28 tháng 3 2017

Tâm vô thức



Từ bao đời kiếp trước
Thủa khai thiên lập địa
Một Tâm được sinh ra (1)
Thanh tịnh và rổng rang
Như mặt hồ phẳng lặng
Tinh khiết tờ giấy trắng
Gọi là TÂM VÔ THỨC,
Hay là TÂM TĨNH LẶNG.
Ví như cái ổ cứng 
Chưa cài đặt lập trình,
Rồi tạo hoá cài đặt
Vọng tưởng tham sân si
Qua từng kiếp từng kiếp.
Nay chúng ta sinh ra
Tâm vô thức vẫn đó
Vô minh phủ bao lớp
Vọng tưởng tham sân si.
...
Bắt đầu từ kiếp này
Bao dữ liệu lại ghi
Bao phủ tâm vô thức
Lớp lớp càng dày thêm
.....................................
(1) Tâm ở đây tương ứng với mỗi con người. Mỗi người có một Tâm vô thức được khởi sinh từ thủa khai thiên lập địa ( vô cực )

Vô minh và nghiệp lực

Chúng ta những con người
Ngay từ lúc sinh ra
Đã được cài đặt sẵn
Dữ liệu của tạo hoá  
Để nghiệp lực vận hành:
Một già hoá và chết
Hai là tham sân si
Ba vọng tưởng nơi tâm ...
... 
Hãy nhìn một đứa trẻ,
Bộ nhớ chưa được ghi 
Những kinh nghiệm cuộc đời
Chúng đã có tức giận
Phá bĩnh khi không ưng.
Khi bạn bè giỏi hơn,
Chúng xuất hiện ghen tức.
Khi có lời ngợi khen,
Chúng thấy vui ngập tràn.
Hoặc khi nhận chia phần
Thường giành lấy phần hơn ...
...
Tham sân si tự tính
Không dạy bảo cũng sinh,
Những vọng tưởng ham muốn
Gặp đối tượng bùng phát. 
Thân già và chết đi
Không cưỡng được mệnh trời ...
Tất cả những điều đó
Xuất hiện thật vi diệu 
Dựng lên màn vô minh
Để vận hành nghiệp lực
Nhân quả bao kiếp người 
Che mờ tâm tĩnh lặng ... 

27 tháng 2 2017

Tề thích, dương thích, bàng thích, bán thích

A THỊ HUYỆT
Là điểm đau ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể
TỀ THÍCH
Ở vị trí a thị huyệt có vùng đau nhỏ, thì châm một kim vào chính giữa, hai bên châm hai kim xiên vào chính giữa gọi là tề thích
DƯƠNG THÍCH
Ở vị trí a thị huyệt có vùng đau lớn, thì châm một kim vào chỗ đau nhất rồi châm bốn kim từ bốn bên xiên vào giữa gọi là dương thích
BÀNG THÍCH
Một kim châm thẳng vào huyệt, một kim từ bên cạnh châm chếch vào huyệt ( thông kinh lạc để đuổi chứng tí ngoan cố ), chữa bệnh lưu tí ( phong thấp mạn tính ).
BÁN THÍCH
Châm nông rất nhanh ( chỉ đến da, không làm tổn thương cơ ) nhằm tác động vào khí ở bì phu. Phép châm này ứng với tạng Phế ( chủ bì mao ).
BÁO THÍCH
Châm lưu kim trực tiếp điểm đau xuất hiện khi có bệnh ( a thị huyệt ). Trước khi rút kim ấn tay vào chỗ đau rồi mới rút dùng để chữa điểm đau di chuyển.
BÁO VĂN THÍCH 
Xác định chỗ bị bệnh, chích vào 4 mạch máu nhỏ ở trước sau phải trái nơi bệnh, nặn huyết ứ ra. Dùng để chữa chứng bệnh của Tâm ( chủ huyết mạch ). 


14 tháng 2 2017

Đau và mối liên quan đến Tạng


Âm Hán Việt:
Can bệnh hiếp thống
Tâm bệnh hung thống
Tỳ bệnh phúc chướng
Phế bệnh tí thống
Thận bệnh yêu thống
Dịch nghĩa:
Can bệnh đau cạnh sườn ( phải )
Tâm bệnh đau ở ngực
Tỳ bệnh bụng đầy chướng
Phế bệnh đau cánh tay
Thận bệnh đau ở lưng
( Sưu tầm từ tài liệu châm cứu của lương y - võ sư Nguyễn Tấn Xuân )


