Con người cũng như mọi
sinh vật tự nhiên đều có khả năng tự bảo vệ, chống lại sự xâm nhập của bất kỳ
vật lạ nào hoặc sự mất cân bằng nào phát sinh nhằm bảo toàn tính toàn vẹn ( cân
bằng ) của mình. Đây là phương pháp giúp cơ thể huy động khả năng tự điều
chỉnh, cân bằng, nó không giải thích được bằng những logic khoa học thông
thường, thậm chí cả những học thuyết cổ xưa như âm dương, ngũ hành, tạng tượng, thiên nhân hợp nhất ...
Cơ thể con người là một bộ máy tinh vi
nhất mà thế giới tự nhiên tạo ra. Từ những suy nghĩ sơ đẳng thời xa xưa cho đến những nghiên cứu tinh vi, hiện
đại nhất đều biết rằng tất cả các mầm bệnh, vi khuẩn, vi rút ... luôn tồn tại
trong cơ thể đang sống cũng như môi trường xung quanh chúng ta. Trong mớ hỗn
lộn vi rút, vi khuẩn, mầm bệnh đó thì có những vi rút, vi khuẩn có ích và cũng
có loại có hại cho sự sống, cơ thể sống của con người. Mặt khác chúng ta cũng
đều biết là cơ thể con người có những khả năng tự chống lại bệnh tật, chống lại
sự xâm phạm của các loại mầm bệnh, vi rút, vi khuẩn. Đơn thuần, cơ thể chúng
ta là như nhau, vi rút, vi khuẩn và mầm bệnh luôn bên cạnh rình dập để gây bệnh, rồi thấy mỗi
người lại mắc nhiễm những căn bệnh khác nhau, vào những thời điểm khác nhau và với mức độ nặng nhẹ rất khác nhau ... Phải chăng do khả năng chống cự lại sự xâm nhập của mầm
bệnh, tác nhân gây bệnh ở mỗi người và ở mỗi thời điểm là khác nhau ? Vậy làm
cách nào để ta huy động được khả năng tự chống lại bệnh tật, chống lại sự xâm
phạm của tác nhân gây bệnh này của cơ thể một cách hiệu quả nhất ?
Theo đông y học cổ truyền thì nền tảng và
nguyên lý vận hành của mọi sự vật hiện tượng dựa theo thuyết âm dương, cơ thể chúng
ta với môi trường ( trong và ngoài cơ thể ) cũng không là ngoại lệ. Và theo
thuyết âm dương thì khi mất cân bằng âm dương sẽ sinh biến, giống như cơ thể ta
sẽ sinh bệnh vậy. Từ nền tảng của thuyết âm dương để triển khai chi tiết và quy
nạp sự vật, hiện tương thì người xưa đưa ra thuyết ngũ hành với năm hành là :
mộc, hoả, thổ, kim, thuỷ. Rồi từ hai học thuyết trên các danh y đã nghiên cứu
và thiết lập ra học thuyết tạng tượng ( quy nạp các bộ phận, cấu tạo cơ thể
theo thuyết ngũ hành và âm dương ), học thuyết thiên nhân hợp nhất ( điều hoà
cơ thể với tự nhiên để dưỡng sinh, để sống hải hoà với môi trường quanh mình ).
Khi cơ thể mất cân bằng ( sinh bệnh ), các y gia đã phân tích xem sự mất cân
bằng ở đây như thế nào, ví dụ như Dương thắng, âm thắng, dương hư, âm hư, dương
thịnh, âm thịnh, thuỷ suy hoả vượng, can mộc vượng quá khắc tỳ thổ, hay tỳ thổ
hư sinh phế kim bệnh, thận thủy giao tâm hỏa ( phạm trù chính tà, hư tà, tặc
tà, vi tà, thực tà )...vv... Từ đó đề ra bát pháp ( 8 phương pháp trị bệnh ) là: hãn,
thanh, hạ, thổ, tiêu, hòa, ôn, bổ. Phưong tiện, cách làm và dụng cụ cho các
pháp trị bệnh này là các vị thuốc đông dược, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, chôn chỉ, kéo giãn, giác hơi, đánh gió, xông ... Nói
ngắn gọn lại là cần có sự tác động một cách khoa học từ bên ngoài đến cơ thể
chúng ta để lấy lại cân bằng khi cơ thể chúng ta đang mất cân bằng ( bị mắc
bệnh ). Về tây y thì nguyên tắc cũng vậy, nhưng mang tính chữa trị các triệu
chứng cụ thể hơn là tổng thể cân bằng của cơ thể như đông y.
