27 tháng 9 2012

Chuyện mê phong thủy hài hước của Tổng thống Viên Thế Khải


( Sưu tầm )

Phunutoday.vn - 14 tháng trước 204 lượt xem
(Phunutoday) - Để níu giữ ngai vàng đang bị đe dọa bởi sự phản đối của những lực lượng tiến bộ và dân chúng, Viên Thế Khải đã quyết định nghe theo lời một thầy phong thủy cao tay hạ lệnh xây dựng một nhà vệ sinh nằm ngay ở cửa ra vào của cung điện Tân Hoa để “sửa chữa bố cục phong thủy” của Tử Cấm Thành. Thế nhưng, khi tác dụng phong thủy vẫn chưa thấy đâu thì Viên Thế Khải đã chết vì nỗi lo sợ cho tương lai đế chế mới tồn tại vỏn vẹn 83 ngày của mình…
1. Sau khi Viên Thế tuyên bố nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc vào cuối năm 1913, toàn bộ hoàng thất triều đình nhà Thanh ngay lập tức bị đuổi khỏi Trung Nam Hải (nay chính là trụ sở tòa nhà chính phủ của Trung Quốc). Từ trụ sở Bộ Lục quân đặt tại ngõ Thiết Sư Tử, Viên Thế Khải chuyển đến Trung Nam Hải, văn phòng được đặt tại Cư Nhân Đường.
Cho tới 11/12/1915, Viên Thế Khải quyết định xưng đế, lập lại nền quân chủ, dự tính đến ngày 1/1/1916 sẽ chính thức lên ngôi. Đến ngày 31/12, Ban Chuẩn bị đại lễ xưng đế của Viên Thế Khải chính thức tuyên bố, từ năm sau, năm 1916 sẽ chính thức có tên là năm Hồng Hiến thứ nhất. Cùng ngày hôm đó, Viên Thế Khải cũng đổi tên Phủ Tổng thống ở Trung Nam Hải trở thành Cung Tân Hoa, chuẩn bị cho sự ra mắt của đế chế Hồng Hiến vào ngày hôm sau.
Thông tin Viên Thế Khải xưng đế, khôi phục lại nền quân chủ ngay lập tức gặp phải sự phản đối quyết liệt trong dân chúng. Đầu tiên, Tiến bộ đảng của Lương Khải Siêu liên kết với Đảng Cách mạng Trung Hoa của Tôn Dật Tiên, thành lập năm 1914 vận động cuộc phản đế chế. Hưởng ứng lời hiệu triệu của hai đảng, các tỉnh là Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam... đều có phong trào chống đối Viên Thế Khải.
Cũng khoảng thời gian đó, Thái Ngạc (nguyên Đô đốc Vân Nam), từ Bắc Kinh lén về Vân Nam, họp bàn với Đô đốc Vân Nam là Đường Kế Nghiêu đánh điện xin Viên Thế Khải từ bỏ đế chế, rồi tuyên bố Vân Nam độc lập. Sau đó, Tứ Xuyên cựu Tổng đốc Giang Tây là Lý Liệt Quân cũng mang quân đi lấy Quảng Đông. Viên Thế Khải liền sai Tào Côn, Ngô Bội Phu đem quân chống Thái Ngạc; sai Long Tế Quang đem quân đi chống Lý Liệt Quân. Nhưng vì quân đội không ủng hộ Viên Thế Khải nữa, nên không thu được kết quả...
Tiếp theo đó các tỉnh Quý Châu, Quảng Tây, Chiết Giang, Hồ Nam, Thiểm Tây,... cũng lần lượt tuyên bố độc lập. Hạ bộ của Viên Thế Khải là Đoàn Kỳ Thụy, Phùng Quốc Chương cũng theo phe cộng hòa mà phản đối đế chế của Viên Thế Khải. Vào thời điểm khó khăn nhất kể từ khi biết cầm quân tới nay, Viên Thế Khải không còn cách nào khác đã phải cầu trợ đến những chuyện bói toán, phong thủy nhằm níu giữ nền đế chế vừa mới được thiết lập của mình.
Lúc bấy giờ, Viên Khắc Định, con trai cả của Viên Thế Khải, giờ đây đã là Thái tử đã tiến cử một thầy phong thủy có tên Giả Hưng Liên. Theo lời Viên Khắc Định thì Giả Hưng Liên là một thầy phong thủy cực kỳ cao tay vì vậy, Viên Thế Khải đã quyết định hạ chỉ cho gọi Giả Hưng Liên vào cung để xem phong thủy cho mình. Rất nhanh sau đó, Giả Hưng Liên phụng chiếu chỉ của Hoàng đế Hồng Hiến vào cung.
Bản thân Viên Thế Khải là một người rất mê phong thủy, ông ta cũng tiếp xúc với không ít các thầy phong thủy trong thiên hạ. Vì vậy, khi nghe lời giới thiệu của con trai, Viên Thế Khải vẫn muốn tự mình kiểm chứng tài năng của thầy phù thủy họ Giả này là thật hay giả. Khi Giả Hưng Liên được đưa vào phòng làm việc của Viên Thế Khải đã khiến vị Hoàng đế mới lên ngôi cảm thấy thú vị.
Thông thường, các thầy phong thủy thường đội mũ chỏm, mặc áo dài, tay cầm la bàn bát quái thế nhưng Giả Hưng Liên thì hoàn toàn không. Y mặc quần áo kiểu tây, đi giày tây và không mang theo la bàn bát quái. Giả Hưng Liên giới thiệu, y không chỉ thừa kế thuật xem phong thủy của một dị nhân truyền cho mà còn từng du học nước ngoài, biết nói tiếng Anh.
Trước nay chỉ tiếp xúc với các thầy phong thủy “truyền thống”, đây là lần đầu tiên Viên Thế Khải được gặp một thầy phong thủy theo lối “Tây học”, cảm thấy rất thú vị. Sau khi nói chuyện một hồi về chuyện phong thủy từ xưa tới nay, Viên Thế Khải đã gật gù quyết định để Giả Hưng Liên xem phong thủy cho Tử Cấm Thành, hòng cứu vãn ngôi báu của mình.
2. Theo lệnh của Viên Thế Khải, Giả Hưng Liên mất tới 3 ngày đi khắp các ngõ ngách của Tử Cấm Thành để nghiên cứu tỉ mỉ phong thủy của nơi này. Ba ngày sau đó, Giả Hưng Liên bẩm báo với con trai của Viên Thế Khải là Viên Khắc Định nói, bố cục của Tử Cấm Thành được sắp xếp và bố trí theo Tinh tú tam viên, bao gồm Thái Vi Viên, Tử Vi Viên và Thiên Thị Viên.
Trong đó Tử Vi Viên là trung tâm, còn gọi là Tử Vi Cung nằm ở phía đông bắc của sao Bắc Đẩu. Vì vậy, có thể nói đây vẫn là nơi ở của bậc đế vương. Khi mới xây dựng Tử Cấm Thành, ở phía nam của Thái Vi Viên xuất hiện ba vì sao, được gọi là Tam Tọa Môn, bao gồm Đoan Môn, Hữu Dịch Môn và Tả Dịch Môn. Vì vậy để ứng với các vì sao trên trời, phía trước của Tử Cấm Thành cũng được xây theo thế Tam Tọa Môn, tức cửa Đoan Môn và hai cửa Hữu Dịch Môn và Tả Dịch Môn nằm ở hai phía đông tây của cửa Ngọ Môn.
