30 tháng 6 2015

Sơ cứu khi bị rắn độc cắn

Sơ cứu khi rắn độc cắn là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng, mỗi người phải tự trang bị kiến thức cho bản thân phòng khi cần thiết.
Xem thêm

Những sai lầm chết người khi sơ cứu nạn nhân bị rắn cắn

Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc gây hoại tử cơ thể.

Trước tiên, chúng ta cần phân biệt vết cắn của rắn có độc và không độc.
- Với rắn không độc, vết cắn là những chấm nhỏ có hình vòng cung và đặc biệt không có dấu răng nanh lớn. Vết cắn của rắn độc có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại 1, 2 hay thậm chí 4 dấu răng do chúng có hai răng nanh độc ở hàm trên.
Có thể hình dung vết cắn của hai loại rắn theo hình vẽ minh họa dưới đây:

Phía trên là vết cắn của rắn độc với hai dấu răng độc lớn, phía dưới là rắn lành với vết cắn hình vòng cung.
Hình ảnh người thật khi bị rắn độc cắn, máu rỉ ra từ hai chỗ bị răng độc găm vào rất rõ:
Bên cạnh đó, cần quan sát phản ứng của nạn nhân. Nếu bị rắn độc cắn, nạn nhân sẽ trào đờm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu... Khi đó, cần thực hiện sơ cứu càng nhanh càng tốt, tuyệt đối không để chậm trễ vì nạn nhân có thể tử vong trong khoảng 90 phút. Dưới đây là các bước cần thực hiện:
- Để nạn nhân nằm yên và trấn an họ; cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc độc đến tim nhanh hơn.
- Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu.
Đối với nhóm rắn hổ, bạn cần:
- Bước 1: Buộc garô bằng bất kỳ loại dây nào có thể tìm thấy: dây chuối, dây quai nón... Chú ý phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi buộc, tránh gây hoại tử. Có thể kiểm tra độ chặt sau khi buộc bằng cách luồn một ngón tay vào giữa các nếp băng.

Xem thêm

Các bước sơ cứu tai nạn giao thông

Có một tỷ lệ không nhỏ nạn nhân bị tai nạn giao thông tử vong do không được sơ cứu đúng cách và không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời.

- Bước 2: Rửa thật sạch vết rắn cắn bằng nước muối sinh lý để tẩy nọc, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iôt 2%...
- Bước 3: Rạch rộng vết cắn theo hình chữ thập (+). Trước khi rạch phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt thần kinh, mạch máu và dây chằng. Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. 
- Bước 4: Hút máu tại chỗ rắn cắn.
- Bước 5: Dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất có điều kiện cấp cứu hồi sức. 
Đối với nhóm rắn lục, bạn cần: 
Giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, hoại tử bằng cách băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Không nên buộc garô, rạch rộng, hút máu như phương pháp dành cho rắn hổ.
Trong nhóm rắn lục, cần lưu ý nhất là rắn lục đuôi đỏ - loài rắn cực độc sống chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, tất nhiên bao gồm cả Việt Nam.
May mắn hơn nạn nhân bị rắn hổ cắn, vết cắn do rắn lục có nguy cơ gây tử vong chậm hơn. Tuy nhiên, cũng cần cấp bách đưa người bị nạn đến nơi có điều kiện cấp cứu hồi sức và có kháng huyết thanh đặc biệt. 
Nếu bắt được con rắn “thủ phạm”, bạn hãy mang nó đến chỗ bác sĩ cùng với bệnh nhân để có thể nhanh chóng xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp. Luôn ghi nhớ phương pháp sơ cứu để bảo vệ bản thân và mọi người khi cần thiết, bạn nhé!

04 tháng 6 2015

Đổ mồ hôi trộm và tự đổ mồ hôi



ĐỔ MỒ HÔI TRỘM
Đông y gọi là chứng đạo hãn
Âm chủ ở phía trong, đóng lại, thu vào. Dương chủ ở phía ngoài, mở ra, thoát ra. Khi ta nhắm mắt và ngủ thì phần âm cần phải huy động thực hiện tính đóng lại, thu vào của nó, bình thường thì khi đó phần âm thắng và kiềm chế được phần dương. Nhưng khi âm hư yếu không giữ vững phía trong, tính đóng lại yếu đi, đồng thời âm suy thì dương lấn lát và quấy rối nên gây nóng cơ thể, và thủy tức là mồ hôi ( thuộc âm ) bị cuốn ra theo hỏa ( thuộc dương ) gây ra đổ mồ hôi lúc ngủ. 
Gọi là đạo hãn ( thuộc chứng âm hư ). 