Tôi cứ nghĩ và định hướng trong thâm tâm
rằng cơ thể chúng ta có khả năng phòng vệ chống lại sự xâm nhập của các tác
nhân gây bệnh, nhưng cũng có lúc nó thất bại trước tác nhân gây bệnh. Tất nhiên cơ thể chúng ta có cấu tạo như nhau nhưng môi trường
ta sống tác động đến chúng ta khác nhau ( nói đến môi trường là bao gồm cả nội
nhân, ngoại nhân, bất nội ngoại nhân, ...) nên bệnh tật mỗi người có khác nhau.
Chung quy lại thì tất cả đều do môi trường xung quanh ta, trong ta xâm phạm, nó
phá vỡ thế cân bằng của cơ thể dẫn tới bệnh tật, vậy làm cách nào để huy động
khả năng tự phòng và chống lại bệnh tật của cơ thể mình ?
Tôi có xem tập sách viết về hệ miễn dịch
và cách chống lại bệnh tật, ngoại nhân xâm phạm vào cơ thể của tác gỉa Đái Duy
Ban và biết được rằng tự cơ thể chúng ta có rất nhiều cách để chống lại sự xâm
phạm của các mầm bệnh ( nói chung cho các nguyên nhân sinh bệnh trong cơ thể )
ví dụ như: tống đẩy, tiêu hoá vi khuẩn, đồng hoá dị nguyên, kháng nguyên.vv ...
Và tôi nghĩ rằng sẽ còn nhiều cơ chế, khả năng tự chống lại và tự chữa bệnh của
cơ thể mà con người chúng ta chưa nghiên cứu ra, đặc biệt về các bệnh liên quan
đến tâm bệnh.
Từ luận giải cơ chế tạo nghiệp ( Tâm - ý -
thân ) dựa trên nền tảng thực hành thiền Tứ Niệm Xứ cùng sự dẫn dắt của duyên khởi mà Phật Pháp đem lại, tôi nhận ra rằng mọi bệnh tật, khổ đau, sung sướng, vui buồn ... liên
quan đến thân thể, tâm hồn đều trong vòng nghiệp của mỗi người. Và cái mầm bệnh
hay căn bệnh của mỗi người cũng tuân theo quy luật của vòng tạo nghiệp ( gọi là
nghiệp bệnh ). Như đã nói ở phần đầu thì trong cơ thể ta, môi trường xung quanh
ta luôn tồn tại tất cả các mầm bệnh và các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể ta rồi
phát triển thành bệnh sau đó nó có thể huỷ hoại và chấm dứt sự tồn tại của cơ
thể ta, đó là chu trình của nghiệp bệnh. Vậy làm thế nào để chấm dứt được chu
trình tạo nghiệp bệnh này ?
Thử ngẫm lại mà xem, mỗi chúng ta khi cảm
thấy cơ thể không bình thường ( có thể là đau, cảm giác khó chịu ở một chỗ nào
đó, hoặc các sinh hoạt bình thường bị thay đổi do ảnh hưởng vì sức khoẻ, cơ thể
có những biến đổi bất thường ... ) thì chúng ta có chú ý đến một lát rồi
bao công việc, sự việc khác cuốn hút chúng ta phải theo hoặc bắt buộc phải theo
và quên đi hay bỏ qua những cảnh báo của cơ thể ( cũng có thể coi là tiếng kêu
cứu của cơ thể ). Dần dần mức độ cảnh báo của cơ thể tăng lên, ta đi khám bệnh
và ta biết là mình bị bệnh rồi bắt đầu chữa trị. Nếu gặp thầy gặp thuốc ta khỏi
được còn không may thì chúng ta ra đi ... vậy là đời ta chấm dứt đồng nghĩa với
nghiệp của bệnh đã hoàn thành, một kiếp khác giành cho chúng ta ... Trong chu
trình của nghiệp bệnh này chúng ta có thể nhận thấy cơ chế, cách thức của
nghiệp bệnh đã xảy ra như thế nào không ? Nguyên lý nào để chúng ta ngăn chặn,
cắt đứt vòng tạo nghiệp của bệnh này ? Cách thức thực hiện để đạt
được mong muốn này sẽ như thế nào ?.
