17 tháng 1 2016

Náng hoa trắng chữa bệnh tuyến tiền liệt



Đặc điểm của cây náng hoa trắng

Về tên gọi của cây náng hoa trắng

  • Tên khác: Cây lá náng, Hoa náng, Tỏi lơi, Đại tướng quân, Chuối nước, Náng sumatra.
  • Tên khoa học: Crinum asiaticum L
  • Tên đồng nghĩa: Crinum toxicarium L., C. Sumatranum Roxb., C. Amabile Donn., C. Cochinchinensis Roem.
  • Họ: Náng hay họ Thủy tiên (Amaryllidaceae).
  • Tên nước ngoài: Asian poison bulb, Crinole asiatique.

Đặc điểm hình dáng

Cây cỏ cao khoảng 1 m, sống nhiều năm nhờ than hành. Lá đơn, mọc cách, tập trung ở gốc thành hình hoa thị. Phiến lá chất dai, hình dải dạng bản, phẳng, dày, nạc, đầu thuôn nhọn, gốc nở rộng thành bẹ, dài 85-110 cm, rộng 10-15 cm, màu xanh lục, nhẵn ở cả hai mặt, mặt trên màu sậm hơn; mép lá nguyên, không lượn sóng; gân giữa lồi ở mặt dưới, mặt trên hơi lõm xuống thành hình lòng máng, các gân bên song song. Cụm hoa tán đơn độc, mọc lên từ thân hành qua nách bẹ lá, mang 25-35 hoa. Hoa to, đều, lưỡng tính, mẫu 3, hình loa kèn, màu trắng tuyền, thơm, đứng thẳng. Cuống hoa hình trụ dẹp, gốc nở rộng, dài 1-2 cm, màu xanh, nhẵn. Quả nang, hình cầu, đường kính 3-5 cm. Hạt rộng khoảng 3 cm, có góc, có rốn hạt, nội nhũ nạc bao lấy phôi nhỏ.

Phân bố, sinh học và sinh thái

Cây mọc hoang ở những nơi ẩm ướt hay trồng làm cảnh, trồng bằng dò. Còn thấy mọc ở Ấn Độ, Indonesia. Loại cây này thường ra hoa vào mùa hè.

Thành phần hóa học

Trong Náng hoa trắng có alkaloid gọi là lycorin C16H17NO4. Thân và bẹ lá chứa alkaloid: baconin, licorin, crinasiatin, hipadin; trái chứa ungeremin, criasbetain. Alkaloid được phân bố cả lá, hoa, dò, quả.

Nghiên cứu về Náng hoa trắng và u xơ tuyến tiền liệt

Cây náng hoa trắng khá dễ trồng và có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây để làm thuốc. Đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các nhà khoa học trong nước đã cho thấy kết quả khả quan về tác dụng của loài cây này. Đề tài “Nghiên cứu cây náng hoa trắng (Crinum asiaticum L.) làm thuốc chữa u xơ tuyến tiền liệt” của Viện Dược Liệu đã kết luận:
  • Náng hoa trắng có tác dụng làm giảm phì đại lành tính trên tuyến tiền liệt lên tới 35,4%.
  • Náng hoa trắng có tác dụng chống viêm mạn rất tốt, có khả năng làm giảm trọng lượng u hạt tới 25,4 %.
  • Khi sử dụng Náng hoa trắng trong thời gian kéo dài cũng không gây tác dụng phụ hay độc tính.

Náng hoa trắng hay trinh nữ hoàng cung?

Cây trinh nữ hoàng cung vốn được coi là dược liệu để chữa trị các khối u như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng… Các nghiên cứu đều cho thấy sự gần gũi về thành phần hóa học (alcaloid) cũng như các tác dụng chống viêm, chống độc tế bào của Náng hoa trắng và Trinh nữ hoàng cung. Nhưng hàm lượng Alcaloid toàn phần (thành phần chính có tác dụng lên khối phì đại tiền liệt tuyến) trong Náng hoa trắng (0.97%) lại lớn gấp 2 lần so với Trinh nữ hoàng cung (0.49%). Vì vậy nếu sử dụng náng hoa nắng chữa bệnh phì đại tuyến tiền liệt sẽ có hiệu quả tốt hơn so với trinh nữ hoàng cung.

Vương Bảo sản phẩm có thành phần từ cây náng hoa trắng

Náng hoa trắng được sử dụng khá nhiều trong y học. Nhưng đa phần mọi người vẫn chưa biết về tác dụng của nó mà chỉ sử dụng lá tươi trong một số trường hợp như bong gân, sai gân, bầm tím, sưng tấy khi ngã… Tại Ấn Độ thường dùng củ ép lấy nước pha loãng để làm thuốc gây nôn, không gây tẩy, không đau đớn, cũng có thể nhỏ vào tai chữa đau tai. Ngoài cách sử dụng trên, Náng hoa trắng thường được sử dụng cho bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến ở dạng dịch chiết. Khi sử dụng trên người bệnh phì đại tuyến tiền liệt, Náng hoa trắng giúp làm giảm kích thước khối phì đại, từ đó giảm chèn ép lên niệu đạo. Một lợi điểm nữa của việc sử dụng Náng hoa trắng đó là không gây ra các tác dụng phụ hay làm ảnh hưởng đến khả năng tình dục của người bệnh- một nhược điểm lớn mà những thuốc điều trị phì đại tiền liệt tuyến hay gặp phải.
Náng hoa trắng hiện nay được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng chế tạo dạng viên nén tiện sử dụng. Thực phẩm chức năng Vương Bảo với hàm lượng cao Náng hoa trắng, Hải trung kim, Sài hồ nam và Rau tàu bay, giúp ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của u xơ (phì đại lành tính) tiền liệt tuyến. Đồng thời giúp cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến: tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không hết, tiểu nhiều lần…
Theo tuyentienliet.com.vn tổng hợp