Tại vị trí trung tâm của Tử Cấm Thành là một đường trục thẳng, bắt đầu từ cửa Vĩnh Định ở bên ngoài thành, đi qua cửa Chính Dương bên trong thành, rồi xuyên qua Trung Hoa Môn ở quảng trường cung đình, tiếp đó nó đi qua Thừa Thiên Môn của hoàng thành (tức Thiên An Môn ngày nay). Bên trong Thừa Thiên Môn có Đoan Môn, bên trong Đoan Môn lại có Ngọ Môn.
Ở hai bên đông tây của đường trục này là Thiên Đàn và Sơn Xuyên Đàn (sau đó đổi tiên thành Tiên Nông Đàn). Sau khi qua cửa Ngọ Môn, tất cả các tòa nhà xây dựng đều được sắp xếp theo lối cân xứng. Ở vị trí trung tâm nhất chính là ba tòa điện của triều đình nhà Thanh, tức Điện Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa, tất cả các tòa điện này đều nằm trên đường trục thẳng kể trên.
Nói đến đây, Giả Hưng Liên mới gật gù nói với Viên Khắc Định: “Tử Cấm Thành được xây dựng từ đời nhà Nguyên, sau đó trải qua sự tu sửa của hai triều Minh và Thanh vì vậy, kết cấu của nó có thể nói là cực kỳ hoàn mỹ, có thể giữ cho giang sơn của đế vương bền vững hàng ngàn đời. Tuy nhiên, xem qua khắp một lượt sự bố trí sắp xếp trong Tử Cấm Thành thì chính cánh cửa cửa Tân Hoa Cung là khí không tụ được vì vậy, sau khi sau khi lên ngôi khó mà tránh khỏi những khó khăn”.
Viên Thế Khải nghe thấy vậy vội vàng hỏi: “Vậy có cách nào có thể chữa được khuyết điểm nay không?”. Giả Hưng Liên nói: “Biện pháp thì có, chỉ cần xây dựng một nhà vệ sinh ở phía tay trái của cửa Tân Hoa Cung để nó hút phần khí xấu đi thì mọi vấn đề sẽ được giải quyết”. Viên Khắc Định giãy nảy: “Xây một cái nhà xí ngay bên cạnh Phủ Tổng thống e là không được hay ho cho lắm”.
Giả Hưng Liên nói: “Sự đẹp đẽ chỉ là biểu hiện bề ngoài, còn nội tại bên trong thì vẫn phải dựa vào khí. Nếu như khí mà không vượng thì đẹp đẽ cũng chẳng có tác dụng gì”. Để lời nói của mình thêm thuyết phục, Giả Hưng Liên lấy ngay một ví dụ, nói: “Ngọn núi Lệ Sơn ở Thiêm Tây phong cảnh có thể nói là tuyệt mỹ, tuy nhiên, ở nơi đây không có nơi nào có địa thế đẹp, thậm chí toàn là nơi đất hung hiểm”.
Thấy Viên Khắc Định chăm chú lắng nghe, Giả Hưng Liên nói tiếp: “Thời nhà Đường, vua Đường Huyền Tông cho xây dựng một tòa hành cung ở Lệ Sơn, sau đó thường xuyên đem Dương Ngọc Hoàn tới đây hưởng lạc. Sau đó An Lộc Sơn tư thông với Dương Quý Phi rồi đem binh nổi loạn. Người đời sau đều cho rằng, loạn An Lộc Sơn có liên quan đến tòa hành cung xây dựng trên ngọn núi Lệ Sơn này, vì vậy coi đây là nơi đất hiểm ác. Đến đời vua thứ 16 nhà Đường là Lý Trạm không tin “lời nguyền” này, muốn đến Lệ Sơn tắm suối nước nóng.
Một đại thần tên là Trương Quyền Dư ngay tại triều định dập đầu ngăn cản nói: “Trước đây Chu U Vương thích núi Lệ Sơn mới bị bọn man di giết chết, Tần Thủy Hoàng vì chôn cất ở Lệ Sơn mà mất nước, Huyền Tông vì xây hành cung ở Lệ Sơn mà gây ra loạn An Lộc Sơn, tiên đế vì cũng thích núi Lệ Sơn mà đã băng hà từ khi còn rất trẻ…”. Thế nhưng Lý Trạm không nghe lời can ngăn, nhất định muốn tới Lệ Sơn một lần để tắm suối nước nóng. Kết quả là một năm sau đó, ông ta bị bọn hoạn quan làm phản, giết chết khi mới có 18 tuổi”.
Nói đến đây, Giả Hưng Liên dừng lại rồi tiếp: “Núi Lệ Sơn tuy đẹp nhưng khí xấu, Tân Hoa Cung cũng đẹp nhưng có khí xấu, vì vậy cần phải xây dựng một cái nhà vệ sinh để nó tụ khí xấu của Tân Hoa Cung về đó thì mới có thể giải quyết được khuyết điểm phong thủy của Tử Cấm Thành”.
Viên Khắc Định nghe tới đây đã bị thuyết phục hoàn toàn, liên tục gật đầu rồi nhanh chóng vào cung bẩm báo lại toàn bộ những gì Giả Hưng Liên đã nói với Viên Thế Khải. Tân Hoa Cung là cung điện mà Viên Thế Khải vừa hạ lệnh đổi tên từ tòa nhà Trung Nam Hải khi quyết định lên làm Hoàng đế. Nay theo lời Giả Hưng Liên thì lại phải xây một cái nhà vệ sinh nằm chềnh ềnh ngay ở phía bên trái của cửa tòa cung điện mà họ Viên đã bỏ ra không ít tiền để trang trí chuẩn bị, quả thực là có phần không được đẹp mắt lắm.
Tuy nhiên, vào lúc bấy giờ, những người phản đối Viên Thế Khải ngày càng nhiều, ngai vàng Hoàng đế vừa ngồi chưa được bao lâu có nguy cơ bị “bọn phản loạn” lật đổ. “Có bệnh thì vái tứ phương”, Viên Thế Khải trong tình thế khó khăn và bế tắc chỉ lo giữ ngai vàng nên cũng chẳng có thời gian để quan tâm đến cái phần văn nhã, hoàn mỹ nữa, vì vậy đã quyết định đồng ý làm theo lời của Giả Hưng Liên. Chỉ vài ngày sau đó, dưới sự chỉ đạo của Giả Hưng Liên, một nhà vệ sinh đã được xây lên bên cạnh của Tân Hoa Cung nhằm giải trừ khuyết điểm phong thủy của tòa cung điện này.
Tuy nhiên, giải pháp của thầy phong thủy cao tay họ Giả cũng chẳng giúp gì được cho Viên Thế Khải. Ngồi trên ngài vàng vỏn vẹn 83 ngày, họ Viên đã qua đời vì quá lo lắng. Chuyện xây dựng nhà vệ sinh ở cửa cung điện Tân Hoa cũng vì thế mà trở thành trò cười cho thiên hạ suốt nhiều năm sau đó.
Hải Phong

