19 tháng 8 2021

TIỂU SÀI HỒ THANG



Xuất xứ:             Thương hàn luận

Thành phần:

Sài hồ:                12g

Nhân sâm:           9g

Sinh khương:      9g

Bán hạ:               9g

Hoàng cầm:        9g

Chích cam thảo: 9g

Đại táo:              4 quả

Cách dùng:        Sắc nước uống

Công hiệu:        Hòa giải thiếu dương

Chủ trị:             Bệnh khi tà khi xâm nhập vào kinh thiếu dương ( sau một số ngày tà khí xâm nhập qua phần biểu và do không chữa trị kịp thời, đúng cách chúng bắt đầu xâm nhập vào phần lý ) , khi hàn khi nhiệt ( hàn nhiệt vãng lai ), lồng ngực và sườn đầy tức, trầm lặng không muốn ăn uống, tâm phiền buồn nôn, miện đắng, yết họng khô, hoa mắt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch huyền.

Phân tích bài thuốc:

- QUÂN: Sài hồ làm tà ở kinh thiếu dương thấu ra ngoài 

- THẦN: Hoàng cầm sơ tiết uất nhiệt ở kinh thiếu dương ra ngoài

- TÁ VÀ SỨ: Đẳng sâm, đại táo, cam thảo ích khí điều trung, phù chính khu tà / Bán hạ, Gừng chữa nôn mửa, không muốn ăn

Bài thuốc này là chủ phương để hòa giải thái dương. Khí chất của sài hồ là thuốc nhẹ, vị đắng rất ít, có thể làm tan uất trệ của thiếu dương. Hoàng cầm thì đắng mà hàn, khí vị tương đối nặng, có thể thanh nhiệt ở ngực bụng, trừ được phiền đầy. Sài hồ và hoàn cầm cùng sử dụng như là quân và thần có thể giải tà nửa biểu nửa lý của thiếu dương. Bán hạ, sinh khương thì điều lý vị khí, giáng nghịch, cầm nôn mửa. Nhân sâm, chích cam thảo, đại táo ích khí hòa trung, phù chính khu tà. Bài thuốc này dùng cả hàn ôn, thăng giáng cùng điều hòa phối hợp, có tác dụng sơ lợi tam tiêu, điều hòa tới cả tận trên dưới, truyền thông cả trong ngoài, hòa sướng khí cơ.

Gia giảm: 

 Nếu trong ngực khó chịu mà không nôn ra được thì bỏ bán hạ, nhân sâm và thêm qua lâu thực

Miệng khát thì bỏ bán hạ, thêm một ít nhân sâm và qua lâu căn

Trong bụng có đau thì bỏ hoàng cầm và thêm thược dược

Dưới sườn đầy cứng thì bỏ đại táo và thêm mẫu lệ

Cảm giác đập mạnh ở vùng thượng vị, khó tiểu tiện thì bỏ hoàng cầm thêm phục linh

Không khát mà bên ngoài hơi nóng thì bỏ nhân sâm thêm quế chi

Bị ho thì bỏ nhân sâm, đại táo, sinh khương thêm vào ngũ vị tử, can khương.

Lưu ý: 

Không dùng khi bệnh nhân phạm phải càm mạo và tà khí còn ở phần biểu hoặc đã ở phần lý

Không nên dùng cho những người âm dương, khí huyết suy kém có các chứng hư hàn, tiêu hóa kém, mệt mỏi nhiều ngày.



15 tháng 8 2021

Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-COV-2


BỘ Y TẾ

-------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3646/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 31 tháng 07 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ NGƯỜI NHIỄM SARS-COV-2

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2020 về việc công bố dịch COVID-19;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2”.

Điều 2. “Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2” áp dụng trên phạm vi toàn quốc cho nhân viên y tế và các đối tượng khác được nhân viên y tế phân công đánh giá nguy cơ.

Điều 3. Giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh làm đầu mối, phối hợp với Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lý Môi trường Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi, giám sát việc triển khai Tiêu chí phân loại nguy cơ.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 5. Các Ông, Bà: Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Phó Thủ tướng CP. Vũ Đức Đam (để b/cáo);
- Bộ trưởng Nguy
n Thanh Long (để b/cáo);
- Các đ/c Th
 trưởng (để chỉ đạo);
- Cổng TTĐT Bộ Y tế, Trang TTĐT Cục QLKCB;
- Các đơn vị thuộc Bộ;
- Sở Y tế, Y tế các Bộ, ngành, CDC (để t/hiện);
- BV trực thuộc BYT và trường ĐH (để t/hiện);
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trường Sơn

 

TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ NGƯỜI NHIỄM SARS-COV-2 VÀ HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ BAN ĐẦU

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3646/QĐ-BYT ngày 31 tháng 07 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dịch bệnh COVID-19 đang bùng phát tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Bất kỳ nền y tế nào cũng phải chuẩn bị đối mặt với sự gia tăng số lượng người nhiễm SARS-CoV-2. Việc phân loại nguy cơ tốt sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực quá tải, lúng túng trong điều trị. Bên cạnh đó, việc phân loại đúng sẽ giúp xác định được các nhóm người nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ khác nhau, từ đó giúp xác định đúng nhu cầu điều trị, chăm sóc và hỗ trợ cho từng đối tượng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, đồng thời tiết kiệm nguồn lực của ngành y tế và xã hội. Chính vì vậy, việc xây dựng tiêu chí phân loại nguy cơ và hướng dẫn xử trí ban đầu là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

2. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG TIÊU CHÍ

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá nguy cơ của người nhiễm SARS-CoV-2 để xác định chính xác nhu cầu điều trị, trên cơ sở đó bố trí hợp lý người nhiễm SARS-CoV-2 vào các cơ sở điều trị phù hợp nhằm hướng tới sự hài lòng của người nhiễm SARS-CoV-2, tối ưu hóa nguồn lực và duy trì hoạt động phòng chống dịch hiệu quả.

