xuất hiện trầm, chẳng những mạch cho thấy hơi trường( dài), mà còn có mạch tượng huyền sức căng hơi lớn. Mạch thận cũng xuất hiện trầm, trong có cảm giác mạnh thực kiêm nhuyễn hoạt. Còn về mạch tượng của tỳ vỵ, vẫn cứ không nhanh không chậm (vừa phải), hòa hoãn là hơn cả.
Ở đoạn hai của “Bộ vị, phương pháp chẩn mạch” phần 2 đã nói: “Thận và Mệnh môn ở hai bộ xích”, tức là quan sát thận ở bộ xích bên trái (tả xích), quan sát Mệnh môn ở bộ xích bên phải (hữu xích). Nhưng kinh nghiệm của những thầy thuốc đời sau cho rằng: bộ vị (vị trí) của Mệnh môn ở giữa hai quả thận, về đại thể tuy có chia ra trái, phải, song trên thực tế, sự biến hóa thịnh suy của nguyên dương trong Mệnh môn, đều có thể phán đoán ra được ở cả hai bộ xích trái và phải.

Nguyên văn                       Phiên âm

春 弦 夏 洪                     Xuân huyền hạ hồng
秋 毛 冬 石                     Thu mao đông thạch
四 季 和 缓                     Tứ quý hòa hoãn
是 味 平 安                     Thị vị bình mạnh
太 过 实 强                     Thái quá thực cường
病 生 于 外                     Bệnh sinh vu ngoại
不 及 虚 微                     Bất cập hư vi
病 生 于 内                     Bệnh sinh vu nội
四 时 百 病                     Tứ thời bách bệnh
胃 气 为 本                     Vị khí vị bản
脉 贵 有 神                     Mạch quý hữu thần
不 可 不 沁                     Bất khả bất thấm

Dịch nghĩa:
Xuân huyền hạ hồng
Thu mao đông thạch
Bốn mùa hòa hoãn
Là mạch bình thường
Quá ư thực cường
Bên ngoài sinh bệnh
Hư vi bất cập
Bệnh phát ở trong
Bốn mùa trăm bệnh
Vị khí làm gốc
Mạch cốt có thần
Phải nên xem kỹ

Dịch theo lời giải
Đoạn này nói về mạch bình thường trong 4 mùa.
Khí hậu thay đổi cuả bốn mùa trong 1 năm có ảnh hưởng nhất định đối với cơ thể con người ta. Để thích ứng với điều này, cơ năng sinh lý của con người phải luôn luôn tiến hành điều tiết để duy trì sức khỏe. Tác dụng điều tiết này cũng được phản ánh đầy đủ nhu thế trên nhịp đập của mạch.
Dương khí mùa xuân dần dần bốc lên, sức căng của mạch đập hơi mạnh một cách tương ứng, do đó thấy mạch huyền. Khí hậu của mùa hạ viêm nhiệt, nhịp đập của mạch đi về tràn đầy sung sức một cách tương ứng, do đó thấy mạch hồng. Dương khí mùa thu dần dần suy giảm, nhịp đập của mạch cũng khinh hư phù nhuyễn một cách tương ứng, do đó thấy mạch mao. Khí hậu mùa đông giá lạnh, nhịp đập của mạch chìm lặn có lực một cách tương ứng, do đó thấy mạch thạch. Bốn mùa trong một năm, dù có thấy mạch huyền, mạch hồng, mạch mao, mạch thạch, chỉ cần kèm theo mạch khí hòa hoãn thì điều này chứng tỏ sự phản ánh của cơ thể khỏe mạnh, mạch tượng bình thường. Trái lại, trong mạch đập khác nhau của mạch hồng, huyền, mao, thạch, đều xuất hiện tình hình thái quá mà mạch thực, nói chung là bệnh biến của ngoại cảm, tà khí hữu dư. Nếu trong các mạch huyền, hồng, mao, thạch xuất hiện mạch khí hư nhược tế vi (nhỏ yếu) thì phần nhiều là bệnh biến của nội thương, thuộc về chính khí bất túc. Tóm lại, bất luận xem mạch bốn mùa cũng được, hoặc các bệnh tật khác cũng được, điều căn bản nhất là phải xem trong nhịp đập của mạch có còn vị khí hay không.
Trong mạch có “vị khí”, tức là mạch đập “có thần”. Cái gọi là “có thần” chính là mạch đập hòa hoãn. Ví dụ: mạch tuy vi nhược nhỏ yếu nhưng nhịp đập vẫn đều đặn nhịp nhàng, thì đó gọi là có thần, có vị khí, điều này chứng tỏ chính khí của cơ thể vẫn tồn tại, bệnh biến tuy nặng nhưng vẫn dễ chữa. Nếu mạch đập không có thần, không có vị khí, chứng tỏ chính khí đã suy kiệt đến cực độ, cần phải chú ý nhiều hơn, không được coi thường, sơ suất.

Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ


Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ (Bộ Y tế)
(kèm theo thông tư số 08/1999-TT-BYT,ngày 04 Tháng 05 Năm 1999)

I.Triệu Chứng :

Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuât hiện:
Cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi…), tiếp đó có các biểu hiện sau:
- Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay,phù Quincke.
- Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được.
- Khó thở (kiểu hen,thanh quản), nghẹt thở.
- Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ.
- Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê.
- Choáng váng, vật vã, giẫy giụa, co giật.

II .Xử Trí:

A.Xử trí ngay tại chỗ:

1. Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi…)
2. Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.
3. Thuốc: Adrenaline thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.
*Adrenaline dung dịch 1/1.000, ống 1ml =1mg, tiêm dưới da ngay sau khi với liều như sau:
+1/2-> 1 ống ở người lớn, không quá 0.3ml ở trẻ em (ống (1ml) + 9ml nước cất = 10ml sau đó tiêm 0.1ml/kg). hoặc Adrenaline 0.01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn.
Tiếp tục tiêm Adrenaline liều như trên 10 – 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10 – 15phút/ lần (nằm nghiêng nếu có nôn).
Nếu sốc quá nặng đe doạ tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quảnhoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.

B. Tuỳ theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau:

1. Xử trí suy hô hấp:

* Thở ôxy mũi, thổi ngạt.
* Bóp bóng Ambu có oxy.
* Đặp nội khí quản, thông khí nhân tạo -> Mởkhí quản nếu có phù thanh môn.
*Truyền tĩnh mạch chậm : Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc Terbutaline 0,2 microgam/kg/phút.
Có thể dùng: Terbutaline 0.5mg, 01 ống dưới da cho người lớn và 0,2ml/10kg ở trẻ em. Tiêm lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở.

2. Thiết lập đường truyền tĩnh mạch:

Adrenaline để duy trì huyết áp bắt đầu bằng 0.1microgam/kg/phút điều chỉnh tốc độ theo huyết áp (khoảng 2mg Adrenaline/giờ cho người lớn 55kg).

3.Các thuốc khác :

* Methylprednisolon 1- 2mg/kg/4giờ hoặc Hydrocortisone.
* Hemisuccinate 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở cấp cơ sở). Dùng liều cao nếu sốc nặng (gấp 2- 5 lần).
* Natriclorua 0.9% 1- 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em.
* Diphenhydramine 1- 2mg tiêm bắp hay tĩnh mạch.

4. Điều trị phối hợp :

* Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hoá
* Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

Chú ý:

* Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định.
* Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi.
* Nếu huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenaline, thì có thể truyền thêm huyết tương, albumin (hoặc máu nếu mất máu) hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có.
* Điều dưỡng có thể dùng Adrenaline dưới da theo phác đồ khi bác sỹ không có mặt.
* Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dung thuốc cần thiết.

NỘI DUNG HỘP THUỐC CẤP CỨU CHỐNG SỐC PHẢN VỆ
( Kèm theo thông tư số 08/199- TT – BYT, ngày 04 tháng 05 năm 1999)

Các khoản cần thiết trong hộp chống sốc (tổng cộng : 07 khoản )

1. Adrenaline 1mg – 1mL 2 ống
2. Nước cất 10 mL 2 ống
3. Bơm tiêm vô khuẩn (dùng một lần):
10mL 2 cái
1mL 2 cái
4. Hydrocortisone hemusuccinate 100mg hoặc Methyprednisolon
(Solumedrol 40mg hoặc Depersolon 30mg 02 ống).
5. Phương tiện khử trùng(bông, băng, gạc, cồn)
6. Dây garo.
7. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ

24 tháng 11 2013

Thiền Tứ niệm xứ và giấc ngủ


      Từng giây, từng phút, tâm ta luôn thu nhận sự tác động của ngoại cảnh tác động tới cơ thể chúng ta, và cả những duyên khởi phát ra từ tâm ta theo ý thức hoặc vô thức. Những tác động từ bên ngoài ( âm Thanh, ánh sáng, hình ảnh, ánh mắt, nụ cười, mùi vị, cảm giác, vi khuẩn, vi rút xâm nhập, ô nhiễm môi trường xâm phạm, tà khí xâm nhập ... )  hay những duyên khởi trong tâm theo vô thức hoặc có ý thức ( vui, mừng, giận, lo, buồn, thương, sợ, hãi, ý tưởng bất chợt, suy nghĩ hoang tưởng, tà nhập... )  tất cả bao vây quanh tâm ta, điều khiển trí óc ta và rồi hằn ghi lên não bộ của chúng ta, cơ thể chúng ta, cho chúng ta những miền ký ức của riêng mỗi người. Nói theo từ nhà Phật thì đó chính là sự tạo nghiệp.
   Mỗi người có nghiệp khác nhau và nghiệp được tạo thành có sự dẫn dắt của duyên khởi vô thức, có sự pha lẫn của ý thức hiện tại, dù theo khía cạnh tốt hay xấu, nhân tính hay bất nhân ... chúng ta vẫn tạo ra và sống trong nghiệp của chính mình. 
   Vậy có lúc nào chúng ta không tạo nghiệp không ? .... Với những hiểu biết hạn hẹp của bản thân mình, tôi mạnh dạn đưa ra những kiến giải hầu xin ý kiến thỉnh giáo của quý vị bạn đọc để chúng ta cùng nhau nhận diện vấn đề, âu là mục đích cuối cùng không ngoài việc tìm kiếm sự lợi lạc cho sức khỏe về thể chất và sự bình an trong tâm hồn của mỗi người. 
   Trước hết là câu hỏi có lúc nào chúng ta không tạo nghiệp không ? Xin thưa rằng có, đó là khi ta ngủ. Với một giấc ngủ sâu, không mộng mị, trong điều kiện phù hợp với cơ thể,  chúng ta có được sự tĩnh lặng, hư không gần như tuyệt đối về tất cả những tác động của ngoại cảnh, nội tâm đến tâm của chúng ta. Hồ Chủ Tịch từng viết: " khi ngủ thì ai cũng lương thiện, tỉnh dậy mới hay kẻ dữ hiền ". Đây là câu thơ thật sâu sắc của Bác về cảm nhận con người cũng như nhìn nhận con người theo triết lý của nhà Phật. Trong mỗi con người luôn có cái nhân tâm và hãy hình dung khi ngủ thì người ta trở về với chính tâm tĩnh lặng, không tạo nghiệp, không bám đuổi theo nghiệp.
   Nhưng khi ta thức ( không ngủ ) thì sao ?    Hãy xem xét theo khía cạnh  khoa học của thiền Tứ niệm xứ là dùng ý trí của mình để dõi theo sự chuyển động không ngừng của cái tâm chính mình và niệm những hình ảnh, ý tưởng, duyên khởi hiện lên trên đường tâm gặp phải. Khi ý trí ta được rèn luyện đạt đến việc niệm song hành với sự dẫn dắt của tâm thì về lý thuyết là tâm sẽ không ghi lại được hình ảnh, sự kiện, ý tưởng và duyên khởi nào nữa ... Và khi đó là thời điểm nghiệp không được tạo ra. Đồng nghĩa với một giấc ngủ bình an.
  ( Ở khía cạnh này chúng ta đang phân tích, cảm nhận tác động của thiền Tứ niệm xứ với tâm. Một khía cạnh khác của thiền là tác động với thân, mời quý vị đọc tiếp ở các phần viết về thiền phật chữa thân bệnh trong thư mục THIỀN PHẬT CHỮA BỆNH của blog ! )

06 tháng 11 2013

Tiết học xoa bóp bấm huyệt !!!