TỰ ĐỔ MỒ HÔI
Đông y gọi là chứng tự hãn
Dương chủ về phía ngoài, về nhiệt. Âm chủ về phía trong, về hàn ( lạnh ). Binh thường cơ thể luôn có sự cân bằng về âm dương, nhưng khi dương bị hư yếu âm sẽ lấn át ra phía ngoài gây ra chứng lạnh mặt da và tự đổ mồ hôi ( mồ hôi là chất dịch thuộc âm tự chảy ra ngoài da )
Gọi là tự hãn ( thuộc chứng dương hư ) 

Theo Cảnh nhạc toàn thư luận như sau:
Chỉ cần xem có hoả hay không có hoả là biết được. Bởi vì hoả thịnh mà ra mồ hôi, vì hoả hun đốt âm như thế biết là âm hư. Không có hoả mà ra mồ hôi, đó là biểu khí không bền, như thế thì biết là dương hư. 


31 tháng 5 2015

Bài ca thuốc bổ dưỡng chữ Hán




THUỐC BỔ DƯỠNG
Thuốc bổ âm
Thuốc bổ dương
Thuốc bổ khí
Thuốc bổ huyết
Lời thơ:
Sa sâm thiên thạch bạch mạch câu
Thỏ cẩu đỗ đoạn ba giới ích
Sâm truật kỳ thảo táo hoài sơn
Thục thược kê quy ô tang thầm
Diễn giải:
Sa sâm, thiên môn đông, thạch hộc, bạch thược, mạch môn, câu kỷ tử.
Thỏ ty tử, cẩu tích, đỗ trọng, tục đoạn, ba kích, cáp giới, ích chí nhân.
Đảng sâm, bạch truật, hoang kỳ, cam thảo, đại táo, hoài sơn.
Thục địa, bạch thược, huyết đằng, đương quy, hà thủ ô, tang thầm.


30 tháng 5 2015

Bài ca thuốc giải biểu


THUỐC GIẢI BIỂU
Phát tán phong nhiệt
Phát tán phong hàn
Phát tán phong thấp
LỜI THƠ
Nhiệt hà hoa tử tang nhĩ căn
Hàn ma sinh quế kinh bạch tía
Thấp phòng khương độc khoan thiên uy
Tang tang thổ mộc thương thương nữ
Lá lốt hy thiêm ngũ gia bì
DIỄN GIẢI
***Phát tán phong nhiệt: 
Bac , cúc hoa, mạn kinh tử, tang diệp, nhĩ hương thảo ( cây cối xay ), cát căn, thêm thăng ma, sài hồ
***Phát tán phong hàn:
Ma hoàng, sinh khương, quế chi, kinh giới, bạch chỉ, tía tô, thêm tế tân ( nay ít dùng vì có độc nhẹ )
***Phát tán phong thấp:
Phòng phong, khương hoạt, độc hoạt, khoan cân đằng ( dây đau xương ), thiên niên kiện, uy linh tiên
Tang chi, tang ký sinh, thổ phục linh, mộc qua, thương truật, thương nhĩ tử ( quả ké ), chinh nữ thảo ( cây xấu hổ )
Lá lốt, hy thiêm, ngũ gia bì.



29 tháng 5 2015

Tam âm


1/ Tên gọi chung của ba kinh âm ở chân:
Thái âm Tỳ
Thiếu âm Thận
Quyết âm Can
2/ Tên gọi riêng của kinh thái âm trong quá trình truyền bệnh thương hàn
Thái âm nông nhất gọi là tam âm
Thiếu âm sâu hơn gọi là nhị âm
Quyết âm sâu nhất gọi là nhất âm 

28 tháng 5 2015

Bát giao hội huyệt



1) Đại Cương

Huyệt Giao Hội là huyệt gặp nhau của các đường Kinh Chính hoặc của Kỳ Kinh Bát Mạch và có tác dụng điều trị trên các kinh đó.
12 kinh Chính có 8 huyệt Giao Hội để thông Kinh khí của 8 Mạch khác.
Tất cả các huyệt Giao Hội đều nằm ở tay, chân.