2.2. Mục đích phân loại

1. Đánh giá được các nguy cơ cụ thể cho từng người bệnh.

2. Phân loại người bệnh theo mức nguy cơ đúng cách, nhanh chóng để đưa ra hướng xử trí phù hợp với từng mức nguy cơ tương ứng.

3. Phát hiện được những trường hợp người bệnh có nguy cơ diễn biến nặng để can thiệp kịp thời.

2.3. Nguyên tắc xử trí sau phân loại:

1. Lựa chọn cơ sở điều trị phù hợp đối với người nhiễm SARS-CoV-2 ở các mức độ nguy cơ khác nhau;

2. Bảo đảm thực hiện các biện pháp cách ly an toàn, triệt để, không có nguy cơ lây nhiễm cho các đối tượng khác;

3. Tuân thủ các hướng dẫn xử trí và điều trị nghiêm ngặt, giảm thiểu tối đa tình trạng người bệnh tiến triển nặng tại các cơ sở điều trị không phù hợp.

3. TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI NGUY CƠ VÀ XỬ TRÍ

STT

Màu và phân loại nguy cơ

Nội dung/ tiêu chí/ dấu hiệu

Xử trí

1

Xanh
Mức Nguy cơ thấp

Tuổi ≤ 45 tuổi và không mắc bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOẶC

Đã tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng COVID-19 trước ngày xét nghiệm dương tính ít nhất 12 ngày;

HOẶC

Sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, SpO2 từ 97% trở lên.

1. Chuyển đến cơ sở thuộc “Tầng 1 của tháp điều trị”, các cơ sở cách ly người nhiễm F0 tập trung, cơ sở thu dung điều trị COVID-19 ban đầu.

HOẶC

Chỉ định điều trị ngoại trú tại nơi cư trú được nhân viên y tế, chính quyền địa phương kiểm tra và xác nhận đủ điều kiện điều trị ngoại trú như biệt thự, nhà riêng, có người theo dõi...).

2. Yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tự theo dõi sức khỏe và thông báo tình trạng sức khỏe hằng ngày cho nhân viên y tế địa phương.

3. Hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3).

4. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

2

Vàng
Nguy cơ trung bình

Tuổi từ 46-64 tuổi và không mắc bất kỳ bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOC

Sức khỏe có dấu hiệu bất thường như sốt (từ 37,5 độ C trở lên), ho, đau họng, rát hng, đau ngc... (Phụ lục 2);

HOẶC SpO2 từ 95% đến 96%;

HOẶC

Tuổi ≤ 45 tuổi và mắc một trong các bệnh lý nền (Phụ lục 1).

1. Chuyển vào cơ sở thuộc “Tầng 2 của tháp điều trị”, các bệnh viện dã chiến thu dung, điều trị người bệnh COVID-19.

2. Trong thời gian chờ nhập viện, yêu cầu người nhiễm SARS-CoV-2 tiếp tục tự theo dõi sức khỏe; hướng dẫn liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3).

3. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

3

Da cam
Nguy cơ cao

Tuổi từ 65 tuổi trở lên và không mắc bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOẶC

Phụ nữ có thai;

HOẶC

Trẻ em dưới 5 tuổi

HOẶC SpO2 từ 93% đến 94%.

1. Chỉ định nhập viện càng sớm càng tốt, chuyển đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị COVID-19 nặng.

2. Hướng dẫn người nhiễm SARS-CoV-2 liên lạc ngay với nhân viên y tế khi có tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3).

3. Đánh giá lại mức độ nguy cơ hằng ngày, chuyển màu/mức nguy cơ phù hợp.

4

Đỏ
Nguy cơ rất cao

Tuổi từ 65 tuổi trở lên và mắc một trong các bệnh lý nền (Phụ lục 1);

HOC

Người bệnh trong độ tuổi bất kỳ đang trong tình trạng cấp cứu (Phụ lục 3);

HOẶC

SpO2 từ 92% trở xuống;

HOẶC

Người bệnh đang có tình trạng:

- thở máy

- đang có ống mở khí quản

- liệt tứ chi

- đang điều trị hóa xạ trị.

1. Chỉ định nhập viện ngay đến bệnh viện thuộc “Tầng 3 của tháp điều trị”, các bệnh viện điều trị COVID-19 nặng.

2. Xử trí tình trạng cấp cứu trước, trong và sau khi vận chuyển đến bệnh viện.

LƯU Ý:

Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, công tác thu dung và kết quả điều trị, ngành y tế từng địa phương có thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung phân loại nguy cơ nếu thấy cần thiết để có biện pháp xử trí người bệnh nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

Nhân viên y tế cần xử trí phân loại nhanh người nhiễm SARS-CoV-2, ưu tiên tất cả những người được phân loại mức “nguy cơ rất cao” được đưa đến cơ sở y tế phù hợp gần nhất. Trong trường hợp đang tiến hành phân loại nhưng người bệnh có tình trạng cấp cứu cần can thiệp ngay thì không tiến hành áp dụng các nội dung xử trí theo hướng dẫn trên mà tiến hành vận chuyển và bố trí giường điều trị tại các bệnh viện kịp thời cho người bệnh.

