08 tháng 7 2015

HƯ THỰC trong y hải cầu nguyên của Hải Thượng Lãn Ông



Y hải cầu nguyên / Hải Thượng Lãn Ông Y Tông Tâm Lĩnh
Thiên: HƯ THỰC

Tà khí mà xâm phạm vào được tất là do chính khí hư. Tà khí mà lưu lại không đi là bệnh thuộc thực. Nội kinh nói: hư là chính khí hư, thực là tà khí thực.

Chứng thực thì nói sảng, chứng hư thì nói lắp.

Phàm mọi bệnh ăn vào thì tạm yên, tất nhiên là chứng hư.

Người khỏe mạnh không có bệnh tích, người hư yếu thì có bệnh tích. ( tích o đây là tích trệ )

Thũng là chứng thực do ở huyết, phù là chứng thực do ở khí.

Chứng hư hai gò má đỏ là do âm hư ở dưới bức dương lên trên.

Bệnh ở ngoại vào phần nhiều là do chứng hữu dư, bệnh ở trong sinh ra phần nhiều là chứng bất túc.

Hữu dư là khách bệnh, bất túc là chủ bệnh.

Tổn thương do ăn uống là chứng hữu dư, tổn thương do làm lụng, nhọc mệt là chứng bất túc.

Chứng nhức đầu liên quan đến thực ( lục dâm tà khí xâm phạm, hỏa uất xong lên thì dùng phép giải biểu, thanh nhiệt ), chứng váng đầu liên quan đến hư ( nguyên dương suy yếu khiến âm hỏa bốc lên thì dùng phép trợ dương chế âm )

Tỳ hư thì sinh đi tả, vị hư thì sinh nôn mửa.

Tỳ hư thì phát nóng, vị hư thì sợ lạnh.

Bệnh ở tỳ phần nhiều là hư, bệnh ở vị phần nhiều là thực.

Hạ bộ hư thì quyết lạnh, thượng bộ hư thì choáng váng.

Cần xem xét nguồn gốc của bệnh khiến mất cân bằng cơ thể theo hướng phần nào hư ( âm, dương ) để luận hàn nhiệt cho đúng khi kê đơn thuốc.

Chứng rất thực nhưng có hiện tượng suy yếu nếu dùng lầm thuốc bổ sẽ sinh thêm bệnh. Bệnh rất hư nhưng có hiện tượng khỏe mà dùng lầm thuốc tả sẽ làm chết oan. Thà dùng lầm thuốc bổ mà bị thêm bệnh còn hơn dùng nhầm thuốc tả là hết cách chữa, ấy là ý dạy bảo của Lê Hữu Trác vậy.





07 tháng 7 2015

KHÍ HUYẾT trong Y hải cầu nguyên của Hải Thượng Lãn ông


Y hải cầu nguyên ( Hải Thượng Lãn ông / Y tông tâm lĩnh ) 
Thiên:  KHÍ HUYẾT 

Khí làm hướng đạo cho huyết.

Huyết là ngọn của khí, khí là gốc của huyết.

Huyết là tinh của thủy cốc, lớp lớp hoá sinh ra, song thực tế là nó sinh hoa sở tỳ, thống quản ở Tâm, tàng trữ ở Can, gạn lọc ở Thận và tưới tắm cho toàn thân.

Thanh khí ở dưới thì sinh ra ỉa chảy, trọc khí ở trên thì sinh ra đầy trướng.

Khí không có thủy không hoá được, tinh không có khi không vận hành được.
( tuyên thông phế khí với thông điều thủy đạo là hai chủ tính của tạng phế và tạng thận liên quan đến nhau ).

Phế đưa khí ra, thận thu khí vào, cho nên phế chủ khí, thận là gốc của khí.

Khí huyết không điều hoà thì ngưng kết lại mà làm ung nhọt.

Người ta khi nằm thì huyết trở về can.

Khí không có huyết thì khí tán mà không có sự thống quản
Huyết mà không có khí thì huyết ngưng lại mà chẳng lưu thông.

Tỳ vị là cha của khí huyết, tâm thận là mẹ của khí huyết, can phế là nơi cư trú của khí huyết.

Khí huyết con người cũng nhu nguồn suối, nhiều thì chảy khắp, ít thì ưa trệ, cho nén khí thịnh thì không ứ trệ.