2) Phân Loại

Theo các sách Kinh Điển, huyệt Giao Hội có thể được chia như sau:
Có 2 cách phân chia :
1- Đối với Kinh Chính: Chia làm 4 cặp ở chi trên và chi dưới, tức huyệt ở kinh chi trên nối (giao hội) với kinh ở chi dưới, gồm:
Chi TrênChi Dưới
Nội Quan (Tb.6)Công Tôn (Ty.4)
Hậu Khê (Ttr.3)Thân Mạch (Bq.62)
Liệt Khuyết (P.7)Chiếu Hải (Th.6)
Ngoại Quan (Ttu.5)Túc Lâm Khấp (Đ.41)
2- Đối với Kỳ Kinh Bát Mạch
- Theo các sách Kinh Điển thì:
Huyệt KinhMạch Giao Hội
Chiếu Hải (Th.6)Mạch Âm Kiều
Công Tôn (Ty.4)Mạch Xung
Hậu Khê (Ttr.3)Mạch Đốc
Liệt Khuyết (P.7)Mạch Nhâm
Ngoại Quan (Ttu.5)Mạch Dương Duy
Nội Quan (Tb.6)Mạch Âm Duy
Thân Mạch (Bq.62)Mạch Dương Kiều
Túc Lâm Khấp (Đ.41)Mạch Đới
Tác dụng của từng huyệt, xem ở ‘Nguyên Tắc sử dụng Huyệt’.
Để hiểu rõ hơn mối quan hệ và tác dụng của huyệt Giao Hội, thiên ‘Điều Kinh Luận’ sách Tố Vấn đã ghi:
“ ...Huyết dồn lên trên, khí dồn xuống dưới sẽ thành chứng Tâm phiền, uất, hay tức giận. Huyết dồn xuống dưới, khí dồn lên trên thì tinh thần sẽ rối loạn, hay quên...” (TVấn 62, 43).
Hoàng Đế hỏi: “Huyết dồn vào Âm, khí dồn vào dương thì gây bệnh như trên. Còn nếu huyết khí không liên kết với nhau thì thế nào là thực, thế nào là hư ? - Kỳ Bá đáp: Huyết và khí đều thích ấm mà ghét lạnh. Hàn thì ngưng trệ không thông, ôn thì tiêu tan mà lưu thông. Vì vậy, nếu khí dồn vào sẽ thành chứng huyết hư, nếu huyết dồn vào sẽ thành chứng khí hư “ (TVấn 62, 44).
Hoàng Đế hỏi: Ở trong con người chỉ có khí và huyết, nay Phu Tử nói rằng Huyết dồn là hư, khí dồn là hư... Vậy thì không có thực saỏ - Kỳ Bá đáp:.... Lạc với Tôn lạc đều chuyển vào kinh, huyết và khí dồn vào thì là thực, nếu huyết và khí cùng dồn cả lên trên (đầu) sẽ sinh ra chứng đại quyết, sẽ chết bất thình lình. Nếu khí phục hồi thì sống, không phục hồi thì chết” (TVấn 62, 45).