 

PHỤ LỤC 1 - CÁC BỆNH NỀN CÓ NGUY CƠ CAO

1. Đái tháo đường

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác

3. Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác)

4. Bệnh thận mạn tính

5. Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu

6. Béo phì, thừa cân

7. Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim)

8. Bệnh lý mạch máu não

9. Hội chứng Down

10. HIV/AIDS

11. Bệnh lý thần kinh, bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ

12. Bệnh hồng cầu hình liềm

13. Bệnh hen suyễn

14. Tăng huyết áp

15. Thiếu hụt miễn dịch

16. Bệnh gan

17. Rối loạn sử dụng chất gây nghiện

18. Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác

19. Các loại bệnh hệ thống

PHỤ LỤC 2 - CÁC DẤU HIỆU, BIỂU HIỆN NHIỄM SARS-COV-2

1. Ho

2. Sốt (trên 37,5 độ C)

3. Đau đầu

4. Đau họng, rát họng

5. Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi

6. Khó thở

7. Đau ngực, tức ngực

8. Đau mỏi người, đau cơ

9. Mất vị giác

10. Mất khứu giác

11. Đau bụng, buồn nôn

12. Tiêu chảy

PHỤ LỤC 3 - TÌNH TRẠNG CẤP CỨU

1. Rối loạn ý thức

2. Khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 < 94%

3. Nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút

4. Huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg

5. Bất kỳ dấu hiệu bất thường khác mà nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp cứu.



15 tháng 2 2021

Nhân thân tiểu thiên địa / phần 1

 


       1Mặt trời và ánh sáng chiếu rọi muôn nơi, ban phát nhiệt lượng và sự biển đổi dành cho sự sống 

Tạng tâm và hệ thống huyết mạch trong cơ thể con người ( hành hỏa)

        2- Cây xanh trên bề mặt trái đất, trong lòng biển cả ( thanh lọc không khí, tiêu hủy chất hữu cơ trong lòng đất, biến đổi cấu trúc không khí để sản sinh ôxy cho sự sống ...
Tạng can trong cơ thể con người - hành mộc

        3 - Đất, núi đồi  ( Bồi đắp hình non dáng núi, phân chia địa hình, hình thế cho vạn vật nương náu và phát triển.
Tạng tỳ - hành thổ

        4 - Không khí bao bọc trái đất 
Khí trong cơ thể con người

        5 - Nước bao phủ 3/4 trái đất, len lỏi trong những mạch ngầm trong lòng trái đất ( gột rửa, thanh lọc môi trường, phân hủy chất độc hại, lưu chuyển và cũng cấp dưỡng chất cho sự sống.  
Huyết, hệ bạch huyết và tạng thận ( hành thủy ) tỏa khắp cơ thể, đi đến từng tế bào 


Sự vận hành của trời đất: 
Mặt trời soi rọi ánh sáng tới muôn nơi trên trái đất mang  ánh sáng và nhiệt lượng đến từng ngõ ngách trên bề mặt trái đất như tạng tâm thúc đẩy huyết mạch mang ôxy và nhiệt lượng đến từng tế bào. Hoạt động của mặt trời là thiên định theo quy luật sinh khởi của vũ trụ, tâm cũng vậy, như một phần cài đặt mặc định cho nhịp đập con tim để vận hành cả một hệ thống huyết mạch. Ẩn sâu hơn trong hệ hoạt động cháy sáng của mặt trời là một quy luật của vũ trụ mà con người chưa khám phá được hết, cũng như đằng sau hoạt động mặc định của tim ( trong hệ thống tạng tâm ) là sự điều hành của những thực thể nào ? Não bộ, tâm thức, ... chúng ta cũng chưa giải đáp hết được. 
Như chúng ta biết sơ qua về cách vận hành của ánh sáng và năng lượng từ mặt trời lên bề mặt trái đất ở trên thì theo tôi, đó không phải là điều cốt lõi tạo lập lên nhiệt lượng bề mặt trái đất. Khi bạn ngồi trên máy bay ở độ cao khoảng 10km so với mặt biển,  nhìn các chỉ số thông báo trên máy bay bạn sẽ thấy nhiệt độ lúc đó khoảng -50độ C, lạ thật ! Và nhìn xuống dưới thấy mây bò lổm ngổm, chúng không bay lên cao được nữa vì đến cao độ 7-8km nhiệt độ đã giảm xuống còn 0 độ C, mây là hơi nước và chúng sẽ bị đóng băng hoặc đọng thành giọt mưa rơi xuống ( càng lên cao nhiệt độ càng giảm ). Cũng quan sát thấy nhiều vùng trên trái đất, mặc dù nắng chiếu chói chang, nhưng ở đó nhiệt độ đo ngoài trời vẫn dưới 0 độ C. Điều gì đã làm cho nhiệt độ trên bề mặt trái đất không tăng theo nhiệt độ từ ánh sáng mặt trời truyền xuống ?. 
Tất cả chúng ta đều biết trong lòng trái đất có nhiệt lượng rất cao, và mọi vật chất ở lõi của trái đất đều bị nóng chảy, thường gọi là dung nham trong lòng trái đất. Chỉ khi nào bề mặt khu vực nào đó của trái đất có liên kết yếu thì dòng dung nham này sẽ phun lên ( các núi lửa ). Dưới đáy biển sâu vạn dặm, ánh sáng và nhiệt lượng của mặt trời không thể truyền tới, lẽ ra nước biển đóng băng, nhưng không, lạnh giá và băng tuyết chỉ là trên bề mặt biển, còn dưới đáy biển thì nước vẫn không đóng băng. Những núi lửa dưới đay biển hoặc một cơ chế cấp nhiệt đã khiến nước không đóng băng ở đáy biển. Thật kỳ diệu, như là hệ thống tạo thân nhiệt 37độ cho cơ thể người vậy ( hỏa tiên thiên - mệnh môn hỏa). 
Sơ qua như vậy chúng ta cũng đã nhận ra rằng, nhiệt độ trên bề mặt trái đất phụ thuộc căn bản vào nhiệt lượng trong lòng trái đất. 
Vậy nhiệt lượng trong lòng trái đất là loại vật chất gì ? Nó sinh ra theo nguyên lý nào, cách thức hoạt động của nó ra sao ? Những gì tác động lên dòng nhiệt lượng này ? ( tia nào đó trong vũ trụ, lực hút trái đất, mật độ vật chất ở khu vực tâm trái đất, mặt trăng, biển, mặt trời, hoạt động của con người, các đứt gãy trên bề mặt trái đất... ).Cách nó tác động lên chuỗi cân bằng nhiệt của trái đất ( 4 mùa , vòng xích đạo, bắc cực, Nam Cực, hạn Hán, giá lạnh, nước biển dâng, thủy triều, enino, anina, bão, lốc, vòi rồng, núi lửa, động đất, ... ). Nó như phần nào, tạng nào, khái niệm nào trong cơ thể con người ? 
( còn tiếp ... mời độc giả có hứng thú đón đọc ) 