Vinh huyết hư thì tê dại
Vệ khí hư thi không cử động

Khí bị hư thì tê dại. huyết bị hư thì cứng đờ ( ngoài da bị đau là tê dại, trong gân không mềm dẻo là cứng đờ ).

Khí bị hư thì đau, huyết bị hư thì sưng. ( khí thuộc hỏa, hình thuộc huyết, đau thì tổn thương khí, sưng thì tổn thương huyết )

Huyết thực khí hư thì thể vóc dễ béo, khí thực huyết hư thì thể vóc dễ gầy.

Bệnh khát thường phát sinh ở huyết hư.

Trung khí không đầy đủ thì nước giải biến màu.

Khí thượng bộ không đầy đủ thi đầu ngả nghiêng, mắt bị lác.

Khí hư không liễm nạp được nguyên dương ở trung cung, huyết hư không tiếp nhận được thận hỏa ( Long hỏa ) ở hạ tiêu, đều là chứng nhiệt.

Khí thịnh mà người lạnh là do thương hàn, khí hư mà người nóng là do thương thử.

Huyết suy thì hình thể liệt yếu, huyết bại thi hình thể hủy hoại, cho nên xương cốt có chỗ nào hư yếu thì thấy ngay bại liệt một bên.

Huyết có thừa thì hay giận, huyết không đủ thi hay sợ.

Khí có thừa tức là hoả, khí không đủ tức là hàn.

Mửa thời hại khí, xổ thời hao huyết
Khí hư thì hồi hộp đánh trống ngực, huyết hư thì hay kinh sợ.

Trong huyết không có khi thì bệnh thấy buông xuôi rã rời, trong khí không có huyết thì bệnh thấy co quắp run giật.

Khí thực thì nhiệt, khí hư thì hàn.

Khí nhiều thì huyết dễ đưa lên, huyết ít thì hỏa dễ bốc  cháy.

Đại trường có huyết thì nhuận, mất huyết thì táo.

Bị mất huyết thi không có mồ hôi
Bị mất mồ hôi thì không có huyết.

Khí thoát thì mắt không sáng.

Huyết thoát thi sắc mặt trắng bợt mà không nhuần nhã. Khí hư thì sắc trắng bệch có vẻ trong và nổi gân trơ xương trông có vẻ hàn lạnh. Huyết hư thì sắc trắng khô có vẻ đục như màu thiếc, màu tro, có thể tưởng tượng là nhợt nhạt.

Khí hành thì huyết hành, dương vong thì âm cũng thoát, âm vong thì dương cũng bại.

Chính khí với tà khí không thể đứng chung nhau, phải có một thắng một bại.

Bách bệnh đều không nằm ngoài phạm vi âm dương khí huyết.













04 tháng 7 2015

ÂM DƯƠNG trong Y hải cầu nguyên ( Hải Thượng Lãn Ông )

 

Y hải cầu nguyên
( sơ lược những điều căn bản ) 
Thiên thứ nhất: ÂM DƯƠNG

Dương là căn bản của sự sống
Âm là cơ sở của sự chết

Dương đạo thực âm đạo hư

Âm ở trong để giữ gìn cho dương
Dương ở ngoài để bảo vệ cho âm

Thần yên tĩnh thì âm sinh trưởng
Hình thể lao nhọc thì dương cang thịnh

Dương chứng phần nhiều hay mừng
Âm chứng phần nhiều hay giận

Dương suy không thở ra được
Âm suy không hít vào được

Dương bị bệnh thì không cúi xuống được
Âm bị bệnh thì không ngửa lên được

Dương thịnh thì trừng mắt 
Âm thịnh thì nhắm mắt

Dương thinh thì chảy máu mũi
Âm thịnh thì tiểu tiện khó đi

Bệnh dương thì đi lên, hết mức thi trở xuống
Bệnh âm thì đi xuống, hết mức lại trở lên

Dương khí không đưa lên được gọi là cách
Âm khí không giáng xuống được gọi là ế ( nghẹn )

Khí dương suy yếu phần trên thì thành hàn quyết
Khí âm suy yêu ở phần dưới thì thành nhiệt quyết

