29 tháng 7 2015

Cơn đau tim đến khi chỉ có một mình

Nguy cơ tử vong do các bệnh tim mạch vẫn xếp hàng đầu. Hơn nữa, số liệu thống kê cho thấy 80% trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim đều là khi người bệnh đang ở một mình. Thông tin sau đây sẽ giúp mọi người nhận biết được dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim và những gì CẦN PHẢI làm để sống sót qua giây phút nguy hiểm.

Những dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim

Phân biệt giữa nhồi máu cơ tim, ngừng tim và rối loạn nhịp tim là điều quan trọng. Trong ngừng tim, có sự ngừng tuần hoàn đột ngột do tim không thể co bóp. Ngừng tim là khác với (nhưng có thể là do) nhồi máu cơ tim. Đó là tình trạng thiếu máu tới cơ tim. Rối loạn nhịp tim chủ yếu là do vấn đề điện tim, đôi khi có thể được điều trị bằng điện giải.
Cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch tim bị tắc dần dần dẫn đến hoại tử mô tim. Điều này dẫn đến cơn đau thắt ngực và lan ra cánh tay, lênhàm, và cần có sự can thiệp y tế ngay lập tức để giải quyết sự bít tắc bằng cách phẫu thuật cấp cứu hoặc thuốc tiêu cục máu đông. Một số triệu chứng có thể khởi phát chậm, cho phép bạn có thời gian gọi người giúp đỡ. Tuy nhiên có không ít trường hợp khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, việc kịp thời phản ứng để vượt qua giây phút nguy hiểm đó vô cùng quan trọng.

Kỹ thuật giúp bệnh nhân sống sót qua cơn đau tim

Lưu ý: Chỉ áp dụng cách sau đây khi chắc chắn không có sự giúp đỡ nào khác.
  • Bắt đầu ho mạnh ngay lập tức,
  • Hít sâu và ho mạnh mỗi hai giây,
  • Ho liên tục và mạnh,
  • Hít hở sâu trước mỗi lần ho,
  • Ho phải sâu và dài,
Tạo áp lực lên tim bằng cách ấn lên vùng tim nhằm giúp phục hồi nhịp tim bình thường. Thở sâu giúp đưa oxy tới phổi, động tác ho giúp ép chặt tim, tạo áp lực lên tim và do đó duy trì được tuần hoàn.
Trong lúc ấy, hãy gọi giúp đỡ.
Tiếp tục ho trong lúc gọi điện thoại.
Tất nhiên, cách tốt nhất để tăng khả năng sống sót trước cơn nhồi máu cơ tim là phòng tránh ngay từ ban đầu. Việc đạt được và duy trì sức khỏe tim mạch là điều cần thiết, bằng cách tích cực vận động, kiểm soát huyết áp, nồng độ cholesterol, cân nặng tốt, và không hút thuốc.
Thông tin này có thể cứu mạng những người bệnh tim cũng như người thân trong gia đình. Xin hãy chia sẻ!
Đại Hải
Link: https://daikynguyenvn.com/suc-khoe/phai-lam-gi-de-song-sot-neu-con-dau-tim-den-trong-luc-chi-co-mot-minh.html

27 tháng 7 2015

Cây Mã Đề

Mã đề (hay còn gọi là xa tiền thảo).
Mã đề rất an toàn, dễ tìm, và có thể hữu dụng cho một loạt các vấn đề sức khỏe.
Mã đề là một loại cỏ dại phổ biến có nguồn gốc ở Châu Âu, nhưng đã lan rộng khắp nơi trên thế giới.
Mã đề khát khao du lịch. Tên thực vật của nó (Plantago) có nguồn gốc từ tiếng Latin dùng để chỉ bàn chân. Thật vậy, bất cứ nơi nào con người đi qua, là có cây mã đề mọc lên. Người Mỹ bản địa và người New Zealand đều gọi là cỏ dại “dấu chân người da trắng”, bởi vì nó mọc lên ở bất cứ nơi nào người châu Âu định cư.
Như một du khách dày dạn, mã đề thích lối mòn, và thường được tìm thấy ở những vết nứt của mặt đường. Trong khi cỏ thích đất tơi xốp, thoáng khí, mã đề lại chuộng mặt đất cứng và dày. Nó vượt trội trong việc lấy khoáng chất và chất dinh dưỡng từ nền đất cứng mà hầu hết các loài cây không thể xuyên qua.

( Cây Mã đề trồng trên sân thượng nhà tôi )

