28 tháng 6 2014

Cỏ nhọ nồi cầm máu


     Cách đây khoảng 8-9 năm, tôi phát hiện mình bị sâu một chiếc răng ở hàm dưới bên trái. Suốt một thời gian dài tôi rất hay bị viêm vùng lợi xung quanh chiếc răng này, rồi có lần nó đau nhức đến tận óc khoảng hai giờ đồng hồ và sau đó xuất hiện một lỗ thủng ngang qua răng. Như vậy thì tôi biết được rằng chiếc răng này bị sâu đục đứt tủy răng rồi, nhưng vì nghĩ nhổ răng đau và phần vì mấy hiệu nha khoa gần nhà dọa rằng khi nhổ xong thì răng cấy vào không được do xương hàm của tôi bị thoái hóa ! Điều này khiến tôi rất lo lắng, vì nếu nhổ mà không cấy được răng giả chèn vào thì những chiếc răng bên cạnh đó sẽ lần lượt ngả ra và ra đi một cách nhanh chóng. Khoảng vài tháng nay những lần đau răng ở vị trí chiếc răng đó nó đau lan ra hàm, rồi toàn bộ vùng má khiến có cảm giác tê bì ở má và xung quanh môi, rồi có hiện tượng choáng đầu và mất thăng bằng. Mặt khác, từ khi răng đau và hay bị viêm lợi đến giờ khiến miệng tôi rất hôi, dùng nước xúc miệng các loại đông tây y, lấy cao răng cũng không bớt được. Những điều này khiến tôi càng cần phải có giải pháp phù hợp một cách nhanh chóng, không nên để lâu hơn nữa.
    Hôm qua ( 27/6/2014 ) tôi qua bệnh viện RHM TW nhổ chiếc răng sâu số III6, thật là một quyết tâm !
Do tiêm thuốc tê khi nhổ nên tôi không thấy cảm giác đau đơn gì. Ngay sau khi nhổ xong bác sĩ nhét miếng bông gòn tẩm chất chờ đông máu vào chỗ chiếc răng vừa bị nhổ rồi yêu cầu tôi ngậm chặt trong khoảng hai giờ đồng hồ và không được nhổ nước nhãi mà cần phải nuốt vào để máu đông. Tôi thực hiện đúng lời dặn của bác sĩ, về đến nhà và đợi đúng hai tiếng tôi bỏ miếng bông gòn ra, miếng bông đẫm máu tươi, tôi nghĩ chắc nó còn rì chảy một ít rồi thôi. Tôi uống một số thuốc mà bác sĩ kê đơn ( chống nhiễm trùng, chống viêm, giảm đau ) rồi ngủ trưa. Một lúc sau tỉnh dậy thấy miệng mình đầy máu, có cục máu đông to bằng ngón tay cái trong miệng, tôi nhổ ra và hình dung như cục tiết canh vậy, trong khi đó máu vẫn chảy đỏ tươi trong miệng, nhưng không đau, há miệng ra thì máu me đỏ lòm thấy ghê.
Tôi liền dùng đá bọc vải chườm phía ngoài má ở vị trí răng nhưng một lúc thấy không tác dụng gì. Định quay ra bệnh viện RHM TW thì lúc này trời sắp tối và mai lại là thứ bẩy, tôi lo quá, giục vợ mua thuốc cầm máu tây y, uống vào không thấy giảm. Gần nhà tôi có phòng khám răng nhưng gần tối mọi người đã về hết. Thật là nguy nếu nó cứ chảy thế này qua đêm thì sáng mai không biết tôi sẽ như thế nào, chắc một chút thời gian nữa tôi phải gọi taxi đưa đến bệnh viện RHM TW để xử lý mất thôi ... cùng lúc đó tôi chợt nghĩ, hay ta dùng cỏ nhọ nồi, vậy là bảo vợ chạy đi tìm mua, tôi nghĩ không biết bà xã có kiếm được không vì bây giờ trời đã tối mà trời thì mưa to.Cuối cùng vợ cũng tha về được bó to cỏ nhọ nồi. Tôi bảo vợ chọn kỹ, rửa sạch và giã nhuyễn rồi tự mình nhúng bông gòn, khử khuẩn tay và vo bông gòn thành mồi tròn bằng hạt bi ve, sau đó nhét chặt vào chỗ răng vừa nhổ. Kệ máu me be bét, tôi ngậm chặt răng và miệng lại, ngồi thiền khoảng 30 phút rồi há miệng lấy miếng bông gòn ra, cả cục máu đông bằng đầu ngón tay cái lúc trước cũng bong ra theo thấy đen ngòm. Tôi làm tiếp một mồi nữa nhét vào và ngậm chặt răng đợi 30 phút tiếp theo. Lần này khi bỏ cục bông gòn ra thì chỉ thấy một chút xíu máu dính thấm ở cục bông và trên vết răng nhổ không thấy máu chảy ra nữa. Tôi làm tiếp một mồi nữa và ngậm khoảng một tiếng sau rồi bỏ ra và đi ngủ. Sáng dậy thấy chỗ vết chân răng đã nhổ khô, màu đen, không chảy chút máu nào. Vậy là đã ổn, thật tuyệt vời về tính năng cầm máu của cỏ nhọ nồi. Bây giờ thì tôi chỉ cần đợi khoảng một tháng để xem có thể lắp răng giả vào được không.
      Qua lần xử lý này, tôi muốn viết lại để có thể giúp ích cho ai đó gặp những trường hợp tương tự thì có thể vận dụng mà xử lý hiệu quả, giúp giữ gìn sức khỏe của bản thân, tiết kiệm tiền bạc và đỡ tốn kém cho xã hội. Giúp được ai đó một việc có lợi, nhất là về sức khỏe thì còn gì bằng phải không quý vị ! Chúc quí vị luôn an bình, hạnh phúc ! 