Phỏng vấn TS. Nguyễn Bá Hoạt về cây Náng hoa trắng

Sau khi bài viết ”Náng hoa trắng – Khắc tinh số một của u xơ tiền liệt tuyến” được đăng trên số báo trước, chúng tôi đã nhận được nhiều câu hỏi phản hồi của quý bạn đọc về cây thuốc quý Náng hoa trắng. Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về cây thuốc này, nhóm phóng viên đã có một buổi phỏng vấn TS. Nguyễn Bá Hoạt, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu cây Náng hoa trắng làm thuốc chữa u xơ tuyến tiền liệt”. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Xin chào TS. Xin TS chia sẻ lý do TS chọn cây Náng hoa trắng để tiến hành nghiên cứu ạ?
Việc chọn Náng hoa trắng là xuất phát từ bản thân tôi. Năm 2000, tôi được chuẩn đoán bị u xơ tiền liệt tuyến. Trọng lượng tiền liệt tuyến siêu âm được khoảng 45-47g. Bác sĩ bệnh viện Việt Xô còn chỉ định mổ. Sau đó, tôi được một người bạn mách cho bài thuốc Náng hoa trắng chữa u xơ tiền liệt tuyến. Sau 2 ngày bài thuốc này, tôi thấy triệu chứng bí tiểu giảm. Thấy có kết quả khả quan, tôi tiếp tục sử dụng kéo dài thì thấy u xơ tiền liệt tuyến nhỏ dần, không phải mổ nữa. Cho tới nay đã hơn 14 năm, tiền liệt tuyến của tôi vẫn ổn định ở trọng lượng 22-23g. Từ đó, tôi mới đăng kí với Viện Dược Liệu đề tài nghiên cứu Náng hoa trắng làm thuốc chữa u xơ tiền liệt tuyến.
Phỏng vấn TS. Nguyễn Bá Hoạt về cây Náng hoa trắng 1
TS. Nguyễn Bá Hoạt – Nguyên Viện phó Viện Dược Liệu TW
TS đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu cây Náng hoa trắng làm thuốc chữa u xơ tuyến tiền liệt” trong bao lâu?
Tôi đã nghiên cứu cây Náng hoa trắng trong vòng 8 năm. Đề tài được bắt đầu năm 2001, đến năm 2005 được nâng lên cấp bộ. Năm 2008 thì nghiệm thu. Đó là một quá trình dài gồm rất nhiều nghiên cứu nhỏ như nghiên cứu phân bố, nghiên cứu hóa học, xác định thành phần hoạt chất chính, nghiên cứu độc tính, nghiên cứu dược lý, các nghiên cứu về chiết xuất và bào chế thuốc… Hội đồng nghiệm thu còn đề nghị tôi làm thêm các nghiên cứu đánh giá tác dụng của Náng hoa trắng trên tim mạch, huyết áp, thần kinh vì bài thuốc này sử dụng trên người cao tuổi là chính. Các nghiên cứu được đề nghị đều đã được thực hiện, kết quả cho thấy: Náng hoa trắng không gây tác dụng phụ, an toàn cho người cao tuổi.
Quả thật là một nghiên cứu rất kĩ lưỡng và nhiều tâm huyết. Sau khi nghiên cứu về Náng hoa trắng, TS có đánh giá gì về cây thuốc này ạ?
Kết quả nghiên cứu rất khả quan, Náng hoa trắng hoàn toàn có thể bào chế thành thuốc chữa u xơ tiền liệt tuyến. Với cá nhân tôi thì Náng hoa trắng tốt hơn Trinh nữ hoàng cung, một cây thuốc có tác dụng tương tự. Theo tôi Náng hoa trắng có 3 lợi thế hơn Trinh nữ hoàng cung:
Lợi thế thứ nhất: Thành phần nhóm hoạt chất chính có tác dụng ức chế tế bào u bướu là alcaloid toàn phần trong Náng hoa trắng cao hơn nhiều so với Trinh nữ hoàng cung. Trong đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành so sánh hàm lượng alcaloid toàn phần của Náng hoa trắng và một số cây khác như Náng hoa đỏ, Trinh nữ hoàng cung trong cùng một điều kiện. Kết quả cho thấy hàm lượng alcaloid trong Náng hoa trắng là cao nhất (0,97%), cao gấp 2 lần so với Trinh nữ hoàng cung (0,49%).
Lợi thế thứ hai: hàm lượng chất xanh của Náng hoa trắng rất cao. 1 lá của Náng hoa trắng đã có thể nặng bằng cả cây Trinh nữ hoàng cung.
Lợi thế thứ ba: cây Náng hoa trắng rất dễ trồng. Ở miền Bắc, Trinh nữ hoàng cung thường lụi vào mùa đông nhưng Náng hoa trắng thì tốt quanh năm. Náng hoa trắng có thể chịu được hạn tốt, chịu được nước úng tốt, chịu được cả nước lợ, nói chung cây này có sức sống rất mãnh liệt.
Về tác dụng thực tế, Náng hoa trắng cũng không thua kém Trinh nữ hoàng cung. Đã có nhiều người dùng Trinh nữ hoàng cung không có hiệu quả, nhưng chuyển sang dùng Náng hoa trắng thì lại khỏi bệnh. Rất tiếc sau năm 2008, khi tôi về hưu thì Viện Dược Liệu không tiếp tục nghiên cứu để biến Náng hoa trắng thành thuốc.

Vâng, xin cám ơn TS về buổi phóng vấn rất thú vị này. Kính chúc TS luôn mạnh khỏe!

VTV2 phỏng vấn trực tiếp TS Nguyễn Bá Hoạt về cây Náng hoa trắng:

Kế thừa và phát huy những bài thuốc cổ truyền từ náng hoa trắng, Vương Bảo là sản phẩm đầu tiên trên thị trường kết hợp dược liệu  quý này và  các vị thuốc khác. Vương Bảo giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa phát triển u xơ tiền liệt tuyến, cũng như giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do căn bệnh này gây ra, giúp trả lại sự tự tin và bản lĩnh vốn có cho phái mạnh.

HỌC THUYẾT THỦY HỎA

Lời dẫn cho luận bàn về học thuyết thủy hỏa của Hải Thượng Lãn Ông    
   Khi đọc và ngẫm suy về chương HUYỀN TẪN PHÁT VI trong sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh của danh y Lê Hữu Trác, tôi thật cảm phục trí tuệ siêu phàm của danh y. Những lời chỉ dạy, khai sáng của ông trong luận bàn về thuỷ hoả ở chương này thật sâu rộng vô cùng, từ những ý luận bàn đến luận pháp can thiệp trong cái huyền diệu của quy luật tạo hoá giúp hoá giải bệnh tật, đều như khai mở và soi sáng cho chúng ta con đường để tiếp cận với những quy luật thâm sâu nhất về cơ thể con người. 
   Tôi rất đồng ý với rất nhiều người đã từng đọc, suy ngẫm và đặt tên cho những luận bàn của danh y Lê Hữu Trác về nội dung trong chương này là HỌC THUYẾT THUỶ HOẢ. Bản thân khi đọc đi đọc lại, nghiền ngẫm suy nghĩ về những ý tứ tâm huyết mà cổ nhân xưa để lại thì thấy sự sâu sắc, logic và pháp ứng dụng thật vi diệu. Nhưng nếu chỉ đọc lướt qua bản dịch của tập sách này thì chúng ta sẽ thấy rối bời bởi những khái niệm, hình dung các đối tượng, các mối liên quan với cách thức, cơ chế hoạt động của các đối tượng trong học thuyết này. Hoặc nếu chúng ta quá quan tâm tới luận nghĩa của từ chữ thì lại lạc vào mê hồn trận của ngữ nghĩa Hán văn mà khó hiểu hết được ý tứ dẫn dắt của câu văn. Bên cạnh đó thì cách thức sắp xếp các đề mục trong chương cũng khiến cho người đọc rất khó để luận ngẫm và hình dung được sự logic của toàn thể học thuyết ( thậm chí có nhiều phần đã được viết trong các chương khác mà không viết ở chương này ).
   Thôi thì kẻ hậu học nông nổi, nghĩ sao viết vậy này, kính xin phép bậc minh chủ của nền y học cổ truyền đất Việt, cũng như các bậc cao minh trong ngành cho phép được viết ra những suy nghĩ của mình về học thuyết thuỷ hoả, âu cũng là nghĩ rằng mọi người khi đọc có thể thấy dễ hiểu hơn do từ ngữ và cách xắp sếp đầu mục theo tư duy và từ ngữ thời đại hiện tại, hoặc như có chỗ trong sách còn thấy chưa rõ ý thì luận theo cảm nghĩ của bản thân để giúp dễ hiểu và logic hơn, có chỗ luận theo kiến thức khoa học hiện đại thấy dễ hiểu và phù hợp hơn thì cũng mạo muội thêm vào. Vì khả năng có hạn và còn nhiều điều chưa thông tỏ, nên những điều viết ra đây dù là theo ánh sánh dẫn dắt của cổ nhân nhưng  vẫn còn những điều thiếu sót, kính mong quý vị tham gia luận bàn, góp ý, đặc biệt là những góp ý của quý vị trong nghề. Xin trân trọng cảm ơn ! 

