18 tháng 11 2015

Thanh lọc gan bằng trà gạo lứt rang

Theo các chuyên gia, uống nước gạo lứt rang (trà gạo lứt) rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt rất hiệu quả trong việc thanh lọc gan.

Gạo lứt là gạo gì?

Gạo lứt, còn gọi là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên tố vi lượng.

Thành phần của gạo lứt gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6, các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic, các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.

Trường hợp gạo trắng qua quá trình xay, giã, 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ bị mất đi.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, một lon gạo lứt khi nấu thành cơm chứa 84mg magie, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19mg.

Lớp cám của gạo lứt cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch và rất tốt cho để thanh lọc gan...

Tác dụng thanh lọc gan cực tốt của nước gạo lứt rang

Trong gạo lứt chứa một hàm lượng chất dinh dưỡng cao và người mắc bệnh gan hay người bình thường sử dụng gạo lứt đều rất tốt cho cơ thể.

Lấy kinh nghiệm từ một bệnh nhân bị chai gan nặng nhưng đã được “tái sinh” thần kỳ nhờ uống nước gạo lứt rang, BS. Reneé Welhouse (Mỹ) đã áp dụng thử nghiệm cho những bệnh nhân khác với loại nước uống này.

Sau đó, bác sĩ đã thực hiện cuộc phân tích máu của một số người, kết quả thật bất ngờ: những người thanh lọc gan bằng nước gạo lứt có máu rất sạch, hồng huyết cầu rất tròn và huyết thanh rất trong.

Trong khi ở nơi những người khác, hồng huyết cầu một là méo mó, hai là đầy rẫy những độc tố và ký sinh trùng (Para-sites).

BS. Reneé Welhouse đã hướng dẫn các bệnh nhân cách sử dụng loại nước uống thần kỳ như sau:

Cách rang: Bạn có thể rang gạo lứt bằng bất cứ cách nào: dùng chảo, hoặc máy rang bắp (dùng máy thì chỉ 5 phút là được, nhưng chỉ áp dụng cho gạo lức tròn.

Nếu gạo lứt dài thì phải rang bằng chảo). Bạn muốn rang cho gạo có màu vàng đậm, hay màu nâu, nâu xậm tùy ý, nhưng đừng rang cháy.

Cách nấu: Phương pháp nấu tiện và sạch nhất là dùng nồi và để lửa nhỏ.

- Bạn có thể nấu từ sáng tới tối hoặc nấu qua đêm. Nếu bạn nấu nồi trên bếp thì nước không trong, nhìn đục như nước cơm vậy: Không đẹp mắt.

TIN TÀI TRỢ

- Một nồi nước (tương đương với 1 phích nước) bạn có thể cho 3-5 muỗng gạo lứt rang (tùy người thích uống đậm hay không), đun khoảng 15 phút cho gạo nở hết ra là có thể uống được.

Cách uống: Nên uống thay thói quen uống nước trà. Uống khi khát, uống bất cứ lúc nào. Nếu muốn uống nóng thì đổ vô bình thủy giữ nhiệt, rồi uống dần ngày đêm.

Tác dụng cho sức khỏe

- Không chỉ thanh lọc gan. Trà gạo lứt còn giúp cho bạn có nước da hồng hào sáng, đẹp, nhờ làm cho máu sạch, không chứa độc tố.

- Bớt hoặc không còn nhức mỏi mỗi khi trời lạnh. Cộng với chế độ ăn uống tốt thì giảm mập nhanh. Chữa dứt chứng táo bón kinh niên. Miệng, mồ hôi không còn mùi hôi thối. Trị nhức vai, mỏi xương sống.

- Uống trường kỳ, uống theo thói quen của người uống trà sẽ hết được bệnh “gao” (gout), chứng phong thấp của người già, một thứ bệnh khó chữa.

Cơ thể tăng sinh lực, không còn thấy uể oải hay mỏi mệt. Người lớn tuổi không còn bị đi tiểu đêm nhiều lần...

Chú ý: Lúc khởi sự uống nước gạo lứt, sau 3, 4 tuần, có một số người bình thường ít ăn rau, hoặc những người nhiều dương tính do thói quen ăn uống trước kia có thể sẽ cảm thấy nóng trong người, đôi khi có người còn bị lở miệng, nhưng đừng lo lắng, cứ việc uống tiếp tục vài ngày sẽ hết.

Sau đó cơ thể tự điều hòa trở lại bình thường.