 

30 tháng 3 2020

Trà thảo dược đông xuân hạ

    Giới thiệu với quý vị cách tự chế một loại trà uống có tác dụng tốt cho tăng cường sức khỏe vào mùa đông, xuân, đầu hạ (ích khí cố biểu chỉ hãn )

Tên cổ phương: Ngọc Bình Phong tán 
Bước 1: chúng ta ra các quầy thuốc đông y hoặc các quầy thuốc của các bệnh viện YHCT lớn để mua các vị dược liệu cần dùng. Các vị dược liệu sẽ dùng ở đây là loại thông dụng trong đông y nên hầu hết các quầy thuốc đều có
 Bước 2: các tên dược liệu cần chọn và tỷ lệ khối lượng của vị dược liệu trong cấu trúc món trà
- Vị Hoàng Kỳ ( sinh Hoàng Kỳ ) với khối lượng chiếm 25%
 - Vị Bạch Truật ( sao vàng ) với khối lượng chiếm 50% món trà
 - Vị Phòng Phong ( phơi khô ) với khối lượng chiếm 25% món trà

 Bước 3: cho từng vị vào máy xay để xay vụn nhỏ các dược liệu. Lưu ý sinh Hoàng Kỳ và Phòng phong là các dược liệu rất dai nên xay hơi lâu, khi xay thành các sợi như sợi ruốc là ok cho món trà ( Nếu xay thành hạt mịn nhỏ thì có thể dùng mật để trộn các dược liệu và làm viên hoàn bằng đầu đũa dùng uống cũng tốt và tiện lợi )

 Bước 4: Trộn các dược liệu với nhau theo tỷ trọng đã nói ở trên.


 Bước 5: cho trà vào các túi lọc rồi cho vào ấm pha trà là ok.

Lưu ý:
Nếu dùng kiểu viên hoàn thì liều dùng khoảng 10-15g/ 3 lần/ ngày
Nếu dùng kiểu pha trà thì mỗi ngày pha ấm trà với khoảng 15-20g/ngày ( pha khoảng 3 nước để tránh bỏ phí bã trà )

12 tháng 2 2020

Phòng chống dịch bệnh theo cụ Lê Hữu Trác

       ( Đại dịch corona đang hoành hành, nhân tiện xem lại cuốn Hải Thượng y tông tâm lĩnh của cụ Lê Hữu Trác thấy có bài viết của cụ liên quan đến cách phòng chống dịch của người xưa bèn trích đăng lên đây để quý vị tham khảo ).
Bài thuốc đáng lưu ý của cụ Lê Hữu Trác được ghi trong “ Vệ sinh yếu quyết ca “ thuộc quyển Hải Thượng y tông tâm lĩnh:

“ Hễ khi ôn dịch phát ra
Dự phòng uống tỏi, bạc hà, lá thông
Nữ thanh, bục dục nên dùng
Lại hun Bồ kết, đàn hương trong nhà
Có dịch thì chớ lân La
Cần nên nút mũi khi ra ngoài đường
Dùng bông bọc tỏi, hùng hoàng
Khi thăm người bệnh lại càng không quên
Chuyện trò đối diện chớ nên
Về nhà tẩy uế mới yên trong lòng
Trong nhà người bệnh ở cùng
Chớ nên chung chạ đồ dùng phòng lây
Nhất là lao trái truyền thi
Đề phòng truyền nhiễm trường kỳ mới yên
....
Ngăn ngừa ôn độc phát ban
Thạch cao, nút áo, lá Chàm uống ngay
Thấp ôn tê mỏi chân tay
Đau lưng nghẹt mũi bệnh này ít lo
Cần nên mặc ấm ăn no
Uống đơn: Hương phụ, tía tô, Trần bì
Phong ôn phát sốt li bì
Cát căn, kinh giới uống thì cũng qua ... “