Hoàng Đế hỏi: “Thực do đường nàỏ Hư do đường nàỏ - Kỳ Bá đáp: Âm với Dương đều có (huyệt) Du hội (Lạc). Dương rót vào âm, âm tràn ra ngoài (đẻ quân bình). Âm Dương điều hòa để nuôi cơ thể, chín hậu như một, sẽ là cơ thể bình thường” (TVấn 62, 46).
Tuy nhiên nếu hiểu rộng ra theo nghĩa Giao Hội là nơi gặp nhau của các đường Kinh Chính hoặc của Kỳ Kinh Bát Mạch thì Huyệt Giao Hội có thể là:
+ Huyệt Du (huyệt thứ 3 của nhóm Ngũ Du huyệt).
+ Huyệt Lạc (Lạc dọc).
+ Những huyệt tách ra từ các Lạc mạch của Kỳ Kinh.
+ Các tác giả Âu Châu gọi là huyệt Khóa (Points Clés).
BIỂU ĐỒ TÓM TẮT HUYỆT HỘI CỦA 12 ĐƯỜNG KINH MẠCH
14 ĐườngKinh Mạch Khác Hợp Với NóNó Hợp Với Kinh Mạch Khác
Kinh MạchKinh MạchHuyệtKinh MạchHuyệt
PhếTỳTrung Phủ
Đại Trường.Tiểu Trường
. Bàng Quang
. Vị
. Dương Duy
. Dương Kiều
.Tý Nhu
. Tý Nhu
. Nghênh Hương
. Tý Nhu
. Kiên Ngung + Cự Cốt
. Vị
.Vị, Dương Kiều
. Tiểu Trường
. Tam Tiêu, Đởm
. Đốc, Vị
. Đởm, Vị, Dương Duy
. Nhâm, Đốc, Vi, 6 kinh Dương
. Thượng Cự Hư
. Địa Thương
. Bỉnh Phong
. Bỉnh Phong
. Bá Hội + Nhân Trung
Dương Bạch + Thừa Tương
. Đại Chùy
Vị. Đại Trường
. Đởm
. Tiểu Trường
. Dương Duy + Đởm
. Dương Kiều
. Dương Kiều + Đại trường.
. Dương Kiều + Nhâm
.Thượng Cự Hư
. Nhân Nghênh
. Hạ Cự Hư
. Đầu Duy
. Cự Liêu
. Địa Thương
. Thừa Khấp
. Đại Trường
. Bàng Quang + Tiểu Trường + Âm Kiều, Dương Kiều.
. Đởm
. Đởm+ Tam Tiêu
. Đởm + Dương Duy.
. Đởm + Dương Duy + Tam Tiêu
. Đốc + Đại Trường.
. Đốc + Nhâm.
. Đốc + 6 Kinh Dương .
. Nhâm + Đại Trường + Đốc.
. Nhâm + Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Nhâm + Tiểu Trường.
. Nghênh Hương
. Tình Minh
. Huyền Ly
. Hàm Yến + Huyền Lư.
. Dương Bạch.
. Kiên Tỉnh.
. Nhân Trung.
. Ngân Giao.
. Bá Hội + Đại Chùy.
. Thừa Tương.
Trung Quản.
. Thượng Quản.
Tỳ. Can
. Can + Thận.
. Can + Âm Duy.
. Âm Duy.
.Xung Môn.
. Tam Âm Giao.
. Phủ Xá.
. Đại Hoành + Phúc Ai.
. Đởm.
. Phế.
. Can + Âm Duy.
. Nhâm.
.Nhâm + Can + Thận.
. Nhâm + Tam Tiêu + Thận + Tiểu Trường.
. Nhật Nguyệt.
. Trung Phủ.
. Kỳ Môn.
. Hạ Quản.
. Quan Nguyên.