Loại thuốc đắp trực tiếp

Mã đề chứa một chất làm se với lực hút mạnh mẽ, đó là lý do tại sao nó thường được sử dụng để hút những mảnh vụn, chất độc, và thậm chí là mảnh thủy tinh nhỏ ra khỏi da. Mã đề cũng được sử dụng cho các vết cắn của muỗi, chó, rắn và các sinh vật có nọc độc khác. Loài cây này chứa một chất hóa học gọi là aucubin, đã được chứng minh trong các nghiên cứu có tác dụng chống độc rất hiệu nghiệm và bảo vệ gan.
Hãy nghĩ đến mã đề khi bị côn trùng đốt, ngứa, hoặc mẩn đỏ trên da. Nó được Cục quản lý thảo dược của Đức Commission E chấp nhận cho trường hợp viêm da tại chỗ.
Thuốc bôi mã đề rất tốt, nhưng cách đơn giản nhất để sử dụng loại thảo dược này là nhai rồi đắp.
Nhai một vài phút làm phá vỡ chất xơ của lá, để hóa chất hấp thụ vào da tốt hơn. Nó nghe có vẻ không hợp vệ sinh, nhưng phương pháp này đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để chữa bệnh (và thậm chí khử trùng) các vết thương nhỏ. Nó cũng có thể loại bỏ cơn đau và nọc độc của các loài cây khác như cây tầm ma hay cây thường xuân độc.
Giữ thuốc đắp ở vết thương năm đến mười lăm phút để giảm tấy đỏ, đau và sưng. Thoa lại bốn hoặc năm lần một ngày nếu cần thiết.

Trà mã đề

Trà mã đề là một thức uống tuyệt vời chữa ho. Nó giúp long đờm, giảm kích ứng phổi, và được sự chấp thuận bởi Commission E trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Các thử nghiệm lâm sàng ở Bulgaria hỗ trợ sử dụng mã đề cho viêm phế quản mãn tính. Một nghiên cứu của Đức phát hiện ra rằng tính dịu của mã đề đặc biệt thích hợp cho ho ở trẻ em.
Để làm trà, hãy đun nhỏ lửa bốn đến năm lá tươi (hoặc một muỗng canh lá khô) trong một cốc nước khoảng 20 phút. Hương vị rất nhẹ nhàng, bạn cũng có thể thêm chanh và mật ong nếu muốn. Ngoài ra, mã đề còn được nấu cùng một số loài cây khác như mía lau, rễ tranh, râu bắp, lá dứa… để làm nước mát giải nhiệt.
Trà mã đề cũng hữu ích trong các trường hợp khác, bao gồm viêm ruột, kích thích ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm độc, viêm loét, đau răng và tiêu chảy.

Sa-lát mã đề

Mã đề rất bổ dưỡng. Lá cây chứa beta carotene, canxi, và vitamin A, B, C, và K. Tuy nhiên, chúng nhiều xơ hơn so với rau diếp hoặc rau bina, vì vậy bạn chỉ có thể trộn một vài lá vào món rau. Chọn lá nhỏ, non để có hương vị dịu nhẹ và ít xơ hơn.
Tránh những lá mọc gần ống xả khói xe hơi, hoặc có thể bị tiếp xúc với hóa chất diệt cỏ. Tìm kiếm những cây không bị ô nhiễm bởi nước tiểu động vật hoặc chất thải khác.

Những điểm thú vị

Vào thời kỳ của người Anglo-Saxons thế kỷ thứ 5 tại Anh, quê hương của mã đề, loài cỏ này là một trong chín loại thảo mộc thiêng liêng. Người ta đã làm bánh mì từ hạt mã đề, rất giàu axit béo omega-3.
Thời trung cổ châu Âu, Giáo Hội Công Giáo cấm việc sử dụng nhiều loại thảo dược, nhưng mã đề không bị cấm. Bởi loài cây được coi là biểu tượng con đường mòn của những người tìm kiếm Chúa Kitô.

Mã đề cũng được sử dụng như một loại thảo dược ở Trung Quốc, và được gọi là xa tiền thảo: “loài cỏ mọc trước cỗ xe” bởi vì nó thường mọc dọc những con đường mòn.
Các nhà thảo mộc Trung Hoa nhận ra rằng mã đề có rất nhiều hạt giống, do đó, họ coi nó như một phương thuốc cho khả năng sinh sản của nam giới. Các hạt giống cũng được sử dụng trong Trung y để chữa máu trong nước tiểu. 
Theo đông y, đông dược thì vị thuốc từ hạt mã đề gọi là xa tiền tử ( là vị thuốc xếp trong nhóm thuốc lợi niệu  ). Lưu ý tính lợi niệu của mã đề ( phần cây, lá, rễ gọi là xa tiền thảo có tính lợi niệu và thường dùng kèm với một số vị khác để thanh nhiệt, giải độc. Phần hạt gọi là xa tiền tử tính lợi niệu mạnh hơn ). Chú ý, không bị thấp nhiệt thì không nên dùng hoặc dùng hạn chế, không nên dùng thường xuyên (TMH)
Hạt từ một loại cây thuộc họ mã đề là psyllium thường được sử dụng như thuốc nhuận tràng. Nó là thành phần chính của thuốc Metamucil.
Mã đề đã được đề cập trong ba vở kịch của Shakespeare. Trong đó, nổi tiếng nhất là vở “Romeo và Juliet”, khi Romeo bảo Benvolio sử dụng lá mã đề để chữa lành vết thương trên chân.
Người Mỹ bản địa công nhận giá trị chữa bệnh của mã đề ngay sau khi nó đến Thế giới mới. Ngoài việc dùng chữa ho, vết thương, và rắn cắn, mã đề cũng là một phương thuốc chữa bệnh liệt Bell, theo nhà thảo dược Matthew Wood.
Dạng pha chế của mã đề được sử dụng cho đau tai và đau răng, cũng như trầm cảm và lo lắng gây ra bởi chứng nghiện nicotine.
Nghiên cứu sơ bộ cho thấy mã đề cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Một nghiên cứu năm 2003 của Tạp chí Y học Trung Hoa của Mỹ nhận thấy chiết xuất từ nước lá mã đề đun nóng sở hữu “hoạt động ức chế đáng kể” về ung thư hạch, ung thư biểu mô (bàng quang, xương, cổ tử cung, thận, phổi và dạ dày) và nhiễm herpes (nhiễm khuẩn da cấp tính).
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Ethnopharmacology năm 2003 cho thấy “flavonoids của mã đề có thể ức chế mạnh mẽ sự gia tăng các dòng tế bào ung thư ở con người”.
Theo Theepochtimes.com
An Nhiên biên dịch