Lời bàn của tại hạ:
* Cặp đôi cát căn và kinh giới là hai vị thuốc giải biểu, phối hợp giữa tính ấm và mát. Kết hợp này giúp cơ thể bên trong thì thanh mát, bên ngoài thì khu trừ tà khí. Cát căn còn có tác dụng thư cân giúp người bệnh giảm đau mỏi cơ thể.
* Cặp ba thạch cao, nút áo, lá chàm là sự kết hợp các vị thuốc có tính thanh mát, đại hàn cùng tiêu giải độc. 
Theo sách " dược tính ca quát tứ bách vị " thì Thạch cao vị cay, ngọt, tính rất lạnh ( tân cam đại hàn ), thanh nhiệt ở khí phận, thực hỏa ở phế vị mà trừ phiền khát, kiêm giải nhiệt ở cơ biểu. Chứng thực nhiệt ở khí phận phế vị thì coi là vị thuốc được chọn đầu tiên.
Vị thuốc nút áo ( cây cúc áo ) theo sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi thì cây có vị cay, tê. ( không nói đến tính dược ), được dùng chữa các bệnh như đau đầu, chữa đau răng, khử khuẩn, các bệnh về họng và răng lợi.
Lá chàm ( chế ra vị thuốc thanh đại ): theo " dược tính ca quát tứ bách vị " thì vị mặn, tính hàn tác dụng thanh nhiệt tả hỏa, thường chữa huyết nhiệt phát ban, can nhiệt kinh phong, giải độc. Chủ trị nhiệt độc ở phần huyết.
Kết hợp 3 vị thuốc trên sẽ hạ nhiệt mạnh khi cơ thể bị tà khí tấn công sâu vào tạng phủ, đặc biệt giúp trị nhiệt độc phần huyết phận, khí phận giúp phế, tâm, can hồi phục, tiêu giải nhiệt độc ra khỏi cơ thể. 
Lưu ý: Chỉ dùng kết hợp ba vị thuốc này khi tà khí đã xâm nhập vào phần lý ở thể thực chứng, không được dùng khi tà khí đang ở phần biểu. Không dùng cho người có bệnh mạn tính (  tăng huyết áp, huyết áp thấp, tiểu đường, thận suy yếu, gut, tỳ vị hư hàn, dương hư, bẩm tố hoả tiên thiên suy yếu, suy giảm miễn dịch, suy yếu tuyến giáp… )
* Vị thuốc Hùng hoàng là vị thuốc có độc tố mạnh, theo sách " dược tính ca quát tứ bách vị " thì thuốc dùng cho ngoại khoa, chữa trị mụn nhọt, ghẻ lở, hắc lào, sâu bọ cắn, rắn rết căn, sát trùng ..., dùng với liều lượng cực nhỏ trong phạm vi nhỏ và thời gian ngắn để tránh nhiễm độc qua da, khuyến cáo không dùng cho người có thai. Theo Tây y thì Hùng hoàng chứa độc tố khuyến cáo không dùng.


12 tháng 9 2019

Duyên và nợ




Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng
Ai đó gặp ngang qua đời mình lại có những tâm tư níu kéo,
Còn ai đó dửng dưng không một chút lưu tâm.
Ai đó mình phải lụy nhờ hay cưu mang trợ giúp
Cõi nhân gian hôm nay sòng phẳng từng đồng cắc
Sao vẫn có những tấm lòng trắc ẩn
Vẫn có sự trung thành nghiệt ngã của nhân tâm
Chẳng giải thích nào thoát khỏi luật vận hành trong trời đất
Nhân quả đó, luật đi qua muôn ngàn kiếp
...
Ai đó nói thề cả cuộc đời gắn bó lụy tình
Không là phường lừa đảo hẳn có duyên nợ kiếp ba sinh
Ai đó suốt đời tận tụy vì một người
Duyên nợ đó do hứa hẹn từ bao kiếp trước
Rằng thân này dẫu nát tan cũng xin được đáp đền
Ai đó vung tay rải tiền mua thiên hạ
Mặc đời trôi cơ nghiệp trôi tan
Hẳn kiếp trước nợ người không kể hết
Kiếp này trả nhanh để đón vận nghiệp tiếp theo
...
Thân ta đó vận nghiệp luân hành
Qua bể khổ nhân gian để trả nghiệp duyên sinh
Vận đổi dời trong từng dòng tâm thức
Nay nhìn lại đã tới tuổi ngũ tuần
Mệnh nghiệp thấu trong từng nỗi suy tư.
Vẫn hết mình cho kiếp đời trả nghiệp
Thường rèn tâm tránh gây nghiệp sân si
... 

Phân chia âm dương với cơ thể người


Dương bốc lên
Âm hạ xuống
Dương hoạt động
Âm tĩnh lặng
Dương thường tràn đầy
Âm thường khuyết thiếu
Tà khí nhiễm vào phần thường lặng hơn
Khí mùa xuân vận hành về phương tây - Tả
Khí mùa hạ vận hành về phương bắc - Trước
Khí mùa hạ vận hành về phương đông - Hữu
Khí mùa hạ vận hành về phương nam- Sau

04 tháng 11 2018

Đạo Phật và thuật phong thủy





  Có hai điểm chung giữa đạo Phật và thuật Phong thủy:

- Một là đều là môn khoa học 
- Hai là chỉ ra những điều tốt đẹp để con người hướng tới và những điều không tốt đẹp để con người nên tránh.
Có những điểm khác biệt cơ bản là:
- Đạo Phật nghiên cứu các quy luật tồn tại tự nhiên của Tâm ảnh hưởng tới vận mệnh con người.
- Phong thủy nghiên cứu các quy luật tự nhiên của thế giới ngoài Tâm ảnh hưởng tới vận mệnh con người.
Đạo Phật nói về quy luật tồn tại tự nhiên của Tâm là lĩnh vực khoa học mà cách đây hơn 2k năm Phật đã truyền giảng ngay sau khi đắc đạo. Khi điều phục được Tâm là ta có thể thay đổi được vận mệnh của chính mình. Có câu: "vạn pháp duy tâm tạo " hay câu: " Tâm bất thiện phong thủy vô ích " đều nói lên ý nghĩa thay đổi vận mệnh từ Tâm.