Bệnh thuộc âm phát chậm, khỏi chậm
Bệnh thuộc dương phát nhanh, khỏi nhanh

Bệnh ở phần dương thi buổi sáng yên
Bệnh về phần âm thi ban đêm yên

Chứng dương hư thì nặng về buổi tối
Chứng âm hư thì nặng về buổi mai

Dương không đầy đủ thì hàn thấp ngưng đọng
Âm không đầy đủ thì hỏa nhiệt bốc sôi

Âm hư không thắng được dương thi mạch nhanh và mạnh, dồn lại thi phát cuồng
Dương hưu không thắng được âm thì năm tạng tranh nhau mà chín khiếu chẳng thông

Dương hư sinh ngoại hàn
Âm hư sinh nội nhiệt

Dương thịnh sinh nóng ở ngoài
Âm thịnh sinh lạnh ở trong

Phát sốt sợ lạnh là chứng ở phần dương
Không sốt sợ lạnh là chứng ở phần âm

Nóng rét qua lại là âm dương tranh thắng
Dương không đầy đủ thì rét trước nóng sau
Âm không đầy đủ thì nóng trước rét sau

Dương tác hoá nhiệt, nhiệt thì hại khí 
Âm tà hoá hàn, hàn thì hại hình

Dương bốc vượt lên thi nóng tựu phát ra
Âm suy yếu sinh chứng đổ mồ hôi trộm

Khí âm lấn len vào phần dương thì sợ lạnh
Khí dương hãm xuống vào phần âm thi phát nóng

Dương sinh nhiệt, nhiệt thì nới giãn
Âm sinh hàn, hàn thi co rút

Khí dương quá thừa thì minh nóng không có mồ hôi
Khí am quá thừa thì mình rét mồ hôi ra nhiều

Âm hư cực độ thì dương phát quyết lạnh
Dương hư cực độ thì am táo

Khí âm ít, khí dương nhiều nên mình nóng đầy và bực bội
Khí dương ít, khí âm nhiều nên mình rét lạnh như ơn trong nước ra

Tự đổ mồ hôi là chưng dương hư
Đổ mồ hôi trộm là chứng âm hư

Mồ hôi nóng thuộc dương
Mồ hôi lạnh thuộc âm

Tà vào trong dương thì phát cuồng
Tà vào trong âm thì phát tê

Tà va chạm với dương thi phát điên
Tà va chạm với âm sinh ra câm

Dương nhập vào âm thì yên tĩnh
Âm xuất ra dương thì giận dữ

 Bệnh âm phát ở xương
Bệnh dương phát ở thịt

Sốt sợ lạnh, chứng từ dương
Không sốt sợ lạnh, chứng từ âm

Bệnh dương phát về mùa đông
Bệnh âm phát về mùa hè

Âm không thắng dương, mạch nhanh mạnh
Dương không thắng âm, tắc chín khiếu

Dương thiếu rét trước, nóng sau
Âm thiếu nóng trước, rét sau





30 tháng 6 2015

Sơ cứu khi bị rắn độc cắn

Sơ cứu khi rắn độc cắn là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng, mỗi người phải tự trang bị kiến thức cho bản thân phòng khi cần thiết.
Xem thêm

Những sai lầm chết người khi sơ cứu nạn nhân bị rắn cắn

Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc gây hoại tử cơ thể.

Trước tiên, chúng ta cần phân biệt vết cắn của rắn có độc và không độc.
- Với rắn không độc, vết cắn là những chấm nhỏ có hình vòng cung và đặc biệt không có dấu răng nanh lớn. Vết cắn của rắn độc có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại 1, 2 hay thậm chí 4 dấu răng do chúng có hai răng nanh độc ở hàm trên.
Có thể hình dung vết cắn của hai loại rắn theo hình vẽ minh họa dưới đây:

Phía trên là vết cắn của rắn độc với hai dấu răng độc lớn, phía dưới là rắn lành với vết cắn hình vòng cung.
Hình ảnh người thật khi bị rắn độc cắn, máu rỉ ra từ hai chỗ bị răng độc găm vào rất rõ:
Bên cạnh đó, cần quan sát phản ứng của nạn nhân. Nếu bị rắn độc cắn, nạn nhân sẽ trào đờm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu... Khi đó, cần thực hiện sơ cứu càng nhanh càng tốt, tuyệt đối không để chậm trễ vì nạn nhân có thể tử vong trong khoảng 90 phút. Dưới đây là các bước cần thực hiện:
- Để nạn nhân nằm yên và trấn an họ; cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc độc đến tim nhanh hơn.
- Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu.
Đối với nhóm rắn hổ, bạn cần:
- Bước 1: Buộc garô bằng bất kỳ loại dây nào có thể tìm thấy: dây chuối, dây quai nón... Chú ý phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi buộc, tránh gây hoại tử. Có thể kiểm tra độ chặt sau khi buộc bằng cách luồn một ngón tay vào giữa các nếp băng.

