04 tháng 1 2016
Bàn về pháp bổ và pháp tả qua y văn của cổ nhân
26 tháng 12 2015
Khẩu quyết cho hàn nhiệt
23 tháng 12 2015
Cây quýt gai ( gai tầm xoọng )
Một số ứng dụng trên lâm sàng:
Các khớp sưng đau, đi lại khó khăn, toàn thân mệt mỏi:
gai tầm xoọng 25g sao vàng hạ thổ, sắc uống.
Hoặc gai tầm xoọng 16g, thổ phục linh 16g, tục đoạn 12g, ngải diệp 12g, đương quy 12g, kê huyết đằng 12g, thiên niên kiện 10g, quế 6g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần/ngày.
Cần gia giảm theo chứng trạng của người bệnh:
– Đau lâu ngày, cơ thể gầy yếu da xanh, gia đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 12g.
– Đau ngực khó thở, gia hắc táo nhân 16g, lạc tiên 16g, hạt muồng (sao) 16g.
-Ăn uống kém, tiêu hóa trì trệ, gia bạch truật 12g, trần bì 12g, biển đậu 16g.
– Đau vai cổ, một bên cánh tay khó cử động: gai tầm xoọng sao vàng hạ thổ 20g, nam tục đoạn 20g, tang chi 12g, rễ cúc tần 12g, kinh giới 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Có thể kết hợp với bài thuốc chườm: ngải diệp 50g, rễ lá lốt 15g. Hai thứ sao rượu, gói vào miếng vải, chườm tại chỗ. Khi thuốc nguội, sao lại và chườm tiếp.
Khớp gối đau nhức: có biểu hiện xơ cứng, hạn chế vận động: gai tầm xoọng sao vàng hạ thổ 20g, cát căn 16g, huyết đằng 12g, đương quy 12g, tục đoạn 12g, phòng phong 12g, tế tân 10g, quế 10g, đơn hoa 12g, chích thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Công dụng: trừ thấp giảm đau, thông kinh hoạt lạc. Nếu bệnh nhân là người cao tuổi, ít ngủ, gia hắc táo nhân 16g, hạt muồng (sao) 12g, bạch linh 12g.
Ho hen, khó thở, đau họng mắc đờm: gai tầm xoọng (sao vàng hạ thổ) 16g, cát cánh 12g, trần bì 12g, mạch môn 12g, đại táo 6 quả, tang bạch bì 16g, hoàng kỳ 12g, mơ muối 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Kiêng cua ốc, cá tươi, thịt gà.
Ho kéo dài do biến chứng của cảm cúm: gai tầm xoọng 16g, tế tân 12g, kinh giới 12g, mạch môn 16g, cát cánh 12g, bách bộ 12g, trần bì 12g, thục địa 12g, huyền sâm 10g, xa tiền thảo 16g, rau má 20g, lá xương sông 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trẻ em ho gà: gai tầm xoọng (dùng lá) 6g, hoa đu đủ đực 6g, cát cánh 6g, lá tía tô 6g, trần bì 6g, tang bạch bì 6g. Đổ nước 300ml, sắc lấy 100ml, chia 3 – 4 lần cho trẻ uống trong ngày.
Ho khan do phế nhiệt: gai tầm 16g, thiên môn 12g, tang diệp 20g, xa tiền thảo 20g, lá xương sông 20g, lá đinh lăng 20g, rau má 24g, bạch linh 10g, mơ muối 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Phụ nữ bị bế kinh: đau bụng dữ dội, bụng dưới căng đầy, da mặt nóng nổi mụn: gai tầm xoọng (sao vàng hạ thổ) 24g, ích mẫu 16g, đương quy 12g, tô mộc 16g, trạch lan 16g, đan sâm 16g, kê huyết đằng 12g, hương phụ 12g, quế 8g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Uống nóng.
Dùng trị bệnh thận hư:Thành phần:
Gai tầm xoọng : 20g, Cây mực: ………. 20g, Cây nổ: …………. 20g, Cây muối:………. 20g
Sắc với 1,5 lít nước uống trong ngày
Cây thanh táo chữa gân xương
Sau đây là một số bài thuốc có vị thanh táo:
- Chữa bong gân sai khớp:
Thanh táo 20g,
lá diễn tươi 50g;
cốt toái bổ,
xuyên tiêu, mần tưới mỗi vị 20g.