24 tháng 7 2015

Bài ca thuốc trừ đàm



ĐÔNG DƯỢC CA
Bài ca thuốc trừ đàm

Lời thơ:
Thanh thiên thường ngưu côn trúc trúc
Ôn bán bạch hạnh tạo cát la

Diễn giải:
Thanh phế trừ đàm: thiên trúc hoàng, thường sơn, ngưu hoàng, côn bố, trúc lịch, trúc nhự
Ôn phế trừ đàm: bán hạ chế, bạch quả, hạnh nhân, tạo giác, cát cánh, la bạc tử 
( Viết bởi Trần Minh Hộ năm Ất Mùi tại thành phố Hà Nội, quận Hoàng Mai, thôn Kim Văn ) 



Bài ca thuốc tiêu hóa, nhuận tràng và chỉ tả




ĐÔNG DƯỢC CA
Thuốc tiêu hóa
Thuốc nhuận tràng
Thuốc chỉ tả
Lời thơ:
Tiêu hóa sơn thần kê mạch cốc
Nhuận tràng ma nhân mật minh thanh
Chỉ tả ô mai lựu phiên nương
Diễn giải:
Tiêu hóa: Sơn tra, thần khúc, nội kim, mạch nha, cốc nha
Nhuận tràng: ma nhân, mật ong, thảo quyết minh ( muồng trâu ), thanh phong đằng ( mơ tam thể )
Chỉ tả: ô mai, thạch lựu bì, phiên thạch lựu ( búp ổi ), đào kim nương ( nụ cây sim )



13 tháng 7 2015

Cam ôn trị đại nhiệt


Tại sao nói " dùng thuốc hàn để trị bệnh nhiệt " rồi lại nói " cam ôn trị đại nhiệt " ?
Nguyên lý cho hai pháp chữa trên thật rõ ràng, sáng tỏ khi chúng ta đọc và luận thiên THUỶ HOẢ trong tập Y HẢI CẦU NGUYÊN của Lê Hữu Trác.



Nhiệt sinh ra do hỏa bốc

Hỏa gồm có dương hỏa và âm hoả

Dương hỏa là hỏa hỏa hữu hình của hậu thiên, và là thực hỏa, gồm: tâm quân hỏa, hỏa của can ( lôi hỏa ), hỏa của ngũ tạng ( tướng hỏa của các tạng, trừ tạng thận ), hỏa của tam tiêu, các chứng uất gây hoả ( huyết uất, thấp uất, khí uất ... ). Khi dương hỏa thịnh thì phải tả, không thể dung túng thành thế cháy cả đồng nội. Dùng pháp chính trị ( dùng thuốc hàn để trị nhiệt ).

Âm hỏa là hỏa hỏa vô hình của tiên thiên, và là hư hoả, gồm: mệnh môn quân hỏa ( Long hỏa hay còn gọi là chân dương ), thận hỏa ( Tướng hỏa của tạng thận hay là thiếu hỏa hay còn gọi là chân hỏa ) . Âm hỏa làm căn bản cho sinh mệnh, yên ổn cho thần minh, là ông tổ sinh ra khí ( nó là vật quý báu cho sinh mạng sao có thể tàn phá ? LHT ). Khi âm hỏa bốc lên là nó bị mất vị trí do mất cân bằng thủy hỏa, âm dương thì gọi là Tráng hỏa. Dùng pháp tòng trị ( bồi bổ và thu liễm dẫn nó về nguyên chỗ vậy nên dùng thuốc nhiệt để trị nhiệt và có câu: cam ôn trừ đại nhiệt ). Vị thuốc cam ôn như nhân sâm, hoàng kỳ, vị thuốc dẫn hỏa quy nguyên như phụ tử, nhục quế.
Đại nhiệt ở đây là bệnh nhiệt đã ở cái thế hỏa hữu hình và hỏa vô hình đồng phát tác. Quá trình phát triển bệnh có thể từ hỏa hữu hình phát tác làm mất cân bằng thủy hỏa khiến hoả vô hình ( Long hỏa hoặc thiếu hỏa ) mất vị trí và bốc lên.
Hải Thượng Lãn Ông từng viết ở điều 13 trong thiên Thuỷ Hoả của tập Y Hải cầu nguyên rằng: Hoả hữu hình không nên dung túng, hỏa vô hình không nên tàn phá.