BS. Reneé Welhouse cho biết, trước đây có một bệnh nhân ban đầu người này bị sạn mật quá nhiều, nên phải mổ để loại bỏ túi mật.

Nhưng rồi sau lại phát giác ra tình trạng gan của người ấy cũng có sạn nhiều, nên bệnh nhân lại được gởi đi gắp lấy sạn, tuy nhiên da mặt và mắt của bệnh nhân cứ ngày càng vàng ra, sức khỏe ngày một giảm sút, mệt mỏi và uể oải trong mọi sinh hoạt.

Cuối cùng bệnh viện cho hay, bệnh nhân đang ở trong tình trạng chai gan nặng, uống thuốc chỉ là cầm chừng chứ không thể chữa.

Nếu chịu giải phẫu để cắt gan thì có hy vọng kéo dài thời gian sống hơn, nhưng không bảo đảm sẽ khỏi hẳn. Do đó bệnh nhận từ chối giải phẫu.

Bẵng đi 3 năm sau, người này trở lại, bác sĩ Reneé nhận thấy da mặt ông ta hồng hào trở lại, không còn tình trạng vàng vọt như xưa. Bác sĩ cho khám lại thì gan đã được tái tạo một cách đáng ngạc nhiên.

Khi hỏi chuyện thì người đó cho hay: Do may mắn đọc được trang báo nói về tác dụng của việc uống nước gạo lức rang có thể lọc gan một cách hữu hiệu.

Ông này liền bỏ việc uống thuốc và ăn uống theo chế độ chay tịnh, rau trái nhiều hơn là thịt cá, uống nước gạo lức rang thay cho trà, cà phê, nước ngọt …

Sau vài tháng người này thấy có hiệu quả dần dần, tình trạng uể oải, mệt mỏi, biến mất lúc nào không hay.

Theo Sức khỏe & Gia đình

09 tháng 11 2015

CÁCH TRỊ NHIỆT MIỆNG HIỆU QUẢ

Phạm Thu Hà - Thanh Lan
Mình xin kể câu chuyện của bản thân để các bạn tham khảo về cách chữa nhiệt miệng cực kỳ đơn giản và hiệu quả!
Lão chồng nhìn mình rất khoái chí vì lúc nào lão cũng nói mình là tham ăn, điên hết cả người! Không hiểu sao mình có ăn uống gì nhiều kia chứ mấy hôm đi Vũng Tầu mình chỉ ăn đồ biển và các loại thịt thú rừng và uống rượu, vì bên đối tác chiêu đãi nhiều quá mà từ chối thì ngại! Trong này họ ăn cay thật, không thích cũng phải cố nếu không họ lại bảo mình không biết ăn chơi. Há mồm ra trước gương, tội cho cái miệng lở toe, lở toét, chưa kể một đống mụn nước đang chuẩn bị vỡ lở ra tiếp. Thôi quyết định chiều nay nhịn một bữa. Đúng 4h chiều tay giám đốc trẻ và rất đẹp trai giọng ngọt ngào đon đả: Chị Hai ! chiều nay tụi em chiêu đãi toàn những hải sản quý hiếm chị chuẩn bị tinh thần nghe. Mình nói: “anh nhìn tôi mồm miệng này ăn sao được”. Gã nhìn tôi rồi nói “chuyện  nhỏ chị để em lo”. Lát sau gã đi vào với 2 quả cà dái dê mầu tím loại dài dài. Gã cười rất bí hiểm: “Chị Hai chờ chút xíu nghen”. Lát sau gã bưng cho tôi một bát nước còn nóng và bắt tôi uống ngay, uống hết. Tôi ngoan ngoãn uống hết mà không thắc mắc gì. Đến 6h chiều gã quay lại đón vợ chồng tôi, gã nói: “chị xem đã hết đau nhức chưa? Tự nhiên lúc này tôi mới để ý bệnh nhiệt miệng của tôi đã giảm tới 70 – 80%.
Từ đấy mấy mẹ con tôi mỗi khi bị lở mồm, nhiệt miệng tôi lại lấy 2 trái cà dái dê cắt lát mỏng luộc chừng 10 phút lấy một tô nước uống vào buổi chiều là lại vô tư ăn uống. Không muốn một mình bị mang tiếng là béo tròn, béo trục, có lần bà bác tôi hơn 70 tuổi, ở quê lên than phiền bị lở mồm đến mức đã thành chai, nấm trong mồm đã 3 năm nay. Đi khắp các viện, các thầy lang mà không khỏi. Ăn rất khó khăn, uống nóng, cay, mặn một tý cũng đau đớn. Tôi dặn bác phải làm 6 quả chia 3 lần như vậy vào buổi chiều và mỗi khi lên giường đi ngủ ngậm một thìa mật ong để khi ngủ, mơ thấy những điều ngọt ngào. Chả hiểu Bác làm thế nào mà chưa đầy 10 ngày sau đã gọi điện lên hẹn tôi; hôm nào lên, bác cháu mình đi đánh chén một bữa trả thù đời nhé.
Một người am hiểu về thảo dược khi biết câu chuyện này giải thích thêm: nước luộc cà tím dài, công dụng chữa nhiễm siêu vi đường miệng, mật ong có tác dụng thông kinh hoạt lạc và trị nấm rất tốt. Tôi chả biết có đúng không nhưng cứ chép ra đây hầu các bạn.

