26 tháng 10 2012

Thắng suy, hàn nhiệt


Thiên thắng là dương thắng và âm thắng
Thiên suy chỉ xét mỗi dương suy
Dương thắng tắc âm bệnh
Âm thắng tắc dương bệnh
Dương thịnh sinh ngoại nhiệt
Âm thịnh sinh nội hàn
Dưong hư sinh ngoại hàn
Âm hư sinh nội nhiệt

12 tháng 10 2012

CON ĐƯỜNG XA TẮP



   Trình tự trình bày lý luận về y học cổ truyền thường được truyền đạt theo hướng phân tích như sau:
Nguyên nhân gây bệnh  >>  vị trị, khu vực nhiễm bệnh >>> tác động qua lại giữa các đối tượng bị nhiễm bệnh ( bì mao, cơ, gân, xương, dây thần kinh, lục kinh, vệ dinh khí huyết, lục phủ, ngũ tạng ) >>>> các triệu chứng xuất hiện, biểu hiện trên bệnh nhân.
   Trên thực tế hành nghề cứu chữa bệnh cho người thì những người trong nghề lại phải bắt đầu dò tìm từ những triệu chứng để luận ra nguyên nhân gây bệnh rồi mới lập được phương thuốc chữa trị cho người bệnh, coi như bằng cách ngược lại hoàn toàn so với tư duy dẫn giải của lý thuyết. Tất nhiên là họ đã được trang bị những kiến thức theo lối tư duy phân tích lý thuyết và phải là người lĩnh hội được những điều căn bản lẽ huyền bí mà bao tiền nhân truyền lại !
   Vậy là, cái sở học và cái sở làm như hai người đi ngược chiều nhau trên cùng một con đường. Cái ta sờ thấy, nhìn thấy, nghe thấy ... như phần ngọn đầy ẩn dấu và biểu hiện. Cùng một hiện tượng mà có thể biết bao nguyên nhân dẫn đến, rồi từ một nguyên nhân có thể nảy sinh bao sự biến hoá dẫn đến vô vàn những hiện tượng biểu hiện ra ngoài ... con tạo như che mờ, phủ giấu sự thật để dẫn dắt ta đi đến những con đường vô đích ... ???
   Hàng " triệu chứng " bệnh xuất hiện từ hàng trăm, hàng ngàn loại bệnh khác nhau. Hàng trăm, hàng ngàn căn bệnh biểu hiện ra, hay nơi xuất phát ra là từ bao nhiêu vị trí, bộ phận trong cơ thể người bệnh ... Và vô vàn những nguyên nhân dẫn đến sự việc này ...
   Cứ luận vậy thì sở học và sở làm thật cách xa nhau như trời và đất sao ? Rất may rằng, các tiền nhân của chúng ta có rất nhiều danh y có niềm đam mê vô tân, sự kiên trì bền bỉ, niềm tâm huyết vì nhân thế vì con người thật bao la,  họ đã dày công nghiên cứu, thực nghiệm và ghi chép lưu lại cho hậu thế một cách rất chi tiết, tỉ mỉ. Có những trải nghiệm, kinh nghiệm mang tính bản năng sinh tồn không chỉ là của con người cũng được các bậc tiền nhân chúng ta nắm bắt và lưu truyền lại như việc những tộc người cổ xưa đã dày công theo dõi việc tìm kiếm đồ ăn của nhiều loài vật hoang dã ( đặc biệt là loài khỉ, vượn ) để vận dụng cho việc chữa bệnh, nuôi duỡng ở con người.
   Cái lý thuyết thâm sâu huyền bí theo phương dẫn dắt, lưu truyền và bổ khuyết cùng thời gian được chứng nghiệm bằng một nền tảng thực nghiệm đồ sộ trải dài hơn bất cứ lĩnh vực khoa học nào, ngành y học cổ truyền phương Đông đã tồn tại và không ngừng phát triển theo cuộc sống của loài người !

07 tháng 10 2012

BÀI GIẢNG VỀ TỨ CHẨN

Bài giảng về TỨ CHẨN gồm 4 tiết 
Giảng viên: THS Đào Minh Châu / Đại học Y Hà Nội







06 tháng 10 2012

TỪ TỨ TƯỢNG SINH ....64 QUẺ PHỤC HY

TỨ TƯỢNG SINH TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
Sau khi có được tứ tượng thì tiếp tục động tác thêm vạch dương và vạch âm trên mỗi tượng, cuối cùng Vua Phục Hy đã có được 8 quẻ gọi là BÁT QUÁI. Lúc này CÀN ( trời )được vua Phục Hy đặt ở ngôi vị cao nhất, tiếp theo là đoài, ly, chấn, khôn, cấn, khảm và tốn là thứ tự của bát quái. Đồng thời các phương theo thứ tự là càn thuộc phương nam, khôn - bắc, khảm tây, đoài - đông nam, tốn - tây nam, cấn tây bắc, chấn - đông bắc. Và đồ hình này đời sau gọi là TIÊN THIÊN BÁT QUÁI.
TIÊN THIÊN BÁT QUÁI SINH 64 QUẺ PHỤC HY
Tiếp theo là việc chồng 8 quẻ bát quái lên nhau và Phục Hy được đồ hình 64 hình khác nhau. Có thể xếp theo hình vuông hoặc hình tròn và được gọi là 64 QUẺ CỦA PHỤC HY. 
Nếu xếp theo hình tròn thì tương đương với 64 phương vị khác nhau.