Xem thêm

Các bước sơ cứu tai nạn giao thông

Có một tỷ lệ không nhỏ nạn nhân bị tai nạn giao thông tử vong do không được sơ cứu đúng cách và không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời.

- Bước 2: Rửa thật sạch vết rắn cắn bằng nước muối sinh lý để tẩy nọc, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iôt 2%...
- Bước 3: Rạch rộng vết cắn theo hình chữ thập (+). Trước khi rạch phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt thần kinh, mạch máu và dây chằng. Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. 
- Bước 4: Hút máu tại chỗ rắn cắn.
- Bước 5: Dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất có điều kiện cấp cứu hồi sức. 
Đối với nhóm rắn lục, bạn cần: 
Giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, hoại tử bằng cách băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Không nên buộc garô, rạch rộng, hút máu như phương pháp dành cho rắn hổ.
Trong nhóm rắn lục, cần lưu ý nhất là rắn lục đuôi đỏ - loài rắn cực độc sống chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, tất nhiên bao gồm cả Việt Nam.
May mắn hơn nạn nhân bị rắn hổ cắn, vết cắn do rắn lục có nguy cơ gây tử vong chậm hơn. Tuy nhiên, cũng cần cấp bách đưa người bị nạn đến nơi có điều kiện cấp cứu hồi sức và có kháng huyết thanh đặc biệt. 
Nếu bắt được con rắn “thủ phạm”, bạn hãy mang nó đến chỗ bác sĩ cùng với bệnh nhân để có thể nhanh chóng xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp. Luôn ghi nhớ phương pháp sơ cứu để bảo vệ bản thân và mọi người khi cần thiết, bạn nhé!

04 tháng 6 2015

Đổ mồ hôi trộm và tự đổ mồ hôi



ĐỔ MỒ HÔI TRỘM
Đông y gọi là chứng đạo hãn
Âm chủ ở phía trong, đóng lại, thu vào. Dương chủ ở phía ngoài, mở ra, thoát ra. Khi ta nhắm mắt và ngủ thì phần âm cần phải huy động thực hiện tính đóng lại, thu vào của nó, bình thường thì khi đó phần âm thắng và kiềm chế được phần dương. Nhưng khi âm hư yếu không giữ vững phía trong, tính đóng lại yếu đi, đồng thời âm suy thì dương lấn lát và quấy rối nên gây nóng cơ thể, và thủy tức là mồ hôi ( thuộc âm ) bị cuốn ra theo hỏa ( thuộc dương ) gây ra đổ mồ hôi lúc ngủ. 
Gọi là đạo hãn ( thuộc chứng âm hư ). 



TỰ ĐỔ MỒ HÔI
Đông y gọi là chứng tự hãn
Dương chủ về phía ngoài, về nhiệt. Âm chủ về phía trong, về hàn ( lạnh ). Binh thường cơ thể luôn có sự cân bằng về âm dương, nhưng khi dương bị hư yếu âm sẽ lấn át ra phía ngoài gây ra chứng lạnh mặt da và tự đổ mồ hôi ( mồ hôi là chất dịch thuộc âm tự chảy ra ngoài da )
Gọi là tự hãn ( thuộc chứng dương hư ) 

Theo Cảnh nhạc toàn thư luận như sau:
Chỉ cần xem có hoả hay không có hoả là biết được. Bởi vì hoả thịnh mà ra mồ hôi, vì hoả hun đốt âm như thế biết là âm hư. Không có hoả mà ra mồ hôi, đó là biểu khí không bền, như thế thì biết là dương hư. 