Những phương thuốc kỳ lạ của Tuệ Tĩnh - Tịch cốc


PHƯƠNG THUỐC TỊCH CỐC NHỊN CƠM KHÔNG ĐÓI



Phương thuốc này được in tại trang 219 và 220 trong quyển Tuệ Tĩnh toàn tập của nhà xuất bản Y học ( tái bản lần thứ 5 nộp lưu chiểu quý IV năm 2010 )  với nội dung như sau:



" Nước lụt, đại hạn và sâu keo đời nào mà không có, nhân dân gặp phải tai nạn ấy thì hết của xiêu nhà, thiệt mình, bỏ con, cho nên người  đời không thể không biết phương thuốc này:
Đậu đen 5 đấu, xát sạch, đồ 3 lần, bỏ vỏ. Mè đen 3 đấu, ngâm nước một đêm, cũng đồ 3 lần, xát vỏ. Đều giã nát, nắm thành từng cục to bằng nắm tay, bỏ vào chõ mà đồ từ 8 giờ tối đến 12 giờ đêm, 4 giờ sáng sau nhắc chõ ra. 12 giờ trưa đem phơi khô rồi tán nhỏ, ăn bột khô đến no thì thôi, kiêng không ăn qua một thứ gì khác. Ăn no lần thứ nhất được 7 ngày không đói, ăn no lần thứ hai được 49 ngày không đói, ăn no lần thứ ba được 300 ngày không đói, ăn no lần thứ tư được 2400 ngày không đói, sau không cần ăn nữa mà vĩnh viễn không đói. Không kể trẻ, già, cứ theo phép mà ăn thì người mạnh khỏe, da dẻ đỏ tươi, lâu ngày không khô héo. Nếu khát nước thì nghiền mè đen sắc nước mà uống, thì lại nhuận được tạng phủ. Nếu muốn ăn lại được các vật thì dùng hột quy 3 vốc, nghiền nát, sắc nước để nguội uống với thuốc, uống như vậy rồi thời tửu sắc hay ăn uống các thứ khác đều không hại gì "

Khi đọc đi đọc lại phương thuốc này tôi luôn tự mình đặt ra một câu hỏi rằng tại sao một phương thần dược như vậy mà ở đời nay không thấy ai áp dụng và công bố hoặc có một đề tài nghiên cứu chuyên sâu nào ? Phải chăng là sự hoang đường chen lấn với những bài thần dược của thiền sư Tuệ Tĩnh do người đời viết ra rồi gán ghép vào tập "Nam dược thần hiệu " ?


02 tháng 11 2013

Thanh lọc tâm từ thiền quán ( bài 4 )




( viết tiếp Thanh lọc tâm từ thiền quán ) ... đến đây việc thực hiện thiền quán có lẽ chia thành nhiều ngả rẽ khác nhau. Riêng với bản thân tôi, đã tự thực hiện và chiêm nghiệm trong một quãng thời gian dài, nhận thấy khi ta dùng trí của mình để đuổi theo sự dẫn dắt của tâm mãi như vậy thì dần dần các biến động tác động lên tâm ta sẽ chỉ kịp loé lên trong tâm tưởng đã được chúng ta niệm và quán sát, lúc này tâm có xu hướng quay về theo dõi sự động tĩnh của hơi thở nhiều hơn. Lúc đầu khi cảm nhận thấy điều này tôi chưa cảm nhận được ngã rẽ của bước sơ khai hành thiền này bởi thường thì khi thiền đến mức rất là sơ khai ban đầu này là tôi nghĩ rằng thôi mình tạm dừng việc thiền quán ở đây đã, mặt khác thì bản thân việc tự tìm hiểu, học hỏi cũng chưa thấy được con đường tiếp theo thực hiện như thế nào.
Việc dừng công việc thiền quán ở đây trong một thời gian dài cũng thật có ích cho tôi, bởi khi kéo dài mức độ này thì tôi nhận thấy mình đã tìm thấy một tâm trí bình an hơn, đặc biệt là sự tĩnh tâm ở trạng thái thiền này giúp tôi có thể kiểm soát tốt được chứng mất ngủ đã kéo dài mấy năm nay ... nhờ duyên may nơi Phật Pháp tôi 
vẫn tiếp tục thực hiện thiền quán, và một lần tự nhận thấy rằng khi mình thiền quán rồi chìm vào giấc ngủ là một ngã rẽ của hành thiền, còn con đường dài phía trước đầy bí ẩn của " Con đường xưa " vẫn thênh thang thúc giục ta dấn bước ... 
Mơi quý vị xem tiếp tại đây 