11 tháng 1 2017

Học thuyết thuỷ hoả và quy luật của Trời Đất

HỌC THUYẾT THỦY HỎA - BÀI 2

Học thuyết thuỷ hoả của Hải Thượng Lãn ông và quy luật của Trời Đất
Nhân thân tiểu thiên địa - Cơ thể con người là một vũ trụ thu nhỏ
Trời chiếu sáng muôn nơi
Như huyết mạch cơ thể
Đi khắp cơ thể người.
Vạn vật nhờ ánh sáng
Phát triển và sinh sôi,
Ánh sáng kèm theo nhiệt
Khắp vụ trụ bao la
Trên bề mặt trái đất
Nhưng vẫn là chưa đủ 
Để có hành tinh xanh ...
Cao trên mười ngàn mét 
Nhiệt âm năm mươi độ
Vậy sao trên mặt đất 
Nhiệt khoảng dương hai mươi.
Đó là nhờ dung nham
Nóng chảy trong lòng đất 
Ví như hoả mệnh môn
Cấp hoả nhiệt tiên thiên.
Dòng dung nham nóng chảy
Bao bọc bởi lớp vỏ 
Của trái đất chúng ta
Với ba phần là nước
Như thận thuỷ con người
Hoả trong thuỷ diệu kỳ,
Nguồn của muôn sự sống.
Nhiệt từ dòng dung nham
Chuyền từ đáy biển sâu
Lên bề mặt trái đất
Có phần nhờ giúp sức 
Mặt trăng tạo thuỷ triều
Nước dồn lên hạ xuống
Nhiệt theo đó lan đi
Mặt trăng như chân âm 
Trong học thuyết thuỷ hoả
Là cái cửa đóng mở
Để nhiệt ( chân dương/ hoả mệnh môn ) đến muôn nơi
Hành tinh không có thuỷ
Sẽ cháy khô, nóng chảy
Và nếu không dung nham
Lạnh trăm hoặc ngàn độ 
( còn nữa ) 


08 tháng 1 2017

Ổ cứng máy vi tính và nguyên lý của khai mở tâm linh


   Ổ cứng máy vi tính và nguyên lý của phép khai mở tâm linh trong thiền quán
Ổ cứng máy tính có những hoạt động giống như bộ óc con người chúng ta vậy. Được lập trình để ghi nhận, lưu trữ và xử lý các dữ liệu. Có những thao tác, lập trình để xoá bỏ toàn bộ dữ liệu và hệ điều hành khiến cho ổ cứng trong tình trạng trống ( như mới ), để rồi lại có thể cài đặt hệ điều hành, lập trình, phần mềm ứng dụng mới. Các lập trình cũng có thể tạo ra những phần mềm để có thể cứu những dữ liệu đã bị xoá bỏ trước khi cài đặt một hệ điều hành mới. Đôi khi có lỗi hệ thống điều hành khiến dữ liệu cũ mới có thể đan xen và phá hỏng hệ thống ...
Bộ óc con người chúng ta cũng có những biểu hiện của những chức năng như ổ cứng của máy tính, nhưng nó vi diệu và mang nhiều yếu tố phi vật chất ( tạm gọi là tâm linh ). Khi chúng ta sinh ra, trên cơ thể chúng ta có một bộ não và hệ thống những bộ phận với vô vàn chức năng tạo ra một hệ điều hành tinh vi, cao siêu ... Ở dây tôi không mô tả và cũng là không đủ khả năng để mô tả sự tinh vi đó mà muốn đề cập đến cách thức hoạt động của não bộ dưới góc nhìn từ tưởng tượng để so sánh với cách thức hoạt động của ổ cứng máy vi tính. Như đã nói ở trên, khi sinh ra chúng ta có một bộ não, và nó bắt đầu hoạt động từ khi chúng ta còn trong lòng mẹ. Những cảm nhận từ tất cả các giác quan kể cả giác quan thứ sáu, thứ bẩy ... bắt đầu được ghi nhận và xử lý. Từng ngày, từng giờ, từng phút, từng giây các dữ liệu cập nhật không ngừng nghỉ, kể cả lúc chúng ta ngủ ( khi ta ngủ thì các hoạt động của rất nhiều bộ phận trong cơ thể vẫn hoạt động tiếp diễn và chúng vẫn luôn được não bộ của chúng ta kiểm soát, khống chế ... Ngoài ra còn có những vấn đề ngay trong não bộ đó là những giấc mơ ... ). Các dữ liệu này chồng chất trong não bộ và nó tạo lên những ký ức trong tâm ý, khi cần có thể lục tìm và cũng có lúc nó chợt hiển hiện ra không theo chủ ý của chúng ta. Cả một đời người biết bao nhiêu dữ liệu được lưu trữ, thật là một bộ nhớ khổng lồ. Nhưng chưa hết, có những dữ liệu không xuất hiện trong cuộc đời chúng ta để lưu trữ vào não bộ cũng có thể xuất hiện như những linh tính, linh cảm, những giấc mơ, những khả năng tự nhiên bộc phát, những cảm giác ghen tị, gato, giận dữ tự dưng xuất hiện, tình cảm trai gái tự nhiên bùng phát ... tất cả những điều này nói lên rằng khi chúng ta sinh ra thì não bộ ( tâm ý ) của chúng ta không phải như một bộ ổ cứng vừa mới xuất xưởng và chưa có tác động nào vào dữ liệu, não bộ đã có những dữ liệu lập trình từ trước đó. 
Vậy là não bộ của chúng ta có những dữ liệu liên quan đến nó trước khi nó hình thành trong cơ thể chúng ta ở dạng vật chất. Mỗi khi chúng ta huy động tâm ý để lục tìm trong ký ức ( hình dung như chúng ta reset lại hệ điều hành ) theo cách thông thường thì chúng ta chỉ lùi về được đến thời điểm não bộ của chúng ta bắt đầu hình thành ở dạng vật chất thông thường mà thôi ( nói vậy chứ cũng hiếm có ai làm được vì như vậy là nhớ được những ký ức từ khi trong bụng mẹ, có lẽ chỉ nhớ được đến lúc 2-3 tuổi là cùng ). 
Khi chúng ta lục tìm được những dữ liệu trước thời điểm não bộ hình thành dưới dạng vật chất là chúng ta đã vượt qua được bức tường vô minh mà tạo hoá dựng lên, đồng nghĩa với việc khai mở tâm linh. Chúng ta sẽ biết được trước khi chúng ta sinh ra thì chúng ta là ai, chúng ta đã có những nghiệp gì ... Cách thức nào để chúng ta làm được điều này ? nội dung nguyên lý và chi tiết của cách thức này như thế nào ?. Xin mời quý vị đọc trong bài tiếp theo. Rất vui với ai có duyên để đọc được đến những dòng viết cuối của bài này ! 