Cây sả

Hầu như quanh nhà ở vùng nông thôn đều có trồng một số bụi sả để bình thường dùng làm gia vị và dùng để xông giải cảm, diệt muỗi quanh nhà… sả còn nhiều tác dụng khác mà chúng ta chưa biết đến, trong đó có công dụng làm thuốc trị bệnh.

Giới thiệu đôi nét về cây sả

Cây sả còn được gọi là cỏ sả, hương mao, tên khoa học là Cymbopogon citratus (DC.) Stapf., thuộc họ Lúa (Poaceae).
Sả có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, tác dụng đánh tan mùi hôi thối, trừ tà khí, giải cảm hàn thấp, nóng sốt, trị đau bụng lạnh, nôn mửa.
Người ta trồng sả để lấy thân rễ làm gia vị ăn sống, làm dưa, ướp thịt cá. Lá sả dùng nấu nước gội đầu, thường phối hợp với một số cây có tinh dầu khác (bạc hà, kinh giới, lá chanh, ngải cứu, lá buởi…) để nấu nước xông giải cảm.
Sả còn được dùng để cất tinh dầu. Củ sả chứa 1 – 2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh mà thành phần chủ yếu là citral (65 – 85%), geraniol (40%). Mỗi lần dùng 3 – 6 giọt pha trong sữa và nước thành nhũ tương, có tác dụng thông trung tiện, chống nôn, giảm đau, chữa đầy bụng, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
Dùng ngoài, tinh dầu sả phối hợp với nhiều loại tinh dầu khác để xoa bóp làm giảm đau xương, đau mình, nhức mỏi. Bôi trên da hoặc phun trong nhà, dầu sả là thuốc diệt muỗi, bọ chét.

Kinh nghiệm dùng sả điều trị một số bệnh

Ngăn ngừa ung thư: một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100g sả chứa đến 24,205µg beta-carotene, những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Năm 2006, một nhóm nghiên cứu do giáo sư Yakov Weinstein và bác sĩ Rivka Ofir thuộc Đại học Ben Gurion (Negev- Israel) cho thấy trong cây sả có chất citral, một hợp chất chính có tác dụng “tiêu diệt các tế bào chết trong các tế bào gây ung thư và giữ lại tế bào bình thường. Cũng theo nghiên cứu này, nồng độ citral có trong sả cũng tương đương với một tách trà. Uống nước sả tươi làm cho tế bào ung thư tự tiêu hủy, uống một liều lượng nhỏ chừng 1g cây sả tươi chứa đủ chất dầu làm cho tế bào ung thư tự tử trong ống nghiệm. Với những người đang chữa bệnh bằng tia xạ thì mỗi ngày uống 8 ly cây sả tươi trụng với nước sôi.
Cải thiện hệ thần kinh: tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh, thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh…
Giúp tiêu hóa: trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3 – 4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. Nhờ có khả năng thư giãn các cơ dạ dày, trà hoặc tinh dầu sả không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi, kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3 – 6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi.
Giải độc: ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần suất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric qua đường tiểu bài tiết ra ngoài.
Giải độc rượu: dùng 1 bó sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy 1 chén, uống hết. Người say rượu uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
Giảm huyết áp: bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.
Giảm đau: tinh chất sả có thể làm giảm đau tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bị đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác, hãy uống trà sả vì chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn.
Hỗ trợ da: chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.
Tốt cho tóc: phụ nữ thường nấu nước sả để gội đầu cho trơn tóc, sạch gầu, ít rụng tóc và có thể tránh được một số bệnh về tóc.
Trị ho do cảm lạnh, cảm cúm: củ sả 40g, gừng tươi 40g. Hai thứ rửa sạch, giã nát, nấu với 650ml nước, sôi khoảng 10 phút, bỏ bã, thêm đường vào nấu cô lại thành cao, ngậm nuốt dần trong ngày.
Trị cảm sốt do phong hàn, nhức đầu, không ra mồ hôi: lá sả, lá chanh, lá bưởi, hương nhu, húng chanh, bạc hà, ngải cứu, kinh giới… một lần dùng 4 – 6g mỗi loại nấu nước xông cho ra mồ hôi.
Giải cảm:
– Kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá)… đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.
– 15 – 30g củ sả hoặc lá tươi nấu nước xông.
– Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3 – 4 củ tỏi (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông sẽ trị được nhức đầu (do thời tiết).
– Lá sả, lá tre, lá bưởi (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm một lúc sẽ đỡ.
Giảm cảm giác buồn nôn khi có thai: củ sả băm nhỏ hãm với nước sôi uống hàng ngày.
Giải nhiệt, thông tiểu, tiêu thực: lá sả tươi 30 – 40g nấu với 1 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút, uống.
Trị nhức đầu: lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu với vài củ tỏi nấu nước xông.
Trị ho: rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 250g (4 vị này giã nát, ngâm rượu 40oC vừa đủ để được 200ml); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 500g; mạch môn bỏ lõi 300g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g (3 vị này sắc và cô đặc lại thành 300ml cao lỏng), trộn lẫn cao lỏng và rượu thuốc, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10ml.
Sạch răng miệng: củ sả non rửa thật sạch, xắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô, tán bột, mỗi lần dùng 10g, ngâm với nước nóng, dùng để súc miệng.
Trị đau răng: sắc sả lấy nước súc miệng hàng ngày.
Trị hôi nách: củ sả, giã nát, hợp với phèn phi, bôi ngày 1 lần. Dùng liên tục 7 – 10 ngày giúp cải thiện mùi hôi đáng kể.
Trị ăn uống không tiêu, đầy bụng: củ sả giã nát, ép lấy nước cốt, phối hợp với mạch nha uống.
Trị đau dạ dày, tiêu chảy do lạnh: củ sả 12g, gừng nướng sém vỏ ngoài 6 – 12g, củ riềng (sao) 12g, hương phụ (sao) 12g, sắc với 750ml nước, còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Trị tiêu chảy:
– Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quít, hậu phác, mỗi vị 6g; sắc uống.
– Rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc đặc uống.
Trị đau khớp: tinh dầu sả trộn với dầu dừa bôi vào chỗ đau hoặc sưng.
Trị phù nề chân, tiểu ít, thấp thũng: lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 – 4 ngày.
Trị hai chân tự nhiên phù: củ sả 12g, lá và bông mã đề 12g, sắc uống thay nước trà.
Lương y HOÀNG DUY TÂN