25 tháng 10 2013

Long hỏa với bát vị thang và lục vị thang

" Long hỏa sợ âm hàn mà bốc lên gây thương tiện, phiền nóng , hầu khô, họng đau, má hồng, mắt đỏ ( hơi giống chứng thủy suy hỏa bốc ) thì dùng BÁT VỊ THANG để ôn thận, dẫn hỏa quy nguyên. Nếu dùng lục vị thang là bổ thủy nữa thì dương hỏa tuyệt diệt dẫn tới nguy vong. Thủy thực hư thì có chứng uống nước dữ ...! " ( Hải Thượng Y tông tâm lĩnh trang 420, quyển 1 )

24 tháng 10 2013

Dụng cụ bấm huyệt dành cho người bệnh đau lưng tự trị bệnh cho mình ( phiên bản tự chế TMHTC01 )


Đây là phiên bản tự chế TMHTC01 áp dụng cho bấm các huyệt vùng lưng ( huyệt kép đối xứng qua cột sống, còn gọi là các huyệt du ) và áp dụng cho các huyệt đơn ở các vùng khác của cơ thể để trị nhứng bệnh có liên quan.


Có thể dành cho bệnh nhân tự bấm huyệt cho mình ở vùng lưng và các huyệt đơn ở các vùng khác hoặc dùng cho người nhà bệnh nhân sử dụng chữa cho bệnh nhân tại nhà một cách thuận tiện, hiệu quả.

Các chi tiết và cách sử dụng sẽ được hoàn thiên dần theo từng phiên bản nâng cao cho các bài xoa bóp, cho từng bệnh cụ thể.
Trước mắt áp dụng bấm huyệt cho người bị đau lưng do lạnh, do khí trệ huyết ứ, do thận hư, bệnh nhân đau dây thần kinh hông to ( thần kinh tọa ) do lạnh, do huyết ứ, can thận âm hư. Hoặc bấm các huyệt để chữa một số bệnh như các huyệt a thị huyệt, giáp tích, phong trì, kiên tỉnh, tam âm giao, ...,  nâng cao thể trạng cơ thể phòng chống bệnh tật như túc tam lý, huyết hải...

 Bấm huyệt huyết hải


Bấm huyệt túc tam lý

Tiết học châm cứu - điện châm



18 tháng 10 2013

Chứng chân hàn giả nhiệt và chứng chân nhiệt giả hàn

Tóm lược và rút gọn từ quan điểm của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác như sau:
- Chứng dưong thịnh cách âm ( chân nhiệt giả hàn ): Dương quá thịnh dồn đuổi âm ra ngoài gây chứng chân nhiệt giả hàn. Cho uống nước lạnh thử, nếu muốn uống, uống xong thấy khoan khoái, dễ chịu là giả hàn, thời lúc đó dùng thuốc hàn để trị sẽ khỏi. Nếu thấy lưỡi khô ráo và nhám là nhiệt ở vị.
( HTLO YTTL trang 179 - 180 quyển 1 tập 2 )
- Chứng âm thịnh cách dương ( chân hàn giả nhiệt ): Âm quá thịnh ngăn cản khí dương, gây chứng mặt, mắt đều đỏ, môi lưỡi rộp nứt, bụng đầy, hư cuồng ( có vẻ cuồng ), giả ban ( giống ban ), khoa tay múa chân, nói năng lẫn lộn. Nếu dùng thuốc tả sẽ nguy ( tả ở đây hiểu là tả cái nhầm gọi là thực dương ) / ( HTLO YTTL trang 182 quyển 1 tập 2 ). Tương tự trên ta cho uống thử bằng nước lạnh, nếu thấy không ưa hoặc không uống mấy, hoặc uống vào thổ ra ngay, thời lúc đó dùng thuốc ôn dược để điều trị. Lưu ý có trường hợp rêu lưỡi đen mà thuộc về hàn thì tất lưỡi không nổi gai và trong miệng nhuận ướt / ( HTLO YTTL trang 179  quyển 1 tập 2 )