04 tháng 1 2017

Quả bóng bơm căng và nguyên lý chữa thân bệnh bằng Thiền Quán





  Quả bóng bơm căng được tạo bởi vỏ quả bóng và không khí bơm vào trong quả bóng. Khi bơm một lượng khí vửa đủ vào quả bóng để quả bóng có độ căng phù hợp nhất, thì khi đó quả bóng như một thực thể hoàn chỉnh. Mỗi một tác động từ bên ngoài vào khiến vỏ quả bóng biến dạng lõm vão, nhưng ngay lập tức lực đẩy của áp lực không khí sẽ giúp quả bóng trở lại trạng thái căng tròn. Cách thức này gợi ý cho chúng ta một quy luật tồn tại trong tự nhiên đó là xu hướng bảo toàn tính toàn vẹn của mỗi sinh vật sinh ra trên trái đất.
  Ví quả bóng bơm căng vửa đủ với cơ thể con người chúng ta trong cái nguyên lý bảo toàn tính toàn vẹn của sinh vật sẽ thấy nhiều điều lý thú và khoa học từ phép thiền quán ( đặc biệt là quán thân ). Quả bóng luôn bị các vật tác động từ bên ngoài đến vỏ khiến nó luôn trong tình trạng bị biến dạng, nhưng luôn có các lực đẩy của không khí bị ép trong quả bóng đến mọi vị trí trên vỏ, tập trung đến những nơi biến dạng và như vậy là nó luôn giữ được hình dáng căng tròn. Chúng ta có thể hình dung cơ thể con người cũng gồm hai phần, đó là thân xác và tâm ý. Gọi là tâm ý có thể hiểu và hình dung như là một nơi thu nhập tất cả các tín hiệu từ cơ thể chuyển đến và xử lý tất cả những tín hiệu đó một cách phù hợp ( để bảo toàn tính toàn vẹn của cơ thể ). Có thể hình dung đó là bộ óc của chúng ta cũng tương đối chính xác vậy. Khoa học hiện đại  có thể chưa tìm ra được hết những nguyên lý hoạt động của bộ não, nhưng cũng đã biết được rằng tất cả các hoạt động của chúng ta đều liên quan đến não. Từ những hành động của cơ thể xuất phát từ ý thức như nói năng, đi lại, làm việc ... thì đến cả những hoạt động không có ý thức trong cơ thể chúng ta như co bóp tiêu hoá, tim đập, điều chỉnh hoocmon... tất cả đều từ não bộ điều khiển. 
  Khi một tác động nào đó từ bên ngoài xâm phạm vào cơ thể, ngay lập tức nó sẽ được truyền đến não để chúng ta nhận thấy ( ví như khi ta đau bệnh thì những đau đớn chính là tiếng kêu cứu của cơ thể đến để tâm ta cảm nhận được sự đau đớn ). Và để bảo toàn tính toàn vẹn thì bản thân hệ thống cơ thể chúng ta sẽ nhận được lệnh từ não bộ ( tâm ý ) để thực hiện lập lại sự cân bằng.
Hãy nhìn quả bóng, nếu áp lực khí đẩy không đủ thì khi có lực từ ngoài tác động sẽ khiến nó móp méo, biến dạng và tính toàn vẹn của nó bị phá bỏ, hình dung như sự không để ý đến những đau bệnh nơi cơ thể mình.
 Khi chúng ta tập trung tâm ý để quan sát toàn bộ cơ thể, những điều bất bình thường trong và trên cơ thể sẽ được não bộ cảm nhận một cách chuẩn xác nhất và đó cũng chính là sự kích hoạt tối đa nhất cho hệ thống lập lại cân bằng cho cơ thể ( có thể hình dung là hệ thống miễn dịch ). Sự tập trung của tâm ý thường bị ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài hoặc những duyên khởi dấy lên từ vô thức, khi đó thì cách niệm tên những cảm giác đau bệnh trên cơ thể sẽ giúp tâm không bị phân tán, như vậy não bộ chúng ta sẽ nhận được các thông tin chính xác hơn và đương nhiên tác dụng tự chữa bệnh của cơ thể sẽ mạnh hơn.