  (Tôi sẽ viết thành nhiều bài vì vừa nghĩ đến đâu viết đến đấy theo đề mục tổng thể vạch ra từ đầu, mỗi một bài là một đề mục, các đề mục có liên quan logic đến nhau theo kiểu tuần tự từ xa đến gần, từ tổng thể đến chi tiết, từ khái niệm hình dung đến bản chất và cơ chế hoạt động, từ lý luận đến dẫn giải, từ lý luận đến ứng dụng ... đề tựa các bài sẽ là HỌC THUYẾT THỦY HỎA bài 1, HỌC THUYẾT THỦY HỎA bài 2, ......cả các bài viết sẽ nằm trong thư mục HỌC THUYẾT THỦY HỎA của blog này )


Địa chỉ liên hệ

Kiến trúc sư, y sỹ YHCT Trần Minh Hộ
Số điện thoại: 077222 3860
email: kientrucsuho@gmail.com
S2.013030 Vinhomes Smart City, thành phố Hà Nội
.........................................
Trang web, blog và facebook:



10 tháng 1 2016

Bàn về chữ THỌ


CHỮ THỌ " 壽 ",  
Dịch nghĩa: sống lâu, lâu dài, một trong ba điều con người thường mong ước ( Phúc, lộc, thọ ) 
Chữ thọ 壽 được cầu tạo bao gồm các chữ sau kết hợp lại:
- Trên cùng là chữ SĨ  "士" , dịch nghĩa: người có học hỏi, rèn luyện trí thức, xưa thường gọi những người học hành thi cử là " kẻ sĩ ".
- Tiếp đến là chữ CÔNG  " 工" được đặt trong chữ NHỊ " 二 ". Ý nghĩa ở đây là có sự công phu rèn luyện mà mức độ rèn luyện là rất cao ( có thể hiểu là sự công phu rèn luyện được nhân đôi so với bình thường khi chữ công đặt trong chữ nhị vậy ).
- Chữ KHẨU  " 口 " đặt phía dưới cùng, ngang hàng với chữ THỐN " 寸 ". Ở đây chữ khẩu nói về miệng, mà nói về miệng là nói về việc ăn uống và lời nói. Bên cạnh đó chữ thốn là một đại lượng đo lường, một chuẩn mực, điều độ hay một phép tắc. Cụm hai chữ này nói nên rằng một phần quan trọng của sống thọ, sống lâu thì cũng cần phải ăn, nói cho điều độ, khoa học, có chừng có mực. Chúng ta thường nghe câu " bệnh từ miệng ăn vào, hoạ tự miệng nói ra " cũng có ý tương tự về cẩn thận trong ăn và nói vậy.
.........................................................
Lời bàn của tại hạ:
Có thể tóm tắt ý nghĩa ẩn dấu trong chữ THỌ là: Trau dồi tri thức + Công phu luyện tập + Ăn uống, phát ngôn có chừng mực, khoa học và điều độ.
Ngày nay chữ Hán ( chữ nho ) không thông dụng ở Việt Nam chúng ta, nhưng rất nhiều chữ phiên âm Hán Việt còn được sử dụng, vậy nên đôi lúc bàn luận để thấy cái ý sâu xa, cái tư duy logic của người xưa khi tạo lên các con chữ, nét chữ, cũng là chút thư giãn và cảm phục sự uyên thâm của các bậc tiền nhân. Chúc quý vị ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ ! 


07 tháng 1 2016

Tại sao vào mùa đông có gió đông nam có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe ?


   Mùa đông là mùa của gió mùa đông bắc, nếu xuất hiện gió đông nam thì những người có bệnh tăng huyết áp, người già sức yếu sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng không tốt ( có thể gặp những biến chứng khó lường ), những người trẻ dễ mắc các chứng cảm mạo... Đặc biệt nguy hiểm nếu bị gió lạnh thổi vào người ... tại sao vậy ?
.......................................................
Để trả lời câu hỏi này ta cần xét các yếu tố liên quan theo quan niệm của dịch học và đông y học gồm:
            +Mùa đông 
            +Gió 
            +Gió mùa đông bắc
            +Gió đông nam
            +Người bệnh bị tăng huyết áp ( các tạng phủ, cơ quan, bộ phận nào liên quan )
            +Người già ( cơ thể ra sao )
            +Cảm mạo
Các khái niệm trên được hiểu một cách đơn giản hoá theo quy nạp trong lý luận y học cổ truyền như sau:
- Mùa đông, theo quy nạp ngũ hành thì mùa đông thuộc hành thuỷ, là mùa của sự lạnh giá khắc phạt. Mùa đông là mùa của sự bế tàng, ẩn nấp, mùa đông tương ứng quy nạp ngũ hành là hướng bắc. 
- Gió theo đông y là khái niệm Phong, bát phong là khí ở tám hướng. Phong sẽ mang theo cái lệnh ban bố của khí trời đất đến khắp nơi và tác động lên con người, con người là một thành phần trong trời đất và sẽ chịu ảnh hưởng của sự ban bố này. 
- Gió mùa đông bắc là sự ban bố cái khí lạnh khắc phạt của mùa đông, trong đó có bao hàm khí hướng đông và khí hướng bắc.
- Gió đông nam là sự ban bố khí trời đất bao hàm khí hướng đông và khí hướng nam.
- Người bị bệnh về huyết áp có liên quan trực tiếp đến tạng Tâm và tạng Can ( Theo học thuyết tạng tượng thì tạng Tâm chủ về huyết mạch, tạng can chủ về sơ tiết, tàng huyết ). Tạng liên quan và được quy nạp ứng với mùa đông là tạng thận chủ thuỷ và tàng tinh. Theo quy nạp ngũ hành thì tạng can thuộc hành mộc, hướng đông, tạng tâm thuộc hành hoả, hướng nam, tạng thận thuộc hành thuỷ, hướng bắc.
- Người già thì cơ thể có sự lão hoá, hư hao, suy yếu về thể trạng, đặc biệt là hệ thống mạch máu, khí huyết, cơ biểu ...
- Cảm mạo là sự xâm nhập của tà khí từ tự nhiên vào cơ thể ( phong hàn, phong nhiệt ... ) khiến cơ thể mất cân bằng mà sinh bệnh.