THIÊN HỒNG PHẠM


Trình tự quá trình sinh THIÊN HỒNG PHẠM được vắn tắt như sau:

HƯ VÔ SINH VÔ CỰC
VÔ CỰC SINH LƯỠNG NGHI
LƯỠNG NGHI SINH ÂM DƯƠNG
ÂM DƯƠNG SINH THÁI CỰC
ÂM DƯƠNG SINH TỨ TƯỢNG
TỨ TƯỢNG SINH HÀ ĐỒ
HÀ ĐỒ SINH  LẠC THƯ
LẠC THƯ SINH THIÊN HỒNG PHẠM

Thực chất Thiên hồng phạm còn gọi là CỬU TRÙ
Từ đồ hình của Lạc thư Vua Vũ đã đặt ra Thiên hồng phạm gồm 9 trù. Đó là 9 phạm trù lớn về triết lý, chính trị, giáo dục, canh tác, đạo đức và kỷ cương xã hội, thưởng phạt, dăn dạy con người.

1/ NGŨ HÀNH
Là 5 loại bản chất trong vũ trụ ( cơ sở sơ khai cho thuyết NGŨ HÀNH )
2/ NGŨ SỰ
Một là dung mạo, hai là lời nói, ba là mắt thấy, bốn là tai nghe, năm là ý nghĩ.
3/ BÁT CHÍNH
Một là lương thực, hai là của cải, ba là tế tự, bốn là công chính, năm là giáo dục, sáu là hình luật, bẩy là tiếp tân, tám là quân sự.
4/ NGŨ KỶ
Năm, tháng, ngày, tinh tú, lịch số.
5/ HOÀNG CỰC
Vua thiết lập được pháp luật thì dân được hưởng phúc. Dân vừa phải tuân theo pháp luật vừa phải dốc lòng bảo vệ pháp luật.
6/ TAM ĐỨC
Ngay thẳng, cương nghị để thắng, nhu hòa để thắng.
7/ KÊ NGHI
Bốc phệ để suy xét và tìm ra cuộc biến hóa của sự vật ( bốc là bói bằng mai rùa để biết trười mưa nắng, mây mù, mây thưa, mây đùn... )
8/ THỨ TRUNG
Gồm mưa, nắng, nóng, lạnh, gió và thời tiết.
9/ NGŨ PHÚC LỤC CỰC
Là 5 điều tốt: sống lâu, giàu có, khang ninh, ham đức tốt và chết được trọn đời
6 điều xấu là: chết non, tật bệnh, lo buồn, nghèo nàn, ác nghiệt, yếu ốm.
..................................