Khi chúng ta đau bệnh, thường mọi người có suy nghĩ làm việc gì đó để quên bệnh tật đi sẽ giúp đỡ bệnh, điều này ngược lại hoàn toàn với lý luận trên. Chúng ta phải đối mặt trực tiếp với bệnh tật, nắm bắt chặt chẽ từng biến chuyển của nó để cơ thể chúng ta làm nhiệm vụ của mình, điều này cũng là ý mà người đời truyền lại từ lời dạy của Phật, đó là: " Tất cả đều vô thường ... ", vậy đau bệnh nơi thân thể ta cũng là vô thường ...
  Đôi lời diễn giải gọi là chia xẻ mang tính tự ngẫm và thư giãn. Rất vui khi có ai đọc được đến những câu cuối của những lời chia xẻ này ! 


30 tháng 9 2016

Bài tập cải thiện và tăng cường thị giác


  Đôi mắt là bộ phận quan trọng cho cuộc sống của chúng ta. Cứ thức giấc thì việc đầu tiên của chúng ta thường là mở mắt và nó bắt đầu hoạt động. Năm tháng qua đi, đời người chả mấy đến tuổi trung niên, lúc bắt đầu có vấn đề về suy thoái của đôi mắt. Đôi mắt mờ, nhoè không nhìn được rõ ràng, phải dùng các dụng cụ hỗ trợ khiến chất lượng cuộc sống của chúng ta suy giảm. Tôi là người làm nhiều công việc liên quan đến sự hoạt động của mắt như làm việc trên máy tính, đọc sách, vẽ tranh ... Ngay sau 40 tuổi tôi đã phải đeo kính viễn thị 1.5 ( thường gọi là kính lão ) và sau vài năm thì giờ đã lên 2.5. Tôi thường nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp chữa bệnh qua thiền, nhưng một thời gian dài vẫn chưa tìm ra pháp thiền huy động khả năng chữa hoặc luyện cho đôi mắt nhìn được rõ hơn, hoặc ít nhất thì cũng phanh lại sự thoái hoá phi mã của nó. Cũng tình cờ đọc qua một cuốn sách nào đó ( mà tôi không nhớ tên ) có nói về phương pháp rèn luyện đôi mắt bằng cách cố gắng nhìn thật lâu vào một điểm cố định. Tôi suy nghĩ sẽ thử và kết hợp pháp niệm của Thiền Phật. Bước đầu thấy có các phản ứng của đôi mắt, khu vực mắt, tai mũi họng và cảm thấy thị giác có phần tốt hơn, khi làm việc trên máy tính thời gian lâu mà mắt không bị mỏi, mờ mặc dù vẫn phải đeo kình 2.5. Mặc dù vậy, theo kinh nghiệm bản thân thường tập thiền chữa thân bệnh thì thấy tràn trề hy vọng một kết quả tốt đẹp trong thời gian tới. Vậy tôi viết bài này chia sẻ pháp rèn luyện đôi mắt qua pháp thiền Tứ Niệm Xứ với các quý vị, hầu như có ai tập luyện theo và trải nghiệm những thay đổi để cùng bàn bạc, chia sẻ thì thật là tuyệt vời. Sau đây là chi tiết cho pháp thiền rèn luyện đôi mắt.

Chuẩn bị:
Thời gian:  Bất kỳ lúc nào nếu quý vị có thể thực biện
Địa điểm: tại bất cứ nơi nào mà có thể dành cho quý vị 15-20 phút an nhiên tự tại.
Thể trạng: với bất cứ thể trạng nào, nếu chúng ta còn có khả năng suy nghĩ, còn đôi mắt trời ban tặng.
Tư thế: bất cứ tư thế nào mà chúng ta cảm thấy thoải mái nhất 
Áp dụng: cho tất cả các quý vị 
Những kiêng kỵ và cấm kỵ: không có điều này
Cách thức thực hiện như các bước dưới đây:

Các bước thực hiện như sau:
   - Thực hiện tư thế chuẩn bị để tập có thể là ngồi, đứng nghỉ, nằm .. 
  - Chọn một điểm để tập trung nhìn vào đó. Điểm đó cách quý vị khoảng 2 đên 100m.
- Thả lỏng cơ thể, quan sát hơi thở của mình khoảng 3-5 nhịp, sau đó quý vị mở mắt và nhìn vào điểm đã chọn.
- Cứ nhìn như vậy, ý tập trung quan sát các phản ứng của mắt và niệm tên phù hợp với những phản ứng của mắt. Ví dụ như " mỏi mắt"; " chói mắt"; " cay mắt "; " nhắm mắt " ; " mở mắt "; " chảy nước mắt"; " chảy nước mũi"; " kệnh mắt"; " nóng mắt " ....vvv ... Mỗi người có thể có những phản ứng khác nhau trên khu vực mắt hoặc trên cơ thể khi thực hiện pháp thiền này. 
- Sau khoảng 5-10 phút thì mắt có thể mở nhìn liên tục mà không sập mi xuống, nhưng nước mắt có thể chảy nhoè mắt, khi đó quý vị lấy khăn lau nước mắt và trở lại tập bình thường.
- Sau khoảng 15-20 phút thì dừng bài tập.
- Một ngày tập khoảng 2-3 lần như vậy, tuỳ theo lúc mà quý vị có thể tập được.
Sau mỗi lần tập vậy quý vị sẽ cảm nhận sự thay đổi của đôi mắt của mình, có thể không rõ ràng ngay, nhưng một thời gian sẽ thấy tác dụng kỳ diệu của nó.
Chúc quý vị bình an, dồi dào sức khoẻ !

06 tháng 8 2016

Nguyên huyệt

 Đa số các nguyên huyệt nằm quanh cổ tay và cổ chân. Khi một tạng hay phủ bị bệnh tấn công, thường có phản ứng tại các huyệt này.Vì thế trên lâm sàng, nguyên huyệt có giá trị trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh ở tạng phủ.
Kinh ( tạng phủ )
Nguyên huyệt
Phế
Thái uyên
Đại trường
Hợp cốc
Vị
Xung dương
Tỳ
Thái bạch
Tâm
Thần môn
Tiểu trường
Uyển cốt
Bàng quang
Kinh cốt 
Thận
Thái khê
Tâm bào
Đại lăng
Tam tiêu
Dương trì
Đởm
Khâu khư
Can
Thái xung
Nhâm 
Đốc


05 tháng 8 2016

Mộ huyệt và du huyệt

1- Huyệt Mộ
+ Mộ còn được gọi là Mạc nghĩa là báo nguy, vì vậy, nhiều tác giả dịch là huyệt Báo Nguy, Huyệt Chẩn Đoán.
+ Khí của Tạng Phủ tụ lại ở 1 chỗ nào đó, được gọi là huyệt Mộ.
+ Huyệt Mộ nằm ở ngực, bụng.
. Có thể nằm ngay trên đường kinh liên hệ với nó như huyệt Trung Phủ  là huyệt Mộ của kinh Phế, nằm ngay trên kinh Phế.
. Có thể nằm trên đường kinh khác không quan hệ gì với nó như huyệt Trung Quản  là huyệt Mộ của kinh Vị nhưng lại nằm trên mạch Nhâm.
+ Khi Tạng Phủ bị bệnh, thường xuất hiện những phản ứng bất thường ở vùng huyệt Mộ 
(có thể ấn đau, thay đổi mầu sắc, cường độ (cứng hoặc mềm hơn...).

2- Huyệt Bối Du
Là những huyệt cũng có tác dụng chẩn đoán và điều trị.
Nằm ở phía sau lưng (bối), dọc theo đường kinh Bàng Quang, và có quan hệ nhất định đối với 1 Tạng Phủ nào đó.
Thí dụ: Phế Du là Bối Du Huyệt của Phế, Tâm Du là Bối Du huyệt của Tâm... Bệnh nhân có rối loạn ở Phế, ấn vào huyệt Phế Du thấy đau.

KINH
MỘ HUYỆT
BỐI DU HUYỆT
HUYỆT LIÊN QUAN KHÁC
Phế
Trung Phủ
Phế Du, Phách Hộ
Khí Hải Du
Đại Trường
Thiên Xu
Đại Trường Du
Hợp Cốc
Vị
Trung Quản
Vị Du, Vị Thương
Khí Xung
Tỳ
Chương Môn
Tỳ Du, Ý Xá
Đại Hoành, Đại Bao
Tâm
Cự Khuyết
Tâm Du, Thần Đường
Cực Tuyền
Tiểu Trường
Quan Nguyên
Tiểu Trường Du
Thiên Tông
Bàng Quang
Trung Cực
Bàng Quang Du
Thiên trụ
Thận
Kinh Môn
Thận Du, Chí Thất
Toàn Trúc
Tâm Bào
Đản Trung
Quyết Âm Du, Cao Hoang
Thiên trì
Tam Tiêu
Âm Giao
Tam Tiêu Du,
Thạch Môn
Thiên Dũ
Đởm
Trấp Cân
Nhật Nguyệt
Đởm Du
Dương Cương
Phong Trì,
Hoàn Khiêu.
Can
Kỳ Môn
Can Du, Hồn Môn

Hiện nay, trên lâm sàng, dựa theo kinh nghiệm tích lũy được, các nhà châm cứu đã tìm ra được khá nhiều huyệt có tác dụng tương tự như huyệt Mộ nhưng họ gọi tên là huyệt Chẩn Đoán, với ý nghĩa, qua huyệt đó, có thể chẩn đoán được sự rối loạn bệnh lý ở các cơ quan, tạng phủ liên hệ.
Thí dụ:
· Huyệt Đởm Nang để chẩn đoán bệnh ở túi mật.
· Huyệt Lan Vĩ để chẩn đoán bệnh ở ruột thừa.
· Huyệt Hợp Cốc để chẩn đoán bệnh ở Đại trường...