Đúng theo quy luật tự nhiên thì mùa đông là mùa của gió mùa đông bắc, khí hậu lạnh lẽo khiến vạn vật thu rút, trú ẩn, tàng ẩn nấp, hạn chế hoạt động. Cũng vậy khi gió mùa đông bắc đưa khí từ hướng đông và hướng bắc lạnh lẽo để ban bố lệnh tàng ẩn nấp đến cơ thể chúng ta thì chức năng sơ tiết của tạng can được huy động để thu tàng bớt huyết lưu thông trên khắp cơ thể về hội tụ cùng tạng thận tàng chứa tinh khí để bồi phụ thêm cho hoả tiên thiên, phát huy hoả tiên thiên tăng cường dương khí sởi ấm bên trong cơ thể để tránh việc hao tổn nhiệt khí . Nhưng khi cái lệnh ban bố khí lạnh lẽo đông bắc của trời đất bị lệch lạc bởi sự xáo trộn cục bộ của thời tiết trong một khu vực nào đó thì các quy luật vận hành trên cũng bị thay đổi, dẫn tới cơ thể chúng ta bị ảnh hưởng. Cụ thể khi gió đông nam xuất hiện vào mùa đông thì ngoài những biến động mưa gió, nhiệt độ chúng ta thấy, chúng còn tác động lên cơ thể chúng ta gây lên những vấn đề ảnh hưởng tới sức khoẻ của nhiều người. Gió đông nam mang theo khí của hướng đông và hướng nam đến, tương ứng với tạng can và tạng tâm.  Tạng can sẽ được kích hoạt chức năng sơ tiết, điều hoà huyết cho toàn cơ thể, nhưng đồng thời tạng tâm cũng được kích hoạt để lưu dẫn huyết và điều đó dẫn đến việc tạng can có su hướng không tàng thu huyết lại mà lại sơ tiết phân phối ra khắp cơ thể. Mặt khác, do khí hậu vẫn lạnh nên hệ thống mạch có phần co lại ( đặc biệt trường hợp gặp gió lạnh thổi vào cơ thể nhiều, người già hệ thống mạch máu bị lão hoá ). Có thể hiểu đơn giản hướng gió thổi và tác động ảnh hưởng lên các tạng phủ và tác động đến cơ thể như sau:
Gió ĐÔNG - BẮC tác động lên CAN - THẬN dẫn đến tăng chức năng TÀNG HUYẾT - TÀNG TINH
Gió ĐÔNG - NAM tác động lên CAN - TÂM dẫn đến tăng chức năng ĐIỀU HUYẾT RA - DẪN HUYẾT ĐI.

Lượng huyết điều phối ra các mạch tăng lên mà hệ thống mạch lại bị co hẹp lại trong một thời gian ngắn ( nếu hứng gió lạnh ) dẫn đến huyết áp tăng lên đột ngột cao hơn so với lúc bình thường, đồng thời tinh huyết tập trung bồi bổ cho hỏa tiên thiên bị tụt giảm ..., những điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt, thậm chí nguy hiểm cho những người bị tiền sử bệnh tăng huyết áp, người già ... 



05 tháng 1 2016

Sách đông y ( Bộ 01 )


I/ Bản dịch một số bộ sách cổ về Đông y:

1. 81 Nan Kinh


2. Hoàng đế nội kinh tố vân


3. Kim quĩ yếu lược


4. Thương hàn luận



5. Hoàng đế nội kinh linh khu


II/ Một số bộ sách về đông y của Việt Nam và một số nước

1. Đại cương về y học cổ truyền Việt Nam


2. Đại cương về y học cổ truyền Trung Quốc 


3. Đại cương về Y học cổ truyền Ấn Độ


4. Đại cương về Y học cổ truyền Tây Tạng



Định hướng áp dụng phương pháp chữa cho bệnh nhân




Bài hai mươi tư ( huyết khí hình chí ) trong Hoàng Đế nội kinh đưa ra cương lĩnh cho việc định hướng áp dụng phương pháp chữa cho người bệnh như sau:

- Người có hình thể nhàn hạ nhưng tinh thần lại buồn khổ, bệnh phát sinh nhiều ở kinh mạch, khi chữa nên châm cứu.
- Người có hình thể an nhàn mà tinh thần vui vẻ, bệnh thường phát sinh ở cơ bắp, khi chữa dùng kim châm hoặc dùng kim đá để châm.
- Người có hình thể vất vả, nhưng tinh thần vui vẻ, bệnh thường phát sinh ở gân, khi chữa trị dùng cách chườm nhiệt hoặc dùng phương pháp đạo dẫn.
- Người có hình thể vất vả, tinh thần buồn rầu thì bệnh thường phát ở yết hầu, khi chữa trị nên dùng thuốc.
- Người luôn bị chịu những cơn khủng hoảng về tinh thần, kinh lạc có cơ chế khí bị loạn, không thông suốt, bệnh thường là tê liệt không còn cảm giác, khi chữa trị thích hợp dùng cách xoa bóp, bấm huyệt, kết hợp rượu thuốc.
..............................................................
Lời bàn của tại hạ: 
Có thể coi đây là định hướng cho pháp chữa chính, nhưng vẫn nên xem xét kết hợp dùng thuốc đông, tây, nam, y và kết hợp các phương pháp y học bổ sung như khí công y đạo, yoga, diện chẩn, thiền ...