. Đản Trung.
TâmKhông có giao hội với các kinh mạch khác .
Tiểu Truờng. Đại Trường + Đởm + Tam Tiêu.
. Tam Tiêu.
. Tam Tiêu + Đởm.
Dương Duy + Dương Kiều
. Bỉnh Phong.
. Quyền Liêu.
. Thính Cung.
. Nhu Du.
. Bàng Quang.
. Bàng Quang + Đởm + Tam Tiêu.
. Bàng Quang + Dương Kiều + Âm Kiều.
. Đại trường + Bàng Quang + Dương Duy.
. Đởm + Tam Tiêu.
. Tam Tiêu + Đởm.
. Vị
. Đốc + 6 kinh dương.
. Nhâm + Tam Tiêu + Thận + Tỳ.
. Nhâm + Vị.
. Nhâm + Vị + Tam Tiêu.
. Phụ Phân
. Đại Trử.
. Tình Minh.
. Tý Nhu
. Đồng Tử Liêu.
. Hòa Liêu + Giác Tôn.
. Hạ Cự Hư.
. Đại Chùy + Bá Hội.
. Đản Trung.
. Thượng Quản.
. Đản Trung.
Bàng Quang. Đởm.
. Đởm + Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Tiểu Trường. . Đốc.
. Dương Duy.
. Dương Kiẻu.
. Trung Liêu.
. Đại Trử.
. Phụ Phân.
. Phong Môn.
. Kim Môn.
. Bộc Tham + Phụ Dương + Thân Mạch.
. Đại Trường + Tiểu Trường + Dương Duy.
. Đởm.
. Đởm + Tam Tiêu.
. Đởm + Dương Duy.
.Đốc.
. Đốc + Dương Duy.
. Đốc + 6 kinh Dương.
. Tý Nhu.
 Khúc Cốt + Suất Cốc + Thiên Xung + Phù Bạch + Hoàn Cốt + Trấp Cân + Hoàn Khiêu.
. Khiếu Âm.
. Lâm Khấp.
. Đại Chùy + Thần Đình.
. Phong Phủ.
. Bá Hội + Đại Chùy.
Thận. Âm Duy.
. Âm Kiều.
. Xung.
. Trúc Tân.
. Giao Tín.
. Âm Đô, Đại Hách, Hoang Du, Hoành Cốt, Khí Huyệt, Thạch Quan, Thông Cốc, Thương Khúc, Trung Chú, Tứ Mãn, U Môn.
. Can + Tỳ.
. Đốc + Đởm.
. Nhâm + Can + Tỳ.
. Nhâm + Tam Tiêu + Thận + Tiểu Trường + Tỳ.
. Nhâm + Xung.
. Tam Âm Giao.
. Trường Cường.
. Quan Nguyên + Trung Cực.
. Đản Trung.
. Âm Giao.
Tâm BàoĐởm, Can, Tam Tiêu.Thiên Trì.
Tam Tiêu.Đởm
. Đởm + Tiểu Trường.
. Đởm + Dương Duy.
.Dương Kiều.
. Ế Phong.
. Giác Tôn, Hòa Liêu.
. Thiên Liêu.
. Nhu Hội.
. Bàng Quang + Đởm + Tiểu Trường.
. Đởm + Bàng Quang.
. Đởm + Dương Duy.
. Đởm + Đại Trường.
. Đởm + Vị.
. Đởm + Vị + Dương Duy.
. Tiểu Trường + Đại Trường + Đởm.
.Tiểu Trường + Đởm.
. Đốc + 6 Kinh Dương .
. Nhâm + Tiểu Trường + Tỳ + Thận.
. Nhâm + Vị + Tiểu Trường.
. Đại Trữ.
. Khiếu Âm.
. Phong Trì.
. Thượng Quan.
Hàm Yến, Huyền Lư, Huyền Ly.
. Kiên Tỉnh.
. Bỉnh Phong.
. Quyền Liêu, Thính Cung.
. Đại Chùy, Bá Hội.
. Đản Trung.
. Trung Quản.
Đởm. Bàng Quang.
.Tam Tiêu + Đại Trường.
. Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Tam Tiêu + Vị
Khúc Tân, Phù Bạch, Suất Cốc, Thiên Xung.
. Hàm Yến.
. Đồng Tử Liêu, Thượng Quan.
. Huyền Lư, Huyền Ly.
. Bàng Quang.
. Bàng Quang + Can.
. Bàng Quang + Dương Duy.
. Bàng Quang + Tam Tiêu.
. Bàng Quang + Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Dương Duy.
. Dương Duy + Tam Tiêu.
. Dương Duy + Vị + Đại Trường.
. Dương Kiều.
. Đới.
. Tam Tiêu + Vị + Dương Duy.
. Tiểu Trường + Đại Trường + Tam Tiêu.
Tiểu Trường + Tam Tiêu.
. Tỳ + Dương Duy.
. Vị.