26 tháng 9 2012

VÔ CỰC SINH LƯỠNG NGHI



    Khi mức độ vật chất ngày càng dày lên, các hoạt động hỗn loạn của chúng tác động lẫn nhau hay nói một cách khác là có sự va chạm của các hạt vật chất và từ đó xảy ra sự kết hợp lại hoặc phân hóa rõ rệt hơn. Những chất đặc rắn dần gắn kết lại với nhau, các chất lỏng bao bọc, các chất khí thì có xu hướng vươn lên, bay lên.    Trong tư duy nhận thức của con người cũng đã biến chuyển, tiến hóa. Từ việc nhận thức được rằng xung quanh mình là một thế giới lấp đầy vật chất thì họ đã bắt đầu quan sát, cảm nhận và phân tích chọn lọc một cách đơn giản nhất qua trực giác. Tư duy trực giác dẫn dắt con người nhận thấy có những vật thường đứng im, có những vật thường chuyển động, có những vật thường lắng xuống và có những thứ thường vươn lên, bay lên … Và rồi họ bắt đầu phân chia: đây là những vật đứng im thường hằng -  đây là những vật luôn chuyển động; đây là những vật thường chìm xuống, lắng xuống – đây là những vật thường vươn lên, bay lên … Cứ phân định như vậy và cuối cùng tất  cả mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới mà con người cảm nhận được đã được họ phân chia thành hai phần rõ ràng. Một LƯỠNG NGHI sơ khai được sinh ra, nó đơn giản, cô đọng như ta vạch một nét chia đôi một vật thể, như ta thủa bập bẹ tiếng nói đầu đời gọi: Mẹ - Cha, như chú khỉ lông vàng biết cầm hòn đá đập vỡ vỏ hạt dẻ …



    Theo các sách nho cổ, thì vào khoảng 4000 năm trước công nguyên, vua Phục Hy thấy ở sông Hoàng Hà có con Long mã hiện lên, trên lưng Long mã có 9 vân, vua Phục Hy căn cứ vào đó vạch ra một vạch liền " __" gọi là dương, một vạch đứt " - - " gọi là âm.
   Hai vạch này gọi là Lưỡng nghi.


   (khái niệm âm dương ở đây mang tính sơ khai và là khởi đầu cho việc tiến tới học thuyết âm dương sau này và học thuyết âm dương được mô phỏng bằng THÁI CỰC ĐỒ )


........................................................................................................
Mời xem: LƯỠNG NGHI SINH ÂM DƯƠNG

25 tháng 9 2012

Vô cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh ...???

( Suu tam )
Có nhà giàu nọ chỉ có một cậu con trai, nên rất cưng.  Muốn cho đi học, lại sợ con ra trường, các đứa trẻ khác bắt nạt.  Bố mẹ thằng bé kiếm một ông thầy đồ về tận nhà kèm. 
Chẳng may gặp phải thầy đồ hay ăn dỗ trẻ.  Một hôm mẹ thằng bé đi chợ mua cho con một chiếc bánh đa đường rất ngon.  Thằng bé cứ ôm chiếc bánh chần chừ chưa dám ăn vì tiếc.
Thầy đồ trông thấy gọi:
-Đem bánh lại đây thầy tập nghĩa (
cũng như giảng nghĩa) cho nghe.
Thằng bé đem lại.  Thầy để bánh trên bàn nói:
-Ngôi thái cực là như vậy.
Rồi thầy bẻ chiếc bánh ra làm hai và nói:
-Thế này là thái cực sinh lưỡng nghi.
Xong bẻ chiếc bánh ra làm bốn nói:
-Lưỡng nghi sinh lại sinh ra tứ tượng.
Đoạn thầy bỏ bánh vào mồm vừa nhai vội
 vàng vừa nói:
-Tứ tượng biến hóa vô cùng.
Thằng bé trố mắt nhìn, rồi lăn đùng ra khóc dãy chân đành đạch.

24 tháng 9 2012

CÁC BƯỚC HÌNH THÀNH HỆ THỐNG CÁC HỌC THUYẾT PHƯƠNG ĐÔNG

CÁC BƯỚC HÌNH THÀNH NHƯ SAU:

1/ HƯ VÔ SINH VÔ CỰC 

2/ VÔ CỰC SINH LƯỠNG NGHI 

3/ LƯỠNG NGHI SINH ÂM DƯƠNG, ( THÁI CỰC ĐỒ )

4/ LƯỠNG NGHI SINH TỨ TƯỢNG
( Đến đây Tứ tượng sinh hai hướng luận giải tư duy khác nhau xuất phát từ Tiên thiên bát quái và Hà đồ )

4a/ TỨ TƯỢNG SINH TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
4a1/ TIÊN THIÊN BÁT QUÁI SINH 64 QUẺ CỦA PHỤC HY
4a2/ TIÊN THIÊN BÁT QUÁI SINH HẬU THIÊN BÁT QUÁI
Hậu thiên bát quái sinh 8 quẻ của Văn Vương do Văn Vương lập ra )

4b/ TỨ TƯỢNG SINH HÀ ĐỒ
(Hà đồ do vua Phục Hy vạch ra gọi là đồ thuyết của Chu Hy, vào khoảng hơn 4000 năm Tcn)
4b1/ HÀ ĐỒ SINH LẠC THƯ
( Lạc thư do vua Vũ được trời ban cho, vào khoảng hơn 2000 năm Tcn )
4b2/ LẠC THƯ SINH THUYẾT NGŨ HÀNH
LẠC THƯ SINH THIÊN HỒNG PHẠM, CỬU CUNG MA PHƯƠNG,CỬU TINH ĐỒ, CỬU CUNG BÁT QUÁI, CỬU TRÙ.