04 tháng 1 2016

Bàn về pháp bổ và pháp tả qua y văn của cổ nhân


Thiên " căn kết " trong sách Linh Khu ( hay là thiên thứ 5 sách Hoàng đế Tố Vấn Linh Khu Kinh, hoặc bài 5 quyển hạ linh khu thiên trong sách Hoàng đế nội kinh ) có viết:
Hoàng đế hỏi:
- Hình thể con người khoẻ mạnh hay hư yếu, những biểu hiện ra bên ngoài về bệnh tật của con người có khi phù hợp với nhau, nhưng có khi lại trái ngược với nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt được trong khi điều trị ?
 Kỳ Bá đáp:
- Nếu nhìn những biểu hiện ra bên ngoài của người bệnh có triệu chứng bất túc, trong khi thế bệnh đang mạnh, đó là biểu hiện của tà khí đang thắng chính khí, thì phải mau mau dùng pháp tả để trừ tà khí. ( trường hợp 1 )
- Nếu nhìn bên ngoài của người bệnh có vẻ như khoẻ mạnh, mà một tạng phủ nào đó bị bệnh khiến cho cơ năng của tạng phủ đó bị suy nhược, thì phải mau mau dùng pháp bổ để phục hồi cơ năng của tạng phủ bị bệnh. ( trường hợp 2 )
- Nếu nhìn người bệnh có biểu hiện không được mạnh khoẻ, mà bệnh tình cũng có biểu hiện không mạnh lắm, đó là biểu hiện cả âm, dương đều bất túc, thì không được dùng kim châm để trị liệu. Nếu dùng kim châm để trị liệu thì sẽ khiến cho người bệnh vốn đã hư yếu sẽ bị hư yếu thêm, như thế sẽ khiến âm dương cạn kiệt, khí huyết hư hao thêm, ngũ tạng trống không, gân héo, tuỷ khô ... người già phải chết, cho du là thanh niên đi nữa thì cũng khó mà hồi phục. ( trường hợp 3 )
- Nếu nhìn người bệnh thấy khoẻ mạnh mà thế bệnh có vẻ yếu, không mạnh lắm, thì đó là biểu hiện của âm và dương đều hữu dư, vậy nên khẩn cấp công tả bệnh tà để điều lý hư thực. ( trường hợp 4 ) 
Tóm lược lại là bệnh hữu dư thì nên tả, bệnh bất túc thì nên bổ.
( Đoạn y văn trên trích trong tập " Nội ngoại thương biện hoặc luận " của danh y Lý Đông Viên )
..........................................
Lời bàn của tại hạ tôi ( kẻ hậu học nông nổi mong muốn các bậc y sư tham gia đàm đạo để thấu lý cổ nhân nên dại dột đưa ra lời bàn này, mong quý vị lượng thứ và giáo huấn. Tại hạ thật hoan hỷ và cảm kích với những lời chỉ dạy của các y sư ! ):
* Trong đoạn y văn Kỳ Bá trả lời Hoàng đế có những thắc mắc cần diễn giải như câu tóm lược cuối là " bệnh hữu dư thì nên tả, bệnh bất túc thì nên bổ ", vậy tại sao ngay ý đầu tiên trong câu trả lời thì Kỳ Bá lại nói dùng pháp tả để trừ tà khí cho trường hợp bệnh nhân đang có triệu chứng bất túc " ? Phải chăng có sự lầm lẫn trong việc dịch nghĩa, hay ý tứ cổ nhân có điều gì khác ? Theo tôi ở đây không có gì là sai ở việc dịch nghĩa, nhưng nghĩa diễn giải chưa thấu có thể do dịch hết nghĩa thì rất dài dòng, tôi xin bổ sung nhưng ý phân tích của mình như sau: 
- " Bệnh nhân có triệu chứng bất túc, trong khi thế bệnh đang mạnh, đó là biểu hiện của tà khí đang thắng chính khi ... " sẽ luận ngay được rằng ở đây là tà khí thực, cũng có nghĩa rằng tà khí đang lấn át chính khí hay gọi là tà khí thực ( có câu: tà khí thực, chính khí hư ). Còn chính khí ở đây đang thua tà khí, nhưng trong trường hợp này Kỳ Bá có ý nói là chính khí không hư mà chỉ bị bất túc ( bị o ép, bị cản trở, bị ảnh hưởng ) do tà khí xâm phạm. Vậy nên trường hợp bệnh nhân trong ý này cần dùng phép tả là vậy ( tả cái tà khí thực ).
- Các trường hợp 2 và 3 thì đều thuộc chứng bất túc do hư, và hư thì bổ.
- Trường hợp 4, ở đây ý nói chính khí của người bệnh đang ở cái thế thắng tà khí, nhưng không đủ mạnh để đuổi bỏ, trừ bỏ được tà khí ( giống như trường hợp 1, nhưng tà khí ở đây có phần yếu hơn một chút ). Pháp tả được đưa ra ở đây để đuổi tà khí dựa trên nền tảng chính khí đầy đủ, mạnh mẽ ( có phần hữu dư do lệch lạc, ảnh hưởng bởi tà khí ).
Qua một số ý phân tích trên, tôi nhận thấy thời hậu thế sau này đã quy pháp bổ tả theo hư thực ( hư thì bổ, thực thì tả và tà khí thực, chính khí hư ) thì có phần dễ hiểu hơn khi cổ nhân vừa quy vào chứng hữu dư, bất túc và vừa luận theo hư, thực của chính khí và tà khí.

26 tháng 12 2015

Khẩu quyết cho hàn nhiệt


NHIỆT THƯƠNG KHÍ TẮC CỐT TIÊU CÂN HOÃN
HÀN THƯƠNG HÌNH TẮC CÂN LUYẾN CỐT THỐNG
                                   Dịch nghĩa:
Nhiệt tổn thương khí khiến xương tiêu mòn, gân lỏng lẻo
Hàn tổn thương hình khiến gân co rút xương đau đớn 

23 tháng 12 2015

Cây quýt gai ( gai tầm xoọng )