04 tháng 8 2018

Hoả trong tâm trái đất




Trời đất thật vi diệu
Nơi ta sống kiếp này 
Nhưng chẳng thấu hiểu nổi
Nhưng quy luật diệu kỳ ...
Sao núi lửa lúc hoạt động, lúc lại không ?
Sao trong lòng trái đất lại có khối vật chất nóng chảy ?
Khối vật chất nóng chảy này có những ảnh hưởng gì tới các quy luật của tự nhiên ? 
Và nó có những quy luật gì ? Bị chi phối bởi cái gì ?
Nếu khối vật chất nóng chảy đó không nóng chảy nữa thì sẽ sao ?
Khi nào hay trường hợp nào thì tâm trái đất không tồn tại khối vật chất nóng chảy ? 

13 tháng 6 2018

Âm trong dương và dương trong âm ở cơ thể con người

     Lấy điểm giữa của cơ thể làm mốc và chia theo chiều ngang thì phần trên của cơ thể thuộc dương, phần dưới của cơ thể thuộc âm
Cũng lấy điểm mốc giữa của cơ thể chia theo chiều dọc của cơ thể thì bên trái là âm và bên phải là dương.

Tạng Tâm quy theo ngũ hành thuộc hỏa mang tính trạng dương và trú ngụ phần phía trên của cơ thể nên gọi là tạng dương ở trong dương.
Tạng thận quy theo ngũ hàng thuộc thủy mang tính trạng âm và trú ngụ ở phần dưới của cơ thể nên gọi là tạng âm ở trong âm.
Tạng Tâm thuộc hỏa mang tính dương, nhưng nó bao gồm huyết mạch trong huyết mạch có khí và huyết. Trong đó huyết mang tính âm, khí mang tính dương, vậy huyết ở trong Tâm cũng có nghĩa là âm ở trong dương
Tạng Thận thuộc thủy mang tính âm, thận có thận âm và thận dương, đặc biệt có mệnh môn ở giữa mang tính hỏa ( hỏa tiên thiên ) và như vậy mệnh môn nơi thận là dương ở trong âm còn thận âm trong thận là âm ở trong âm.
Nhân thân tiểu thiên địa - Cơ thể con người là một vũ trụ thu nhỏ. Điều này thật vi diệu, trái đất chúng ta với 3/4 là nước ( thủy ) mang hàm tính âm, nhưng trong lòng trái đất luôn có nhiệt độ rất cao khiến vật chất khu vực tâm trái đất nóng chảy, khi bề mặt trái đất có kết cấu yếu thì vật chất nóng chảy này phun trào đó là hiện tượng phun trào của núi lửa. Hình dung và ngẫm nghĩ kỹ chúng ta liên tưởng dòng dung nham nóng chảy trong lòng trái đất như mệnh môn hỏa, với lượng nước chiếm 3/4 trái đất sẽ biểu đạt như thận thủy, còn mặt trăng với lực vạn vật hấp dẫn điều chỉnh thủy triều như là chân âm điều khiển và tác động tới quy trình thủy hỏa tương giao giữa dòng dung nham nóng chảy trong lòng trái đất với nguồn nước bao la của trái đất. Mặt trời chiếu rọi muôn nơi như tạng Tâm với đường mạch khí huyết chạy tới khắp nơi trên cơ thể, tưới tắm, nuôi dưỡng cho cơ thể hay khởi phát sự sống cho muôn loài ...
Thật vi diệu, vi diệu ... 

27 tháng 7 2017

Đông bệnh hạ trị



      “Đông bệnh Hạ trị” là một phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y, đã lưu truyền trong dân gian từ thời cổ đại. Phương pháp này cũng được đề cập trong sách “Bản thảo Cương mục” của Lý Thời Trân và trình bày một cách hệ thống trong sách “Trương Thị Y thông” của Trương Lộ. Tuy nhiên suốt một thời gian dài, tới hơn 1 thế kỷ, phương pháp này dường như bị lãng quên và ít được ứng dụng trên lâm sàng.
Những năm gần đây, “Đông bệnh Hạ trị” lại hưng khởi. Sau hàng loạt kết quả nghiên cứu lâm sàng, khẳng định tác dụng dự phòng và trị liệu rất hữu hiệu, đối với một số chứng bệnh thường phát tác trong mùa Đông, đặc biệt là các bệnh dị ứng, như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… phương pháp “Đông bệnh Hạ trị” đã được chính thức áp dụng tại các bệnh viện ở nhiều nước.
Hàng năm, cứ tới kỳ “Tam phục” – giai đoạn nóng nhất trong năm, nhiều bệnh viện ở Trung Quốc và một số nước khác lại mở thêm các phòng khám chuyên khoa “Đông bệnh Hạ trị” để kịp thời đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân. Do số người đến bệnh viện để “Đông bệnh Hạ trị” ngày càng gia tăng và tăng lên gấp bội trong giai đoạn này.
Theo đánh giá của giới y học, thời gian gần đây “Đông bệnh Hạ trị” trở nên thịnh hành, được đông đảo bệnh nhân ưa chuộng, do có 4 ưu điểm chủ yếu: Hiệu quả cao – An toàn – Kinh tế – Ít tác dụng phụ.

