08 tháng 4 2015

Bồ công anh chữa ung thư

( Sưu tầm tại trang http://www.dongtayy.com/ )
Các nhà khoa học tại Đại học Windsor đã tiến hành một nghiên cứu ban đầu tại Khoa Hóa học và Sinh hóa. Và kết quả từ những nỗ lực của họ đã đem tới hy vọng cho tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. 
Họ phát hiện ra rằng rễ bồ công anh phá hủy các tế bào ung thư mà không làm hại các tế bào khỏe mạnh, và kết quả đã được công bố trên trang web ‘Natural News'.
Theo các nghiên cứu, trà bồ công anh làm cho tế bào ung thư phân hủy trong vòng 48 giờ, và nó không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Các nhà khoa học kết luận rằng tiêu thụ thường xuyên của rễ bồ công anh phá hủy hầu hết các tế bào ung thư ở bệnh nhân. 
Trà rễ bồ công anh phá hủy các tế bào ung thư bằng cách làm cho chúng tan rã trong vòng 48 giờ, mà không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Thế giới vẫn còn hạn chế trong việc nhận thức về sức mạnh của nó, nhưng các nhà khoa học đã xác nhận phạm vi rộng lớn của các thuộc tính sức khỏe trong rễ cây bồ công anh.
Nhưng, tất nhiên, bạn phải chắc chắn rằng nó được thu thập từ các khu vườn sạch, cách xa khu vực giao thông. 
Bạn cũng có thể biết rễ cây bồ công anh hoa dùng làm xi-rô tự nhiên, nhưng những gì bạn không biết là rễ bồ công anh có thể giúp bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh chết người này.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rễ bồ công anh là tốt hơn rất nhiều so với hóa trị, vì nó chỉ phá hủy hoàn toàn tế bào ung thư.
Ngoài tính chất lợi tiểu của nó, rễ bồ công anh kích thích sự tiết mật, làm sạch gan, giúp trong việc điều trị các bệnh dị ứng và làm giảm nồng độ cholesterol. Nó rất giàu vitamins thiết yếu và khoáng chất, bao gồm vitamin B6, thiamin, riboflavin, vitamin C, sắt, canxi, kali, acid folic và magiê.

Một số hình ảnh cây bồ công anh















10 tháng 3 2015

Mãng cầu xiêm chữa trị ung thư

Nước ép mãng cầu xiêm (Graviola) có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư cao hơn 10.000 lần so với liệu pháp hóa trị.

Kết quả nghiên cứu về loại quả này được đăng trên tờ Journal of Natural Products do một trường Ðại học ở Hàn Quốc thực hiện. Nhưng tại sao đến bây giờ chúng ta mới biết điều này? Các tập đoàn lớn bỏ ra mấy chục năm nghiên cứu là vì họ muốn tổng hợp nó thành thuốc để thu lợi nhuận…
Những nghiên cứu về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy đây là công cụ chữa ung thư an toàn, hiệu quả và có sẵn. Nó cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc chống ung thư, nước ép mãng cầu xiêm còn là tác nhân chống vi khuẩn, nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp huyết áp, chống trầm cảm và những rối loạn tinh thần. Những phần khác của cây cũng rất hữu dụng.
Một nghiên cứu gần đây về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy: Loại nước ép này là 1 liệu pháp chữa ung thư an toàn và hiệu quả, hoàn toàn từ thiên nhiên nên không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Giúp bạn thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư hay các bệnh khác. Tăng năng lượng và giúp bạn thấy lạc quan hơn. Thông tin này có làm bạn ngạc nhiên không? Nó đến từ một công ty dược lớn nhất nước Mỹ, và trái mãng cầu xiêm đã là mục tiêu nghiên cứu của hơn 20 phòng thí nghiệm khoa học từ những năm 1970.