Cây gai tầm xoọng có tên khác là độc lực, quýt gai, quýt rừng, cam trời. Thuộc họ Rutaceae. Cây bụi nhỏ, lá mọc so le, thân có gai dài, lá dày cứng có tinh dầu. Hoa màu trắng, quả tròn khi chín có màu đen. Toàn cây có tinh dầu thơm mùi quýt. Quả xanh chứa chất nhầy. Các bộ phận khác có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, không độc. Ở nông thôn mỗi khi luộc ốc, người ta dùng gai của cây này để khêu ruột ốc. Vì loại gai này dài sắc và có độ cứng thích hợp. Toàn cây được dùng làm thuốc. Ở Trung Quốc có tên gọi tửu bính lặc.
Theo y học cổ truyền, gai tầm xoọng là vị thuốc chữa phong thấp, có trong các bài thuốc lưu truyền dân gian. Dùng toàn cây thái nhỏ sao vàng hạ thổ sắc uống. Kết quả rất tốt cho nên đã được truyền cho nhau, nó trở thành phương thuốc quý trong dân gian. Ngoài công dụng đó ra, gai tầm xoọng còn có tác dụng chữa ho, chữa rắn cắn, chữa sâu răng, làm tan được huyết bầm huyết ứ, thông hoạt kinh lạc, trừ tà, giảm đau nhức…
Theo kinh nghiệm cây này dùng tươi tốt hơn dùng khô. Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài. Điều trị phong tê thấp thì kết hợp với tục đoạn, thổ phục linh, ngải diệp. Điều trị ho đau họng, kết hợp với cát cánh, trần bì, tang diệp. Chống viêm tiêu ứ thì kết hợp với bồ công anh, hồng hoa, tô mộc…
Theo y học cổ truyền, gai tầm xoọng là vị thuốc chữa phong thấp. Dùng toàn cây thái nhỏ sao vàng hạ thổ sắc uống. Kết quả rất tốt cho nên đã được truyền cho nhau, nó trở thành phương thuốc quý trong dân gian. 
Một số ứng dụng trên lâm sàng:
Các khớp sưng đau, đi lại khó khăn, toàn thân mệt mỏi: 
gai tầm xoọng 25g sao vàng hạ thổ, sắc uống.
 Hoặc gai tầm xoọng 16g, thổ phục linh 16g, tục đoạn 12g, ngải diệp 12g, đương quy 12g, kê huyết đằng 12g, thiên niên kiện 10g, quế 6g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần/ngày.
Cần gia giảm theo chứng trạng của người bệnh:
– Đau lâu ngày, cơ thể gầy yếu da xanh, gia đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 12g.
– Đau ngực khó thở, gia hắc táo nhân 16g, lạc tiên 16g, hạt muồng (sao) 16g.
-Ăn uống kém, tiêu hóa trì trệ, gia bạch truật 12g, trần bì 12g, biển đậu 16g.
– Đau vai cổ, một bên cánh tay khó cử động: gai tầm xoọng sao vàng hạ thổ 20g, nam tục đoạn 20g, tang chi 12g, rễ cúc tần 12g, kinh giới 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Có thể kết hợp với bài thuốc chườm: ngải diệp 50g, rễ lá lốt 15g. Hai thứ sao rượu,  gói vào miếng vải, chườm tại chỗ. Khi thuốc nguội, sao lại và chườm tiếp.
Khớp gối đau nhức: có biểu hiện xơ cứng, hạn chế vận động: gai tầm xoọng sao vàng hạ thổ 20g, cát căn 16g, huyết đằng 12g, đương quy 12g, tục đoạn 12g, phòng phong 12g, tế tân 10g, quế 10g, đơn hoa 12g, chích thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Công dụng: trừ thấp giảm đau, thông kinh hoạt lạc. Nếu bệnh nhân là người cao tuổi, ít ngủ, gia hắc táo nhân 16g, hạt muồng  (sao) 12g, bạch linh 12g.
Ho hen, khó thở, đau họng mắc đờm: gai tầm xoọng (sao vàng hạ thổ) 16g, cát cánh 12g, trần bì 12g, mạch môn 12g, đại táo 6 quả, tang bạch bì 16g, hoàng kỳ 12g, mơ muối 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Kiêng cua ốc, cá tươi, thịt gà.
Ho kéo dài do biến chứng của cảm cúm: gai tầm xoọng 16g, tế tân 12g, kinh giới 12g, mạch môn 16g, cát cánh 12g, bách bộ 12g, trần bì 12g, thục địa 12g, huyền sâm 10g, xa tiền thảo 16g, rau má 20g, lá xương sông 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trẻ em ho gà: gai tầm xoọng (dùng lá) 6g, hoa đu đủ đực 6g, cát cánh 6g, lá tía tô 6g, trần bì 6g, tang bạch bì 6g. Đổ nước 300ml, sắc lấy 100ml, chia 3 – 4 lần cho trẻ uống trong ngày.
Ho khan do phế nhiệt: gai tầm 16g, thiên môn 12g, tang diệp 20g, xa tiền thảo 20g, lá xương sông 20g, lá đinh lăng 20g, rau má 24g, bạch linh 10g, mơ muối 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Phụ nữ bị bế kinh: đau bụng dữ dội, bụng dưới căng đầy, da mặt nóng nổi mụn: gai tầm xoọng (sao vàng hạ thổ) 24g, ích mẫu 16g, đương quy 12g, tô mộc 16g, trạch lan 16g, đan sâm 16g, kê huyết đằng 12g, hương phụ 12g, quế 8g.  Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Uống nóng.
Dùng trị bệnh thận hư:Thành phần:
Gai tầm xoọng : 20g, Cây mực: ………. 20g, Cây nổ: …………. 20g, Cây muối:………. 20g
Sắc với 1,5 lít nước uống trong ngày


( Nguồn: sưu tầm trên internet )

Cây thanh táo chữa gân xương


Cây thanh táo còn gọi là thuốc trặc, tần cửu, có tên khoa học Justicia gendarussa L. f. (Gendarussa vulgaris Nees), thuộc họ Ô rô - Acanthaceae. Cây thanh táo là loài cây nhỏ mọc hoang hay thường được trồng làm cảnh, làm hàng rào. Cây cao 1-1,5m. Thân cành non màu xanh hoặc tím sẫm. Lá mọc đối, hình mác hẹp, có gân chính tím, không lông. Trên mặt lá thường có những đốm vàng hoặc nâu đen do một loài nấm gây nên. Hoa mọc thành bông ở ngọn hay ở nách lá về phía ngọn bao bởi nhiều lá bắc hình sợi. Ðài 5, hợp ở gốc cao 3-5mm. Tràng màu trắng hay hồng có đốm tía, chia 2 môi. Nhị 2, bao phấn 2 ô. Quả nang hình đinh, dài 12mm. Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Justiciae, thường gọi là Tiểu bác cốt. Theo Đông y, cây thanh táo có vị cay, tính ấm; có tác dụng nối gân tiếp xương, tiêu sưng giảm đau. Rễ có vị hơi chua cay, tính bình có tác dụng hoạt huyết, trấn thống, làm lợi đại tiểu tiện, tán phong thấp. Vỏ rễ và vỏ thân có tác dụng gây nôn. Lá có tác dụng sát trùng. Thường được dùng trị gãy xương, sái chân, phong thấp viêm khớp xương. Rễ dùng chữa vàng da, giải độc rượu, còn trị viêm thấp khớp, bó gãy xương, trật khớp. Liều dùng 15-20g cây khô, dạng thuốc sắc. Vỏ rễ, vỏ thân sắc uống hoặc ngâm rượu uống chữa tê thấp. Rễ và cành lá có thể dùng tươi giã đắp các vết thương chỗ sưng tấy và bó gãy xương. Còn dùng tán bột rắc trừ sâu mọt. 
Sau đây là một số bài thuốc có vị thanh táo:
 - Chữa bong gân sai khớp: 
Thanh táo 20g,
 lá diễn tươi 50g; 
cốt toái bổ, 
xuyên tiêu, mần tưới mỗi vị 20g.
 Sắc uống lúc còn ấm, mỗi ngày 1 thang. 
Bên ngoài dùng lá thanh táo, lá ngải cứu, lá diễn dùng tươi, lượng bằng nhau. Giã nhỏ đắp ngày 2 lần. 
- Chữa ho, sốt, mồ hôi trộm: 
Rễ thanh táo, miếp giáp, địa cốt bì, sài hồ mỗi vị 10g;
 đương quy, tri mẫu mỗi vị 5g;
 thanh tao, ô mai mỗi vị 4g. 
Sắc uống trong ngày. 
- Viêm tinh hoàn (dái sưng đau, một bên sa xuống):
 Rễ thanh táo, rễ sưng, rễ bấn trắng, rễ vạy đỏ, mỗi vị một nắm, sắc uống. 
- Chữa sản phụ máu xấu đưa lên choáng váng, mắt mờ: 
Thanh táo, mần tưới, cỏ màn chầu, mỗi vị 20g, sắc uống. 
- Chữa phong thấp, tay chân tê bại: 
Rễ thanh táo, dây chiều, rễ hoàng lực, rễ gai tầm xoọng, mỗi vị 20g; 
cốt khí củ, thiên niên kiện mỗi vị 10g. 
Sắc uống ngày 1 thang. 
- Chữa vết lở, vết thương nhiễm độc chảy máu không dứt hay nhọt lở thối loét, khó kéo miệng: 
Lá thanh táo và lá mỏ quạ lượng bằng nhau, rửa với nước muối, giã nhỏ, đắp rịt, thay thuốc hằng ngày. 
Trong uống nước sắc bạch chỉ nam, kim ngân hoa, bồ công anh, mỗi vị 1 nắm và ăn rau sống hằng ngày,
 sau một tuần lễ sẽ có kết quả. 
Chú ý, cây thanh táo có độc nhẹ, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các lương y danh tiếng.... 
Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/thanh-tao-noi-gan-tiep-xuong-nhung-doc-nhe-post138119.html | NongNghiep.vn