04 tháng 11 2015

Chữa bệnh thận bằng cây thuốc Nam



Lương y Đinh Công Bảy (Tổng thư kí Hội dược liệu TP. HCM) cho biết 4 loại cây thuốc Nam gồm cây nổ, cây quýt gai, cây muối và cây mực là bài thuốc chữa bệnh thận rất tốt.
Theo lương y Đinh Công Bảy, đối với những căn bệnh giai đoạn cuối, giới Đông y đều quan điểm chủ yếu là phước chủ, may thầy (nghĩa là phải có cơ duyên hoặc dùng đúng thuốc đúng bệnh do ông cha để lại).
Vào năm 1996, bé Trần Thị Thanh Tuyền (3 tuổi) là con gái út của gia đình chị Đoàn Thị Dung (47 tuổi, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đang mạnh khỏe bỗng nhiên suy yếu nhanh chóng.
Chị Dung kể lại rằng: “Toàn thân nó sưng phù lên, bụng trương ra ngày một to. Phát bệnh vài tháng thì cháu nằm liệt giường, không đi lại được. Vợ chồng tôi đã tìm đủ mọi phương thuốc về cho con uống nhưng bệnh tình cháu không thuyên giảm. Mãi sau đó, gia đình đưa cháu vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định khám mới biết chính xác bệnh”.
Theo đó, Tuyền được các bác sĩ kết luận bị hư thận thời kỳ cuối và đã vô phương cứu chữa. Khi đưa về nhà ít hôm, bé Tuyền luôn trong tình trạng kiệt sức, chỉ có thể nằm thoi thóp trên giường.
Trong thời điểm vô cùng tuyệt vọng, chị Dung lại may mắn tìm thấy cuốn sách “Chữa bệnh cho con khi xa thầy thuốc” của bố chồng là ông Trần Liệu từng có nhiều năm nghiên cứu và làm nghề thuốc để lại.
Dựa vào trí nhớ, chị Dung chia sẻ: “Trước khi uống thuốc, Tuyền không tiểu tiện được, hệ thống bài tiết không hoạt động. Do bị ứ nước, cháu lúc nào cũng ê ẩm và chỉ nằm bất động một chỗ. Nhưng một ngày sau khi uống thuốc, tôi thấy cháu cử động, nhắm mở mắt bình thường trở lại. Vợ chồng tôi cho cháu uống thuốc được nửa tháng thì cháu dần khỏe, đi lại được. Tôi cho cháu uống thuốc tới 3 tháng sau mới thôi”.
Bài thuốc chữa thận “thần kỳ” từ cây muối, cây quýt gai, cây mực và cây nổ
+ Dựa theo quyển sách thuốc, chị Dung tìm đủ 4 loại cây thuốc Nam là cây muối, cây quýt gai, cây mực và cây nổ.
+ Tiếp theo, chị bẻ lấy cả cành và lá của các loại cây trên.
+ Rồi chị lấy mỗi cây một ít rồi đem sao và sấy khô.
+ Cuối cùng, chị cho tất cả vào ấm đất, sắc từ 6 chén nước xuống còn 1 chén cho con uống mỗi ngày.