Từ thuyết Âm Dương và thuyết Ngũ Hành, khi kết hợp người xưa đã tạo dựng cơ sở cho rất nhiều học thuyết áp dụng cho rất nhiều ngành như: Ngành y (thuyết tạng tượng, hoàng đế nội kinh,thương hàn luận,  ...), xem tướng số ( 64 quẻ,cửu cung phi tinh...) , phong thủy cho nhà cửa ( cửu cung phi tinh,cửu cung bát quái,la kinh, trạch vận, bát san,nhị thập bát tú,...), hầu hết các lĩnh vực khác ( Kinh dịch,tứ thư,...) 
............................................................................................


22 tháng 9 2012

VŨ TRỤ KHỞI NGUYÊN - THÁI CỰC (sưu tầm )


VŨ TRỤ KHỞI NGUYÊN - THÁI CỰC

Link:  http://www.lyhocdongphuong.org.vn/ly-hoc/chi-tiet/vu-tru-khoi-nguyen-thai-cuc-1559/
Tác giả: NXQ
Thứ ba 23/02/2010 12:00:00 (GMT +7)
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương
Hình chiếu của Simplex-(N-1) chiều trên mặt phẳng 2 chiều là một đa giác N cạnh, ký hiệu là N-gon. 

Khi N →  thì N-gon sẽ trở thành đường tròn, do đó ta nói : Vũ trụ ở trên thang năng lượng Planck với N đủ lớn sẽ trông như một đường tròn của các điểm T, đó là đường biên của đĩa tròn được choán bởi tất cả các đường liên kết từ điểm T này đến các điểm T khác. Vũ trụ ở thể như vậy ta gọi là VOID, hay là Thái Cực.



Ta gọi N-polygon là hình chiếu 2 chiều của N-Simplex với N chiều. Ở mức năng lượng này, vật lý thực sự rất khó để định nghĩa do không có không gian, không có fermion, không có boson, toàn bộ Vũ trụ chỉ là các điểm “không phân biệt” và chúng liên kết đều đến mọi điểm khác. Do đó không có điểm nào là gần với điểm này hơn so với điểm kia.

Trên thang năng lượng Planck Vũ trụ sẽ có mô hình gần tương tự như hệ thống các mạng NK của Stuart Kauffman [1] với kết nối K = N-1 trong đó mọi điểm đều liên kết đến các điểm khác và hoàn toàn ngẫu nhiên. 

Phong cảnh thích hợp với điều đó tương ứng với một tập họp hoặc một không gian của tất cả các trạng thái khả dĩ, nói cách khác đó sẽ là tổng lịch sử của tất cả các đường dẫn khả dĩ, hay là tổng các lịch sử khả dĩ trong Lý thuyết lượng tử Many-Worlds. Trong trường hợp này, do tất cả các điểm đều không phân biệt nên tất cả các trạng thái hoặc các lịch sử đều là không phân biệt, tức là chúng giống nhau. Do đó vũ trụ sẽ đơn giản hơn so với Mô hình Kauffman, trong đó các điểm đều phân biệt. 

PHÁ VỠ ĐỐI XỨNG VOID

VOID là thực thể khởi nguyên, VOID tự hàm nội năng vốn là căn nguyên của sự thay đổi thực, dẫn đến sự tất yếu phá vỡ đối xứng toàn cục - đột sinh thời gian. Khi đối xứng tổng thể VOID bị phá vỡ, các điểm trên đường tròn của VOID sẽ phân thành 2 loại, loại gốc T và loại mới ta ký hiệu là F. 

Ta thấy T và F tương ứng với true và false của logic Bool cổ điển. Dĩ nhiên ta cũng có thể ký kiệu là V và T theo chữ Hebrew “Vohu và Tohu” (void and unformed) như trong Mô hình vật lý hạt của Haim Harari và Stephen Adler [2] hoặc “Dương và Âm” theo Lý học.



Trong hình trên, toàn bộ các điểm T nằm trên nữa đường tròn và tất cả các điểm F nằm trên nữa đường tròn còn lại, và mỗi một phần của mỗi đường liên kết giữa 2 điểm có màu của phân nữa đĩa có biên là T hoặc F. Ta thấy mọi điểm T và F đều có 4 loại liên kết: TT, TF, FT, FF. Các liên kết tương ứng với các giá trị của logic Bool. Vật lý vẫn rất khó định nghĩa trong dạng này, nhưng bây giờ ta đã có 2 đối tượng đó là T và F tương ứng với Z2 – Thể này ta có thể gọi là Lưỡng nghi.

Lúc này ta thấy nó gần gũi hơn với mô hình Kauffman khi K = N-1 vì bây giờ ta có 2 loại đỉnh trong N-Simplex. Không còn là việc phải xét một N-Simplex với các đỉnh không phân biệt, vì không còn là các trạng thái hoặc tổng lich sử không phân biệt, và nó thành lập cơ sở để khảo sát trạng thái hoặc lịch sử khả dĩ của Many-Worlds. 