“Đông bệnh Hạ trị” là gì?

“Đông bệnh” là những chứng bệnh thường phát tác vào mùa Đông; “Hạ trị” là sớm tiến hành phòng ngừa, chữa trị ngay trong mùa Hạ; như vậy, “Đông bệnh Hạ trị” nghĩa là tiến hành chữa trị các chứng bệnh mùa Đông từ trong mùa Hạ.
Từ nhiều thế kỷ trước, Đông y đã nhận thấy: Một số chứng bệnh, như chứng ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính ở người già, hen phế quản (thể hư hàn), tiêu chảy lúc sáng sớm (ngũ canh tả), viêm khớp (thể hàn tý), viêm mũi dị ứng (thể phong hàn),… thường hay tái phát hoặc trở nên trầm trọng hơn trong những ngày giá lạnh mùa Đông.
Để chữa trị các chứng bệnh mạn tính nói trên, Đông y thực thi theo nguyên tắc “Cấp tắc trị tiêu, hoãn tắc trị bản” – bệnh cấp trị ngọn, bệnh hoãn trị gốc. Nghĩa là, trong thời gian bệnh phát tác mạnh, nói chung chỉ có thể tập trung vào việc khống chế các triệu chứng, nghĩa là chỉ có thể “chữa ngọn” (trị tiêu). Muốn chữa trị tận gốc (trị bản), cần tiến hành trị liệu ngay từ mùa Hạ, lợi dụng giai đoạn bệnh tình đang tạm ổn định.
Phòng trị sớm như vậy, thì khi tới mùa Đông, bệnh sẽ đỡ tái phát, hoặc giả có phát tác thì cũng nhẹ hơn. Thực tế lâm sàng cho thấy, khi tiến hành “Đông bệnh Hạ trị” như vậy, nói chung chỉ cần bỏ ra ít công sức, mà kết quả thu được lại rất khả quan, đặc biệt còn có thể trị được tận gốc cả một số chứng bệnh hiểm nghèo.
Kinh nghiệm thực tế cho thấy, để bảo vệ sức khỏe, dự phòng và chữa trị bệnh tật có hiệu quả, cần dựa vào quy luật biến đổi của Âm Dương trong bốn mùa, để điều hòa Âm Dương trong cơ thể.
Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các loại “Đông bệnh” (bệnh mùa Đông) là “Dương hư”. “Dương hư” (còn gọi là “hư hàn”, “dương khí hư tổn”, …) là một trạng thái bệnh lý, hình thành do “Dương khí” trong cơ thể bị hư tổn, thiếu hụt, không đủ sức cân bằng với “Âm khí”, để duy trì “Âm dương cân bằng”. “Dương hư” thì “Âm hàn nội sinh” và “hàn tà” từ bên ngoài, cũng nhân cơ hội đó xâm nhập vào nhân thể, gây nên các chứng bệnh “Âm hàn”, thường hay phát tác vào mùa Đông.
Để chữa trị “Dương hư”, Đông y có nhiều biện pháp. Trong số đó, “Đông bệnh Hạ trị” là phương pháp hết sức độc đáo.
Theo Đông y, Âm Dương bốn mùa trong trời đất biến đổi theo quy luật “Xuân Hạ Dương khí đa nhi Âm khí thiểu; Thu Đông Âm khí thịnh nhi Dương khí suy”. Nghĩa là, Mùa Xuân mùa Hạ Dương khí nhiều mà Âm khí ít; mùa Thu mùa Đông Âm khí thịnh mà Dương khí suy. Dương khí và Âm khí trong nhân thể cũng biến đổi, thịnh suy theo quy luật như vậy.
Để thuận ứng với thiên nhiên – trời đất, y gia thời xưa không những chủ trương “Xuân Hạ dưỡng Dương, Thu Đông dưỡng Âm” (mùa Xuân mùa Hạ cần bồi dưỡng Dương khí, mùa Thu mùa Đông cần bồi dưỡng Âm khí), mà còn phát hiện ra phương pháp “Đông bệnh Hạ trị”: Phòng ngừa và chữa trị các chứng bệnh mùa Đông, bằng cách lợi dụng “Dương khí cực thịnh” của mùa Hạ, để bổ sung, tăng cường Dương khí và sức chống bệnh của nhân thể.