Hình ảnh 4 loại cây thuốc Nam đã được sấy khô.
Sau khi liên tục trong vòng 6 tháng, chị Dung đưa con gái đi khám lại và các bác sĩ đã cực kì ngạc nhiên về sự hồi phục kỳ diệu của Tuyền.
Hiện tại, bé Tuyền ngày xưa đã tròn 22 tuổi, vô cùng khỏe mạnh và đang là sinh viên năm cuối ngành Kế toán tại một trường Cao đẳng.
Thông tin cần biết về 4 loại cây thuốc quý chữa được các căn bệnh thận như thận khô, thận nhiễm mỡ, thận hư hoặc suy thận
Công dụng của cây muối: có vị mặn và mùi thơm, loại cây này giúp điều hòa khí.
Cây muối.
Công dụng của cây quýt gai: với vị cay và tính ấm, cây này thường được dùng chữa trị những căn bệnh như phong thấp, cảm ho, sốt, đau bụng, sâu răng, kiết lị, nhức đầu, sưng tấy, ứ huyết, gãy xương, hư thận, rắn cắn.

Cây quýt gai.
Công dụng của cây mực: có vị ngọt, chua và tính mát, thường dùng để chữa các bệnh như khí âm hư, sốt cao, xuất huyết và dùng để bồi bổ thận.
Cây mực.
Công dụng của cây nổ: theo sách thuốc thì cây này dùng để chữa sốt, các bệnh về thận và sỏi bàng quang.
Cây nổ.
Ưu điểm chung của các loại thuốc Nam được chế biến từ cỏ cây là thường không gây dị ứng và giá thành lại không quá cao nên phù hợp với tất cả mọi người.
Tuy nhiên, Khoef.com khuyến cáo bạn không nên sử dụng tùy tiện bất kỳ bài thuốc dân gian nào mà chưa được sự tư vấn kỹ lưỡng từ các lương y.
Sưu tầm tại: Khoef.com 

23 tháng 10 2015

Công thức cách đây 2000 năm từ tỏi và chanh

Đây là công thức dân gian lâu đời của đất nước Tây Tạng giúp ngăn ngừa chứng đau tim, làm sáng mắt, cải thiện hệ thống tiêu hóa, thanh lọc cơ thể và phòng chống ung thư rất hiệu quả.
Bạn sẽ rất ngạc nhiên vì nguyên liệu để làm thành công thức này chỉ bao gồm 2 thành phần duy nhất là tỏi và chanh.
Nguyên liệu
- 300gr tỏi.
- 1kg chanh.
- 1.5 lít nước sạch.
Tỏi và chanh, nguyên liệu của công thức 2000 năm này.
Thực hiện
Bước 1: Tỏi lột vỏ, rửa sạch băm nhuyễn. Chanh rửa sạch,  bào lấy vỏ băm nhuyễn và vắt lấy nước để riêng.
Bước 2: Đổ 1.5 lít nước vào nồi, bắc lên bếp nấu sôi. Sau đó, giảm lửa và cho tỏi và chanh đã băm nhuyễn (nếu bao tử của bạn không gặp vấn đề gì có thể thêm một nước cốt chanh) đã chuẩn bị sẵn trước đó.
Bước 3: Đun sôi trong vòng 15 phút rồi tắc bếp để hỗn hợp nguội hoàn toàn.
Bước 4: Cuối cùng, cho toàn bộ hỗn hợp vào trong chai thủy tinh, đậy kín nắp là có thể sử dụng được.
Cách uống
Cách sử dụng rất đơn giản. Mỗi ngày, hãy uống 50ml hỗn hợp nước uống này trước khi ăn sáng 30 phút.
Uống liên tục trong vòng 25 ngày, nghỉ 10 ngày rồi tiếp tục thực hiện thêm 1 liệu trình.
Mỗi ngày 50ml trước bữa ăn sáng giúp khống chế mọi khối u.
Lưu ý
Tuân thủ nguyên tắc liệu trình và dừng 10 ngày sau khi áp dụng.
Người khỏe mạnh bình thường, cũng có thể áp dụng công thức trên với liệu trình 1 hoặc 2 lần 1 năm, lặp lại trong khoảng thời gian 6 tháng.
Trà tây tạng kéo dài tuổi thọ
Ngoài ra, người trung niên cao tuổi muốn sống lâu, hãy thực hiện theo công thức dưới đây. Vừa kéo dài tuổi thọ vừa loại bỏ căng thẳng rất hiệu quả.
Nguyên liệu
- 5gr gừng bằm nhuyễn.
- 2 muỗng canh nước cốt chanh.
- 2 muỗng canh mật ong.
- 1 nhúm hồi, hồi có thể mua tại các nhà thuốc Đông y trên toàn quốc.
- 2 lít nước.
Thực hiện
Đun sôi 2 lít nước, đừng vội tắt bếp, hãy để nước sôi thêm 5 phút rồi cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị trước đó vào trong, quậy đều.
Hỗn hợp thu được, uống thay nước hằng ngày rất tốt, hoàn toàn không tác dụng phụ, không ảnh hưởng tới dạ dày.
Vì sức khỏe, hãy thực hiện ngay hôm nay.
Vạn Phúc (Theo Healthy Food Vison)

20 tháng 10 2015

Chữ KHÍ ( Hán ngữ ) hiểu theo đông y





.