Tiết lộ động trời về trái mãng cầu xiêm, mọi người nên đọc ngay - Ảnh 1
Mãng cầu xiêm có tác dụng thần kỳ mà đến giờ chúng ta mới biết
May mắn, có một nhà khoa học bị lương tâm cắn rứt đã làm lộ câu chuyện về “trái cây phép lạ” cho những người có trọng trách trong y tế Mỹ. Khi Viện Khoa học Y tế Mỹ nghe tin này, nó bắt đầu truy tìm những công trình nghiên cứu chống ung thư liên quan đến cây Graviola lấy từ khu rừng mưa Amazon của Brazil.
Năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này và kết quả cho thấy, lá và thân của Graviola tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ác tính. Nhưng nghiên cứu vẫn chỉ được lưu hành nội bộ chứ không công bố ra ngoài. Sau đó, 20 nghiên cứu độc lập khác của các công ty dược hay viện nghiên cứu ung thư do chính quyền tài trợ đều cho thấy khả năng trị ung thư của Graviola.
Tuy nhiên, vẫn không có ca thử nghiệm nào được tiến hành chính thức tại các bệnh viện. Chỉ đến khi nghiên cứu của Đại học Cơ đốc giáo Hàn Quốc đăng trên tạp san Journal of Natural Products khẳng định một hoá chất trong Graviola đã tiêu diệt các tế nào ung thư ruột nhanh gấp 10.000 lần hoá chất Adriamycin thường dùng trong hoá trị ung thư, người ta mới vỡ lẽ. không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Điều quan trọng là không như các hoá chất điều trị ung thư khác, Graviola và nước ép mãng cầu xiêm không hề làm hại gì cho các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ. Người bệnh thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư và các bệnh khác; năng lượng được tăng cường và sống lạc quan hơn.
Một nghiên cứu tại Đại học Purdue University sau đó cũng phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng giết các tế bào ác tính của nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy. 7 năm im lặng bị phá vỡ. Sự thật được phô bày. Hiện mãng cầu xiêm do thổ dân Brazil trồng hoặc sản phẩm bào chế từ nó đã có mặt nhiều ở Mỹ như một công cụ điều trị và ngăn ngừa ung thư. Một báo cáo đặc biệt có tên Beyond Chemotherapy: New Cancer Killers, Safe as Mother’s Milk, do Viện Khoa học Y tế Mỹ công bố về Graviola đã xem loại cây này là “công cụ cách mạng hoá” chống ung thư.
Vì vậy, nếu nhà bạn có vườn rộng và thổ nhưỡng thích hợp, bạn nên trồng một cây mãng cầu xiêm trong sân. Nó sẽ có ích rất nhiều cho bạn và gia đình bạn.
Đã có bao nhiêu người thiệt mạng oan uổng khi công cụ chống ung thư hiệu quả này bị các công ty dược che giấu? Bây giờ bạn đã biết điều này thì hãy nói với những người bị ung thư mà bạn biết và uống loại nước ép này để bảo vệ chính bạn!
( Sưu tầm tại SOHA.vn )

07 tháng 3 2015

Thiền cho giấc ngủ an lành !


Chuẩn bị:
Thời gian:  Trước lúc ngủ, lúc cần có giấc ngủ hoặc cần thư thái sau một thời gian dài căng thẳng do công việc, mất ngủ …
Địa điểm: tại phòng ngủ gia đình, văn phòng cơ quan,… ( chọn được nơi yên tĩnh, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông là tốt nhất )
Thể trạng: với bất cứ thể trạng nào, nếu chúng ta còn có khả năng suy nghĩ.
Tư thế: bất cứ tư thế nào mà chúng ta cảm thấy thoải mái nhất ( có thể kiểu ngồi thiền, nằm với tư thế phù hợp … )
Áp dụng: cho tất cả các trường hợp gây mất ngủ ( căng thẳng công việc, suy nhược thần kinh, lo nghĩ quá nhiều, bệnh tật gây mất ngủ, mất ngủ mạn tính …).
Cách thức thực hiện như các bước dưới đây:

Các bước thực hiện như sau:

   - Thực hiện tư thế chuẩn bị thiền phù hợp cho giấc ngủ như nằm nghiêng, nằm ngửa, ngồi kiểu thiền, ngồi ghế dựa …
- Nhắm mắt lại và để điểm nhìn của mắt khi nhắm ở trạng thái tự do ( nghĩa là chỉ nhắm mắt rồi chuyển sang bước tiếp theo dưới đây )
- Quán sát hơi thở của mình. Khi hít vào niệm trong đầu là “ phồng”, khi thở ra niệm là “ xẹp “ ... ( Gọi tắt động tác quán sát và niệm là quán niệm ). Niệm là đọc thầm trong đầu ( không thành tiếng, không mấp máy môi ).
   - Cứ quán niệm như vậy đến khi ta thấy một chủ đề khác xâm nhập vào dòng cảm nhận của ta thì ta chuyển sang quán niệm chủ đề đó. Ví dụ: tiếng gà gáy ( niệm là " gà gáy, gà gáy, gà gáy... ), gió thổi ( gió thổi, gió thổi ... ) , đau ngón chân cái ( đau ngón chân cái, đau ngón chân cái ... ), hình ảnh thủa chăn trâu cắt cỏ ùa về, hình ảnh con rắn, nghĩ về trang blog của mình, công việc cần làm, công việc chuẩn bị làm, ... ( Lưu ý nên dùng từ ngắn gọn để niệm mới đuổi kịp sự dẫn dắt của Tâm, dần dần cảm nhận sẽ nhanh hơn, cái Ý  của ta sẽ bắt kịp với những thay đổi của Tâm ). Tâm của chúng ta sẽ dẫn dắt chúng ta liên tục, lúc thì theo âm thanh nhận được từ tai, lúc thì theo hương vị nhận được từ mũi, rồi cảm giác nhận được từ da, rồi những hình ảnh và suy nghĩ chợt ập đến trong đầu … rất, rất nhiều đối tượng xâm nhập, dẫn dắt tâm ta, chúng ta cần phải niệm từ phù hợp một cách liên tục nhưng không nên nhanh quá hoặc chậm quá ( niệm một cách đều đặn ). Trường hợp quá nhiều tiếng động ập đến mà ta không niệm kịp khi tâm dẫn dắt, ta chỉ cần niệm là:  lắng nghe, lắng nghe,…lắng nghe ... hoặc nhiều ý nghĩ ập đến quá thì niệm là: suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ ….
- Khi ta quán niệm mà không thấy xuất hiện các chủ đề xen vào thì thường là cảm nhận thấy hơi thở, ta quán niệm hơi thở, rồi các chủ đề Tâm dẫn dắt lại xuất hiện ta lại quán niệm tiếp ... Đến một mức độ nào đó ( chắc là tuỳ theo nhân duyên của mỗi người ) sẽ cảm thấy Ý của mình đuổi kịp với những dẫn dắt của Tâm. Đến đây theo kinh nghiệm thực tế và sự cảm nhận của duyên nghiệp với Phât Pháp mà tôi nhận thấy có hai ngã rẽ. Một là chúng ta tiếp tục quán niệm như vậy rồi dần dần rơi vào giấc ngủ, hai là Định Tâm và bước vào tầng sơ thiền ( theo thiền Phật Tứ Niệm Xứ ). Phương pháp định tâm để bước tiếp theo con đường thiền Phật tôi đang thực hành và trải nghiệm, sẽ truyền tải nội dung trong những bài sau. %