08 tháng 7 2015

HƯ THỰC trong y hải cầu nguyên của Hải Thượng Lãn Ông



Y hải cầu nguyên / Hải Thượng Lãn Ông Y Tông Tâm Lĩnh
Thiên: HƯ THỰC

Tà khí mà xâm phạm vào được tất là do chính khí hư. Tà khí mà lưu lại không đi là bệnh thuộc thực. Nội kinh nói: hư là chính khí hư, thực là tà khí thực.

Chứng thực thì nói sảng, chứng hư thì nói lắp.

Phàm mọi bệnh ăn vào thì tạm yên, tất nhiên là chứng hư.

Người khỏe mạnh không có bệnh tích, người hư yếu thì có bệnh tích. ( tích o đây là tích trệ )

Thũng là chứng thực do ở huyết, phù là chứng thực do ở khí.

Chứng hư hai gò má đỏ là do âm hư ở dưới bức dương lên trên.

Bệnh ở ngoại vào phần nhiều là do chứng hữu dư, bệnh ở trong sinh ra phần nhiều là chứng bất túc.

Hữu dư là khách bệnh, bất túc là chủ bệnh.

Tổn thương do ăn uống là chứng hữu dư, tổn thương do làm lụng, nhọc mệt là chứng bất túc.

Chứng nhức đầu liên quan đến thực ( lục dâm tà khí xâm phạm, hỏa uất xong lên thì dùng phép giải biểu, thanh nhiệt ), chứng váng đầu liên quan đến hư ( nguyên dương suy yếu khiến âm hỏa bốc lên thì dùng phép trợ dương chế âm )

Tỳ hư thì sinh đi tả, vị hư thì sinh nôn mửa.

Tỳ hư thì phát nóng, vị hư thì sợ lạnh.

Bệnh ở tỳ phần nhiều là hư, bệnh ở vị phần nhiều là thực.

Hạ bộ hư thì quyết lạnh, thượng bộ hư thì choáng váng.

Cần xem xét nguồn gốc của bệnh khiến mất cân bằng cơ thể theo hướng phần nào hư ( âm, dương ) để luận hàn nhiệt cho đúng khi kê đơn thuốc.

Chứng rất thực nhưng có hiện tượng suy yếu nếu dùng lầm thuốc bổ sẽ sinh thêm bệnh. Bệnh rất hư nhưng có hiện tượng khỏe mà dùng lầm thuốc tả sẽ làm chết oan. Thà dùng lầm thuốc bổ mà bị thêm bệnh còn hơn dùng nhầm thuốc tả là hết cách chữa, ấy là ý dạy bảo của Lê Hữu Trác vậy.





07 tháng 7 2015

KHÍ HUYẾT trong Y hải cầu nguyên của Hải Thượng Lãn ông


Y hải cầu nguyên ( Hải Thượng Lãn ông / Y tông tâm lĩnh ) 
Thiên:  KHÍ HUYẾT 

Khí làm hướng đạo cho huyết.

Huyết là ngọn của khí, khí là gốc của huyết.

Huyết là tinh của thủy cốc, lớp lớp hoá sinh ra, song thực tế là nó sinh hoa sở tỳ, thống quản ở Tâm, tàng trữ ở Can, gạn lọc ở Thận và tưới tắm cho toàn thân.

Thanh khí ở dưới thì sinh ra ỉa chảy, trọc khí ở trên thì sinh ra đầy trướng.

Khí không có thủy không hoá được, tinh không có khi không vận hành được.
( tuyên thông phế khí với thông điều thủy đạo là hai chủ tính của tạng phế và tạng thận liên quan đến nhau ).

Phế đưa khí ra, thận thu khí vào, cho nên phế chủ khí, thận là gốc của khí.

Khí huyết không điều hoà thì ngưng kết lại mà làm ung nhọt.

Người ta khi nằm thì huyết trở về can.

Khí không có huyết thì khí tán mà không có sự thống quản
Huyết mà không có khí thì huyết ngưng lại mà chẳng lưu thông.