Bây giờ chúng ta có thể phân biệt giữa tất cả 2^N tập con khác nhau của các đỉnh của N-Simplex. Nếu chúng ta bỏ qua F đỉnh và các liên kết với chúng, ta sẽ nhận được một đại số Clifford Cl (0, N), ta thấy không gian vector nằm bên dưới Cl (0, N) sẽ là R (0, N)

Xét R (N, N) = R (0, N) x R (N, 0)Đại số Clifford của R (N, N) là một bản Cl (N, N)

Chúng ta có thể tìm thấy bất kỳ cấu trúc trong không gian của các trạng thái của Many-Worlds này không?

Tức là, sắp xếp của cấu trúc nào ta có thể tìm thấy trong Cl (N, N) khi N đủ lớn?

Cho M (R, 16) đại số ma trận thực 16x16, với x là tích tensor ta có tuần hoàn Bott:

Cl (N, N + 8) = Cl (N, N) x M (R, 16) = Cl (N, N) x Cl (0,8)

Cl (N + 8, N) = Cl (N, N) x Cl (8,0) = Cl (N, N) x M (R, 16) = Cl (N, N+8)

Ta cũng có Cl (N-4, N +4) = Cl (N, N).

Vì vậy cấu trúc Cl (N, N) của các trạng thái Many-Worlds ở mức năng lượng cao có thể suy biến thành Cl (0, 2N).

Cho p = 2N mod 8 thì Cl(0,2N) luôn có thể là hệ số trong Cl(0, p) x Cl(0,8) x ... x Cl(0,8).

Với N bất kỳ cho trước ta có thể thay bởi N mod 8, cấu trúc cơ bản của các trạng thái Many-Worlds ở năng lượng cao sẽ là một chuổi các đại số Clifford Cl (0,8), mỗi một Cl (0,8) sẽ tương ứng với các Many-Worlds xuất hiện trong Mô hình lượng tử Many-Worlds ở mức năng lượng thấp.

Các cấu trúc trong trường hợp nhỏ hơn hoặc bằng thang năng lượng Planck đều dựa trên Cl(0,8) và các nhóm Spin(0,8), ta thấy đó sẽ là các viên gạch cơ bản để xây dựng một Mô hình vật lý thích hợp. Mỗi "Thế giới"thái hay trạng của các cấu trúc lượng tử Many-Worlds trong Mô hình vật lý này sẽ gồm các biểu diễn vector, spinor,... của một bản Spin(0,8).

Khối đa diện root vector đối với nhóm Weyl-Coxeter của Spin(0,8) là đa diện 4-chiều 24-cell,



Đó là khối đa diện 4-chiều được gọi là "Logical Garnet" theo đề nghị của Shea Zellweger. Trong đó: 

- Gọi là "Garnet", vì hình chiếu 3-chiều của nó là một khối 10 mặt rhombic của tinh thể garnet.
- Gọi là "Logic" vì nó có 2 trạng thái logic T và F, có 4 giá trị TT, TF, FT, FF, và 2 ^ 4 = 16 sự kết hợp của các trạng thái này. 

Shea Zellweger đã có một bảng ký hiệu gọi là "bảng chữ cái logic" cho 16 trạng thái kết hợp này:



Trong mô tả hình học theo Shea Zellweger, chúng tương ứng với:

- 16 đỉnh "siêu khối" của 24-cell .
- 8 đỉnh "siêu khối 8 mặt" của 24-cell tương ứng với 2^3 = 8 "Âm" khả dĩ hay "đối xứng gương" của 3 phần trong sự liên hệ logic của form A * B, đó là cái thể hiện cấu trúc con “điểm–liên kết–điểm” của N-Simplex. Các cấu trúc của shea Zellweger tương tự như 16 tứ giác của Ilm al-Raml [3].

Phía trên thang năng lượng Planck, đối với mỗi trạng thái của Many-Worlds, ta có 4 loại liên kết ở mỗi đỉnh TT, TF, FT, FF. Do đó ta có 2^4 = 16 kết hợp khả dĩ của các loại liên kết kèm theo một đỉnh cho trước, đúng như 16 phần tử trong bảng chữ cái logic của shea Zellweger.

Đối với đỉnh của tất cả các loại liên kết này, ta có 4! = 24 hoán vị khả dĩ và 2^3 = 8 phản xạ "định hướng - bảo tồn", sinh ra nhóm Weyl có 4! x 2^3 = 24 x 8 = 192 yếu tố của Spin (0,8) mà đa diện root vector của nó là logic garnet 24-cell của Shea Zellweger.

Đây là một cách nhìn khác hình ảnh các Many-Worlds ở mức trên thang năng lượng Planck gồm các siêu điểm rời rạc (không có pha biên độ phức) của nhiều cấu trúc Spin (0,8), khi ở dưới thang năng lượng Planck cấu trúc Spin (0,8) sẽ sinh ra một loạt các lịch sử hay trạng thái Many-World dựa trên không-thời gian cùng với các pha biên độ phức từ các cấu trúc năng lượng thấp của biểu diễn Spin (0,8).

ĐẾN THANG NĂNG LƯỢNG PLANCK

Về mặt vật lý, điều đó có nghĩa là sự phá vỡ một số liên kết đã dẫn đến kết quả: “Tất cả mọi điểm không còn được kết nối đến tất cả mọi điểm khác”.

Vì tất cả các liên kết đều tương đương nên tất cả các liên kết đều bị phá vỡ.