64 quẻ của Phục Hy bắt đầu từ quẻ khôn, ngược chiều kim đồng hồ đến quẻ Quải rồi quẻ Phục...
Nếu xếp theo hình vuông thì thứ tự quẻ khôn ở đông nam, quẻ càn kết thúc ở tây bắc.





04 tháng 10 2012

LƯƠNG NGHI SINH TỨ TƯỢNG

        Theo các sách nho cổ, thì vào khoảng 4000 năm trước công nguyên, vua Phục Hy thấy ở sông Hoàng Hà có con Long mã hiện lên, trên lưng Long mã có 9 vân, vua Phục Hy căn cứ vào đó vạch ra một vạch liền " __" gọi là dương, một vạch đứt " - - " gọi là âm.
   Hai loại vạch này gọi là Lưỡng nghi ( khái niệm âm dương ở đây mang tính sơ khai và là khởi đầu cho việc tiến tới học thuyết âm dương sau này, học thuyết âm dương được mô phỏng bằng THÁI CỰC ĐỒ )
   Trên mỗi nghi lần lượt vạch thêm một vạch dương và âm thì được 4 tượng ( Tứ tượng )

      Thái dương và Thái âm tương ứng với Dương cực và Âm cực trong biểu tượng âm dương
      Thiếu dương và Thiếu âm mô phỏng cô động sự biến hóa chèn lấn của âm khiến dương thu hẹp, hoặc sự chèn lấn của dương khiến âm thi hẹp, cũng đồng thời có phần âm ơ trong dương và phần dương ở trong âm. Nhưng vơi cách biểu đạt bằng các vạch như trên thì sự uyển chuyển huyền diệu của âm dương sẽ khó mà luận hết được. Sau này, khi sự cảm nhận và tư duy biểu đạt hình tượng của con người phát triển ở mức độ cao hơn đa lập ra Thái cực đồ và lập ra học thuyết âm dương. 
       Biểu tượng âm dương hoàn tất ( thái cực đồ ) được biểu đạt ở tứ tượng là chưa có hai điểm đen trắng trong hai mảng trắng đen của thái cực đồ.

      Từ thể mô phỏng đơn giản này lại biến hóa theo quá trình phát triển tư duy của con người. Một hành trình tiếp nối những mô phỏng bằng đồ hình,  dẫn dắt nó theo những ước đoán, chiêm nghiệm của loài người và điều đó quay lại giúp con người ngày một hoàn thiện hơn, hiểu biết hơn những gì đã, đang và sắp xảy ra.
............................................................................ 
Mời xem TỨ TƯỢNG SINH TIÊN THIÊN BÁT QUÁI, HẬU THIÊN BÁT QUÁI
TIÊN THIÊN BÁT QUÁI SINH 64 QUẺ PHỤC HY 

02 tháng 10 2012

Âm dương tạng phủ




ÂM THẮNG TẮC DƯƠNG SUY
DƯƠNG THẮNG TẮC ÂM BỆNH

ÂM HƯ SINH NỘI NHIỆT
DƯƠNG HƯ SINH NGOẠI HÀN

ÂM THỊNH SINH HÀN
DƯƠNG THỊNH SINH NHIỆT

ÂM THỊNH CÁCH DƯƠNG
DƯƠNG THỊNH CÁCH ÂM

TẠNG LÀ ÂM LÀ LÝ
PHỦ LÀ DƯƠNG LÀ BIỂU

THẬN THỦY GIAO TÂM HỎA
TỲ THỔ KHẮC THẬN THỦY

TƯƠNG VŨ LÀ KHẮC KHÔNG ĐƯỢC 
TƯƠNG THỪA LÀ KHẮC QUÁ ĐƯỢC !!!!

