Phật dạy rằng tài sản quý nhất của đời người là sức khoẻ
***********************************************************
***********************************************************
***********************************************************
***********************************************************
Nào chúng ta cùng xua tan những khổ đau và cùng đón nghiệp lành !
( Các bài trước tôi viết chủ yếu về luận giải nguyên lý của Thiền Phật trong việc chữa trị Tâm bệnh và Thân bệnh nên mọi người đọc có thể chưa rõ cách thiền. Bài này tôi viết chi tiết cách thiền Phật để chữa Thân bệnh mà mọi người có thể áp dụng thực hiện được ngay. Ai muốn xem lại các nội dung về nguyên lý của phép thiền này thì mời vào đề mục PHẬT PHÁP ở thanh đề mục phía trên của trang blog này )
Chuẩn bị
Thời gian: bất cứ
lúc nào ( nên cách xa bữa ăn khoảng 2 giờ đồng hồ, không nên thực hiện ngay sau khi ăn xong )
Địa điểm: bất cứ nơi nào ( chọn được nơi yên tĩnh, thoáng mát là tốt nhất )
Thể trạng: với bất cứ thể trạng nào, nếu chúng ta còn có khả
năng suy nghĩ. Mà tôi nhớ có câu danh ngôn của ai đó rằng: “ Ta đang suy nghĩ
là ta đang tồn tại “
Tư thế: bất cứ tư thế nào ( lưu ý người mới tập tránh khi đang làm việc, lái tàu xe, các công việc đòi hỏi độ tập trung cao ... )
Bắt đầu: bất cứ khi nào ( với người mới tập nên vào giờ nghỉ ngơi, những người tập nhiều tự bản thân sẽ nhận thấy lúc nào cần thiền )
Áp dụng: cho tất cả các trường hợp cảm thấy cơ thể có vấn đề nào đó không bình thường, kể cả trường hợp bình thường không cảm nhận thấy nhưng khi thiền mới cảm nhận thấy những vấn đề không bình thường. Tất
cả chúng ta khi thiền sẽ phát hiện và cảm nhận thấy cơ thể mình như thế nào, chỗ nào đang có
những hiện tượng gì và thực hiện như thế nào ở phần ngay dưới đây.
Các bước thực hiện
như sau:
- Nhắm mắt lại , hướng mắt như thể nhìn vào điểm vô cực hoặc một điểm nào cảm thấy thoải mái nhất ( với trường hợp thiền ở tư thế nằm, ngồi, còn các tư thế khác thì không câu lệ là nhắm mắt hay không chỉ cần chú ý tới những vị trí xuất hiện cảm giác không bình thường của cơ thể mình là được )
- Quán sát hơi thở của mình. Khi hít vào niệm trong đầu là “
Phồng”, khi thở ra niệm là “ xẹp “. Niệm là đọc thầm trong đầu ( không thành tiếng, không mấp máy môi )
- Dùng ý nghĩ của mình rà soát ( quán sát ) toàn bộ cơ thể
từ đầu xuống đến vai, cánh tay, cẳng tay, các ngón tay, đến cổ gáy, ngực bụng,
lưng, mông, đùi, chân, các ngón chân ( Hình dung động tác này như ta đang rà
soát trên toàn bộ cơ thể để cảm nhận những cảm giác của cơ thể mình ở từng vị
trí, không để sót vị trí nào vậy ). Khi Tâm và Ý ta đang thực hiện công việc
này thì có nhiều sự xâm nhập từ bên ngoài vào khiến ta mất tập trung, ví dụ như
tiếng gà gáy đêm, tiếng xe cộ đi lại, tiếng trẻ khóc, mùi đun nấu thức ăn, lo
nghĩ đến công việc, hình ảnh thủa nhỏ ập đến … ngay lập tức ta niệm nội dung
phù hợp với đối tượng xâm nhập như “gà gáy, gà gáy, gà gáy… “ hoặc “tiếng xe,
tiếng xe, tiếng xe… “ khi hết tác động của dối tượng niệm thì ta lại quay về
niệm hơi thở như lúc dầu, rồi tiếp tục quán sát cơ thể mình. Sau khi rà soát đi
rà soát lại toàn bộ cơ thể như vậy nhiều lần, chúng ta sẽ nhận biết được khu
vực nào, vị trí nào của cơ thể có vấn đề như đau nhức, ngứa, giật, chướng tức, nóng, lạnh,
mỏi, tim đập nhanh mạnh, hồi hộp, choáng, nổi da gà, rợn tóc gáy, ù tai, nhức
đầu, … chúng ta tập trung quán sát những vị trí ấy và niệm cụm từ tương ứng. Ví
dụ như đau thắt lưng thì ta tập trung quán sát khu vực thắt lựng và niệm từ “
đau thắt lưng, đau thắt lưng, đau thắt lưng … “ cứ như vậy đến khi một vị trí
nào đó trong cơ thể đau và kéo Tâm Ý ta đến thì ta lại chuyển sang quán sát và niệm cho vị trí đó ( ví dụ như đau đầu gối ta quán sát nó và niệm “ đau đầu
gối, đau đầu gối, đau đầu gối … ). Hoặc giả sử có sự vật, hiện tượng, ý nghĩ
nào chen vào tâm trí ta lúc này thì ta cũng niệm nó luôn rồi lại quay về vị trí
đau mà cơ thể đang kêu cứu, giữa các khoảng trống không có các duyên khởi thì ta niệm hơi thở của mình, ... cứ quán niệm như vậy bất cứ khi nào ta thấy hiện tượng đau
phản ánh vào tâm trí ta.
Và như vậy sau một thời gian chúng ta sẽ phát hiện thấy
những phản ứng của cơ thể đối với những chỗ đau hoặc có thể có những phản ứng của cơ thể mà chưa bao giờ chúng ta trải qua. Các vị trí cần quán niệm có thể
chuyển dịch, thay đổi và mức độ đau cũng thay đổi trong quá trình chúng ta quán
sát và niệm, hãy nắm bắt nó, nắm chặt từng thay đổi nhỏ nhất của nó và niệm để cơ thể chúng ta tự chuyển hóa cho nghiệp bệnh chấm dứt.
Đây là một quá trình tuy diễn giải nguyên lý thì lòng vòng, nhưng thực
hiện không phải là khó khăn, chỉ đòi hỏi sự
kiên trì và nỗ lực không mệt mỏi của mỗi người. Trong quá trình thực
hiện có thể có những hiện tượng khác thường, nhưng đừng sợ và đừng nản, hãy
vững chí và nỗ lực, nghiệp lành luôn đợi chờ chúng ta ở phía trước !
1 nhận xét:
Đã chốt nội dung !
Đăng nhận xét