. Vị + Dương Duy.
. Hoàn Cốt, Trấp Cân, Hoàn Khiêu.
. Trung Liêu.
. Lâm Khấp.
. Khiếu Âm.
Đại Trữ.
. Bản Thần, Chính Dinh, Dương Giao, Mục Song, Não Không, Thùa Linh.
. Phong Trì.
. Dương Bạch.
. Cư Liêu.
. Duy Đạo, Đới Mạch, Ngũ Khu.
. Kiên Tỉnh.
. Bỉnh Phong.
. Thính Cung.
. Nhật Nguyệt.
. Hạ Quản + Nhân Nghênh.
. Đầu Duy.
Can. Đởm.
. Tỳ + Âm Duy.
. Chương Môn.
. Kỳ Môn.
. Bàng Quang + Đởm.
. Tâm Bào + Đởm + Tam Tiêu.
. Nhâm.
. Nhâm + Tỳ + Thận.
. Thận + Tỳ.
. Tỳ + Âm Duy.
. Tỳ + Thận.
. Trung Liêu.

. Thiên Trì.

. Khúc Cốt.
. Quan Nguyên, Trung Cực.
. Tam Âm Giao.
. Phủ Xá.
. Tam Âm Giao.
Đốc. Bàng Quang.
.Bàng Quang + Dương Duy.
.Dương Duy.
. Nhâm + Vị.
. 6 Kinh Dương.
. Thận + Đởm.
. Vị + Đại Trường.
. Đào Đạo, Não Hộ, Thần Đình.
. Phong Phủ.
. Á Môn.
. Ngân Giao.
. Đại Chùy, Bá Hội.
. Trường Cường.
. Nhân Trung.
Nhâm. Can
. Can + Tỳ + Thận.
. Đốc.
. Tỳ.
. Vị + Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Vị + Tiểu Trường.
. Tam Tiêu + Tiểu Trường + Tỳ + Thận.
. Âm Duy.
. Vị + Đại Trường + Đốc.
. Khúc Cốt.
. Quan Nguyên + Trung Cực.
. Hội Âm.
. Hạ Quản.
. Trung Quản.
. Thượng Quản.
. Đản Trung.
. Liêm Tuyền, Thiên Đột.
. Thừa Tương.
. Đốc + Vị.
. Vị + Dương Kiều.
. Ngân Giao.
. Thừa Khấp.

Bát huyệt hội



Là tên gọi của 8 huyệt có tác dụng tốt cho 8 lloại tổ chức trong cơ thể: Tạng, Phủ, Khí, Huyết, Cân, Tủy, Xương, Mạch.
8 huyệt Hội này nằm trên 12 Kinh Chính hoặc Mạch Nhâm.
Cơ Quan Tạng Phủ
Huyệt Hội
Hội của Cân
Dương Lăng Tuyền (Đ.34)
Hội của Huyết
Cách Du (Bq.17)
Hội của Khí
Đàn Trung (Nh.17)
Hội của Mạch
Thái Uyên (P.7)
Hội của Phủ
Trung Quản (Nh.12)
Hội của Tạng
Chương Môn (C.13)
Hội của Tủy
Đại Trữ (Bq.11)
Hội của Xương
Tuyệt Cốt (Đ.39)
Đặc Tính của Bát Hội huyệt là khi 1 loại tổ chức nào (trong số 8 loại điều) bị bệnh, có thể lấy huyệt Hội của nó và trị rất có hiệu quả

Lục tổng huyệt




23 tháng 5 2015

Diệp hạ châu đắng ( chó đẻ răng cưa )

Tác dụng của diệp hạ châu (cây chó đẻ răng cưa) có ích gì trong đời sống? Xã hội ngày càng phát triển dẫn đến nhiều thay đổi trong sinh hoạt ăn uống. Tiệc tùng, rượu bia, ăn nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ cũng là chuyện khó tránh khỏi – làm ảnh hưởng đến gan trong quá trình lọc và đào thải độc tố. Cũng vì vậy, DiepHaChau.org xin được giới thiệu đến các bạn một loại cây thuốc rất quen thuộc trong dân gian, thuộc họ Euphorbiaceae và đem lại rất rất nhiều công dụng rất mà tự nó và y học đã chứng minh.
Diệp hạ châu, còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau tuỳ ở mỗi vùng miền, chẳng hạn như: chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu đắng, trân châu thảo, diệp hòe thái, lão nha châu… Ở nước ta hiện nay có hơn 150 loại diệp hạ châu khác nhau, nhưng chỉ có loại diệp hạ châu đắng lá đầu tròn (không phải đầu nhọn) mới có dược tính cao, với tên khoa học (phyllanthus Amatrus thân xanh, và phyllanthus Urinaria thân cây tím) và dùng để chữa trị bệnh các bệnh về gan. Còn lại đều là những loại cây Chó đẻ hoạt tính thấp, chỉ dùng làm trà, nấu nước uống cho mát chứ ít có tác dụng chữa bệnh.