31 tháng 5 2015

Bài ca thuốc bổ dưỡng chữ Hán




THUỐC BỔ DƯỠNG
Thuốc bổ âm
Thuốc bổ dương
Thuốc bổ khí
Thuốc bổ huyết
Lời thơ:
Sa sâm thiên thạch bạch mạch câu
Thỏ cẩu đỗ đoạn ba giới ích
Sâm truật kỳ thảo táo hoài sơn
Thục thược kê quy ô tang thầm
Diễn giải:
Sa sâm, thiên môn đông, thạch hộc, bạch thược, mạch môn, câu kỷ tử.
Thỏ ty tử, cẩu tích, đỗ trọng, tục đoạn, ba kích, cáp giới, ích chí nhân.
Đảng sâm, bạch truật, hoang kỳ, cam thảo, đại táo, hoài sơn.
Thục địa, bạch thược, huyết đằng, đương quy, hà thủ ô, tang thầm.


30 tháng 5 2015

Bài ca thuốc giải biểu


THUỐC GIẢI BIỂU
Phát tán phong nhiệt
Phát tán phong hàn
Phát tán phong thấp
LỜI THƠ
Nhiệt hà hoa tử tang nhĩ căn
Hàn ma sinh quế kinh bạch tía
Thấp phòng khương độc khoan thiên uy
Tang tang thổ mộc thương thương nữ
Lá lốt hy thiêm ngũ gia bì
DIỄN GIẢI
***Phát tán phong nhiệt: 
Bac , cúc hoa, mạn kinh tử, tang diệp, nhĩ hương thảo ( cây cối xay ), cát căn, thêm thăng ma, sài hồ
***Phát tán phong hàn:
Ma hoàng, sinh khương, quế chi, kinh giới, bạch chỉ, tía tô, thêm tế tân ( nay ít dùng vì có độc nhẹ )
***Phát tán phong thấp:
Phòng phong, khương hoạt, độc hoạt, khoan cân đằng ( dây đau xương ), thiên niên kiện, uy linh tiên
Tang chi, tang ký sinh, thổ phục linh, mộc qua, thương truật, thương nhĩ tử ( quả ké ), chinh nữ thảo ( cây xấu hổ )
Lá lốt, hy thiêm, ngũ gia bì.



29 tháng 5 2015

Tam âm


1/ Tên gọi chung của ba kinh âm ở chân:
Thái âm Tỳ
Thiếu âm Thận
Quyết âm Can
2/ Tên gọi riêng của kinh thái âm trong quá trình truyền bệnh thương hàn
Thái âm nông nhất gọi là tam âm
Thiếu âm sâu hơn gọi là nhị âm
Quyết âm sâu nhất gọi là nhất âm 

28 tháng 5 2015

Bát giao hội huyệt



1) Đại Cương

Huyệt Giao Hội là huyệt gặp nhau của các đường Kinh Chính hoặc của Kỳ Kinh Bát Mạch và có tác dụng điều trị trên các kinh đó.
12 kinh Chính có 8 huyệt Giao Hội để thông Kinh khí của 8 Mạch khác.
Tất cả các huyệt Giao Hội đều nằm ở tay, chân.