Sắc uống lúc còn ấm, mỗi ngày 1 thang.
Bên ngoài dùng lá thanh táo, lá ngải cứu, lá diễn dùng tươi, lượng bằng nhau. Giã nhỏ đắp ngày 2 lần.
- Chữa ho, sốt, mồ hôi trộm:
Rễ thanh táo, miếp giáp, địa cốt bì, sài hồ mỗi vị 10g;
đương quy, tri mẫu mỗi vị 5g;
thanh tao, ô mai mỗi vị 4g.
Sắc uống trong ngày.
- Viêm tinh hoàn (dái sưng đau, một bên sa xuống):
Rễ thanh táo, rễ sưng, rễ bấn trắng, rễ vạy đỏ, mỗi vị một nắm, sắc uống.
- Chữa sản phụ máu xấu đưa lên choáng váng, mắt mờ:
Thanh táo, mần tưới, cỏ màn chầu, mỗi vị 20g, sắc uống.
- Chữa phong thấp, tay chân tê bại:
Rễ thanh táo, dây chiều, rễ hoàng lực, rễ gai tầm xoọng, mỗi vị 20g;
cốt khí củ, thiên niên kiện mỗi vị 10g.
Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa vết lở, vết thương nhiễm độc chảy máu không dứt hay nhọt lở thối loét, khó kéo miệng:
Lá thanh táo và lá mỏ quạ lượng bằng nhau, rửa với nước muối, giã nhỏ, đắp rịt, thay thuốc hằng ngày.
Trong uống nước sắc bạch chỉ nam, kim ngân hoa, bồ công anh, mỗi vị 1 nắm và ăn rau sống hằng ngày,
sau một tuần lễ sẽ có kết quả.
Chú ý, cây thanh táo có độc nhẹ, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các lương y danh tiếng....
Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/thanh-tao-noi-gan-tiep-xuong-nhung-doc-nhe-post138119.html | NongNghiep.vn
22 tháng 12 2015
Bàn về pháp " Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con "
Hư có nghĩa là thếu hụt cần phải bổ sung
Thực có nghĩa là thừa cần phải bỏ bớt (tả)
16 tháng 12 2015
Học thuyết thiên nhân hợp nhất
13 tháng 12 2015
Cà gai leo
Link: http://tuelinh.vn/ca-gai-leo-155
Cà gai leo
1- Tên khác:
Cà vạnh, Cà cườm, Cà quánh, Cà quýnh.
2- Tên khoa học:
Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens Lour., họ Cà (Solanaceae).
Cây mọc hoang nhiều nơi trong nước ta.
3- Bộ phận dùng:
Rễ (Thích gia căn), dây (Thích gia đằng)
4- Thành phần hoá học chính:
Rễ có alcaloid, tinh bột, flavonoid. Dây có alcaloid.
5- Công dụng:
Cây được dùng trị phong thấp, sâu răng, đau nhức các đầu gân xương, cảm cúm, ho, ho gà, dị ứng. Còn dùng trị rắn độc cắn, giải độc rượu, bia, chống say tàu xe.
Hiện nay Cà gai leo đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng điều trị viêm gan do virus, xơ gan và ung thư gan.
6- Cách dùng, liều lượng:
Ngày dùng 16-20g dưới dạng thuốc sắc.
7- Một số đề tài nghiên cứu về cây cà gai leo
Cà gai leo được PGS.TS Phạm Kim Mãn, TS Nguyễn Thị Minh Khai – Viện dược liệu trung ương nghiên cứu từ những năm đầu của thập kỷ 90. Viện Dược liệu TW đã có 2 đề tài cấp nhà nước, 4 luận án tiến sỹ, nhiều luận văn nghiên cứu về Cà gai leo.
Trong báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp nhà nước “Điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan siêu vi B mạn tính thể hoạt động” bằng thuốc từ Cà gai leo do viện dược liệu trung ương chủ trì đã đi đến kết luận: Thuốc từ cà gai leo có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng (mệt mỏi, đau tức hạ sườn phải, nước tiểu vàng, da và niêm mạc vàng); men gan (transaminase) và billirubin về bình thường nhanh hơn các nhóm chứng; sau điều trị những biến đổi các marker của siêu vi viêm gan B là rõ rệt tại các bệnh viện 103, 108, 354. Tỷ lệ âm tính với HBsAg đạt 23,3%, chuyển đảo huyết thanh 37,8%; 62,9% có HBVDNA < 5 copies/ml. Thuốc không gây một tác dụng ngoại ý nào trên lâm sàng và xét nghiệm. Các kết quả từ những nghiên cứu đều đi đến một kết luận Cà gai leo chính là đối trọng của Viêm gan siêu vi và là dược liệu có tác dụng làm âm tính siêu vi mạnh nhất hiện nay.