Tỳ vị là cha của khí huyết, tâm thận là mẹ của khí huyết, can phế là nơi cư trú của khí huyết.

Khí huyết con người cũng nhu nguồn suối, nhiều thì chảy khắp, ít thì ưa trệ, cho nén khí thịnh thì không ứ trệ.

Vinh huyết hư thì tê dại
Vệ khí hư thi không cử động

Khí bị hư thì tê dại. huyết bị hư thì cứng đờ ( ngoài da bị đau là tê dại, trong gân không mềm dẻo là cứng đờ ).

Khí bị hư thì đau, huyết bị hư thì sưng. ( khí thuộc hỏa, hình thuộc huyết, đau thì tổn thương khí, sưng thì tổn thương huyết )

Huyết thực khí hư thì thể vóc dễ béo, khí thực huyết hư thì thể vóc dễ gầy.

Bệnh khát thường phát sinh ở huyết hư.

Trung khí không đầy đủ thì nước giải biến màu.

Khí thượng bộ không đầy đủ thi đầu ngả nghiêng, mắt bị lác.

Khí hư không liễm nạp được nguyên dương ở trung cung, huyết hư không tiếp nhận được thận hỏa ( Long hỏa ) ở hạ tiêu, đều là chứng nhiệt.

Khí thịnh mà người lạnh là do thương hàn, khí hư mà người nóng là do thương thử.

Huyết suy thì hình thể liệt yếu, huyết bại thi hình thể hủy hoại, cho nên xương cốt có chỗ nào hư yếu thì thấy ngay bại liệt một bên.

Huyết có thừa thì hay giận, huyết không đủ thi hay sợ.

Khí có thừa tức là hoả, khí không đủ tức là hàn.

Mửa thời hại khí, xổ thời hao huyết
Khí hư thì hồi hộp đánh trống ngực, huyết hư thì hay kinh sợ.

Trong huyết không có khi thì bệnh thấy buông xuôi rã rời, trong khí không có huyết thì bệnh thấy co quắp run giật.

Khí thực thì nhiệt, khí hư thì hàn.

Khí nhiều thì huyết dễ đưa lên, huyết ít thì hỏa dễ bốc  cháy.

Đại trường có huyết thì nhuận, mất huyết thì táo.

Bị mất huyết thi không có mồ hôi
Bị mất mồ hôi thì không có huyết.

Khí thoát thì mắt không sáng.

Huyết thoát thi sắc mặt trắng bợt mà không nhuần nhã. Khí hư thì sắc trắng bệch có vẻ trong và nổi gân trơ xương trông có vẻ hàn lạnh. Huyết hư thì sắc trắng khô có vẻ đục như màu thiếc, màu tro, có thể tưởng tượng là nhợt nhạt.

Khí hành thì huyết hành, dương vong thì âm cũng thoát, âm vong thì dương cũng bại.

Chính khí với tà khí không thể đứng chung nhau, phải có một thắng một bại.

Bách bệnh đều không nằm ngoài phạm vi âm dương khí huyết.













04 tháng 7 2015

ÂM DƯƠNG trong Y hải cầu nguyên ( Hải Thượng Lãn Ông )

 

Y hải cầu nguyên
( sơ lược những điều căn bản ) 
Thiên thứ nhất: ÂM DƯƠNG

Dương là căn bản của sự sống
Âm là cơ sở của sự chết

Dương đạo thực âm đạo hư

Âm ở trong để giữ gìn cho dương
Dương ở ngoài để bảo vệ cho âm

Thần yên tĩnh thì âm sinh trưởng
Hình thể lao nhọc thì dương cang thịnh

Dương chứng phần nhiều hay mừng
Âm chứng phần nhiều hay giận

Dương suy không thở ra được
Âm suy không hít vào được

Dương bị bệnh thì không cúi xuống được
Âm bị bệnh thì không ngửa lên được

Dương thịnh thì trừng mắt 
Âm thịnh thì nhắm mắt

Dương thinh thì chảy máu mũi
Âm thịnh thì tiểu tiện khó đi

Bệnh dương thì đi lên, hết mức thi trở xuống
Bệnh âm thì đi xuống, hết mức lại trở lên

Dương khí không đưa lên được gọi là cách
Âm khí không giáng xuống được gọi là ế ( nghẹn )

Khí dương suy yếu phần trên thì thành hàn quyết
Khí âm suy yêu ở phần dưới thì thành nhiệt quyết

Bệnh thuộc âm phát chậm, khỏi chậm
Bệnh thuộc dương phát nhanh, khỏi nhanh

Bệnh ở phần dương thi buổi sáng yên
Bệnh về phần âm thi ban đêm yên

Chứng dương hư thì nặng về buổi tối
Chứng âm hư thì nặng về buổi mai

Dương không đầy đủ thì hàn thấp ngưng đọng
Âm không đầy đủ thì hỏa nhiệt bốc sôi

Âm hư không thắng được dương thi mạch nhanh và mạnh, dồn lại thi phát cuồng
Dương hưu không thắng được âm thì năm tạng tranh nhau mà chín khiếu chẳng thông