2) Phân Loại

Theo các sách Kinh Điển, huyệt Giao Hội có thể được chia như sau:
Có 2 cách phân chia :
1- Đối với Kinh Chính: Chia làm 4 cặp ở chi trên và chi dưới, tức huyệt ở kinh chi trên nối (giao hội) với kinh ở chi dưới, gồm:
Chi TrênChi Dưới
Nội Quan (Tb.6)Công Tôn (Ty.4)
Hậu Khê (Ttr.3)Thân Mạch (Bq.62)
Liệt Khuyết (P.7)Chiếu Hải (Th.6)
Ngoại Quan (Ttu.5)Túc Lâm Khấp (Đ.41)
2- Đối với Kỳ Kinh Bát Mạch
- Theo các sách Kinh Điển thì:
Huyệt KinhMạch Giao Hội
Chiếu Hải (Th.6)Mạch Âm Kiều
Công Tôn (Ty.4)Mạch Xung
Hậu Khê (Ttr.3)Mạch Đốc
Liệt Khuyết (P.7)Mạch Nhâm
Ngoại Quan (Ttu.5)Mạch Dương Duy
Nội Quan (Tb.6)Mạch Âm Duy
Thân Mạch (Bq.62)Mạch Dương Kiều
Túc Lâm Khấp (Đ.41)Mạch Đới
Tác dụng của từng huyệt, xem ở ‘Nguyên Tắc sử dụng Huyệt’.
Để hiểu rõ hơn mối quan hệ và tác dụng của huyệt Giao Hội, thiên ‘Điều Kinh Luận’ sách Tố Vấn đã ghi:
“ ...Huyết dồn lên trên, khí dồn xuống dưới sẽ thành chứng Tâm phiền, uất, hay tức giận. Huyết dồn xuống dưới, khí dồn lên trên thì tinh thần sẽ rối loạn, hay quên...” (TVấn 62, 43).
Hoàng Đế hỏi: “Huyết dồn vào Âm, khí dồn vào dương thì gây bệnh như trên. Còn nếu huyết khí không liên kết với nhau thì thế nào là thực, thế nào là hư ? - Kỳ Bá đáp: Huyết và khí đều thích ấm mà ghét lạnh. Hàn thì ngưng trệ không thông, ôn thì tiêu tan mà lưu thông. Vì vậy, nếu khí dồn vào sẽ thành chứng huyết hư, nếu huyết dồn vào sẽ thành chứng khí hư “ (TVấn 62, 44).
Hoàng Đế hỏi: Ở trong con người chỉ có khí và huyết, nay Phu Tử nói rằng Huyết dồn là hư, khí dồn là hư... Vậy thì không có thực saỏ - Kỳ Bá đáp:.... Lạc với Tôn lạc đều chuyển vào kinh, huyết và khí dồn vào thì là thực, nếu huyết và khí cùng dồn cả lên trên (đầu) sẽ sinh ra chứng đại quyết, sẽ chết bất thình lình. Nếu khí phục hồi thì sống, không phục hồi thì chết” (TVấn 62, 45).
Hoàng Đế hỏi: “Thực do đường nàỏ Hư do đường nàỏ - Kỳ Bá đáp: Âm với Dương đều có (huyệt) Du hội (Lạc). Dương rót vào âm, âm tràn ra ngoài (đẻ quân bình). Âm Dương điều hòa để nuôi cơ thể, chín hậu như một, sẽ là cơ thể bình thường” (TVấn 62, 46).
Tuy nhiên nếu hiểu rộng ra theo nghĩa Giao Hội là nơi gặp nhau của các đường Kinh Chính hoặc của Kỳ Kinh Bát Mạch thì Huyệt Giao Hội có thể là:
+ Huyệt Du (huyệt thứ 3 của nhóm Ngũ Du huyệt).
+ Huyệt Lạc (Lạc dọc).
+ Những huyệt tách ra từ các Lạc mạch của Kỳ Kinh.
+ Các tác giả Âu Châu gọi là huyệt Khóa (Points Clés).
BIỂU ĐỒ TÓM TẮT HUYỆT HỘI CỦA 12 ĐƯỜNG KINH MẠCH
14 ĐườngKinh Mạch Khác Hợp Với NóNó Hợp Với Kinh Mạch Khác
Kinh MạchKinh MạchHuyệtKinh MạchHuyệt
PhếTỳTrung Phủ
Đại Trường.Tiểu Trường
. Bàng Quang
. Vị
. Dương Duy
. Dương Kiều
.Tý Nhu
. Tý Nhu
. Nghênh Hương
. Tý Nhu
. Kiên Ngung + Cự Cốt
. Vị
.Vị, Dương Kiều
. Tiểu Trường
. Tam Tiêu, Đởm
. Đốc, Vị
. Đởm, Vị, Dương Duy
. Nhâm, Đốc, Vi, 6 kinh Dương
. Thượng Cự Hư
. Địa Thương
. Bỉnh Phong
. Bỉnh Phong
. Bá Hội + Nhân Trung
Dương Bạch + Thừa Tương
. Đại Chùy
Vị. Đại Trường
. Đởm
. Tiểu Trường
. Dương Duy + Đởm
. Dương Kiều
. Dương Kiều + Đại trường.
. Dương Kiều + Nhâm
.Thượng Cự Hư
. Nhân Nghênh
. Hạ Cự Hư
. Đầu Duy
. Cự Liêu
. Địa Thương
. Thừa Khấp
. Đại Trường
. Bàng Quang + Tiểu Trường + Âm Kiều, Dương Kiều.
. Đởm
. Đởm+ Tam Tiêu
. Đởm + Dương Duy.
. Đởm + Dương Duy + Tam Tiêu
. Đốc + Đại Trường.
. Đốc + Nhâm.
. Đốc + 6 Kinh Dương .
. Nhâm + Đại Trường + Đốc.
. Nhâm + Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Nhâm + Tiểu Trường.
. Nghênh Hương
. Tình Minh
. Huyền Ly
. Hàm Yến + Huyền Lư.
. Dương Bạch.
. Kiên Tỉnh.
. Nhân Trung.
. Ngân Giao.
. Bá Hội + Đại Chùy.
. Thừa Tương.
Trung Quản.
. Thượng Quản.
Tỳ. Can
. Can + Thận.
. Can + Âm Duy.
. Âm Duy.
.Xung Môn.
. Tam Âm Giao.
. Phủ Xá.
. Đại Hoành + Phúc Ai.
. Đởm.
. Phế.
. Can + Âm Duy.
. Nhâm.
.Nhâm + Can + Thận.
. Nhâm + Tam Tiêu + Thận + Tiểu Trường.
. Nhật Nguyệt.
. Trung Phủ.
. Kỳ Môn.
. Hạ Quản.
. Quan Nguyên.

