30 tháng 6 2014

Mười bài thuốc cổ phương



BÀI  THUỐC

VỊ THUỐC

LIỀU LƯỢNG
(gram)

ỨNG DỤNG ĐIỀU TRỊ
MA HOÀNG THANG

Ma hoàng
12
Phát hãn giải biểu, khu phong tán hàn, tuyên thông phế khí.
Ngoại cảm phong hàn, sốt sợ lạnh, ngạt mũi, sổ mũi, ho, đau đầu, chân tay đau mỏi khó chịu, mạch phù khẩn, không có mồ hôi ( biểu thực )
VPQ mạn tính, HPQ mạn
Quế chí
8
Hạnh nhân
12
Cam thảo
4
QUẾ CHI THANG

Quế chi
12
Điều hòa dinh vệ, phát hãn giải biểu.
Ngoại cảm phong hàn, sốt sợ gió,ho khan, đau đầu, không khát, rêu lưới trắng, mạch phù hoãn hoặc phù nhược, có mồ hôi, (biểu hư )
CMPH kèm vai gáy cứng đau
Đau khớp không có sưng nóng đỏ đau.
Phụ nữ có thai bị ngén ( nôn nhiều )
Sinh khương
12
Bạch thược
12
Cam thảo
6
Đại táo
3q
TỨ QUÂN TỦ THANG

Đảng sâm
10
Ích khí kiện tỳ dưỡng vị
Tỳ vị khí hư, mặt trắng bệch, tiếng nói nhỏ yếu, chân tay yếu, ăn ít, ỉa sệt, lưỡi nhợt, mạch tế hoãn
Bạch truật
9
Phục linh
9
Cam thảo
6
TỨ VẬT THANG

Xuyên khung
8
Bổ huyết hoạt huyết
Kinh nguyệt không điều hòa, đau bụng vùng rốn, rong kinh, băng kinh, huyết hà thành cục lúc đau lúc không, động thai ra huyết. Sau khi đẻ huyết hôi ko ra kết lại khiến bụng dưới đau, phát sốt
Thiếu máu, dị ứng nổi ban
Đương quy
10
Thục địa
12
Bạch thược
12
BÁT TRÂN  THANG
Xuyên khung
4
Bổ khí huyết
Trị hư suy khí huyết, sắc mặt bệch hoặc màu vàng rơm, đầu váng, chân tay mỏi yếu, khí đoản, tim hồi hộp, ăn ít, lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch tế hư, tế nhược, vô lực
Đương quy
4
Thục địa
4
Bạch thược
4
Đảng sâm
4
Bạch truật
4
Phục linh
4
Cam thảo
2
LỤC VỊ THANG
Thục địa
32
Tư âm bổ can thận ( bổ thủy )
Trị can thận âm hư. Lưng đau, gối mỏi, đầu váng, chóng mặt, ù tai, mồ hôi trộm, di tinh. Hoặc âm hư hỏa bôc gây cốt chưng, triều nhiệt, lòng bàn tay, chân nóng. Tiêu khát, mồm họng khô, răng đau, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
Sơn thù du
16
Sơn dược
16
Trạch tả
12
Đan bì
12
Bạch linh
12
BÁT VỊ THANG
Thục địa
32
Ôn bổ thận dương ( bổ hỏa )
Thận dương bất túc. Lưng đau, gối mỏi, tiểu không lợi. Thường lạnh nửa người dưới, bụng dưới đau, lưới nhạt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế
Sơn thù du
16
Sơn dược
16
Trạch tả
12
Đan bì
12
Bạch linh
12
Nhục quế
4
Phụ tử chế
2
THẬP TOÀN ĐẠI BỔ
Xuyên khung
4
Bổ khí bổ huyết bổ dương ( dùng cho người thiếu máu ko phải âm hư )
Trị hư suy khí, huyết, âm, dương.Sắc mặt bệch hoặc màu vàng rơm, đầu váng, chân tay mỏi yếu, khí đoản, tim hồi hộp, ăn ít, lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch tế hư, di tinh ở nam giới, băng lậu ở phụ nữ,
Đương quy
4
Thục địa
4
Bạch thược
4
Đảng sâm
4
Bạch truật
4
Phục linh
4
Cam thảo
2
Hoàng kỳ
4
Nhục quế
2
QUY TỲ THANG
Viễn chí
4
Ích khí bổ huyết kiện tỳ dưỡng tâm.
Tâm tỳ lưỡng hư. Suy nghĩ quá độ làm tổn thương tâm tỳ, khí huyết bất túc. Tim hồi hộp, hay quên, mất ngủ, mồ hôi trộm, ăn ít, mệt mỏi, mặt vàng sạm, lưới nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế hoãn.
Tỳ không nhiếp huyết: ỉa máu, rong băng kinh, kinh trước kỳ lượng nhiều sắc nhợt, đái són hoặc khí hư bạch đới.
Toan táo nhân
4
Phục thần
4
Long nhãn
4
Nhân sâm
2
Bạch truật
4
Hoàng kỳ
4
Cam thảo
1
Đương quy
4
Mộc hương
2
ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH THANG
Đỗ trọng
8
Khu phong, trừ thấp, bổ can thận.
Chứng tý lâu ngày, can thận đều hư suy, khí huyết bất túc. Lưng đau, gối mỏi, khớp co duỗi khó khăn.
Độc hoạt
12
Tang ký sinh
8
Tần giao
8
Tế tân
8
Ngưu tất
8
Quế chi
8
Xuyên khung
8
Đương quy
8
Thục địa
8
Bạch thược
8
Cam thảo
8
Nhân sâm
8
Phục linh
8
Phòng phong
8