Tức là với N điểm rời rạc T và F, tất cả đều không liên kết. Hình ảnh đĩa tròn của chúng ta bây giờ thậm chí không còn đúng vì các kết nối lân cận gần nhất không tồn tại. Trong trường hợp này ta sẽ biểu thị bằng một hình ảnh khác:




Bức tranh Kauffman bây giờ là một mô hình NK với K = 0. Theo Kauffman, đối với Kết nối = K = 0, phong cảnh thích hợp của nó quá đơn giản. Ở đây, do chúng ta chỉ còn có hai loại hạt, mọi thứ thậm chí còn đơn giản hơn so với mô hình Kauffman.

Các hạt T và F có thể tương tác và kết hợp với nhau như thế nào?

Chúng ta có 2 loại hạt, do đó cho phép mỗi hạt có 2 loại liên kết. Chúng ta có thể phân biệt giữa việc đi từ T đến F và đi từ F tới T, sao cho mỗi loại hình liên kết có 2 hướng. Nói chung, điều đó có nghĩa là mỗi T và F có thể có nhiều hơn 4 liên kết kèm theo, 2 trong và 2 ngoài. Chúng tương ứng với bảng chân trị của TT, TF, FT, FF.

Bây giờ xem xét cấu hình kết hợp T hoặc F với 1, 2, 3 hoặc 4 liên kết đối với mỗi hạt. Ta gọi mỗi cấu hình như vậy là một "hạt giống", ta có:

Hạt giống 1-Link:

0 chỉ thị T hoặc F và 1 chỉ thị một liên kết “đi”:

0 ----- 1

Các chuổi dạng 1-chiều tương ứng với các số nguyên dương Z+ mà mỗi đỉnh có 2 lân cận gần nhất.

Hạt giống 2-Link: 

– 1 chỉ thị một liên kết “đến”:

-1 ----- 0 ----- 1

Các “chuổi 1-chiều” tương ứng với các số nguyên Z mà mỗi đỉnh có 2 lân cận gần nhất.

Hạt giống 3-Link:

w và w2 chỉ thị các “căn bậc 3 phức” của 1:



Các “lưới lục giác 2-chiều” tương ứng với các số nguyên phức Eiseinstein mà mỗi đỉnh có 6 lân cận gần nhất.

Hạt giống 4-Link:

i chỉ thị các “căn bậc 2 phức” của 1:



Các lưới vuông dạng 2-chiều tương ứng với các số nguyên phức Gauss mà mỗi đỉnh có 4 lân cận gần nhất.

Nếu 2 hạt giống 4-Link gặp nhau? 



Nếu các mặt phẳng của hai hạt giống 4-LINK trực giao với nhau, chúng sẽ tạo thành các quaternion (Bộ Bốn) với cơ sở {1, i, j, k}.

Tồn tại các “đa diện 4-chiều” của các quaternion nguyên mà mỗi điểm có 6x4 = 24 lân cận gần nhất.

Nếu 2 cặp quaternion khác nhau của các hạt giống 4-Link gặp nhau?



Nếu các mặt phẳng của 2 cặp quaternion của các hạt giống 4-Link trực giao với nhau, chúng làm thành các octonion (Bộ Tám) với cơ sở {1,i,j,k,E,I,J,K}. 

Tồn tại các “Siêu mặt 8-chiều” của các octonion nguyên mà mỗi điểm có 240 lân cận gần nhất.

Nếu tiếp tục quá trình với bậc kích thước cao hơn, chúng ta sẽ không còn cấu trúc đại số có phép chia thực và cũng không còn cấu trúc đại số alternative, do đó các cấu trúc bậc cao hơn sẽ không là cấu trúc có hiệu lực đối với bất kỳ mô hình vật lý nào.

HƯ VÔ SINH VÔ CỰC

Sơ lược sự hình thành, ra đời và biến hoá của các học thuyết phương Đông
Khởi đầu của việc hình thành vũ trụ, tư duy là một sự trống rỗng. Lúc đó không có sự phân định, không có điểm so sánh, không có gì hết và trạng thái này là HƯ VÔ 
Hình ảnh biểu trưng cho trạng thái này một cách hợp lý và súc tích nhất, đó là HÌNH TRÒN.
  
  

 Một hình trống rỗng, không có điểm nào, hướng nào xác định rõ ràng, chúng mơ hồ, xoay chuyển, trống rỗng, không trội hơn, không thấp hơn ....nhưng, mặc dù vậy khi lấy điểm bất kỳ thì ta vẫn thấy và tìm thấy điểm đối xứng với nó qua tâm hình tròn này. Đây là sự manh nha của việc phân chia của cái trống rỗng, cái phi so sánh trong quá trình hình thành vật chất, dẫn dắt tư duy cũng như trong quá trình hình thành nền tảng của các học thuyết phương Đông.
   Vật chất bắt đầu dần xuất hiện vận động từ nền tảng hổ lốn, hỗn loạn, và dần hình thành dạng vật chất lấp đầy và lẫn lộn. Cũng vậy thì tư duy con người bắt đầu hình thành sự nhận biết mang tính đơn sơ về cảm nhận có một thế giới vật chất xung quanh ta và chỉ có vậy. Trạng thái này là  CỰC 




...................................................................................