. Đản Trung.
TâmKhông có giao hội với các kinh mạch khác .
Tiểu Truờng. Đại Trường + Đởm + Tam Tiêu.
. Tam Tiêu.
. Tam Tiêu + Đởm.
Dương Duy + Dương Kiều
. Bỉnh Phong.
. Quyền Liêu.
. Thính Cung.
. Nhu Du.
. Bàng Quang.
. Bàng Quang + Đởm + Tam Tiêu.
. Bàng Quang + Dương Kiều + Âm Kiều.
. Đại trường + Bàng Quang + Dương Duy.
. Đởm + Tam Tiêu.
. Tam Tiêu + Đởm.
. Vị
. Đốc + 6 kinh dương.
. Nhâm + Tam Tiêu + Thận + Tỳ.
. Nhâm + Vị.
. Nhâm + Vị + Tam Tiêu.
. Phụ Phân
. Đại Trử.
. Tình Minh.
. Tý Nhu
. Đồng Tử Liêu.
. Hòa Liêu + Giác Tôn.
. Hạ Cự Hư.
. Đại Chùy + Bá Hội.
. Đản Trung.
. Thượng Quản.
. Đản Trung.
Bàng Quang. Đởm.
. Đởm + Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Tiểu Trường. . Đốc.
. Dương Duy.
. Dương Kiẻu.
. Trung Liêu.
. Đại Trử.
. Phụ Phân.
. Phong Môn.
. Kim Môn.
. Bộc Tham + Phụ Dương + Thân Mạch.
. Đại Trường + Tiểu Trường + Dương Duy.
. Đởm.
. Đởm + Tam Tiêu.
. Đởm + Dương Duy.
.Đốc.
. Đốc + Dương Duy.
. Đốc + 6 kinh Dương.
. Tý Nhu.
 Khúc Cốt + Suất Cốc + Thiên Xung + Phù Bạch + Hoàn Cốt + Trấp Cân + Hoàn Khiêu.
. Khiếu Âm.
. Lâm Khấp.
. Đại Chùy + Thần Đình.
. Phong Phủ.
. Bá Hội + Đại Chùy.
Thận. Âm Duy.
. Âm Kiều.
. Xung.
. Trúc Tân.
. Giao Tín.
. Âm Đô, Đại Hách, Hoang Du, Hoành Cốt, Khí Huyệt, Thạch Quan, Thông Cốc, Thương Khúc, Trung Chú, Tứ Mãn, U Môn.
. Can + Tỳ.
. Đốc + Đởm.
. Nhâm + Can + Tỳ.
. Nhâm + Tam Tiêu + Thận + Tiểu Trường + Tỳ.
. Nhâm + Xung.
. Tam Âm Giao.
. Trường Cường.
. Quan Nguyên + Trung Cực.
. Đản Trung.
. Âm Giao.
Tâm BàoĐởm, Can, Tam Tiêu.Thiên Trì.
Tam Tiêu.Đởm
. Đởm + Tiểu Trường.
. Đởm + Dương Duy.
.Dương Kiều.
. Ế Phong.
. Giác Tôn, Hòa Liêu.
. Thiên Liêu.
. Nhu Hội.
. Bàng Quang + Đởm + Tiểu Trường.
. Đởm + Bàng Quang.
. Đởm + Dương Duy.
. Đởm + Đại Trường.
. Đởm + Vị.
. Đởm + Vị + Dương Duy.
. Tiểu Trường + Đại Trường + Đởm.
.Tiểu Trường + Đởm.
. Đốc + 6 Kinh Dương .
. Nhâm + Tiểu Trường + Tỳ + Thận.
. Nhâm + Vị + Tiểu Trường.
. Đại Trữ.
. Khiếu Âm.
. Phong Trì.
. Thượng Quan.
Hàm Yến, Huyền Lư, Huyền Ly.
. Kiên Tỉnh.
. Bỉnh Phong.
. Quyền Liêu, Thính Cung.
. Đại Chùy, Bá Hội.
. Đản Trung.
. Trung Quản.
Đởm. Bàng Quang.
.Tam Tiêu + Đại Trường.
. Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Tam Tiêu + Vị
Khúc Tân, Phù Bạch, Suất Cốc, Thiên Xung.
. Hàm Yến.
. Đồng Tử Liêu, Thượng Quan.
. Huyền Lư, Huyền Ly.
. Bàng Quang.
. Bàng Quang + Can.
. Bàng Quang + Dương Duy.
. Bàng Quang + Tam Tiêu.
. Bàng Quang + Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Dương Duy.
. Dương Duy + Tam Tiêu.
. Dương Duy + Vị + Đại Trường.
. Dương Kiều.
. Đới.
. Tam Tiêu + Vị + Dương Duy.
. Tiểu Trường + Đại Trường + Tam Tiêu.
Tiểu Trường + Tam Tiêu.
. Tỳ + Dương Duy.
. Vị.