28 tháng 6 2014

Cỏ nhọ nồi cầm máu


     Cách đây khoảng 8-9 năm, tôi phát hiện mình bị sâu một chiếc răng ở hàm dưới bên trái. Suốt một thời gian dài tôi rất hay bị viêm vùng lợi xung quanh chiếc răng này, rồi có lần nó đau nhức đến tận óc khoảng hai giờ đồng hồ và sau đó xuất hiện một lỗ thủng ngang qua răng. Như vậy thì tôi biết được rằng chiếc răng này bị sâu đục đứt tủy răng rồi, nhưng vì nghĩ nhổ răng đau và phần vì mấy hiệu nha khoa gần nhà dọa rằng khi nhổ xong thì răng cấy vào không được do xương hàm của tôi bị thoái hóa ! Điều này khiến tôi rất lo lắng, vì nếu nhổ mà không cấy được răng giả chèn vào thì những chiếc răng bên cạnh đó sẽ lần lượt ngả ra và ra đi một cách nhanh chóng. Khoảng vài tháng nay những lần đau răng ở vị trí chiếc răng đó nó đau lan ra hàm, rồi toàn bộ vùng má khiến có cảm giác tê bì ở má và xung quanh môi, rồi có hiện tượng choáng đầu và mất thăng bằng. Mặt khác, từ khi răng đau và hay bị viêm lợi đến giờ khiến miệng tôi rất hôi, dùng nước xúc miệng các loại đông tây y, lấy cao răng cũng không bớt được. Những điều này khiến tôi càng cần phải có giải pháp phù hợp một cách nhanh chóng, không nên để lâu hơn nữa.
    Hôm qua ( 27/6/2014 ) tôi qua bệnh viện RHM TW nhổ chiếc răng sâu số III6, thật là một quyết tâm !
Do tiêm thuốc tê khi nhổ nên tôi không thấy cảm giác đau đơn gì. Ngay sau khi nhổ xong bác sĩ nhét miếng bông gòn tẩm chất chờ đông máu vào chỗ chiếc răng vừa bị nhổ rồi yêu cầu tôi ngậm chặt trong khoảng hai giờ đồng hồ và không được nhổ nước nhãi mà cần phải nuốt vào để máu đông. Tôi thực hiện đúng lời dặn của bác sĩ, về đến nhà và đợi đúng hai tiếng tôi bỏ miếng bông gòn ra, miếng bông đẫm máu tươi, tôi nghĩ chắc nó còn rì chảy một ít rồi thôi. Tôi uống một số thuốc mà bác sĩ kê đơn ( chống nhiễm trùng, chống viêm, giảm đau ) rồi ngủ trưa. Một lúc sau tỉnh dậy thấy miệng mình đầy máu, có cục máu đông to bằng ngón tay cái trong miệng, tôi nhổ ra và hình dung như cục tiết canh vậy, trong khi đó máu vẫn chảy đỏ tươi trong miệng, nhưng không đau, há miệng ra thì máu me đỏ lòm thấy ghê.