02 tháng 7 2016

Thài lài và đậu đen chữa sưng đau các khớp

Thài lài + Đậu đen chữa sưng đau các khớp 

Dược liệu :
-Thài lài 15 g
-Đậu đen 50 g

Cách làm : Đổ 600 ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống nóng trong ngày
Liệu trình 7-10 ngày

Đồng thời dùng 100g thài lài tươi xào nóng đắp vào chỗ khớp sưng đau rất công hiệu .

Bài thuốc này dễ kiếm, dễ làm lại rẻ  tiền mà tác dụng tốt có thể áp dụng rộng rãi.

Lương y Nguyễn Đình Cự



Bài ca tác động cột sống

( Bài dẫn dạy pháp chữa bệnh bằng phương pháp tác động cột sống của Thầy Nguyễn Tham Tán )

Bệnh nhức đầu kèm theo mất ngủ
Thần kinh suy trí nhớ giảm mau
Phải tìm nhiệt độ vùng đầu
Vuốt xem cột sống rối đau chỗ nào
Thấy C6,7 lồi cao và lệch
Đẩy gần vào hết sạch đau ngay
Trước tiên nhớ nắn cơ vai
Nếu là co cứng nhớ day cho mềm
Những đốt lõm chớ nên ấn nữa
Chỗ lệch lồi mới chữa mà thôi
Đỉnh đầu đau nhức từng hồi
S1,2,3 chữa rồi nhẹ ngay
Nếu mắt cứng nhớ day C1
Hồi hộp thì D1,2,3
Bồn chồn nóng bụng ruột rà
Chữa ngay D6 ắt là ngủ yên
Trí nhớ giảm chớ quên S4
Cùng với D7,8 một lần
Nếu vì táo bón, ít phân
L5; S1,2 phải cần sửa sang
Nếu do chức năng gan rối loạn
Chỗ D10 bạn nhớ rung, day
Co cơ C7 quá dày
Chẳng nên ngần ngại đắp ngay cua đồng
Nếu râm ran đau vùng eo trái
Do thận âm chữa tại L2,3
Thái dương đám rối nhức hoài
Liên quan tim phổi dạ dày mà ra
D7,8 chữa là khỏi hết
D12 điều nhiệt bình thường
Muốn cho bệnh khỏi, lực cường
"Tác động cột sống" thấy phương thuốc thần
*********************************************************
GIỚI THIỆU CỘT SỐNG VÀ ĐỐT SỐNG 
Cột sống do 33- 34 đốt sống tạo thành:
- 7 đốt sống cổ C1 -> C7
- 12 đốt sống lưng D1 -> D12
- 5 đốt sống thắt lưng L1 -> L5 Các đốt sống thắt lưng khỏe hơn vì chúng phải chịu toàn bộ sức nặng của thân trên gia trọng lên nó. Các mỏm gai ngắn, rộng. Ngang thân đốt sống to hơn, không tiếp khớp với xương sườn nên các mỏm ngang dài và nhọn. Lỗ đốt có hình tam giác.
- 4-5 đốt sống cùng S1 -> S5 cột sống đưa ra phía sau, thành 1 liên tảng, cao nhất là S5
- 4-5 đốt sống cụt (Coccxy) Các xương cụt đều đưa ra phía trước và cũng thành 1 liên tảng
Cấu tạo chung của 1 đốt sống:
- Một đốt sống nói chung gồm: Thân đốt sống hình trju gồm 2mawtj trên và dưới, hơi lõm ở giữa và 1 vành xương đặt xung quanh.
- Mỗi đốt sống bao gồm 1 cung xương và 1 thân xương. Từ cung xương nhô bảy mỏm là: 1 mỏm gai, 2 mỏm ngang và 4 mỏm khớp (2 mỏm khớp trên và 2 mỏm khớp dưới)
- Thân đốt sống ở phía trước, cung xương ở phía sau
- Thân và cung đốt sống giới hạn bởi lỗ đốt sống.
- Tất cả các lỗ đốt sống chồng lên nhau hình thành ống sống, trong ống sống chứa tủy sống.
- Chỗ cung đốt sống và thân đốt sống tiếp giáp nhau có các khuyết trên và khuyết dưới.
- Các khuyết của 2 đốt kề nhau tạo thành lỗ gian đốt, có các dây thần kinh tủy sống chui qua.
- Các đốt sống ở từng đoạn có cấu trúc khác nhau. giữa các đốt sống có đĩa đệm, bao lấy đĩa đệm là các dây chằng dọc và dây chằng ngang.
Các mốc quan trọng để xác định đốt sống
- C1 là nằm trên đường thẳng nối 2 bờ chẩm (gọi là đốt đội hình 1 vòng tròn dẹt, không rõ thân đốt, lỗ đốt rộng,không có gai sau, giúp hộp sọ có thể quay chuyển dễ dàng),
- C2 gọi là đốt trục hình khuyên tròn, phía trên và trước khuyên này lồi lên 1 mỏm gọi là mẩu răng khế (mỏm răng) Nếu trên C2 không có lớp cơ bệnh lý, không được tác động vào, dễ sinh bệnh.
- C3 nằm trên đường thẳng kéo từ 2 bên mang tai,
- C4 nằm trên đường thẳng kéo từ yết hầu vào,
- C7 lồi cao nhất và chuyển động,
- D1 ngay dưới C7 không chuyển động,
- D3 nằm trên đường thẳng nối 2 bờ trên của 2 xương bả vai,
- D7 nằm trên đường thẳng nối 2 bờ dưới của 2 xương bả vai,
- L2 nằm trên đường thẳng nối 2 đầu xương sườn cụt,
- L3, L4: - Nam: Bờ dưới cao hơn bờ trên L4
- Nữ : Bờ dưới L3 bằng bờ trên L4
- L4, L5: - Nam: L4, L5 đưa ra phía trước
- Nữ : L4, L5 vẫn thẳng đều
- L5: - Nam: Bờ dưới thấp hơn bờ trên S1
- Nữ : Bờ dưới L5 bằng bờ trên S1,
- Khe L4,L5 nằm trên đường thẳng nối 2 bờ xương hông (mào chậu).