Dương hư sinh ngoại hàn
Âm hư sinh nội nhiệt

Dương thịnh sinh nóng ở ngoài
Âm thịnh sinh lạnh ở trong

Phát sốt sợ lạnh là chứng ở phần dương
Không sốt sợ lạnh là chứng ở phần âm

Nóng rét qua lại là âm dương tranh thắng
Dương không đầy đủ thì rét trước nóng sau
Âm không đầy đủ thì nóng trước rét sau

Dương tác hoá nhiệt, nhiệt thì hại khí 
Âm tà hoá hàn, hàn thì hại hình

Dương bốc vượt lên thi nóng tựu phát ra
Âm suy yếu sinh chứng đổ mồ hôi trộm

Khí âm lấn len vào phần dương thì sợ lạnh
Khí dương hãm xuống vào phần âm thi phát nóng

Dương sinh nhiệt, nhiệt thì nới giãn
Âm sinh hàn, hàn thi co rút

Khí dương quá thừa thì minh nóng không có mồ hôi
Khí am quá thừa thì mình rét mồ hôi ra nhiều

Âm hư cực độ thì dương phát quyết lạnh
Dương hư cực độ thì am táo

Khí âm ít, khí dương nhiều nên mình nóng đầy và bực bội
Khí dương ít, khí âm nhiều nên mình rét lạnh như ơn trong nước ra

Tự đổ mồ hôi là chưng dương hư
Đổ mồ hôi trộm là chứng âm hư

Mồ hôi nóng thuộc dương
Mồ hôi lạnh thuộc âm

Tà vào trong dương thì phát cuồng
Tà vào trong âm thì phát tê

Tà va chạm với dương thi phát điên
Tà va chạm với âm sinh ra câm

Dương nhập vào âm thì yên tĩnh
Âm xuất ra dương thì giận dữ

 Bệnh âm phát ở xương
Bệnh dương phát ở thịt

Sốt sợ lạnh, chứng từ dương
Không sốt sợ lạnh, chứng từ âm

Bệnh dương phát về mùa đông
Bệnh âm phát về mùa hè

Âm không thắng dương, mạch nhanh mạnh
Dương không thắng âm, tắc chín khiếu

Dương thiếu rét trước, nóng sau
Âm thiếu nóng trước, rét sau





30 tháng 6 2015

Sơ cứu khi bị rắn độc cắn

Sơ cứu khi rắn độc cắn là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng, mỗi người phải tự trang bị kiến thức cho bản thân phòng khi cần thiết.
Xem thêm

Những sai lầm chết người khi sơ cứu nạn nhân bị rắn cắn

Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc gây hoại tử cơ thể.

Trước tiên, chúng ta cần phân biệt vết cắn của rắn có độc và không độc.
- Với rắn không độc, vết cắn là những chấm nhỏ có hình vòng cung và đặc biệt không có dấu răng nanh lớn. Vết cắn của rắn độc có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại 1, 2 hay thậm chí 4 dấu răng do chúng có hai răng nanh độc ở hàm trên.
Có thể hình dung vết cắn của hai loại rắn theo hình vẽ minh họa dưới đây:

Phía trên là vết cắn của rắn độc với hai dấu răng độc lớn, phía dưới là rắn lành với vết cắn hình vòng cung.
Hình ảnh người thật khi bị rắn độc cắn, máu rỉ ra từ hai chỗ bị răng độc găm vào rất rõ:
Bên cạnh đó, cần quan sát phản ứng của nạn nhân. Nếu bị rắn độc cắn, nạn nhân sẽ trào đờm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu... Khi đó, cần thực hiện sơ cứu càng nhanh càng tốt, tuyệt đối không để chậm trễ vì nạn nhân có thể tử vong trong khoảng 90 phút. Dưới đây là các bước cần thực hiện:
- Để nạn nhân nằm yên và trấn an họ; cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc độc đến tim nhanh hơn.
- Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu.
Đối với nhóm rắn hổ, bạn cần:
- Bước 1: Buộc garô bằng bất kỳ loại dây nào có thể tìm thấy: dây chuối, dây quai nón... Chú ý phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi buộc, tránh gây hoại tử. Có thể kiểm tra độ chặt sau khi buộc bằng cách luồn một ngón tay vào giữa các nếp băng.

Xem thêm

Các bước sơ cứu tai nạn giao thông

Có một tỷ lệ không nhỏ nạn nhân bị tai nạn giao thông tử vong do không được sơ cứu đúng cách và không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời.

- Bước 2: Rửa thật sạch vết rắn cắn bằng nước muối sinh lý để tẩy nọc, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iôt 2%...
- Bước 3: Rạch rộng vết cắn theo hình chữ thập (+). Trước khi rạch phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt thần kinh, mạch máu và dây chằng. Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. 
- Bước 4: Hút máu tại chỗ rắn cắn.
- Bước 5: Dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất có điều kiện cấp cứu hồi sức. 
Đối với nhóm rắn lục, bạn cần: 
Giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, hoại tử bằng cách băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Không nên buộc garô, rạch rộng, hút máu như phương pháp dành cho rắn hổ.
Trong nhóm rắn lục, cần lưu ý nhất là rắn lục đuôi đỏ - loài rắn cực độc sống chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, tất nhiên bao gồm cả Việt Nam.
May mắn hơn nạn nhân bị rắn hổ cắn, vết cắn do rắn lục có nguy cơ gây tử vong chậm hơn. Tuy nhiên, cũng cần cấp bách đưa người bị nạn đến nơi có điều kiện cấp cứu hồi sức và có kháng huyết thanh đặc biệt. 
Nếu bắt được con rắn “thủ phạm”, bạn hãy mang nó đến chỗ bác sĩ cùng với bệnh nhân để có thể nhanh chóng xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp. Luôn ghi nhớ phương pháp sơ cứu để bảo vệ bản thân và mọi người khi cần thiết, bạn nhé!