“Tam phục” – Dương khí cực thịnh

Y gia thời xưa nhận thấy, hằng năm đều có một giai đoạn Dương khí cực thịnh – nhiệt độ không khí lên cao nhất, khí hậu nóng bức nhất trong năm. Người xưa gọi đó là “Tam phục” hoặc là “Phục hạ”.
Tính theo Nông Lịch (thường quen gọi là “Âm lịch”), đó là giai đoạn từ sau tiết Hạ Chí tới tiết Lập Thu. Trong giai đoạn này, có 3 ngày đặc biệt, là 3 điểm mốc, khởi điểm của “sơ phục”, “trung phục” và “mạt phục”, gọi tắt là “Tam phục”; đó là những ngày Dương khí cực thịnh, là những thời điểm thuận lợi nhất, có thể lợi dụng Dương nhiệt của mùa Hạ, để bổ sung, bồi đắp Dương khí cho nhân thể và chữa trị các loại “Đông bệnh”, nhất là các bệnh đường hô hấp, liên quan mật thiết với tạng Phế của Đông y học.
Để tính “Tam phục”, chỉ cần một cuốn lịch có kèm theo ngày tháng tính theo Nông lịch. Cách tiến hành cụ thể theo trình tự sau:
  1. Mở lịch ra tìm ngày “Hạ Chí”;
  2. Tìm ngày “Canh” thứ 3 sau “Hạ Chí”, đó là khởi đầu của 10 ngày “sơ phục”;
  3. Tìm ngày “Canh” thứ 4 sau “Hạ Chí”, đó là khởi đầu của 10 ngày “trung phục”;
  4. Tìm ngày “Canh” thứ nhất sau “Lập Thu”, đó là khởi đầu 10 ngày “mạt phục”.
Thí dụ, năm 2012, giai đoạn “Tam phục” tương ứng như sau:
  1. Ngày 21/06/2012 – ngày Quý Sửu = “Hạ Chí”;
  2. Ngày 18/07/2012 – ngày Canh Thìn = “Sơ phục”;
  3. Ngày 28/07/2012 – ngày Canh Dần = “Trung phục”;
  4. Ngày 17/08/2012 – ngày Canh Tuất = “Mạt phục”.
Vì sao “Tam phục” đều khởi đầu bằng những ngày có thiên can là “Canh”? Theo phép “Thiên can hóa vận” trong “Vận khí học” (Y học khí tượng cổ đại): Ngày “Canh” tương ứng với hành Kim. Tạng Phế cũng có thuộc tính ngũ hành là “Kim”. “Đông bệnh” thường liên quan đến chức năng của tạng Phế, vì vậy người xưa đã chọn ngày “Canh” để tiến hiện phòng trị “Đông bệnh”.
Trong Đông y cổ đại, việc thực hiện các biện pháp chữa trị được tiến hành mỗi năm 3 lần (1 liệu trình): Đúng vào các ngày “Canh” nói trên. Tốt nhất trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng tới 2 giờ chiều. Liên tục từ 3-5 năm.
Trong Đông y hiện đại, vẫn lấy những ngày “Canh” làm những khởi điểm của “Tam phục”, nhưng 3 lần chữa trị hằng năm không nhất thiết phải thực thi vào đúng ngày “Canh”, mà cũng có thể tiến hành vào 1 trong số 9 ngày tiếp sau trong mỗi phục.
Hiện tại, khá nhiều thầy thuốc Đông y còn nhận thấy, đối với “Đông bệnh” thực tế chỉ cần tiến hành chữa trị vào giai đoạn thời tiết nóng nhất trong năm (khoảng từ Tiểu Thử, qua Đại Thử, cho tới sau tiết Lập Thu vài ngày), cũng có thể mang lại kết quả khả quan.

Một số biện pháp cụ thể

Để thực hiện “Đông bệnh Hạ trị”, trong Đông y có nhiều biện pháp khác nhau, như uống thuốc, châm, cứu, đắp thuốc, dán cao, giác hơi, tắm thuốc, xông thuốc, ẩm thực liệu pháp, … Tuy nhiên, việc chữa trị cần tuân theo nguyên tắc “Biện chứng luận trị”, dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.
Một số biện pháp tương đối thông dụng để tham khảo:
(1) Thuốc uống:
– Vào những ngày “Tam phục”, có thể sử dụng phương thuốc có tác dụng bồi bổ Dương khí, thành phần như sau: Đảng sâm 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, cam thảo 3g, hoàng kỳ 12g, đương quy 10g, bạch thược 12g, sinh địa 10g, sơn thù 10g, kỷ tử 10g, đại táo 3 trái; sắc 2 nước, hợp 2 nước lại, chia ra 3 lần uống trong ngày, cách xa bữa ăn.
– Trong những ngày “phục”, cũng có thể dùng nhân sâm 10g, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày.
– Đối với những người Tỳ Thận Dương hư, từ sau ngày Hạ chí, có thể uống 20-30 tễ thuốc bổ nguyên khí, như “Bát vị hoàn”, “Lý trung hoàn”, “Thung dung hoàn”, … Như vậy có thể tăng cường thể lực và nâng cao sức đề kháng đối với một số bệnh mạn tính trong mùa Đông.
(2) Đắp thuốc lên huyệt vị:
– Đối với những bệnh, như hen suyễn, ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính, hoặc một số chứng bệnh khác về phổi, vào 3 ngày “Tam phục” có thể dùng thuốc đắp, thành phần như sau: Dùng bạch giới tử, tế tân, huyền hồ sách – mỗi thứ 12g; tất cả tán nhỏ, trộn với nước gừng và đắp trên các huyệt “phế du”, “tâm du”, “cách du” hoặc trên các huyệt “phế du”, “bách lao”, “cao hoang”; sau đó dùng băng dính cố định lại.
– Nói chung, nếu sau 4-6 giờ thấy nóng rát hoặc đau nhức ở vùng huyệt thì gỡ thuốc ra. Nếu chỉ thấy hơi ngứa và nóng thì để thêm vài tiếng nữa hãy gỡ bỏ ra. Cách 10 ngày làm một lần như vậy, tổng cộng 3 lần trong 1 năm. Liên tục 3-5 năm, kết quả càng tốt.