Diệp hạ châu – Cây chó đẻ (thân xanh: trái, thân tím: phải)
Ở phương Tây, diệp hạ châu và một số loài thực vật cùng họ Euphorbiaceae được gọi chung là Chanca Piedra. Tên này có nguồn gốc từ Thổ ngữ của một bộ lạc người da đỏ ở Peru với ý nghĩa Break Stone, tạm dịch là cây tán sỏi (Chanca có nghĩa ‘to break': tán, làm vỡ; Piedra có nghĩa ‘stone': sạn, sỏi). Đây là một cây thuốc hữu ích được sử dụng từ lâu ở Nam Mỹ, tác dụng của diệp hạ châu giúp điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như phù thủng, ung nhọt, bệnh gout, sốt rét, thương hàn, tiểu đường, kiết lỵ.
Trước đây, ở thời kỳ mà tình trạng viêm gan và nhiễm độc gan nghiêm trọng như bây giờ, thì loại cây này được biết đến trong dân gian với tác dụng làm tiêu sỏi ở các chứng sạn mật, sạn thận – nên đã đặt tên là ‘cây tán sỏi’.  Trong cuốn Witch Doctor’s Apprentice xuất bản năm 1961, đã viết về các bí quyết chữa bệnh của những vị pháp sư người da đỏ vùng rừng già Amazon, và Chanca Piedra cũng chính là loại thảo dược chủ đạo của những vị pháp sư ở đây. Ông Wolfram Wiemann, một bác sĩ người Đức ở Nuremburg cho biết, 94% số bênh nhân mắc bệnh sỏi thận và sỏi mật của ông đã được chữa khỏi hoàn toàn từ 1 đến 2 tuần bằng vị thuốc này.

Tác dụng của diệp hạ châu đắng, cây chó đẻ răng cưa

+  Diệp Hạ Châu có vị đắng, dư âm ngọt, tính mát, có tác dụng kích thích tiết dịch mật, nâng cao chức năng gan và dùng để điều trị sỏi mật, sỏi thận, viêm bàng quang, vàng da phù, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kinh.
+ Diệp hạ châu đắng được dùng rộng rãi để chữa viêm gan B, viêm túi mật, thận, thống phong, thương hàn, sốt rét, kiết lỵ, mụn nhọt, ung độc, đau dạ dày. Cây chó đẻ răng cưa còn được sử dụng như một bài thuốc giảm đau, kích thích ăn ngon, trung tiện, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt phụ nữ…
+ Tại nhiều nước châu Á (như Ấn Độ, Malaysia…), tác dụng của diệp hạ châuthường dùng để chữa viêm gan, vàng da, hen, viêm phế quản, viêm da, viêm đường tiết niệu, kiết lỵ, lậu, giang mai.
+ Đặc biệt, nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ và Nhật Bản tiết lộ rằng họ đã phân tách được các hợp chất trong cây Diệp hạ châu (phyllantin, hypophyllantin và triacontanal) dùng để chữa bệnh viêm gan, viêm gan siêu vi B và giải độc gan.
Công dụng của diệp Diệp hạ châu có tác dụng gì đối với sức khoẻ? Diệp hạ châu (ngọc dưới lá) là tên của cây thuốc Phyllanthus thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae mà dân ta đã đặt cho, hay còn gọi với cái tên dân dã là cây Chó đẻ răng cưa. Cây này có vị đắng, dư âm ngọt, tính mát, có tác dụng chữa bệnh gan, suy gan, thanh can lương huyết, sát trùng, giải độc, lợi tiểu.
Cây diệp hạ châu có chiều cao từ 30-60cm, mọc thẳng đứng, thân nhẳn, lá mọc so le, phiến lá nhỏ thon rộng từ 2-5mm, dài 5-15mm. Cây chó đẻ răng cưa là loại cỏ mọc hoang có thể tìm thấy nhiều nơi  khắp nước ta, xuất hiện nhiều ở khu vực nhiệt đới.

Cây diệp hạ châu, chó đẻ răng cưa (loại lá đầu tròn, thân xanh)
Hiện nay trên thế giới có hơn 150 loại diệp hạ châu khác nhau, nhưng chỉ có loại diệp hạ châu đắng lá đầu tròn (chứ không phải đầu nhọn) mới có dược tính cao, với tên khoa học (phyllanthus Amatrus có thân xanh, và phyllanthus Urinaria có thân tím) được dùng làm dược phẩm chữa bệnh. Còn những loại diệp hạ châu khác thường được dùng làm trà, nấu nước uống, đắp ngoài da… mà ít có tác dụng chữa bệnh.