 Do thực hành và trải nghiệm thực tế của tự bản thân rồi viết lại, trong cách diễn giải còn nhiều sơ suất và chưa rõ ý, mong mọi người chỉ bảo. Có thể nghiệp lực hay duyên nghiệp mỗi người mỗi khác nên thời gian đạt được kết quả mong muốn có thể rất khác nhau, chúng ta cần kiên trì và tin tưởng ở phương pháp này bởi nguyên lý rõ ràng rằng: khi Ý chúng ta đuổi kịp sự dẫn dắt của Tâm chúng ta thì cũng tương tự như khi ta đang ngủ vậy, bởi khi ta ngủ tâm và ý của chúng ta là một ( không tạo nghiệp ) .

Quá trình tập Thiền có gì vướng mắc và kết quả như thế nào đề nghị quý vị viết phản hồi lại để chúng ta cùng nhau tìm ra cách thực hiện phù hợp nhất cho mỗi người.
    Chúc an lành và sức khoẻ đến với tất cả chúng ta !

26 tháng 2 2015

Rễ cau ngâm rượu


Công dụng và chỉ định: Rượu rễ cau giúp tráng dương. Uống 1ly (30-50ml), trước 30 phút rồi mới động phòng hoặc uống đều đặn 1ly/ngày/ 2lần từ 5-10 ngày (không nên dùng nhiều). Người bị tăng huyết áp không dùng bài thuốc này.
Thành phần
: Rễ cau dương, màu trắng, thu hoạch trước lúc trời mưa, cắt ngắn từ 1,5 - 2 cm, chẻ nhỏ, sao vàng, hạ thổ, ngâm rượu; tỷ lệ 5kg/10 lít rượu, thời gian ngâm ít nhất là 1 năm.
Cơ sở: Ông bà ta ngày xưa nhìn thấy khả năng đặc biệt rễ cây cau từ hình dạng tròn dài giống dương vật đến nhiệm vụ bơm nước nuôi thân cao vút trời xanh. Còn Đông y giải thích bằng khái niệm về “khí”, cau được thụ hưởng sự sung túc cả “thủy khí” của đất lẫn “mộc khí” của trời. Do vậy, bản khí thủy mộc của cau sẽ hỗ trợ khí can thận cho con người, giúp tăng chức năng phát dục và truyền giống khi bị trục trặc. Thức tế, các nhà khoa học cũng ghi nhận rễ cau có hoạt chất ancaloit, tác động mạnh lên hệ thần kinh làm dãn nở mạch máu vùng chậu, cải thiện vượt bậc độ cương cứng dương vật.
Hạn sử dụng: Từ 01 năm đến 02 năm.
Lưu ý: Rượu rễ cau dương là rượu thuốc Nam được bào chế bằng phương pháp đơn giản nhất của người Việt, giúp hỗ trợ sức khỏe sinh lý. Ngày nay, bài thuốc vẫn được lưu truyền và tin dùng trong dân gian bởi tính hiệu quả đã được kiểm chứng qua thời gian. 
                                                                                                                                                                                                                                                                

21 tháng 2 2015

Hạt cau ngâm rượu



Công dụng
1. Rượu hạt cau làm chắc răng, đặc biệt tốt đối với người cao tuổi; người bị chấn thương vùng răng.
2. Rượu hạt cau trị sưng, nhức, giảm đau do viêm. Đặc biệt tốt với người kiêng dùng kháng sinh (phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh). Tuy nhiên, với trường hợp viêm tủy chúng ta nên can thiệp bằng Tây y.

3. Rượu hạt cau chống phù nề, sưng nhức, nhiễm trùng, giảm đau ngay sau khi nhổ răng, thay vì những thuốc kháng sinh có tác dụng tương tự.