Tôi liền dùng đá bọc vải chườm phía ngoài má ở vị trí răng nhưng một lúc thấy không tác dụng gì. Định quay ra bệnh viện RHM TW thì lúc này trời sắp tối và mai lại là thứ bẩy, tôi lo quá, giục vợ mua thuốc cầm máu tây y, uống vào không thấy giảm. Gần nhà tôi có phòng khám răng nhưng gần tối mọi người đã về hết. Thật là nguy nếu nó cứ chảy thế này qua đêm thì sáng mai không biết tôi sẽ như thế nào, chắc một chút thời gian nữa tôi phải gọi taxi đưa đến bệnh viện RHM TW để xử lý mất thôi ... cùng lúc đó tôi chợt nghĩ, hay ta dùng cỏ nhọ nồi, vậy là bảo vợ chạy đi tìm mua, tôi nghĩ không biết bà xã có kiếm được không vì bây giờ trời đã tối mà trời thì mưa to.Cuối cùng vợ cũng tha về được bó to cỏ nhọ nồi. Tôi bảo vợ chọn kỹ, rửa sạch và giã nhuyễn rồi tự mình nhúng bông gòn, khử khuẩn tay và vo bông gòn thành mồi tròn bằng hạt bi ve, sau đó nhét chặt vào chỗ răng vừa nhổ. Kệ máu me be bét, tôi ngậm chặt răng và miệng lại, ngồi thiền khoảng 30 phút rồi há miệng lấy miếng bông gòn ra, cả cục máu đông bằng đầu ngón tay cái lúc trước cũng bong ra theo thấy đen ngòm. Tôi làm tiếp một mồi nữa nhét vào và ngậm chặt răng đợi 30 phút tiếp theo. Lần này khi bỏ cục bông gòn ra thì chỉ thấy một chút xíu máu dính thấm ở cục bông và trên vết răng nhổ không thấy máu chảy ra nữa. Tôi làm tiếp một mồi nữa và ngậm khoảng một tiếng sau rồi bỏ ra và đi ngủ. Sáng dậy thấy chỗ vết chân răng đã nhổ khô, màu đen, không chảy chút máu nào. Vậy là đã ổn, thật tuyệt vời về tính năng cầm máu của cỏ nhọ nồi. Bây giờ thì tôi chỉ cần đợi khoảng một tháng để xem có thể lắp răng giả vào được không.
      Qua lần xử lý này, tôi muốn viết lại để có thể giúp ích cho ai đó gặp những trường hợp tương tự thì có thể vận dụng mà xử lý hiệu quả, giúp giữ gìn sức khỏe của bản thân, tiết kiệm tiền bạc và đỡ tốn kém cho xã hội. Giúp được ai đó một việc có lợi, nhất là về sức khỏe thì còn gì bằng phải không quý vị ! Chúc quí vị luôn an bình, hạnh phúc ! 

