Ở bài thứ nhất tôi đã luận giải sơ phác về phạm trù thân - tâm - ý và sự tương tác của thân tâm ý đến tổng thể vận số con người. Vấn đề lưu tâm và chú trọng của tôi trong luận giải thân - tâm - ý chính là sự vận động, cách thức vận động và mối giao hoà, liên quan giữa thân, tâm và ý đến sức khỏe con người.
Bác Hồ, là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá lớn của nhân loại đã từng nói về sức khỏe bằng câu nói thật đơn giản, xúc tích, nhưng bao hàm ý nghĩ rất rộng lớn trong y học đó là: " khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái ". Khái niệm về sức khỏe ở câu nói của Bác đã bao gồm cả ba khía cạnh Thân - Tâm - Ý của con người. Thân con người ta có thể hình dung được cấu tạo tư các bộ phận và các bộ phận được liên kết, nuôi dưỡng bơi hệ thống " dung môi ". Dung môi ở đây được hiểu là bao gồm các chất dịch và các chất khí. Chất dịch gồm rất nhiều thành phần hợp lại như: huyết, bạch huyết, các dưỡng chất, ... ; Chất khí cũng bao gồm rất nhiều loại khí như oxy, cacbonic, hydroxit ... Cách nói nôm na của chúng ta thì " khí huyết " là đã bao gồm toàn bộ phần " dung môi " của cơ thể. Khi một cơ thể mà khí huyết bị ứ tắc, lưu thông kém thì các bộ phận cơ thể sẽ bị ảnh hưởng do thiếu sự liên kết, do thiếu chất nuôi dưỡng ... Và dẫn tới đau ốm. Trong đông y học cổ truyền thường có câu " Thông thì bất thống, thống thì bất thông " tạm dịch là: " lưu thông thì không đau, đau tức là không lưu thông ", cũng là nói lên cái nhân quả của khí huyết với cơ thể con người ta như cách hiểu ở trên vậy. " Tinh thần thoải mái " ơ đây cái tinh thần được hiểu bao gồm cả phần tâm và ý, tinh thần thoải mái là sự hoà hợp giữa tâm và ý, tâm không vương bận vào những lỗi âu lo, buồn bực, ( thất tình trí ) và cái ý không phải căng để suy luận, hay tính toán lựa chọn khó khăn cho những vấn đề của mình. Khi tâm và ý đều viên thành, thư thả cùng với thân không đau ốm, tật bệnh con người ta được sống hoà hợp giữa bản thân mình với cuộc sống, tận hưởng cuộc sống an vui trong kiếp sống của mình.Vậy, để có được sự hoà hợp của thân - tâm - ý chúng ta cần phải hiểu và làm những gì với thân, tâm và ý.
Trước hết ta nói về tâm, tâm ở đây được hiểu là cái tâm dẫn dắt, cái tâm duyên khởi tự phát ơ mỗi người chứ không phải là cái tâm được biểu hiện qua hành động. Tâm được biểu hiện qua hành động là cái tâm đã được cái ý chuyển biến, nhào nặn và truyền đạt thông qua hành động của thân. Phương pháp thiền tứ niệm xứ của Phật pháp chính là biện pháp để thanh lọc tâm, chữa những " chưng bệnh " của tâm, hay có thể hiểu là tâm bị lệch lạc so với cái đạo lý, luân thường của con người. Cái lệch lạc, không đi theo đạo lý con người ví như là cái ác, cái tham, cái hận thù, cái si mê ... Nó làm con người ta u mê, phạm vào những tôi ác với đồng loại và chính nó lại gây bao tác hại cho ý và thân của bản thân con người mang trong mình cái tâm như vậy, theo nhà Phật là nghiệp ác được tạo lên.
**************
Phương pháp thanh lọc tâm là thiền quán tứ niệm xứ. Thiền tứ niệm xứ thực hiện theo một phương pháp khoa học để loại bỏ sự tạo nghiệp, giúp tâm tĩnh lặng trước mọi biến cố của cuộc đời. Nguyên lý thấu suốt của phương pháp khoa học này là dùng ý để nắm bắt các duyên khởi từ tâm, và khi sự rèn luyện của chúng ta đạt đến độ ý đuổi kịp duyên khởi từ tâm thì lúc đó ta có một tâm tĩnh lặng ( có lẽ cũng là bước sơ thiền được hình thành và cảm nhận ). Như ta đã biết là nghiệp được hình thành và hoàn tất là qua quá trình " tâm tác ý, ý khiển thân, thân hành động ", và cách thức vận hành các phạm trù này là như thế nào vậy ? Với những kiến thức sơ khai về Phật pháp và thiền tứ niệm xứ, cùng những trải nghiệm ban đầu về nghiên cứu, thực hành thiền tứ niệm xứ, tôi mạnh dạn đưa ra những kiểm nghiệm và lý giải nguyên lý và cách thức của một quá trình tạo nghiệp của mỗi người như sau:
- Bước thứ nhất: tâm dấy lên duyên khởi, các duyên khởi xuất hiện và biến hoá rồi vụt tắt không ngừng. Tất cả các lĩnh vực mà tâm muốn dẫn dắt sẽ gần như vô tình, chợt ập đến khiến những người chưa từng luyện tập thiền quán không thể nhận ra, thậm chí ngay cả với nhiều người có luyện tập thiền quán cũng khó mà nhận ra một cách rõ ràng sự xuất hiện và vụt tắt của các duyên khởi nơi tâm mình. Trong Phật pháp và thiền Phật có nhiều đoạn mục nói rằng: " tất cả sự vật, hiện tượng, ý tưởng, suy nghĩ của chúng ta luôn biến đổi và không thường hằng ...". Đây có thể gọi là giai đoạn " Tâm tạo tác ý ". Các duyên khởi cứ đến rồi đi, hiện lên rồi vụt tắt và có một hoặc rất nhiều duyên khởi được chúng ta lưu ý ( tức là có ý nghĩ suy diễn từ duyên khởi mà ta bắt gặp được ) đó chính là cách tâm tạo tác ý.