Lưu ý: Ngậm Rượu hạt cau 1 chén (hạt mít), từ 5-10 phút/1 lần; trường hợp đau nhức nhiều, ngậm từ 4-6 lần /1 ngày (sáng, trừa, tối và những lúc đau).Tuyệt đối, sau khi ngậm Rượu hạt cau không súc miệng lại bằng nước trắng. Khi khỏi đau, nên duy trì đánh răng buổi tối, súc miệng bằng nước muối loãng buổi sáng.
Thành phầnTỷ lệ Rượu/Hạt cau:10 lít/4kg;
Cơ sở bài thuốcRượu hạt cau là rượu thuốc Nam được bào chế bằng phương pháp đơn giản nhất của người Việt, giúp bảo vệ sức khoẻ răng miệng. Ngày nay, bài thuốc vẫn được lưu truyền và tin dùng bởi tính hiệu quả đã được kiểm chứng qua thời gian.
Hạn sử dụng: Từ 01 năm đến 02 năm ( thời gian ngâm ít nhất từ 6 tháng trở đi thì dùng mới hiệu nghiệm )

                                                              Areca seed wine
Uses 
1. Areca seed wine help teeth to be more steady. Especially, it is good for old people’s teeth or unsteady teeth person. 

2. Areca seed wine is used to treat swelling, aches and reduce pain due to inflammation. Particularly, It is good for people who can not use antibiotic. (women during pregnancy and after childbirth).  
Note: Hold a small cup of areca seed wine in mouth about 5-10 minutes a time; If your teeth ache in long time, you should hold the wine about 4-6 times a day (in the morning, afternoon, evening and in the ache time). Keep in mind after holding the areca seed wine in mouth, do not mouthwash wit water.  After getting of the ache, you should brush your teeth regularly every evening and mouthwash with dilute brine every morning. 

Ingredients: Mixing ratio Alcohol/Areca seed: 10 liter/4kilogram;  Capacity: 250ml/bottle (1/4 liter).
Base of remedy: Areca seed wine is Vietnamese traditional medicine prepared with the simplest method. Areca seed wine help to protect the health and prevent diseases. Nowadays, Due to the efficiency of this remedy, It still be preserved and believed to use. (If  customer change the old bottle when buy the wine, Price is only 110.000 vnd). 

QUẢ CAU VÀ HẠT CAU


09 tháng 10 2014

Chân âm và chân dương ( Y tông tâm lĩnh )


Tâm là dương hỏa, thận là âm hỏa
Chân âm là huyết ở trong Tâm
Chân dương là mệnh môn ở trong thận
Gốc của dương hỏa ( TÂM ) là ở Thận ( dưới đất )
Gốc của âm hỏa ( THẬN ) là ở Tâm ( trên trời )
Quân hỏa chỉ có một là Tâm chủ
Tướng hỏa có hai là ở Thận tượng là rồng, ở Can tượng là sấm
Rồng và sấm đều ở trong hồ gọi là long hỏa và lôi hỏa
Mệnh môn hoả là long hoả là rồng lặn dưới đáy bể
Đáy biển lạnh quá, rổng nổi lên kèm theo sấm gọi là long lôi hoả


( Diễn giải ý của Hải Thượng Lãn Ông y tông tâm lĩnh, Huyền tẫn phát vi )

02 tháng 10 2014

Cơ chế về sự phát sinh, phát triển và biến hóa của bệnh tật theo HOÀNG ĐẾ NỘI KINH


19 điều về bệnh cơ ( cơ chế sinh và biến hóa của bệnh ) trong sách “ Tố Vấn thiên Chí chân yếu đại luận “. Trong đó có 13 điều về lục dâm tác động vào cơ thể, 6 điều do ngũ tạng rối loạn.

1/ CHƯ PHONG TÁC HUYỀN, GIAI THUỘC VU CAN
Các bệnh do nội phong gây nên đầu váng mắt hoa, chân tay máy giật, đều là bệnh của can.

2/ CHƯ HÀN THU DẪN, GIAI THUỘC VU THẬN
Các bệnh do âm hàn thịnh ở lý gây nên cân mạch co cấp, khớp co duỗi khó khăn, chân tay lạnh ... đều là bệnh biến của thận.

3/ CHƯ KHÍ PHẪN UẤT, GIAI THUỘC VU PHẾ
Các bệnh khí cơ ở thượng tiêu không lợi gây nên thở gấp, trong ngực ách tắc, đều là bệnh biến của phế.

4/ CHƯ THẤP THŨNG MÃN, GIAI THUỘC VU TỲ
Các bệnh về thủy thấp ngưng đọng gây nên các chứng phù thũng, trướng mãn, đều là bệnh biến của tỳ.

5/ CHƯ THỐNG DƯỠNG SANG, GIAI THUỘC VU TÂM
Các mụn loét ở da gây nên các chứng sốt, đau, ngứa, đều do tâm hỏa thịnh, huyết nhiệt gây nên.

6/ CHƯ NHIỆT MẬU KHIẾT, GIAI THUỘC VU HỎA
Các bệnh nhiệt có chứng thần chí hôn mê, co giật đều là hỏa chứng.

7/ CHƯ QUYẾT CỐ TIẾT, GIAI THUỘC VU HẠ
Các chứng hậu quyết nghịch, táo bón, tiết tả ( ỉa chảy ), đều là bệnh biến của hạ tiêu.