Đề tài cấp Nhà nước KHCN 1105 “Nghiên cứu thuốc từ cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan” do TS. Nguyễn Thị Minh Khai cũng được nghiệm thu đạt loại xuất sắc.
Theo kết quả nghiên cứu: Cà gai leo có tác dụng chống viêm và ức chê sinh tổng hợp colagen ở một số tổ chức mô liên kết.
Luận án do Nguyễn Thị Bích thu thực hiện cũng kết luận: dạng chiết toàn phần của Cà gai leo làm giảm trọng lượng u trên mô hình u thực nghiệm 42,2% và làm giảm hàm lượng colagen gan trên mô hình xơ gan là 27,0%. Kết quả đã chứng minh glycoalcaloid là hoạt chất chính có tác dụng ức chế sư phát triển của xơ gan, chống viêm, bảo vệ gan trong cao toàn phần của cà gai leo. Đã nghiên cứu phát hiện những tác dụng dược lý mới của Cà gai leo như tác dụng trên hệ miễn dịch, trên tế bào ung thư cũng như thử tác dụng trên gen gây ung thư của virus và gen ức chế ung thư P53 và Rb. Cho đến thời điểm này Cà gai leo là dược liệu duy nhất được chứng minh là kìm hãm và ngăn chặn xơ gan phát triển.
10 tháng 12 2015
Pháp chữa Tâm bệnh theo danh y Tuệ Tĩnh
07 tháng 12 2015
Bạch hoa xà thiệt thảo
29 tháng 11 2015
Giảo cổ lam
26 tháng 11 2015
Sưu tầm bài thuốc chữa Thận suy, thận hư, thận nhiễm mỡ
Bài thuốc nam này đã cứu mạng được rất nhiều người do mắc chứng nan y về thận, đây là bài thuốc rất quí, bí truyền của gia đình, nhưng cuối cùng thì tôi quyết định “giải mã” với suy nghĩ cứu người là trên hết.
Những cây làm nên bài thuốc nầy cũng dễ tìm :
1- Rễ cây Chuối tiêu(chuối hờn, chuối già hương) ( Tên khoa học:Musa spp. họ Musaceae) ( Có hoặc không)
2- Rễ cây Dừa ( cây Dừa- Tên khoa học :Cocos nucifera L. họ Palmae )
3- Rễ cây Cau ( Cây cau-tên khoa học Areca catechu L. họ Palmae )
4- Rễ / lá của cây Lá Gai (Tên khoa học: Boehmeria nivea L.;(Urtica nivea L.) Họ Gai Gaud Urticaceae
5- Rễ cây Dứa (Gọi là cây dứa dại- Không phải cây Thơm);Tên khoa học: Pandanus odoratissimus L.f. (P. tectorius Park. ex Z.), thuộc họ Dứa dại – Pandanaceae.
6- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Dâu tằm ( Cây Dâu-tên Khoa học Morus alba L họ Moraceae )
7- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Sung-Có thể dùng vỏ thân cây sung ( Ficus glomerata Roxb.Var.chittagonga )
8- Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây Ngái- Khó tìm thì dùng vỏ thân cây ngái ( Tên khoa học:Ficus hispida L. f.,họ Dâu tằm Moraceae)
9- Cây Tầm gửi ( không có tầm gửi trên cây bưởi, cây dâu tằm thì có thể dùng tầm gửi trên cây mít) ( tầm gửi dâu-tên Khoa học Ramulus loranthi, Họ Loranthaceae)
10-Cây Bìm bìm khu chén ( họ bìm bìm- Convolvulaceae )
11-Cây Nàng nàng ( tên khoa học Callicarpa cana L. họ Verbenaceae ) ( còn gọi là cây trứng ếch,..)