  TMH Mạo muội quý vị tôi xin có chút phân tích về chữ KHÍTheo tôi thì khí ở đây  có hai loại đó là khí hậu thiên và khí tiên thiên.Cái khí hậu thiên này do các loại ngũ cốc tạo ra vậy nên có chữ MỄ ( hoặc các loại có lực, nhận thấy ) và được bao hàm trong chữ BAO ( tập hợp ). Khí tiên thiên là cái khí thống soái của sự sống, khởi nguyên cho sự sống và nó vi diệu, khó mà nắm bắt được như khí hậu thiên, nó được biểu trưng bằng chữ NGUYÊN đặt ở trên cùng trong chữ khí, có thể hiểu là nguyên khí. Cái mà chúng ta thường rất khó hình dung và khó định nghĩa nổi là cái nguyên khí này. 
( Trích đoạn tranh luận trên FB của TMH và mượn hình của bác Lý Thành Trung )

TMH: Ý đến là khí đến có thể hiểu như khi chúng ta tập trung ý nghĩ tới một nơi nào đó trên cơ thể thì cái KHÍ trong cơ thể chúng ta sẽ được huy động đến đó. Cái khí này có thể hình dung như là một hệ thống miễn dịch của cơ thể hay một năng lượng của cơ thể sống có khả năng hoá giải bệnh tật. Cái Tâm của chúng ta luôn lôi kéo cái ý của chúng ta theo bao thứ trong cuộc sống nên khi một số vị trí cơ thể bị đau do bệnh tật mà chúng ta ko nhận ra khiến cơ thể ko huy động khả năng tự chữa bệnh vậy nen bệnh càng nặng thêm đến lúc cảm thấy đau thực sự mới biết bị bệnh. Khi châm cứu hoặc chôn chỉ, bấm huyệt là chúng ta tác động vào bệnh nhân tạo đau ở vị trí liên quan đến bệnh khiến ý của họ tập trung đến vị trí đau bệnh, như vậy cái KHÍ của bản thân bệnh nhân sẽ được huy động đến để hoá giải bệnh tật vậy. Còn một cách khác để tập trung cái Ý của chúng ta cho Khí đến hoá giải bệnh tật, đó là thiền TỨ NIỆM XỨ
TP: Anh Ho Tran Minh cho em hỏi khí nó đi theo đường cố định 1 cách tự nhiên hay theo ý dẫn. Em thấy vòng nhâm đốc tiểu chu thiên có 2 cách dẫn xuôi và ngược. Xuôi có tác dụng gì và ngược tác dụng gì. Nếu đường tự nhiên cố định của nó là xuôi mà mình dẫn ngược thì khí sẽ theo ý mình hay theo đường tự nhiên.
TMH: Những điều này thú thực với Thanh Ph là sự kiểm nghiệm của bản thân chưa đạt để nói ra vậy, nhưng ở đây mình nói cái khí cũng không hẳn là những loại khí chạy trong các kinh mạch như chúng ta được nghiên cứu, được biết. Khi ý tập trung theo thiền TỨ NIỆM XỨ thì nó hoá giải bệnh tật theo thuyết nhân quả, điều này có lẽ vượt qua những thuyết phương đông mà chúng ta đã biết như âm dương, tạng tượng, ngũ hành, kinh mạch, dịch học ...
TP: Đông y nói khí dẫn huyết. Huyết thì đi theo đường hữu hình của hệ tuần hoàn. Khí thì đi theo 12 đường kinh. 2 đường này khác nhau hoàn toàn. Vậy khí dẫn huyết thế nào vậy chú Lý Thành Trung, anh Ho Tran Minh
TMH: Sao lại nói khí đi theo 12 đường kinh mà huyết đi theo hệ tuần hoàn vậy. Theo ngu ý của mình thì những thứ khí bạn nói ra thuộc khí hậu thiên, mà hiểu nôm na là khi máu đến phổi thì nó nhận khí ( o2), nhả co2, và chuyển khí đến các nơi trên cơ thể, vậy là khí lẫn với huyết trong hệ tuần hoàn. Và bộ máy vận hành hệ tuần hoàn này là quả tim đập đẩy và hút ( ngày xưa các cụ chưa để ý đến ). Còn sự vận hành của dịch ( bạch huyết, bạch cầu, hệ miễn dịch, ,... ) cũng có thể gọi là khí hậu thiên ( có cả một phần khí của ngũ cốc đây ) ... vận hành theo thẩm thấu, chênh lệch áp suất, chênh về điện cực, cơ chế tế bào thần kinh, hệ bạch huyết ... Vân vân vân....cái này thế giới còn đang nghiên cứu chưa hết mà. Còn cái khí các cụ nói là vệ khí, vinh khí thì nó trừu tượng và chúng ta không thể hiểu nôm na như một dạng vật chất thông thường được. Ví dụ như nó phải có đường để đi, phải có cái gì tác động, ...