8/ CHƯ NUY SUYỄN ẨU, GIAI THUỘC VU THƯỢNG
Các chứng bệnh phế nuy, khí suyễn, nôn mửa ... đều là bệnh do thượng tiêu ( tạng phế ) gây nên.

9/ CHƯ CẤM, CỔ, PHIÊU NHƯ SUY THẦN THỦ, GIAI THUỘC VU HỎA
Các chứng cấm khẩu, rét run, răng va lập cập, thần chí bất thường ở bệnh nhiệt, đều là hỏa chứng.

10/ CHƯ KÍNH HẠNH CƯỜNG, GIAI THUỘC VU THẤP
Các chứng người cứng, cổ gáy cứng quay trở khó khăn, đều là thấp chứng ( do thấp trọc làm tổn thương kinh mạch gây nên ).

11/ CHƯ NGHỊCH XUNG THƯỢNG, GIAI THUỘC VU HỎA
Các chứng khí nghịch thượng xung như nấc có tiếng rõ, to, nôn vọt ra ... đều là hỏa chứng.

12/ CHƯ PHÚC TRƯỚNG ĐẠI, GIAI THUỘC VU HỎA
Bụng căng cứng, đau ( táo bón, đái ít, miệng đắng, phiền nhiệt ), đều là nhiệt chứng.

13/ CHƯ THAO CUỒNG VIỆT, GIAI THUỘC VU HỎA
Các chứng thao cuồng, múa may lung tung, đều là hỏa chứng.

14/ CHƯ BAO CƯỜNG TRỰC, GIAI THUỘC VU PHONG
Các chứng đột nhiên căng cứng co giật đều là phong chứng.

15/ CHƯ BỆNH HỮU THANH, CỔ CHÍ NHƯ CỔ, GIAI THUỘC VU NHIỆT
Các chứng bụng căng chướng, bụng sôi, gõ bụng kêu như gõ trống, đều là nhiệt chứng.

16/ CHƯ BỆNH PHÙ THŨNG, ĐÔNG TOAN KINH HÃI, GIAI THUỘC VU HỎA
Hai bàn chân sưng nề và đau nhức, tâm thần không yên, hay kinh hãi, đều thuộc hỏa chứng.

17/ CHƯ CHUYỂN PHẢN LỆ, THỦY DỊCH HỖN TRỌC, GIAI THUỘC VU NHIỆT
Các chứng chuột rút, uốn ván, chân tay cứng đờ có nước tiểu vẫn đục, đều thuộc nhiệt chứng.

18/ CHƯ BỆNH THỦY DỊCH, ĐĂNG TRIỆT THANH LÃNG, GIAI THUỘC VU HÀN
Thể dịch tiết ra ngoài nếu trong, loãng, lạnh đều là hàn chứng.

19/ CHƯ ẨU THỔ TOAN, BẠO CHÚ HẠ BÁCH, GIAI THUỘC VU NHIỆT
Các chất nôn ra có vị chua, ỉa chảy phọt ra và có lý cấp hậu ( mót rặn ), dều là nhiệt chứng.


22 tháng 9 2014

Sách cổ về mạch học

1/ Mạch pháp mật truyền 
Cách bắt mạch chữa bệnh: tạng phủ thực vị, lục phủ, chư mạch thể trạng, tam bộ chủ bệnh , luận ngũ tạng tứ mạch ứng bệnh, thất biểu mạch quyết, bát lý mạch quyết , ngũ tạng tứ mạch tri chứng dụng dược , tứ thời bình mạch, thất biểu mạch cát hung



Phép chẩn mạch chữa bệnh trong y học cổ truyền. Nội dung gồm các mục: Cứu tức mạch, Chẩn mạch, Mạch danh, Mạch biện bát điều [脈辨八條], Bảo nguyên huyền diệu phú, Bằng mạch dụng dược, Chân tàng mạch, Cát hung mạch thi


Sách y học, nói vai trò của khí mạch nhân thể mạnh mẽ hay suy khô có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tật của con người. Gồm các phần: 1. Mạch bộ vị giải [脉部位觧]. 2. Tân san mạch trạng [新刊脉状 ]. 3. Mạch bộ vị [脉部位] . Sách không có Tựa, Bạt, không rõ tác giả, hiện chưa có so sánh khảo chứng, chưa rõ sách Việt Nam hay trích sao theo y thư nào


Nội dung: Dạy cách bắt mạch các bệnh. Phần đầu viết theo thể lục bát không chia đoạn mục. Mở đầu: ...Hoa hiên tứ nghiệp thừa nhà Sưu cầu kinh sách thánh hiền di thư Cổ kim chỉ thượng dư sư Nghiệp y tu ngoạn thi thư gia tường phần sau là văn xuôi ghi cách bắt mạch


Nội dung: Sách ghi chép các loại mạch và cách xem mạch. Cách xem mạch của các phái Đông Viên, Vương Thúc Hoà và Trương Thái Tổ