01 tháng 10 2012

LƯỠNG NGHI SINH ÂM DƯƠNG ( Thái cực đồ )




        ....( Tiếp theo bài: Vô cực sinh Lưỡng nghi ) ...Thế giới vật chất luôn vận động, biến đổi cũng như tư duy của loài người luôn phát triển, đổi mới…
        Thế giới vật chất, sự vật, hiện tượng không dừng lại ở ngưỡng phân chia đơn giản thành hai phần khác biệt ở ý niệm lưỡng nghi ( khái niệm âm dương sơ khai ban đầu ), nó bắt đầu đan xen, giao hòa và phối nhập rồi chia tách, biến hóa không ngừng … Từ những hạt vật chất đơn giản ban đầu hay những mầm sống đơn giản nhất chúng bắt đầu tác động, tiến hóa, chuyển hóa, dần dần tạo lên một thế giới vật chất đa dạng muôn màu: chất lỏng đan xen chất rắn, chất khí hòa lẫn vào chất lỏng, khi thì bay lên, lúc thì lắng xuống, lúc thì tối tăm khi lại sáng lòa, lúc thì nóng chảy lúc lại lạnh đóng băng dày… 


( mô phỏng lưỡng nghi đã biến hoá ) 

Sự biến chuyển ngày càng vi tế hơn, sáng chuyển sang tối, nóng chuyển sang lạnh, rắn hòa nhập với lỏng, khí hòa dần vào chất lỏng, chất này có trong lòng chất kia …
        Tư duy con người cũng tiến hóa, chuyển biến. Nhận thức và tư duy truyền lại qua các thế hệ và phát triển một cách nhanh chóng. Từ việc phân định thế giới quanh mình ra hai thái cực trong lưỡng nghi  thì con người bắt đầu quan sát tỉ mỉ hơn, quan sát sâu hơn và thậm chí là tác động vào vật quan sát để tìm hiểu, nắm bắt bản chất sự vật, hiện tượng. Họ đã nhận thấy thế giới vật chất không chỉ chia ra làm hai phần ( lưỡng nghi ) mà còn có những nấc trung gian ví như con người sinh ra thì có thời gian sinh sống rồi chết đi, trong một ngày đêm thì ánh sáng và bong tối được luân chuyển một cách dần dần, trong chất rắn cũng thấy có chất lỏng, hết mưa rồi lại nắng, chất này tan dần, biến mất thì chất khác lại dần hình thành và phát triển. Những thăng trầm, chuyển biến của xã hội loại người, những manh mún sơ khai dần đến hưng thịnh, rực rỡ  sau đó thì sụp đổ lụi tàn rồi lại nhen nhóm gây dựng … cứ như vậy con người tồn tại và phát triển, tiến hóa.  
    Qua quá trình quan sát, khám phá một cách sâu hơn, tư duy con người đã nhận thấy sự lồng chéo, đan xen của sự vật, hiện tượng, các quy luật bất biến của sự vật hiện tượng như việc có sinh và có tử, có phát triển sẽ có lụi tàn và đặc biệt họ đã nghiệm thấy những sự phát triển quá mức của sự vật, hiện tượng sẽ dẫn đến sự thay đổi …Và một học thuyết đã ra đời đó là thuyết ÂM DƯƠNG ( mô phỏng cho học thuyết âm dương là thái cực đồ ) .  
Trong đó, những khái niệm nguyên thủy mang tính bất biến của học thuyết thật cô đọng, thâm sâu và huyền diệu mà muôn đời sau loài người vẫn mải mê nghiên cứu nó, ứng dụng nó cho cuộc sống của mình trên rất nhiều lĩnh vực.



( Thái cực đồ ) 

Các quy luật cơ bản trong học thuyết ÂM DƯƠNG
1/ Âm Dương đối lập:
Âm dương là hai mặt đối lập nhưng trong một thể thống nhất của sự tồn tại của mọi sự vật hiện tượng.
Có ngày mới đến đêm, có sinh ra là có mất đi, có trên thì có dưới .....
2/ Âm Dương hỗ căn:
Âm Dương là hai phạm trù ẩn chứa trong mọi sự vật hiện tượng, nó nương tựa nhau giúp cho sự vận động không ngừng và tồn tại của các sự vật hiện tượng, khi Âm suy giảm thì Dương tăng, ngược lại khi Dương suy giảm thì Âm tăng. Trong âm có dương, trong dương có âm. Hai hình thể biểu trưng đan quyện tạo lên một hình tròn dầy biến hoá của Vũ trụ.
3/ Âm Dương tiêu trưởng:
Cái này dần được sinh ra và lớn lên thì cái kia dần thoái trào và thu hẹp lại rồi mất đi.
Hãy hình dung ở vị trí cao nhất ( trên nhất ) là Dương phát triển viên mãn ( Dương cực ) tương tự với vị trí thấp nhất ứng với thái cực Âm cực đại, ở điểm này bắt đầu có sự hình thành của cực đối lập. Có câu : Dương cực sinh Âm - Âm cực sinh Dương
4/ Âm Dương Bình hành:
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều ẩn chứa hai mặt của Âm và Dương. Sự vận hoá đắp đổi không ngừng tạo lên vạn vật nơi Vũ trụ. Quá trình biến hoá trong mọi sự vật luôn tiến về thế cân bằng Âm Dương. Như hình tròn vô hướng luôn vận động không ngừng, nhưng Nội trong nó là hai Thái cực Âm Dương luôn cân bằng: có tiêu thì có trưởng, có Dương cực sinh Âm thì cũng có Âm cực sinh Dương, có trên thì cũng có dưới, có trái thời có phải ...

....................................................................................