18 tháng 9 2012

BIỂU TƯỢNG ÂM DƯƠNG HIỂU THEO THUYẾT ÂM DƯƠNG


Thuyết Âm Dương và biểu tượng Âm Dương
Phân tích biểu tượng Âm Dương theo thuyết Âm Dương
Sự vật, hiện tương luôn mâu thuẫn nhưng thống nhất với nhau, chúng luôn luôn vận động, không ngừng biến hóa để sinh sôi, phát triển và tiêu vong gọi là học thuyết âm dương.
1/ Âm Dương đối lập:
Hai mặt Âm Dương được thể hiện đối lập theo hình thức, màu sắc như sau:
TRÊN - DƯỚI
Trên là dương, dưới là âm.
PHẢI - TRÁI
Phải là dương, trái là âm ( hình đối lập với ta nhìn )
Trường hợp khi ta đặt biểu tượng với các cấu hình theo hướng nằm ngang thì sẽ không đạt được tiêu chí  Dương - Âm theo chiều Trên - Dưới hoặc đồng thời theo chiều Trái - Phải được.
 Phần tượng trưng cho tính chất Dương cực và Âm cực sẽ được chọn là phần rộng nhất của hình thể.
Phần hình trên và phần hình dươi sẽ có màu sắc của cặp phạm trù đối lập như: ĐỎ - ĐEN, TRẮNG - ĐEN, VÀNG - ĐEN, ĐỎ - XANH, VÀNG - XANH... ( một gam màu nóng / một gam màu lạnh, tương ứng với cặp DƯƠNG / ÂM )
Một điểm tròn nhỏ có màu của dải màu đối ứng đặc trưng cho sự đan xen níu kéo và liên kết âm dương tương ứng với ý nghĩa trong âm có dương và trong dương có âm hay âm ở trong dương ( như tạng thận thuộc âm nhưng mệnh môn trong khu vực thận là hỏa thuộc dương, hay Tâm thuộc dương, nhưng huyết trong tâm thuộc âm so với khí thuộc dương cùng vận hành hành khắp cơ thể. 
2/ Âm Dương hỗ căn:
Âm Dương là hai phạm trù ẩn chứa trong mọi sự vật hiện tượng, nó nương tựa nhau giúp cho sự vận động không ngừng và tồn tại của các sự vật hiện tượng, khi Âm suy giảm thì Dương tăng, ngược lại khi Dương suy giảm thì Âm tăng. Trong âm có dương, trong dương có âm. Hai hình thể biểu trưng đan quyện tạo lên một hình tròn dầy biến hoá của Vũ trụ.
3/ Âm Dương tiêu trưởng:
Cái này dần được sinh ra và lớn lên thì cái kia dần thoái trào và thu hẹp lại rồi mất đi.
Hãy hình dung ở vị trí cao nhất ( trên nhất ) là Dương phát triển viên mãn ( Dương cực ) tương tự với vị trí thấp nhất ứng với thái cực Âm cực đại, ở điểm này bắt đầu có sự hình thành của cực đối lập. Có câu : Dương cực sinh Âm - Âm cực sinh Dương; trên biểu tượng ÂM DƯƠNG thì ở khu vực có hình thể DƯƠNG hoặc ÂM lớn nhất, tại đó xuất hiện điểm ở tâm và mép cạnh ngoài mang cực đối lập để nói lên quy luật này.
Điều này cũng lý giải tại sao đặt biểu tượng Âm Dương theo chiều đứng trên dưới chứ không đặt theo chiều nằm ngang.
4/ Âm Dương Bình hành:
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều ẩn chứa hai mặt của Âm và Dương. Sự vận hoá đắp đổi không ngừng tạo lên vạn vật nơi Vũ trụ. Quá trình biến hoá trong mọi sự vật luôn tiến về thế cân bằng Âm Dương. Như hình tròn vô hướng luôn vận động không ngừng, nhưng Nội trong nó là hai Thái cực Âm Dương luôn cân bằng: có tiêu thì có trưởng, có Dương cực sinh Âm thì cũng có Âm cực sinh Dương, có trên thì cũng có dưới, có trái thời có phải ...
Thường ngày chúng ta để ý kỹ sẽ thấy rất nhiều nơi, nhiều chỗ có đặt biểu tượng Âm Dương, và đặt sai, hình sai cũng nhiều. Các hình dưới đây chưa được đúng nghĩa theo luận giải từ thuyết ÂM DƯƠNG.
Một số biểu tượng âm dương đặt phù hợp:












Một số biểu tượng âm dương đặt chưa phù hợp: 







































HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG Y TÔNG TÂM LĨNH III VÀ IV


 


Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác



Tâm đắc thần phương. Y phương hải hội. Mộng trung giác đậu. Vệ sinh yếu quyết. Lĩnh nam bản thảo. Hành giản trân nhu. Âu ấu tu tri. Thượng kinh ký sự.



Có thể xem ở Link sau:  http://www.yhoccanban.com/2012/07/tac-pham-hai-thuong-y-tong-tam-linh.html

HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG Y TÔNG TÂM LĨNH I VÀ II






Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác



Y huấn cách ngôn. Y nghiệp thần chương. Y lý thâu nhàn. Nội kinh yếu chỉ. Vận khí bí điển. Y gia quan niệm. Y hải cầu nguyện. Châu ngọc cách ngôn. Khôn hó tía chân. Đạo lưu dư vận. Y trung quan niệm. Bách bệnh cơ yếu. Ma chẩn chuẩn thẳng. Ngoại cảm thông trị. Phụ đạo xán nhiên. Bảo thai thần diệu toàn thư. Tạo thảo lương mô. Hiệu phỏng tân phong. Y dương án. Y âm án. Dược phẩm vậng yếu.



Hải Thượng Lãn Ông

Lê Hữu Trác

Hải thượng y tông tâm lĩnh (Trọn bộ 4 tập). Tập 1 và tập 2 [Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác]



Có thể xem ở Link sau:  http://www.yhoccanban.com/2012/07/tac-pham-hai-thuong-y-tong-tam-linh.html
Posted  by