Nội dung: Ghi các bài dạy cách xem mạch chữa bệnh của hoàng giáp Đặng Xuân Bảng. Tờ đầu sách có dòng chữ do người sau ghi thêm vào: "Hành Thiện đệ nhị tiến sĩ Đặng Bảng tiên sinh tư tập. Môn đệ nhất trường hợp bái thụ". Nội dung: 1. Ghi các bài dạy cách xem mạch chữa bệnh, các bài thuốc và cách dùng thuốc. 2. Nghiệm luận tứ thời: nghiệm bàn về thời tiết 4 mùa ảnh hưởng đến bệnh tật vì theo tác giả: "Trời có 4 mùa, đất có 4 mùa, người có 4 mùa, đất có 4 mùa, chư kinh tinh trị, bất khả thừa thời, sai pháp truyền biến bất nghịch". 3. Gia truyền chư chứng chư phương dược trị: các bài thuốc gia truyền trị các các bệnh, như bài thuốc: Huyền vũ thang chủ trị thương hàn, 6 mạch trầm, đau đầu, ho đờm xuyễn, chân tay tê, ăn uống không tiêu, đại tiện tiểu tiện không thông ... 4. Linh khu tố vấn bộ mạch liệt: cách bắt mạch chữa bệnh: phù giả vi dương, trầm giả vi âm, trì giả vi âm v.v... 5. Thái tố mạch bí truyền toản yếu: bí truyền về cách xem mạch: thất biểu mạch hình chứng, Bát lý mạch thể chứng, cửu đạo mạch pháp luận... 6. Các bài thơ về mạch lý: Tứ mạch ca, Tứ mạch ứng bệnh thi, Phù mạch quyết, Lục mạch hầu thi


Những bài ca được viết bằng chữ Nôm mang tính tổng quát về những phương pháp xem mạch, và cụ thể ứng với từng loại bệnh: Thần mạch ca, Thất biểu mạch, Tổng luận chư hình chứng mạch, Mạch phù ...


17 tháng 9 2014

Vọng văn vấn thiết


Nhìn mà biết là Thánh
Nghe mà biết là Thần
Hỏi mà biết là Công ( giỏi hàng đầu )
Xem mạch mà biết là Xảo ( khéo )

10 tháng 9 2014

Nội dung thực hiện Thiền Phật chữa Tâm bệnh



Khắc chế tham sân si, cho Tâm ta tĩnh lặng

Cho đời người thư thái, giữa chốn thiên đường này !

( Các bài trước tôi viết chủ yếu về luận giải nguyên lý của Thiền Phật trong việc chữa trị Tâm bệnh và Thân bệnh nên mọi người đọc có thể chưa rõ cách thiền. Bài này tôi viết chi tiết cách thiền Phật để chữa Tâm bệnh mà mọi người có thể áp dụng thực hiện được ngay. Ai muốn xem lại các nội dung về nguyên lý của phép thiền này thì mời vào đề mục PHẬT PHÁP ở thanh đề mục phía trên của trang blog này )