- Bước thứ hai: sau khi ta chú tám vào một duyên khởi nào đó vô tình dấy lên từ tâm, ta sẽ có sự phân tích, suy diễn và kết luận rồi truyền cái kết luận sang hành động ở thân ( quá trình này gọi là ý ). Thường quá trình này ( chú ý, phân tích, suy diễn, ... truyền đạt hành động ) sẽ mất thời gian và các duyên khởi tiếp theo của tâm sẽ không được nắm bắt, nhưng khi ta ngơi suy nghĩ ( ý tạm lui ) thì các duyên khởi của tâm lại tiếp tục dấy lên, nếu các duyên khởi này lại có những chủ đề giống như lần trước thì nếp hằn suy nghĩ của ý càng sâu thêm về vấn đề này, dẫn tới chúng ta bận tâm rất nhiều vào một chủ đề mà tâm đã dẫn hướng một cách liên tục. Rồi nếu các truyền đạt từ ý đến thân được xác định một cách chắc chắn, lúc này thân hành động và có thể hoàn tất việc tạo nghiệp theo chủ đề được dấy lên ở tâm như đã nói ơ trên.
- Bước thứ ba: khi thân nhận được lệnh qua ý truyền đạt đến, thì thân sẽ hành động. Sự hành động của thân thật biến hoá và muôn hình muôn vẻ. Vận động của thân ơ đây được hiểu bao gồm cả những hành động được cảm nhận thấy từ bên ngoài và những vận động của cơ thể ở bên trong mà bằng các phương pháp thông thường ta không thể cảm nhận được. Ở bên ngoài nhận thấy được như: chạy, nhảy, đấm đá, cười, khóc,.... Nhưng ở bên trong cơ thể thì thật khó mà nhận biết, ví dụ như: các duyên khởi đó gây nên sự uất ức, bực tức, âm thầm lâu ngày có thể dẫn tới can đau chương, thổ huyết, mất ngủ ...., nếu gây ra sự vui mừng thái quá thì dẫn tới ảnh hưởng tim, mạch,....
***********
Qua sự phân tích về các bước tạo nghiệp ở trên và cùng với nghiên cứu cách thức thực hiện thiền quán tứ niệm xứ tôi nhận thấy rằng nguyên lý của việc thanh lọc tâm, và trở về tâm tĩnh lặng hay nói một cách khác là dừng lại sự tạo nghiệp là không cho y có khoảng thời gian để suy luận, phân tích và truyền đạt đến thân. Hiểu đơn giản là ta luyện tập sao cho ý biến đổi cùng với tâm. Khi ý theo kịp sự biến đổi của các duyên khởi từ nơi tâm thì ý không còn thời gian để tạo nghiệp. Nhưng cũng có lúc tâm rơi vào khoảng lặng và như vậy thì duyên khởi chưa xuất hiện, đồng thời mỗi một ý nghĩ của chúng ta xuất hiện rất nhanh, chúng có thể chèn vào khoảng trống này và có thể làm phân tán ý của chúng ta, khiến quá trình luyện ý rất khó khăn. Thường ở khoảng trống này thì các tác động của môi trường xung quanh cũng như bản thân ta xâm nhập vào ý hoặc cuốn tâm ta đi theo để tạo duyên khởi mới, ví dụ như: tiếng gà gáy trong đêm, cảm giác lạnh của cơ thể ta do trời lạnh, cảm giác mỏi các khớp, đau lưng,.... rồi hơi thở đều đều của ta. Ngay lập tức ta phải điều ý tiếp cận các tác động này ( thực chất nó là duyên khởi ), đặc biệt là quán niệm hơi thở bởi hơi thở là một tác động đều đặn, có chu kỳ lên tâm và ý, khi có hoặc không có các duyên khởi hiện lên từ tâm, đồng thời nó đồng hành bất ly thân với chúng ta ( đương nhiên khi chúng ta đang sống ). Ở thiền quán tứ niệm xử thì cách điều ý bám sát các duyên khởi ( có thể hiểu bao gồm cả các tác động của môi trường, cơ thể lên tâm và ý ) là dùng việc niệm các duyên khởi khi ý nhận thấy một cách liên tục và chuyển nội dung niệm phù hợp khi một duyên khởi mới xâm nhập vào ý.Bằng cách thiền quán theo thiền tứ niệm xứ như nói ở trên, chúng ta dần dần cảm thấy sự tách biệt của tâm và ý, hoặc tâm và ý với thân. Ví dụ: trường hợp khi ta đang mải niệm để ý đuổi kịp các duyên khởi dấy lên từ tâm thì lại thấy cơ thể mình tự xoay, lật trở mình ( do tư thế thiền quá lâu gây mỏi ở thân ) cảm nhận được rõ là động tác lật trở mình này không do ta điều khiển vậy. Khi thấy hiện tượng này chúng ta không nên hoang mang, sợ hãi bởi đó chỉ là cách vận hành bình thường, hàng ngày của thân - tâm - ý mà khi không luyện thiền thì chúng ta không thể nhận ra.
( mời xem bài tiếp theo ... ơ đây )