Những câu hỏi này cứ ám ảnh tôi khi tôi
nghiên cứu về Thiền Phật ( thiền quán hay thiền Tứ Niệm Xứ ). Từ những cảm nhận
được dẫn dắt bởi ánh sánh của Phật pháp tôi đã nhận thấy con đường đi của
Nghiệp ( nói chung ) là từ Tâm qua quá trình tạo tác Ý rồi Ý điều khiển Thân và
Thân hành động, và tôi đã viết luận giải về Thân – Tâm – Ý ở các phần trước trong
blog này ( mời xem ở đây: http://yhoccotruyenvn01.blogspot.com/2014/02/than-tam-y.html và http://yhoccotruyenvn01.blogspot.com/2014/02/than-tam-y-bai-thu-hai.html ). Cũng từ sự soi sáng của Phật Pháp với câu kinh
truyền lưu rằng: "Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo
âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạo và chứng ngộ
Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ ", trong tôi lại dấy lên những câu hỏi cần được luận giải là điểm bắt đầu để nhận ra của con đường là từ đâu ? nguyên lý và cách thức thực hiện nó như thế nào ?
Kết hợp khi thiền Tứ Niệm Xứ ở mức độ sơ khai tôi đã nhận thấy có hai yếu tố tác động lên chúng ta và tạo ra hai vòng nghiệp luôn có trong mỗi con người chúng ta, đây như là điểm đầu của nhận thức về con đường Phật đã nói.
- Yếu tố thứ nhất là: Tâm dẫn dắt Ý ( Tâm tạo tác ý - ý khiển Thân - Thân hành động ). Gọi đây là vòng tạo nghiệp thứ nhất.
- Yếu tố thứ hai là: Môi trường quanh ta tác động lên Thân ( Tác nhân bên ngoài xâm phạm vào Thân - Thân kêu cứu qua Ý - Ý tác động lên Tâm - Tâm quay lại tác Ý - Ý khiển Thân - Thân hành động ). Gọi đây là vòng tạo nghiệp thứ hai.
Trong cả hai vòng tạo nghiệp TÂM – Ý – THÂN trên thì Ý là mắt xích quan trọng nhất, tất cả chu trình của nghiệp đều phải đi qua Ý. Ý là cái của tự bản thân chúng ta, cái ý nghĩ, ý chí của chúng ta, là cái được rèn luyện được bồi đắp từ thực tế cuộc sống, từ trải nghiệm cuộc sống, từ những bài học truyền lại của loài người và có thể thay đổi theo ý chí của bản thân mỗi người. Vòng tạo nghiệp này sẽ thay đổi khi Ý thay đổi, đây là điểm mấu chốt để thực hiện thay đổi nghiệp ( kể cả hai vòng nghiệp ) và cũng là điểm mấu chốt trong nguyên lý chữa trị Tâm bệnh và Thân bệnh.
Kết hợp khi thiền Tứ Niệm Xứ ở mức độ sơ khai tôi đã nhận thấy có hai yếu tố tác động lên chúng ta và tạo ra hai vòng nghiệp luôn có trong mỗi con người chúng ta, đây như là điểm đầu của nhận thức về con đường Phật đã nói.
- Yếu tố thứ nhất là: Tâm dẫn dắt Ý ( Tâm tạo tác ý - ý khiển Thân - Thân hành động ). Gọi đây là vòng tạo nghiệp thứ nhất.
- Yếu tố thứ hai là: Môi trường quanh ta tác động lên Thân ( Tác nhân bên ngoài xâm phạm vào Thân - Thân kêu cứu qua Ý - Ý tác động lên Tâm - Tâm quay lại tác Ý - Ý khiển Thân - Thân hành động ). Gọi đây là vòng tạo nghiệp thứ hai.
Trong cả hai vòng tạo nghiệp TÂM – Ý – THÂN trên thì Ý là mắt xích quan trọng nhất, tất cả chu trình của nghiệp đều phải đi qua Ý. Ý là cái của tự bản thân chúng ta, cái ý nghĩ, ý chí của chúng ta, là cái được rèn luyện được bồi đắp từ thực tế cuộc sống, từ trải nghiệm cuộc sống, từ những bài học truyền lại của loài người và có thể thay đổi theo ý chí của bản thân mỗi người. Vòng tạo nghiệp này sẽ thay đổi khi Ý thay đổi, đây là điểm mấu chốt để thực hiện thay đổi nghiệp ( kể cả hai vòng nghiệp ) và cũng là điểm mấu chốt trong nguyên lý chữa trị Tâm bệnh và Thân bệnh.
Đang viết tiếp ... x x x....
Phần ứng dụng xem ở link sau: http://yhoccotruyenvn01.blogspot.com/search/label/THI%E1%BB%80N%20PH%E1%BA%ACT%20CH%E1%BB%AEA%20B%E1%BB%86NH
Phần ứng dụng xem ở link sau: http://yhoccotruyenvn01.blogspot.com/search/label/THI%E1%BB%80N%20PH%E1%BA%ACT%20CH%E1%BB%AEA%20B%E1%BB%86NH