. Vị + Dương Duy.
. Hoàn Cốt, Trấp Cân, Hoàn Khiêu.
. Trung Liêu.
. Lâm Khấp.
. Khiếu Âm.
Đại Trữ.
. Bản Thần, Chính Dinh, Dương Giao, Mục Song, Não Không, Thùa Linh.
. Phong Trì.
. Dương Bạch.
. Cư Liêu.
. Duy Đạo, Đới Mạch, Ngũ Khu.
. Kiên Tỉnh.
. Bỉnh Phong.
. Thính Cung.
. Nhật Nguyệt.
. Hạ Quản + Nhân Nghênh.
. Đầu Duy.
Can. Đởm.
. Tỳ + Âm Duy.
. Chương Môn.
. Kỳ Môn.
. Bàng Quang + Đởm.
. Tâm Bào + Đởm + Tam Tiêu.
. Nhâm.
. Nhâm + Tỳ + Thận.
. Thận + Tỳ.
. Tỳ + Âm Duy.
. Tỳ + Thận.
. Trung Liêu.

. Thiên Trì.

. Khúc Cốt.
. Quan Nguyên, Trung Cực.
. Tam Âm Giao.
. Phủ Xá.
. Tam Âm Giao.
Đốc. Bàng Quang.
.Bàng Quang + Dương Duy.
.Dương Duy.
. Nhâm + Vị.
. 6 Kinh Dương.
. Thận + Đởm.
. Vị + Đại Trường.
. Đào Đạo, Não Hộ, Thần Đình.
. Phong Phủ.
. Á Môn.
. Ngân Giao.
. Đại Chùy, Bá Hội.
. Trường Cường.
. Nhân Trung.
Nhâm. Can
. Can + Tỳ + Thận.
. Đốc.
. Tỳ.
. Vị + Tam Tiêu + Tiểu Trường.
. Vị + Tiểu Trường.
. Tam Tiêu + Tiểu Trường + Tỳ + Thận.
. Âm Duy.
. Vị + Đại Trường + Đốc.
. Khúc Cốt.
. Quan Nguyên + Trung Cực.
. Hội Âm.
. Hạ Quản.
. Trung Quản.
. Thượng Quản.
. Đản Trung.
. Liêm Tuyền, Thiên Đột.
. Thừa Tương.
. Đốc + Vị.
. Vị + Dương Kiều.
. Ngân Giao.
. Thừa Khấp.