12-Cây Sả ( tên khoa học Cymbopogon nardus Rendl họ Lúa Gramineae )
13-Cây Thạch xương bồ ( tên khoa học Acorus gramineus Soland họ Araceae )
14-Cây Rau răm ( tên khoa học Polygonum odoratum Lour họ Polygonaceae ) (dành cho người bệnh nhưng kém tiêu hóa)
15-Cây Mã đề -Tên khoa học : Plantago asiatia L. Họ Plantaginaceae
16- Râu bắp ( ngô )-tên khoa học Stigmata maydis/ của cây Zea mays L họ Gramineae ( Nếu không đúng vụ thì cũng có thể không dùng)
(Bởi có câu : Nam bất thiểu Trần bì – Nam không thể thiếu vỏ quit .Nữ bất ly Hương phụ- Nữ không nên xa Cỏ cú)
Nên thu hái thuốc vào lúc trời nắng , nếu thu hái buổi sáng thì lấy phần phía đông, buổi chiều thì lấy phần phía tây.
Thu hái xong rửa sạch thái nhỏ,sao vàng khử thổ (có thể phơi khô để dành) .
Mỗi loại dùng khoảng từ 15-30 gr (tươi) nếu đã phơi hay sấy khô thì ít hơn (từ 5 đến 10gr)
Tùy theo bệnh nặng nhẹ, nguyên nhân bệnh, trẻ hay già, nam hay nữ… mà người làm thuốc gia giảm cho phù hợp để làm thành một thang thuốc sắc uống hàng ngày.
Sau ba ngày (đến 10 ngày với bệnh lâu năm) sẽ thấy hiệu nghiệm ! Tuy nhiên để chữa dứt điểm bệnh cần phải điều trị một thời gian cho bệnh dứt hoàn toàn
Trong trường hợp nhiễm độc kim loại nặng dùng bài thuốc nầy để điều trị thì rất tốt.
Đối với những bệnh nhận suy thận đã chuyển sang giai đoạn chạy thận có thể dùng bài thuốc nầy để chữa trị tiếp tục, hiệu quả đã được kiểm chứng thực tế.
Các loại thảo dược đã được đề cập trong bài thuốc đều là các cây có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thức ăn ,thức uống cho người nên rất an toàn cho người sử dụng.
Món ăn bài thuốc cho người bệnh thân.
* Canh đậu phộng và tỏi
- Tác dụng: kiện tỳ, khử thấp, tiêu thũng, giải độc, thích hợp cho người bị phù thũng do bệnh thận, tỳ hư thấp thanh, triệu chứng thường thấy: tứ chi nặng nề, chi dưới sưng phù, ăn uống không ngon, tinh thần mệt mỏi, khó tiểu
- Nguyên liệu: đậu phộng hạt 150g, tỏi lớn 100g.
- Cách làm: Đậu phộng rửa sạch. Tỏi lột vỏ, rửa sạch. Cho cả 2 vào nồi đất, thêm vào lượng nước thích hợp, dùng lửa lớn nấu sôi, bớt lửa hầm đến khi đậu phộng mềm rụt, nêm gia vị là được.
- Món này chia ra dùng hết trong ngày.
* Cháo phục linh, đậu đỏ
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị hội chứng bệnh thận
- Nguyên liệu: phục linh 25g, đậu đỏ 30g, táo lớn 10 quả, gạo 100g.
- Cách làm: Ngâm đậu đỏ nửa ngày, vớt ra rửa sạch, cùng phục linh, táo và gạo nấu cháo.
- Món này ăn thay cơm sáng và tối, nên ăn nóng.
* Cháo đậu đỏ, rễ tranh
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị bệnh thận
- Nguyên liệu: rễ tranh tươi, đậu đỏ, gạo mỗi thứ 200g.
- Cách làm: Rễ tranh rửa sạch, bỏ vào nồi thêm vào lượng nước thích hợp nấu lấy nước bỏ bã. Gạo và đậu đỏ vo sạch, đổ nước rễ tranh vào nấu cháo.
- Món này chia 3 - 4 lần ăn hết trong ngày.
* Cháo ngô, đậu cô ve, táo
- Tác dụng: hỗ trợ điều trị hội chứng bệnh thận
- Nguyên liệu: hạt ngô, táo lớn mỗi thứ 50g, đậu cô ve 25g.
- Cách làm: Đậu cô ve rửa sạch, cắt đoạn nhỏ, cùng với ngô và táo nấu cháo.
- Món này mỗi ngày ăn 1 lần.