Biên Soạn:  Minh-Tùng Trần

26 tháng 6 2016

Hư và thực với chính khí và tà khí

  Trong y văn của nhiều sách về Đông y có câu: Hư là chính khí hư, thực là tà khí thực.
Tại hạ là kẻ lơ mơ với nghề, hay lý luận dài dòng vòng vo mà diễn nghĩa từ ánh sáng loé lên trong suy nghĩ, mạo muội viết ra đây để lưu lại suy ngẫm, cũng như có chút ý kiến vậy. Mời các bậc cao minh hạ cố lướt xem và cho ý đàm đạo. Xin trân trọng thỉnh giáo ! 
Khi tà khí mới xâm phạm vào cơ thể chúng ta thì lúc đó là tà khí thực.
Chính khí của chúng ta vẫn mạnh mẽ, cơ thể tráng cường mà tà khí xâm phạm mà phát sinh bệnh thì đó là lúc tà khí thực mà chính khí chưa suy. Thường với trường hợp này y văn thường dùng từ thực chứng.
Khi tà khí xâm phạm và ẩn nấp trong cơ thể quá lâu khiến chính khí của ta bị thương tổn, ngày một suy yếu không hồi phục được thì dẫn tới chính khí hư. Trong y văn thường nói : phàm mắc bệnh đã lâu đều thuộc chứng hư cả.
Chính khí của ta hư yếu mà bất ngờ bị tà khí xâm phạm gây bệnh ngày một trầm trọng, vậy là tà khí thực và chính khí hư. Thường với trường hợp này y văn thường dùng từ hư chứng.
Chính khí của ta hư yếu mà tà khí xâm phạm cũng mức độ nhẹ, bệnh tình tiến lui giằng co vậy là chính khí hư yếu và tà khí cũng không bạo. Thường trường hợp này y văn cũng áp với từ hư chứng. 
Chính khí ta hư yếu mức độ phát ra triệu chứng tật bệnh mạn tính mặc dù không xuất hiện sự xâm phạm của tà khí ( có thể nguyên nhân khiến chính khí suy yêu ở đây là do lỗi của cơ thể như lỗi gen, cơ địa, bệnh bẩm sinh, làm việc, sinh hoạt, ăn uống không điều độ ... ). Thường trường hợp này y văn cũng quy vào hư chứng.

16 tháng 6 2016

Bát pháp cho huyệt vị trong phép châm cứu

HÃN - THANH - HẠ - THỔ - TIÊU - BỔ - ÔN - HOÀ 
Theo thơ của lương y - võ sư Nguyễn Tấn Xuân như sau:

HÃN thì hợp cốc, phong môn
THỔ thì trung quản, nội quan, liêm tuyền
HẠ túc tam lý, thiên khu
Khúc trì, với tam âm giao mà dùng
HOÀ thì hàn nhiệt dùng chung
Chi câu kết hợp huyệt dương lăng tuyền
Điều hoà Can Tỳ huyệt thiên
Thái xung, túc tam lý, liền nội quan
ÔN cứu Khí hải quan nguyên
Túc tam lý, trung quản liền châm ngay
THANH thời chích máu đầu chi
Của những huyệt tỉnh sốt thì lui nhanh
TIÊU túc tam lý đã đành
Phải phối trung quản mới thành phương hay
Tiêu đàm phong long nhớ ngay
Tiêu huyết ứ trệ huyệt này thái xung
Huyết hải, hoạt huyết dùng chung
Tiêu thuỷ trung cực lại cùng thuỷ phân
BỔ âm thận du rất cần
Tam âm giao, nhiên cốc và phục lưu
Bổ dương mệnh môn nhớ lưu
Chí dương, rồi đến huyệt là quan nguyên
Bổ khí khí hải nhớ liền
Đản trung, túc tam lý kiềng ba chân
Bổ huyết huyết hải nuôi thân
Can, tâm, tỳ, cách cùng phần huyệt du.