Công dụng của diệp hạ châu có tác dụng gì nổi bật?

Theo các nhà khoa học Ấn độ Nhật bản cho biết họ đã phân lập được các hợp chất trong cây Chó đẻ răng cưa (như phyllantin, triacontanal và hypophyllantin) có khả năng chữa bệnh viêm gan, giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B.
Nghiên cứu của Nhật Bản và Ấn Ðộ ở những năm 80 đã xác định những công dụng của diệp hạ châu đối với bệnh gan là do tác dụng của các hoạt chất phyllanthin, triacontanal, hypophyllathin và glycoside.
Còn đến năm 1994-1995, các nhà khoa học Brazil đã phát hiện tác dụng của diệp hạ châu giúp giảm đau. Trong một ghi chú đặc biệt, cuối những năm 80, Break Stone đã gây được sự chú ý đối với toàn thế giới về tác dụng chống virus viêm gan B của cây thuốc này.
Những thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em với bệnh viêm gan truyền nhiễm bằng một loại thuốc chứa Phyllanthus amarus của Ấn Ðộ đã cho kết quả đầy hứa hẹn với cả Invitro. Nghiên cứu về Invitro giúp ức chế virus viêm gan B của Break Stone được công bố tại Ấn Ðộ vào năm 1982. Ở nghiên cứu với Invivo, Break Stone cũng đã loại bỏ virus gây bệnh viêm gan B ở các động vật có vú trong vòng 3-6 tuần.
Những nghiên cứu khác được tiến hành ở những năm 1990-1995 cũng đã cho thấy diệp hạ châu có tác dụng chống lại virus viêm gan B.
công dụng của diệp hạ châu chữa viên gan b
Diệp hạ châu có tác dụng giúp gan khoẻ hơn
Chắc bạn cũng biết rằng virus viêm gan B không chỉ tồn tại ở giai đoạn cấp tính mà còn tồn tại trong cơ thể và có thể dẫn dến gây ung thư gan. Các nghiên cứu khoa học cũng cho biết, có đến 90% bệnh nhân ung thư gan đã từng bị viêm gan virus B và thật là một điều đáng sợ! Và cây chó đẻ loại đầu đầu tròn, có chứa các dược chất tự nhiên không độc mà lại có tác dụng rất tốt đối với viêm gan siêu vi B.
Công dụng của diệp hạ châu còn có tác động tới cả Hệ miễn dịch của cơ thể. Từ thời kỳ AIDS trở thành đại dịch chết người trên thế giới và cho tới nay việc chữa trị vẫn còn là một thách thức lớn đối với khoa học, thì những nghiên cứu mới đây của Break Stone đã phát hiện ra công dụng chống virus HIV của cây chó đẻ răng cưa. Vào năm 1992, những nhà khoa học Nhật Bản cũng đã tìm ra tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của Phyllanthus nhờ sự kìm hãm quá trình nhân bản của virus HIV. Trong một nghiên cứu khoa học được thực hiện vào năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất được ít nhất một hoạt chất giúp tăng khả năng miễn dịch và người ta đã gọi tên nó là “Nuruside”.
Ngoài ra, công dụng của Diệp hạ châu còn giúp trị viêm túi mật, thận, thống phong, sốt rét, thương hàn, kiết lỵ, đau dạ dày, mụn nhọt. Nó còn được dùng như một loại thuốc giảm đau, kích thích ăn ngon, tẩy giun, lợi tiểu, điều hòa kinh nguyệt ở phụ nữ… Tại nhiều quốc gia châu Á (như Malaysia, Ấn Độ,…), người dân cũng dùng cây chó đẻ răng cưa để chữa viêm gan, vàng da, lao, hen, viêm phế quản, kiết lỵ, viêm da, viêm đường tiết niệu, lậu, giang mai.
Diệp hạ châu có tác dụng gì phụ không?
Người dùng diệp hạ châu không gặp bất cứ độc tính nào ngoại trừ hiện tượng bị chứng chuột rút trong thời gian sử dụng thuốc. Nếu bạn gặp hiện tượng chuột rút thì cần giảm 1/2 liều lượng. Không nên dùng cho phụ nữ có thai.