04 tháng 6 2015

Đổ mồ hôi trộm và tự đổ mồ hôi



ĐỔ MỒ HÔI TRỘM
Đông y gọi là chứng đạo hãn
Âm chủ ở phía trong, đóng lại, thu vào. Dương chủ ở phía ngoài, mở ra, thoát ra. Khi ta nhắm mắt và ngủ thì phần âm cần phải huy động thực hiện tính đóng lại, thu vào của nó, bình thường thì khi đó phần âm thắng và kiềm chế được phần dương. Nhưng khi âm hư yếu không giữ vững phía trong, tính đóng lại yếu đi, đồng thời âm suy thì dương lấn lát và quấy rối nên gây nóng cơ thể, và thủy tức là mồ hôi ( thuộc âm ) bị cuốn ra theo hỏa ( thuộc dương ) gây ra đổ mồ hôi lúc ngủ. 
Gọi là đạo hãn ( thuộc chứng âm hư ). 



TỰ ĐỔ MỒ HÔI
Đông y gọi là chứng tự hãn
Dương chủ về phía ngoài, về nhiệt. Âm chủ về phía trong, về hàn ( lạnh ). Binh thường cơ thể luôn có sự cân bằng về âm dương, nhưng khi dương bị hư yếu âm sẽ lấn át ra phía ngoài gây ra chứng lạnh mặt da và tự đổ mồ hôi ( mồ hôi là chất dịch thuộc âm tự chảy ra ngoài da )
Gọi là tự hãn ( thuộc chứng dương hư ) 

Theo Cảnh nhạc toàn thư luận như sau:
Chỉ cần xem có hoả hay không có hoả là biết được. Bởi vì hoả thịnh mà ra mồ hôi, vì hoả hun đốt âm như thế biết là âm hư. Không có hoả mà ra mồ hôi, đó là biểu khí không bền, như thế thì biết là dương hư. 


31 tháng 5 2015

Bài ca thuốc bổ dưỡng chữ Hán




THUỐC BỔ DƯỠNG
Thuốc bổ âm
Thuốc bổ dương
Thuốc bổ khí
Thuốc bổ huyết
Lời thơ:
Sa sâm thiên thạch bạch mạch câu
Thỏ cẩu đỗ đoạn ba giới ích
Sâm truật kỳ thảo táo hoài sơn
Thục thược kê quy ô tang thầm
Diễn giải:
Sa sâm, thiên môn đông, thạch hộc, bạch thược, mạch môn, câu kỷ tử.
Thỏ ty tử, cẩu tích, đỗ trọng, tục đoạn, ba kích, cáp giới, ích chí nhân.
Đảng sâm, bạch truật, hoang kỳ, cam thảo, đại táo, hoài sơn.
Thục địa, bạch thược, huyết đằng, đương quy, hà thủ ô, tang thầm.


30 tháng 5 2015

Bài ca thuốc giải biểu


THUỐC GIẢI BIỂU
Phát tán phong nhiệt
Phát tán phong hàn
Phát tán phong thấp
LỜI THƠ
Nhiệt hà hoa tử tang nhĩ căn
Hàn ma sinh quế kinh bạch tía
Thấp phòng khương độc khoan thiên uy
Tang tang thổ mộc thương thương nữ
Lá lốt hy thiêm ngũ gia bì
DIỄN GIẢI
***Phát tán phong nhiệt: 
Bac , cúc hoa, mạn kinh tử, tang diệp, nhĩ hương thảo ( cây cối xay ), cát căn, thêm thăng ma, sài hồ
***Phát tán phong hàn:
Ma hoàng, sinh khương, quế chi, kinh giới, bạch chỉ, tía tô, thêm tế tân ( nay ít dùng vì có độc nhẹ )
***Phát tán phong thấp:
Phòng phong, khương hoạt, độc hoạt, khoan cân đằng ( dây đau xương ), thiên niên kiện, uy linh tiên
Tang chi, tang ký sinh, thổ phục linh, mộc qua, thương truật, thương nhĩ tử ( quả ké ), chinh nữ thảo ( cây xấu hổ )
Lá lốt, hy thiêm, ngũ gia bì.



29 tháng 5 2015

Tam âm


1/ Tên gọi chung của ba kinh âm ở chân:
Thái âm Tỳ
Thiếu âm Thận
Quyết âm Can
2/ Tên gọi riêng của kinh thái âm trong quá trình truyền bệnh thương hàn
Thái âm nông nhất gọi là tam âm
Thiếu âm sâu hơn gọi là nhị âm
Quyết âm sâu nhất gọi là nhất âm