THÁI CỰC ĐỒ VÀ THIÊN SUY


Mất cân bằng âm dương sinh bệnh tật nơi cơ thể con người
* Nguyên tắc của chữa bệnh là dùng các pháp chữa để lập lại cân bằng âm dương cho cơ thể.
* Thiên suy là khi âm hoặc dương có phần suy yếu, hao hụt, thường gọi là dương suy, âm suy hay dương hư hoặc âm hư
* Thiên suy thường là hư chứng và nguyên tắc chữa là dùng pháp bổ, ngoài ra còn sử dụng pháp hòa để bình bổ bình tả, ôn bổ ... ( phục chính khu tà )
( Như hình mô phỏng của thái cực đồ ở trên thì chúng ta có thể hình dung phần suy hư là phần bị thiếu hụt của mỗi phần nguyên bản ban đầu, trong đó màu đỏ mô phỏng phần dương và màu xanh mô phỏng phần âm, khi ta dùng phép bổ tức là ta bổ sung thêm, lấp đầy phần thiếu hụt đó để lập lại cân bằng như thế vốn có ban đầu vậy ! )
* Nguyên nhân gây ra thiên suy thường là nội nhân hoặc các bệnh kéo dài, cơ thể suy yếu do tuổi tác gồm: 
     - Tạng phủ hư suy, cân cơ, khí huyết suy yếu kéo dài
     - Phần hư suy ( âm hoặc dương ) khiến phần kia thịnh hoặc xung lên ( dương hoặc âm )
* Dương suy ( hư ) thường gây các bệnh về hàn, ngoại hàn ...
* Âm suy và hư thường gây bệnh về nhiệt, nội nhiệt ...

24 tháng 6 2014

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH




- Chỉ dùng thuốc kháng sinh cho nhiễm khuẩn, không dùng khi nhiễm vi rút.
- Dùng càng sớm khi phát hiện mắc bệnh càng tốt.
- Chỉ định kháng sinh theo dúng phổ tác dụng, khi nhiễm khuẩn đã xác định nên chọn kháng sinh có phổ hẹp.
- Dùng đủ liều để đạt được nồng độ đủ và ổn định tác dụng của thuốc, tránh dùng liều thấp rồi tăng dần hoặc liều cao rồi giảm dần.
- Dùng đủ thời gian (thường 5-10 ngày ). Trường hợp dùng dài như nhiễm khuẩn khớp háng /3 tháng, nhiễm khuẩn tiết niệu /2-4 tuần / viêm tuyến tiền liệt / 2 tháng, lao / 9 tháng hoặc 12 tháng...
- Chọn thuốc theo dược động học (hấp thu – phân phối – thải trừ), vị trí ổ nhiễm khuẩn, tình trạng bệnh nhân.
- Phối hợp một số kháng sinh để tăng tính năng của thuốc nếu thấy cần thiết.
- Trong điều trị nhiễm khuẩn phải phối hợp điều trị kháng sinh với các liệu pháp khác để tăng hiệu quả. VD: sỏi thận: Ks + phẫu thuật lấy sỏi... 

23 tháng 6 2014

THÁI CỰC ĐỒ VÀ THIÊN THẮNG


* Mất cân bằng âm dương sinh bệnh tật nơi cơ thể con người
* Nguyên tắc của chữa bệnh là dùng các pháp chữa để lập lại cân bằng âm dương cho cơ thể.
* Thiên thắng là khi âm hoặc dương có phần trội hơn, thường gọi là dương thắng, âm thắng
* Thiên thắng thường là thực chứng và nguyên tắc chữa là dùng pháp tả 
( Như hình mô phỏng của thái cực đồ ở trên thì chúng ta có thể hình dung phần thắng là phần thừa ra, thêm ra của mỗi phần nguyên bản ban đầu, trong đó màu đỏ mô phỏng phần dương và màu xanh mô phỏng phần âm, khi ta dùng phép tả tức là ta loại bớt phần thừa đó để lập lại cân bằng như thế vốn có ban đầu vậy ! )
* Nguyên nhân gây ra thiên thắng thường là ngoại tà và bất nội ngoại nhân gồm: 
     - Lục dâm: phong, hàn, thử, thấp, táo hỏa
     - Ăn uống, dục tình, sang chấn, trùng thú cắn,...
* Dương thắng thường gây các bệnh về nhiệt, táo ...
* Âm thắng thường gây bệnh về hàn, nê trệ...
* Dương thắng tắc âm bệnh và âm thắng tắc dương bệnh là khi cái thế của thiên thắng vượt trội thì nó trèn ép gây cho bên đối ứng biến đổi không còn giữ được trạng thái bình thường được nữa, và đó là sự mất cân bằng sinh bệnh ở con người.