24 tháng 4 2016

Tang thầm tửu

Tang thầm tử / quả cây dâu
Tang thầm tửu / rượu ngâm quả dâu




22 tháng 4 2016

Bàn về nguyên lý của pháp quán thân chữa thân bệnh

   Có lẽ tất cả những cảm nhận, cảm giác của các nơi trên cơ thể chúng ta đều được đưa đến não bộ và từ não bộ sẽ xuất hiện mệnh lệnh cho cơ thể chúng ta thực hiện. Những hành động khua chân múa tay, nói cười ... là chúng ta nhận thấy rõ, nhưng biết bao nhiều những hoạt động, vận hoá, cảm xúc trong cơ thể thực hiện âm thầm sao mà chúng ta biết được. Vậy là có một sự chỉ đạo, cái đó thật nhanh hơn chớp, biến hoá ảo diệu vô cùng tận trong cơ thể chúng ta, chỉ trong thời khắc ko tưởng là cả sự cảm nhận, phân tích, ra lệnh và hành động đã được hoàn tất. Nó là cái ý dẫn dắt trong mỗi con người. Nó điều khiển tất cả, ko chỉ chân tay, mắt miệng, cảm xúc mà còn điều khiển cả sự vận hoá, sinh hoá trong cơ thể. Có lẽ khi ta bị bệnh, khi mà cơ thể đau đơn kêu cứu thì ý chúng ta lại tập trung vào những việc nào đó để quên đi sự kêu cứu đó lại là một sai lầm ? Theo tôi đó là một sai lầm nguy hại của duyên nghiệp mỗi con người chúng ta.
Pháp thiền ở đây là sự đối diện trực tiếp với những hiện tượng bất thường nơi cơ thể mình để cơ thể huy động khả năng hoá giải. Có nhiều trường hợp bị đau bệnh lâu ngày mãi mới quyết định đến bệnh viện để khám chữa, mấy ngày đêm trước khi quyết định đi khám mới tập trung để ý kỹ cơ thể mình đau bệnh ra sao thì vài hôm lại thấy đỡ thậm chí khỏi mà ko phải đi khám nữa mới nói đùa rằng cứ doạ đi khám là bệnh tự hết. Những trường hợp này đúng là vô tình thực hiện đúng pháp thiền chữa bệnh này ( pháp thiền dựa theo nền tảng của pháp thiền Phật ). Nói vậy chứ đây cũng chỉ là một phương pháp tham khảo cho quý vị chứ không dám gọi là phổ biến hay dụ dỗ gì, mong rằng nếu thực hiện mà có những điều gì thắc mắc và phát hiện mới xin phản hồi để tôi cũng như quý vị nào quan tâm nắm bắt được và đúc rút kinh nghiệm. Chúc tất cả các quý vị thân tâm an lạc !

25 tháng 3 2016

Hư tỳ vị bổ thận tâm


Tỳ thổ hư thì bổ thận hỏa
Nguyên dương là Tâm quân hỏa của hậu thiên thuộc kinh thủ thiếu âm sinh Túc dương minh vị thổ là con
Tướng hỏa của tạng thận thuộc kinh túc thiếu âm sinh túc thái âm tỳ 

 ( Trích câu thứ 33, thiên tạng phủ trong chương y hải cầu nguyên, sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh )
 

03 tháng 3 2016

Trị trúng gió với rau kinh giới



( Nguồn: sưu tầm tại báo suckhoe.com )

Người trúng gió cấm khẩu thường có các triệu chứng như: Cơ thể không cử động được, miệng á khẩu không nói thành lời. Cần áp dụng ngay bài thuốc sau:

Lấy 1 nắm lá kinh giới sao kỹ cho lá bị cháy đen nhưng chưa thành tro (gọi là sao tồn tính. Nếu sao bị cháy đen thành tro thì tính chất của lá sẽ mất hết). Tán nhuyễn lá thành bột, thêm 1 chút rượu, dùng hỗn hợp này đổ vào miệng người bệnh.
Nếu người bệnh đã cứng miệng, răng nghiến chặt không mở ra được thì dùng múi chanh chà vào răng nướu để người bệnh mở được miệng. Tranh thủ đổ thuốc này vào miệng để bệnh nhân uống ngay sẽ tỉnh.