1/ Bàn về Tâm Bệnh 
   Tâm bệnh là thế nào đây ? Một vấn đề mông lung và nan giải vì nói đến cái Tâm thì đã là quá trừu tượng rồi, mà quá trừu tượng thì rất khó nắm bắt cách thức hoạt động của Tâm, cái nguyên nhân gây ra Tâm bệnh và pháp chữa như thế nào ? Khi người bệnh cứ dấy lên sự lo âu hay giận dữ hận thù, nóng nảy vội vàng, ghen ghét đố kỵ ... chúng ta khuyên họ hãy bình tĩnh, điều hoà được không ? Xin thưa với các quý vị rằng chỉ có thể được trong chốc lát, thậm chí không thể được vì trong họ cái duyên khởi tạo nên thứ tình chí đó cứ ngùn ngụt che mờ trí huệ nơi họ, quyết dẫn dắt họ theo nghiệp quả đã định. Dứt ra khỏi tình trạng đó ư, có thể cả đời người không thể thoát hoặc có thể đến thời điểm duyên nghiệp viên thành, đó cũng chính là nghĩa thọ nghiệp khổ của con người chúng ta. Cái thời điểm duyên nghiệp viên thành ở đây thật rộng lớn và vi diệu theo thuyết nhân quả bởi chỉ một nhân tố rất nhỏ của sự vật hiện tượng cũng có thể làm con người ta ngộ ra được cái Tâm mình đang lạc lối như thế nào, hoặc gặp được pháp vi diệu, hoặc có thể phải trả giá bằng tiền bạc, sinh mạng, bằng bệnh tật ... 
   Xin thưa với quý vị, tôi đây là một con người bình thường, sống theo cuộc sống đời thường dân dã, không danh vọng, chức tước, tiền bạc thì chả dư giả ( chỉ tạm trang trải cho cuộc sống bản thân và gia đình trong cuộc sống đạm bạc thường ngày ), có điều thường đọc sách vở, chép ghi và ngẫm ngợi, tâm thường hướng tới việc thiện, tránh xa việc ác, đố kỵ, tham lam. Tôi cũng có thời gian dài may mắn thăm lễ chùa Hương hàng năm, và rồi thật may mắn trên con đường Tâm đạo là khi suy diễn sự sống chết và tò mò tìm hiểu cái ta là ai thì được dẫn dắt đến với Phật Pháp. Đến với Phật Pháp, bản thân tôi thấy luận về Pháp thật mông mênh, sách về kinh Phật, luận bàn thật vô lượng không kể hết, nhưng sau thời gian dài đọc ngẫm tôi cảm nhận và ý thức được rằng đạo Phật là đạo diệt khổ ban vui, giúp chúng sinh thoát kiếp khổ. Phần lý thuyết chính là Tứ diệu đế và Bát chánh đạo còn phần thực hành là thiền quán ( Tứ Niệm Xứ ), tự nhận thấy rằng đạo Phật như là một môn khoa học về Tâm trong một sự trừu tượng bao hàm tất thảy mọi sự vật hiện tượng thuộc về thuyết nhân quả.
   Khi thực hành thiền quán ( Tứ Niệm Xứ ), mặc dù bản thân chỉ ở mức sơ khai chưa đạt đến tầng sơ thiền, nhưng tôi cảm nhận rõ rằng Tâm có những quy luật có thể nhận thấy rõ là những lo âu, buồn, vui, ganh ghét, đố kỵ, tức giận ... ( thất tình chí ) được khởi lên trong Tâm ta theo một cách thức dẫn dắt, lôi kéo ý chí và ý thức của chúng ta, rồi từ đó điều khiến cơ thể ta hành động. Quá trình này diễn biến rất nhanh khiến bình thường chúng ta không nhận ra, chỉ đến một mức nào đó trong luyện tập thiền quán chúng ta sẽ nhận thấy điều này. Ngoài những thứ thuộc thất tình chí còn có nhiều thứ khởi lên trong tâm ta từ các giác quan ( âm thanh, mùi vị, cảm giác, hình ảnh ... ), hay ảo giác, hồi ức, vọng tưởng, một điều gì đó như ta đã từng trải qua ... Tất cả những thứ này và thất tình chí ta gọi chung là duyên khởi. Các duyên khởi này tự xuất hiện trong Tâm, nhiều lúc ý chí chúng ta không kiềm soát và kiềm chế nổi bởi mức độ và tần suất của nó, nó khiến cơ thể chúng ta hành động để tạo nghiệp và chỉ khi tạo nghiệp rồi thì ý chí của chúng ta mới lại được các duyên khởi khác dẫn dắt để ngộ ra sự sai lầm hay sự đúng đắn của các hành động trước đây.
   Cũng qua luyện tập thiền quán tôi cảm nhận được cách thức mà thiền Tứ Niệm Xứ xoá bỏ được những duyên khởi dấy lên nơi Tâm, đó chính là quán niệm. Với phương thức niệm tên tất cả những gì chúng ta thấy, cảm nhận thấy chính là ta bắt ý chí, ý thức chúng ta nắm bắt những duyên khởi dấy lên ở Tâm ta và như vậy không còn chỗ trống để chúng ta chuyển ý nghĩ sang hành động của cơ thể, đương nhiên như vậy thì nghiệp quả được dẫn dắt từ Tâm sẽ không viên thành và cơ thể chúng ta sẽ được nghỉ ngơi. Chuỗi nghiệp quả bị cắt đứt sẽ kéo theo các duyên khởi dấy lên từ Tâm sẽ dần bị đoạn trừ. Dần dần Tâm ta ít các duyên khởi dấy lên và đến một thời điểm nảo đó khi ý chí chúng ta nắm bắt và niệm song hành với bất kỳ một duyên khởi nào dấy lên trong Tâm sẽ dẫn tới trạng thái Tâm tĩnh lặng ( định Tâm ). Với cách thức như vậy thì thiền Tứ Niệm Xứ chính là pháp chữa Tâm bệnh mà không vị thuốc cũng như pháp chữa nào khác hiệu nghiệm hơn.
   Cũng qua những chia sẻ ở trên, bản thân tôi cho rằng chúng ta hầu như ai cũng có Tâm bệnh, bởi chưa loại trừ hết tham sân si, chưa xoá bỏ hoàn toàn thất tình chí, vậy đều có Tâm bệnh và đều có nguy cơ khiến Thân bị bệnh bởi Tâm dẫn dắt Ý, Ý điều khiển Thân, Thân hành động. Trường hợp đạt trạng thái Tâim tĩnh lặng ( định tâm ) hoặc cao hơn nữa ta cũng phải luôn luôn tu tập và phòng chữa bệnh vì môi trường quanh ta xâm nhập vào các giác quan, bộ phận cơ thể từng giây, từng phút khiến tấm thân ta bị hư hoại dần mòn rồi đến lúc huỷ hoại ... vậy nên về cơ thể thì cõi Phật vẫn trong cõi sinh diệt. 