28 tháng 9 2013

Thanh lọc tâm từ thiền quán ( bài 3 )




    ...và bây giờ chúng ta tiếp tục dòng chảy dẫn hướng của tâm để thiền quán. Như đã mô phỏng ở bài trước, ta ( có thể hiểu là trí của ta ) bám sát luồng dẫn hướng của tâm để niệm, ngày một nhanh hơn, tinh tế hơn và nhạy cảm với từng biến đổi nhỏ của tâm. Đôi lúc tự mình cảm nhận, động tác này như là cách ta đang cho một cuốn băng ghi âm và hình ảnh quay dần chậm lại để một lúc nào đó gần như dừng lại, tức là ta với tâm ta đã song hành, và tưởng tượng rằng từ thời điểm đó sẽ không có những ký ức được hình thành tiếp trong bộ nhớ của trí não ta ( hay tâm sẽ không tạo nghiệp nữa vậy ). Những dẫn dắt từ cảm nhận, tưởng tượng và thực hành thiền quán như vậy cho chúng ta một nhận thức sơ bộ ban đầu việc hành thiền theo Tứ niệm xứ như là một môn khoa học thực hành để thanh lọc tâm, thoát mọi khổ đau ... 
Mời quý vị xem tiếp tại đây

Thành phần và sự chuyển hóa của máu

Ống mạch ra vào phổi

19 tháng 9 2013

Thanh lọc tâm từ thiền quán ( bài 2 )

   Hãy chọn tư thế thoải mái nhất cho thực hành thiền quán ở mức độ sơ khai, mức độ của sự nhận biết thực trạng cái tâm ta đang chuyển động không ngừng dẫn hướng vô thức cho dòng suy nghĩ của ta.
Chúng ta bắt đầu quán sát hơi thở của chính mình bằng việc niệm theo từng hơi thở. Khi ta hít vào, lồng ngực căng dần lên ... trong đầu ta đọc thầm là " phồng "... rồi khi ta thở ra lồng ngực xẹp dần xuống, đọc thầm là " xẹp " ... Cứ như vậy đến một lúc nào đó tự ta thấy tâm không chú ý vào việc quán sát hơi thở này nữa, có quá nhiều thứ để quyến rũ tâm ta theo dõi và ghi nhận, ta cần theo sát ngay diễn biến chuyển hướng này của tâm để niệm từ cho kịp. Ví dụ: tiếng gà gáy vang lên, dứt ngang chuỗi quán sát hơi thở khiến tâm ta lắng nghe nó, ta chuyển sang niệm từ"gà gáy,gà gáy, gà gáy... " rồi một lúc tâm ta lại chuyển sang suy nghĩ về công việc ta đang làm dở dang ở cơ quan, ta chuyển sang từ " công việc, công việc, công việc ...." ... bỗng dưng ta rơi vào một khoảng trống vô thức và tự cảm nhận thấy mình đang thở đều đặn, ta lại niệm " phồng...xẹp...phồng... xẹp "...
   Cứ như vậy, ta với tâm ta đuổi nhau. Một bên dẫn dắt, một bên bám sát và thống kê, điểm trống vắng không có sự dẫn hướng là ta quay về niệm hơi thở của mình ... đuổi hoài, đuổi mãi ta bắt đầu nhận thấy những điều ta suy nghĩ, những sự vật quanh ta chuyển biến không ngừng. Ở đây đã manh nha cho ta một điều của người cảm nhận đạo khi hành thiền là tất cả đều vô thường. Tất cả sự vật, suy nghĩ, ước muốn, khổ đau,... trong ta hay tác động vào ta đều luôn chuyển biến không dừng. Khi chúng ta đuổi theo sự dẫn dắt của tâm, chúng ta không dấn thân sâu vào sự hằn in của tâm trí về những điều tâm ta dẫn hướng mà ta chỉ quán sát và niệm (như một hình thức thống kê ) như vậy về mặt nhất thời đã giảm bớt những suy nghĩ ám ảnh quá sâu vào một vấn đề, nhưng mặt khác còn quan trọng hơn là việc ta sẽ đuổi kịp và định tâm  ...
Mời quý ví xem tiếp bài viết tại đây