TP:  Vâng cám ơn anh, có nhiều loại khí quá nên làm người học hay bị lẫn. Phải gặp minh sư giải thích kỹ mới hiểu được. Ví dụ nói đàn ông bàn tay trái điện dương tay phải điện âm thì 2 tay phải hút nhau nhưng thỉnh thoảng em lại thấy nó hút thỉnh thoảng lại thấy nó đẩy nhau mới lạ.
LTT:  bạn Thanh Ph à nếu hai tay của anh đẩy nhau là vì anh đang yêu ai rồi đó !vang tay ra để ôm người ấy vào lòng !điều này cũng đủ chứng minh răng điện của trái tim manh hơn điện của hai bàn tay !!
CPL: tóm lại một câu thôi bác ơi. khí to đến không có bên ngoài, nhỏ không có bên trong. em trích lại lời của các bậc tiền nhân thôi nhé.
 TMH: Chịu, ko hiểu ...
LTT:  bạn TP có câu hỏi mà Trung thấy rất hay và rất thú vị ;" Đông y nói khí dẫn huyết. Huyết thì đi theo đường hữu hình của hệ tuần hoàn. Khí thì đi theo 12 đường kinh. 2 đường này khác nhau hoàn toàn. Vậy khí dẫn huyết thế nào?"Trung chờ các cao nhân giải tỏa thắc mắc này !giả tỏa được thì mới gọi là hiểu sâu về kinh mạch chứ không phải là hiểu mơ hồ theo các sách xưa ! tuy rằng các sách xưa có nói sơ qua nhưng không giải thích được một cách tỷ mỷ!muốn giả thích được câu hỏi này chắc phải đăng thêm một bài khác !
TP: Dạ vâng cụ thể là vì trước đây cháu gặp 1 người đau ở vị trí gần huyệt xích trạch nên trong đầu tự đặt ra mấy khả năng: Kinh phế tắc khí tại huyệt xích trạch, hay huyết tắc ở vị trí đau đấy, điểm tắc của khí có luôn trùng với điểm tắc của huyết hay có thể không trùng vì kinh khí và huyết đi theo 2 đường khác nhau, nếu không trùng thì điểm đau gần huyệt xích trạch biết đâu không phải khí kinh phế tắc mà kinh đại trường tắc. Hồi đó chưa biết chú Lý Thành Trung để hỏi nên cứ làm lần lượt các khả năng hết thông khí rồi thông huyết mãi bệnh mới bớt hahaha.
LTT:  bạn làm thấy bớt là vì bạn làm đúng!nhưng cái đúng này chưa chắc đúng với cái lý thuyết của đông y !nhưng cái đúng này là đúng với sự cảm nhận của bạn !vì thế Trung rất tôn trọng lý thuyết của đông y cổ truyền nhưng Trung nghỉ rằng cũng còn nhiều chổ thiếu sót vì thế khi chúng ta hành nghề thì phải xem và nghe người bệnh như một người thầy chứ không thể ỷ mình mà theo sách khăng khăng áp dụng bất kể sự cảm nhận của bệnh nhân!
LTT: người xưa đã vạch ra cho chúng ta 12 đường kinh mạch thì mười hai đường kinh này sẽ được làm nền tảng để dựa vào đó để lý luận hay lập phát đồ trị liệu !cũng giống như con số 0 trong toán học không có nó thì không thế làm toán được !nhưng trên thực tế thì trong khấp cả cơ thế con người đâu lại không có khí và huyết?đâu có khí thì đó phải có huyết !như vậy chúng ta cũng phải hiểu rằng tuy có các mạch máu hữu hình rõ ràng nhưng trong các mạch cũng có khí và huyết luôn! cái này cũng như lý luận dương trong âm hay âm trong dương vậy đó!