THÁI CỰC ĐỒ VÀ THIÊN SUY


Mất cân bằng âm dương sinh bệnh tật nơi cơ thể con người
* Nguyên tắc của chữa bệnh là dùng các pháp chữa để lập lại cân bằng âm dương cho cơ thể.
* Thiên suy là khi âm hoặc dương có phần suy yếu, hao hụt, thường gọi là dương suy, âm suy hay dương hư hoặc âm hư
* Thiên suy thường là hư chứng và nguyên tắc chữa là dùng pháp bổ, ngoài ra còn sử dụng pháp hòa để bình bổ bình tả, ôn bổ ... ( phục chính khu tà )
( Như hình mô phỏng của thái cực đồ ở trên thì chúng ta có thể hình dung phần suy hư là phần bị thiếu hụt của mỗi phần nguyên bản ban đầu, trong đó màu đỏ mô phỏng phần dương và màu xanh mô phỏng phần âm, khi ta dùng phép bổ tức là ta bổ sung thêm, lấp đầy phần thiếu hụt đó để lập lại cân bằng như thế vốn có ban đầu vậy ! )
* Nguyên nhân gây ra thiên suy thường là nội nhân hoặc các bệnh kéo dài, cơ thể suy yếu do tuổi tác gồm: 
     - Tạng phủ hư suy, cân cơ, khí huyết suy yếu kéo dài
     - Phần hư suy ( âm hoặc dương ) khiến phần kia thịnh hoặc xung lên ( dương hoặc âm )
* Dương suy ( hư ) thường gây các bệnh về hàn, ngoại hàn ...
* Âm suy và hư thường gây bệnh về nhiệt, nội nhiệt ...

24 tháng 6 2014

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH




- Chỉ dùng thuốc kháng sinh cho nhiễm khuẩn, không dùng khi nhiễm vi rút.
- Dùng càng sớm khi phát hiện mắc bệnh càng tốt.
- Chỉ định kháng sinh theo dúng phổ tác dụng, khi nhiễm khuẩn đã xác định nên chọn kháng sinh có phổ hẹp.
- Dùng đủ liều để đạt được nồng độ đủ và ổn định tác dụng của thuốc, tránh dùng liều thấp rồi tăng dần hoặc liều cao rồi giảm dần.
- Dùng đủ thời gian (thường 5-10 ngày ). Trường hợp dùng dài như nhiễm khuẩn khớp háng /3 tháng, nhiễm khuẩn tiết niệu /2-4 tuần / viêm tuyến tiền liệt / 2 tháng, lao / 9 tháng hoặc 12 tháng...
- Chọn thuốc theo dược động học (hấp thu – phân phối – thải trừ), vị trí ổ nhiễm khuẩn, tình trạng bệnh nhân.
- Phối hợp một số kháng sinh để tăng tính năng của thuốc nếu thấy cần thiết.
- Trong điều trị nhiễm khuẩn phải phối hợp điều trị kháng sinh với các liệu pháp khác để tăng hiệu quả. VD: sỏi thận: Ks + phẫu thuật lấy sỏi... 