22 tháng 12 2015

Bàn về pháp " Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con "


DN:Các bác cho hỏi nguyên tắc chữa bệnh " hư thì bổ mẹ thực thì tả con". Tại sao phải theo nguyên tắc này ạ. Sao ko tả và bổ trực tiếp luôn
 YHCTXL: Lên google cho nó cặn kẽ
DN: Ko có bác ah. E tìm rồi
YHCTXL: Nói một cách dễ hiểu
Hư có nghĩa là thếu hụt cần phải bổ sung
Thực có nghĩa là thừa cần phải bỏ bớt (tả)
 TMH: Con mà hư nếu bổ chắc khó vực dậy ( do nó đang hư ) vậy dùng cách bổ mẹ để dẫn sự nuôi dưỡng từ mẹ sang con sẽ đạt kết quả tốt hơn. Thực thì tả con tức là lúc đó mẹ thực, khi mẹ thực thì cái sinh dưỡng sẽ mạnh mẽ khiến con sẽ cũng bị thái quá theo, pháp chữa ở đây ko đánh ( tả ) vào mẹ mà lại tả con là để tránh can thiệp không đáng vào mẹ, đồng thời giảm bớt sự thái quá ở con mà tự mẹ sẽ bớt cái thực đi.
DN: Bác lý giải bổ mẹ thấy dễ hiểu. tả con thì cháu thấy rất có lý nhưng ko hiểu sao cháu thấy vấn đề tả con như vậy thì vẫn gượng ép
TMH: Đấy là pháp tránh tả vào tạng phủ đang có vấn đề mà, tả con của nó để tự kéo rút cái vấn đề của mẹ nó. Ví dụ tạng can hỏa vượng nó sẽ thúc đẩy Tâm sinh hỏa thì pháp chữa là tả cái hỏa ở tạng Tâm, pháp này sẽ kéo theo hỏa của tạng can sẽ được rút bớt. Đại khái luận nôm na là vậy, mời các lương y chỉ giáo !
DN: trong bổ mẹ có bao giờ xuất hiện trường hợp con thì hết hư nhưng mẹ lại do bổ mà thành thực không bác
 DN:cháu chợt có ý nghĩ thế này: Phải chăng cơ thể con người vốn là âm dương ngũ hành cân bằng. Khi có bệnh tức là mất cân bằng, cơ thể vốn dĩ có khả năng tự điều chỉnh để cân bằng lại. Vai trò của người thầy thuốc là thúc đẩy, hỗ trợ sự điều chỉnh đó. Vìvậy nguyên tắc "hư thì bổ mẹ thực thì tả con" cũng như " lấy âm dẫn dương, lấy dương dẫn âm".. đều không can thiệp trực tiếp vào nơi bị bệnh vì nó vốn dĩ yếu rồi, ta sẽ can thiệp vào nơi khác để dẫn dắt giúp đỡ cơ thể tự hồi phục lại.
TMH: Đó là cái khoa học mà rất nhân văn của y lý đông y
TMH: Còn bổ quá khiến mẹ lại thành thực thì có lé cái này lại liên quan đến nhiều vấn đề vì cái gì thái quá đều ko tốt, vậy nên cần phải theo dõi bn để điều chỉnh phương thang cho phù hợp với tiến triển bệnh tật. Mình cũng nghĩ nôm na mà viết vậy thôi.

16 tháng 12 2015

Học thuyết thiên nhân hợp nhất

( Trích bài giảng lý luận y học cổ truyền - trường đại học y Hà Nội )
ĐỊNH NHĨA
Học thuyết thiên nhân hợp nhất nói lên giữa con người và môi trường tự nhiên, môi trường xã hội luôn luôn có mâu thuẫn và thống nhất với nhau. Con người thích nghi, chế ngự thiên nhiên và xã hội sẽ sinh tồn và phát triển.
Trong đông y học người xưa đã áp dụng học thuyết này để làm kim chỉ nam cho các phương pháp dưỡng sinh, phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe, tìm ra nguyên nhân sinh bệnh và đề ra phương pháp chữa bệnh một cách toàn diện.

NHÂN TỐ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI

1/ Hoàn cảnh tự nhiên: ( khí hậu + thời tiết + địa lý + tập quán sinh hoạt )
- Khí hậu, thời tiết: đề cập đến lục khí ( phong - hàn - thử - thấp - táo - hỏa ) trong 4 mùa ( xuân - hạ - thu - đông )
- Vị trí địa lý: đồng bằng, miền núi, trung du, miền nam, miền bắc ...
- Tập quán sinh hoạt: phong tục, tín ngưỡng, món ăn truyền thống, cách thức lao động sản xuất, cách nuôi dạy con cái, định canh, du canh du cư, ... Ảnh hưởng tới từng con người trong xã hội.

2/ Hoàn cảnh xã hội: ( chính trị + kinh tế + văn hóa xã hội )
- Chính trị: có phân chia giai cấp, tàn dư xã hội cũ, tranh giành quyền lực, đảng phái ảnh hưởng tới cuộc sống của từng con người, từng cộng đồng và đất nước.
- Kinh tế: điều kiện kinh tế giàu, nghèo, mức sống cao thấp ....
- Văn hóa: các tập tục, tư tưởng, môi trường sống trong gia đình ... ảnh hưởng đến cuộc sống và tư duy của con người.
Các yếu tố trên gây ra các tác nhân ảnh hưởng tới tâm lý xã hội, là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh thuộc nội thương tình chí, bệnh về thể chất, cơ thể ...

CON NGƯỜI LUÔN THÍCH ỨNG VỚI HOÀN CẢNH TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Thời tiết, khí hậu, địa lý, tập quán, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội luôn ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe cũng như tinh thần con người, có thể theo su hướng có lợi hoặc có hại cho sức khỏe con người. Con người cần thích nghi với hoàn cảnh, chế ngự và cải tạo tự nhiên, xã hội để sinh tồn và phát triển. 
Muốn vậy con người cần có sức khỏe, tinh thần thoải mái, vững vàng. Chính khí dồi dào, cơ năng thích ứng của cơ thể với môi trường luôn luôn tạo quân bình ( cân bằng ) giữa các mặt âm, dương, khí huyết, tinh thần, tân dịch ...

ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC

1/ HTTNHN chỉ đạo phòng bệnh chủ động: 
- Cải tạo thiên nhiên để phục vụ đời sống con người một cách khoa học, đảm bảo môi trường cân bằng, hữu ích
- Chủ động rèn luyện cơ thể: thể dục, thể hao, dưỡng sinh, khí công, thiền ...
- Điều hòa Tâm tính, rèn Tâm, sửa tính cho hài hòa với môi trường xã hội
- Cải tạo, thay đổi hoặc hủy bỏ những tập quán lạc hậu, hủ lậu ... Xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại.

2/ HTTNHN chỉ đạo phòng bệnh thụ động
- Ăn uống sinh hoạt điều độ
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân 
- Sinh hoạt, lao động phù hợp vối sức khỏe, tuổi tác

3/ HTTNHN chỉ đạo nội dung của nguyên nhân sinh bệnh và vai trò của cơ thể với việc phát sinh bệnh:
- Trong tự nhiên có lục khí ( phong hàn thử thấp táo hỏa ) là nguyên nhân gây ra các bệnh ngoại cảm, khi trở thành tác nhân bệnh lục khí gọi là lục tà hay lục dâm.
- Trong xã hội con người có gây ra những yếu tố và tâm lý gọi là thất tình chí ( vui giận buồn lo nghĩ kinh sợ ) là nguyên nhân gây ra các bệnh nội thương.
- Con người là thực thể sống trong môi trường tự nhiên và xã hội luôn có khả năng để cân bằng với những thay đổi của môi trường sống, trường hợp tự bản thân cơ thể có những chuyển biến không tốt sẽ bị các tác nhân từ môi trường xâm phạm và sinh bệnh. Thường gọi là chính khí hư thì tà khí xâm phạm. 

4/ HTTNHN chỉ đạo nội dung, phương pháp chữa bệnh một cách toàn diện:
Kết hợp tất cả các phương pháp, cách thức lấy lại quân bình, bình hòa giữa nội bộ cơ thể con người và con người với môi trường xung quanh ( tự nhiên và xã hội )
- Nâng cao chính khí
- Tâm lý liệu pháp
- Dự phòng điều trị: Dưỡng sinh, khí công, thiền, thái cực quyền ...
- Ăn uống, bổi dưỡng, thực dưỡng 
- Dùng thuốc đông dược, tây dược,
- Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, diện chẩn, khí công y đạo ...
Thường chú trọng nâng cao chính khí của cơ thể ( bổ phần hư yếu ) rồi mới đến tấn công vào tác nhân gây bệnh.


13 tháng 12 2015

Cà gai leo


Link: http://tuelinh.vn/ca-gai-leo-155
Cà gai leo
1- Tên khác:
Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quýnh.
2- Tên khoa học:
 Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens Lour., họ Cà (Solanaceae).
 Cây mọc hoang nhiều nơi trong nước ta.
3- Bộ phận dùng:
Rễ (Thích gia căn), dây (Thích gia đằng)
4- Thành phần hoá học chính:
Rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid. Dây có alcaloid.
5- Công dụng:
Cây được dùng trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe.
Hiện nay Cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan và ung thư gan.
6- Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 16-20g dưới dạng thuốc sắc.
7- Một số đề tài nghiên cứu về cây cà gai leo
Cà gai leo được PGS.TS Phạm Kim Mãn, TS Nguyễn Thị Minh Khai – Viện dược liệu trung ương nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 90. Viện Dược liệu TW đã có 2 đề tài cấp nhà nước, 4 luận án tiến sỹ, nhiều luận văn nghiên cứu về Cà gai leo.

Trong báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp nhà nước “Điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính thể hoạt động” bằng thuốc từ  Cà gai leo do viện dược liệu trung ương chủ trì đã đi đến kết luận: Thuốc từ cà gai leo có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da và niêm mạc vàng); men gan (transaminase) và billirubin về bình thường nhanh hơn các nhóm chứng; sau điều trị những biến đổi các marker của siêu vi viêm gan B là rõ rệt tại các bệnh viện 103, 108, 354. Tỷ lệ âm tính với HBsAg đạt 23,3%, chuyển đảo huyết thanh 37,8%; 62,9% có HBVDNA < 5 copies/ml. Thuốc không gây một tác dụng ngoại ý nào trên lâm sàng và xét nghiệm. Các kết quả từ những nghiên cứu đều đi đến một kết luận Cà gai leo chính là đối trọng của Viêm gan siêu vi và là dược liệu có tác dụng làm âm tính siêu vi mạnh nhất hiện nay.

Đề tài cấp Nhà nước KHCN 1105 “Nghiên cứu thuốc từ cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” do TS. Nguyễn Thị Minh Khai cũng được nghiệm thu đạt loại xuất sắc.

Theo kết quả nghiên cứu: Cà gai leo có tác dụng chống viêm và ức chê sinh tổng hợp colagen ở một số tổ chức mô liên kết.

Luận án do Nguyễn Thị Bích thu thực hiện cũng kết luận: dạng chiết toàn phần của Cà gai leo làm giảm trọng lượng u trên mô hình u thực nghiệm 42,2% và làm giảm hàm lượng colagen gan trên mô hình xơ gan là 27,0%. Kết quả đã chứng minh glycoalcaloid là hoạt chất chính có tác dụng ức chế sư phát triển của xơ gan, chống viêm, bảo vệ gan trong cao toàn phần của cà gai leo. Đã nghiên cứu phát hiện những tác dụng dược lý mới của Cà gai leo như tác dụng trên hệ miễn dịch, trên tế bào ung thư cũng như thử tác dụng trên gen gây ung thư của virus và gen ức chế ung thư P53 và Rb. Cho đến thời điểm này Cà gai leo là dược liệu duy nhất được chứng minh là kìm hãm và ngăn chặn xơ gan phát triển.

Cây thuốc nam trên sân thượng ngày 11.12.2015

 Cây lược vàng 

 Cà gai leo

 Phèn đen và dạ ngọc minh châu

 Cây dành dành 

Cây hoa hòe 

10 tháng 12 2015

Pháp chữa Tâm bệnh theo danh y Tuệ Tĩnh


Pháp chữa Tâm bệnh theo danh y Tuệ Tĩnh
Tuệ Tĩnh gọi là phép chữa bệnh tình chí
1/ Lo nghĩ, ưu tư quá sinh bệnh lấy giận mà chữa
2/ Mừng vui quá sinh bệnh lấy sợ hãi mà chữa
3/ Tức giận sinh bệnh lấy thương xót mà chữa
4/ Lo lắng sinh bệnh thì lấy mừng vui mà chữa
5/ Sợ quá sinh bệnh lấy lo nghĩ mà chữa
6/ Lo nghĩ sinh bệnh lấy sợ mà chữa
7/ Thương nhớ quá sinh bệnh lấy ghét mà chữa