2/ Chuẩn bị:
Thời gian:  bất cứ lúc nào ( nếu thấy tinh thần bất an, khi tham sân si xuất hiện hoặc những lúc thư thái )
Địa điểm: bất cứ nơi nào ( chọn được nơi yên tĩnh, thoáng mát là tốt nhất )
Thể trạng: với bất cứ thể trạng nào, nếu chúng ta còn có khả năng suy nghĩ.
Tư thế: bất cứ tư thế nào mà chúng ta cảm thấy thoải mái nhất ( lưu ý người mới tập tránh khi đang làm việc, lái tàu xe, các công việc đòi hỏi độ tập trung cao ...  )
Bắt đầu: bất cứ khi nào ( với người mới tập nên vào giờ nghỉ ngơi, những người tập nhiều tự bản thân sẽ nhận thấy lúc nào cần thiền )
Áp dụng: cho tất cả các trường hợp. Tất cả chúng ta khi thiền sẽ phát hiện và cảm nhận thấy Tâm mình thay đổi, chuyển biến không ngừng như thế nào. Cách thức thực hiện như các bước dưới đây:

3/ Các bước thực hiện như sau:
   - Nhắm mắt lại , hướng mắt như thể nhìn vào điểm rất xa ( vô cực )
   - Quán sát hơi thở của mình. Khi hít vào niệm trong đầu là “ phồng”, khi thở ra niệm là “ xẹp “ ... ( Gọi tắt động tác quán sát và niệm là quán niệm ). Niệm là đọc thầm trong đầu ( không thành tiếng, không mấp máy môi ).
   - Cứ quán niệm như vậy đến khi ta thấy một chủ đề khác xâm nhập vào dòng cảm nhận của ta thì ta chuyển sang quán niệm chủ đề đó. Ví dụ: tiếng gà gáy ( niệm là " gà gáy, gà gáy, gà gáy... ), gió thổi ( gió thổi, gió thổi ... ) , đau ngón chân cái ( đau ngón chân cái, đau ngón chân cái ... ), hình ảnh thủa chăn trâu cắt cỏ ùa về, hình ảnh con rắn, nghĩ về trang blog của mình, công việc cần làm, công việc chuẩn bị làm, ... ( Lưu ý nên dùng từ ngắn gọn để niệm mới đuổi kịp sự dẫn dắt của Tâm, dần dần cảm nhận sẽ nhanh hơn, cái Ý  của ta sẽ bắt kịp với những thay đổi của Tâm ). Khi chúng ta gặp một vấn đề gì về Tâm thì mặc dù các chủ đề khác cứ xâm nhập rồi lướt qua thì vẫn thấp thoáng vấn đề chủ đạo mà tâm dẫn dắt ( ví dụ trường hợp với người có hận thù thì cái tâm trạng hận thù luôn lấp ló măc dù các tác động khác lên Tâm đang lướt qua, cái tâm trạng này sẽ hằn ghi thêm lên ý nghĩ và thôi thúc con người ta hành động trả thù, nếu hành động trả thù được thực hiện thì cái nghiệp mà Tâm dẫn dắt đã hoàn thành theo quy trình Tâm tác Ý - Ý khiến Thân - Thân hành động, cũng có thể việc trả thù không thực hiện được thì Thân ta cũng phải gánh nghiệp bệnh do sân hận gây ra ). Khi ta dùng Ý ( ý chí, ý nghĩ, ý tứ phân tích ) bám đuổi theo chủ để Tâm dẫn dắt bằng cách quán niệm thì Ý không đọng lại, lưu lại, không phân tích và truyền đạt tới Thân được và như vậy là vòng nghiệp không hoàn tất, đương nhiên nghiệp quả mà Tâm dẫn dắt không hoàn tất.  Khi duyên khởi về Tâm dấy lên, ví dụ là cảm giác bực tức, tức giận ta sẽ niệm “ tức giận, tức giận, tức giận ...,” hoặc nghi ngờ ta niệm là “ nghi ngờ, nghi ngờ, nghi ngờ ... “ Và mỗi lần thiền hoặc nhiều lần thiền như vậy thì ta sẽ nhận thấy rõ những chủ đề mà ta muốn gạt bỏ sẽ dần bị loại bỏ, giúp Tâm ta an bình hơn, tham sân si khó lòng mà xâm nhập và điều ý khiển thân chúng ta được, vận nghiệp cũng như sức khoẻ của chúng ta từ đó sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt lên.
- Khi ta quán niệm mà không thấy xuất hiện các chủ đề xen vào thì thường là cảm nhận thấy hơi thở, ta quán niệm hơi thở, rồi các chủ đề Tâm dẫn dắt lại xuất hiện ta lại quán niệm tiếp ... 
Các bước tập thiền trên nếu theo con đường dẫn dắt của Phật thì mới ở giai đoạn sơ khai, nhưng ánh sánh nhiệm mầu của Phật Pháp đã cho tôi niềm tin vào một con đường an lành phía trước. Việc thanh lọc Tâm giúp cho tâm bình an và cân bằng cảm xúc trong cuộc sống cùng việc loại bỏ được tác hại của các duyên khởi tham sân si nơi tâm giúp cơ thể an lành, tránh bệnh tật cũng như thay đổi các đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp khơi dậy những duyên khởi không tốt trong Tâm ta.