23 tháng 6 2014

THÁI CỰC ĐỒ VÀ THIÊN THẮNG


* Mất cân bằng âm dương sinh bệnh tật nơi cơ thể con người
* Nguyên tắc của chữa bệnh là dùng các pháp chữa để lập lại cân bằng âm dương cho cơ thể.
* Thiên thắng là khi âm hoặc dương có phần trội hơn, thường gọi là dương thắng, âm thắng
* Thiên thắng thường là thực chứng và nguyên tắc chữa là dùng pháp tả 
( Như hình mô phỏng của thái cực đồ ở trên thì chúng ta có thể hình dung phần thắng là phần thừa ra, thêm ra của mỗi phần nguyên bản ban đầu, trong đó màu đỏ mô phỏng phần dương và màu xanh mô phỏng phần âm, khi ta dùng phép tả tức là ta loại bớt phần thừa đó để lập lại cân bằng như thế vốn có ban đầu vậy ! )
* Nguyên nhân gây ra thiên thắng thường là ngoại tà và bất nội ngoại nhân gồm: 
     - Lục dâm: phong, hàn, thử, thấp, táo hỏa
     - Ăn uống, dục tình, sang chấn, trùng thú cắn,...
* Dương thắng thường gây các bệnh về nhiệt, táo ...
* Âm thắng thường gây bệnh về hàn, nê trệ...
* Dương thắng tắc âm bệnh và âm thắng tắc dương bệnh là khi cái thế của thiên thắng vượt trội thì nó trèn ép gây cho bên đối ứng biến đổi không còn giữ được trạng thái bình thường được nữa, và đó là sự mất cân bằng sinh bệnh ở con người.

11 tháng 6 2014

Cây chùm ngây

Chùm ngây hay ba đậu dại[1] (danh pháp hai phầnMoringa oleifera) là loàithực vật thân gỗ phổ biến nhất trong Chi Chùm ngây (danh pháp khoa học:Moringa) thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae), xuất xứ từ vùng Nam Á nhưng cũng mọc hoang và được trồng, khai thác, sử dụng nhiều nơi trên thế giới do có giá trị kinh tế cao.
Trong tiếng Anh, cây chùm ngây có nhiều tên gọi khác nhau như “cây thần diệu” (Miracle tree), “cây kỳ quan” (Wonder tree), “cây vạn năng” (Multipurpose tree), “cây độ sinh” (Tree of life, theo quan điểm nhà Phật), “cây cải ngựa” (Horseradish tree, do rễ non của cây có vị của cải ngựa, mù tạt), “cây dùi trống” (Drumstick tree, do thân/quả cây giống dùi trống), “cây dầu bel” (Bel-oil tree, do dầu ép từ hạt cây được bán với tên gọi bel-oil).

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Cây thân mộc cao cỡ trung bình, ở độ tuổi trưởng thành cây có thể mọc cao hàng chục mét. 1 tuổi nếu không cắt ngọn cây có thể cao tới 5-6m và có đường kính 10 cm. 3-4 năm tuổi là cây ở độ tuổi trưởng thành. Thân cây óng chuốt, không có gai. Lá kép dài 30–60 cm, hình lông chim, màu xanh mốc; lá chét dài 12–20 mm hình trứng, mọc đối có 6-9 đôi. Cây trổ hoa vào các tháng 1–2. Hoa trắng kem, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ, nhiều mật. Quả dạng nang treo, dài 25–40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh. Hạt màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hà Lan.
Hoạt chất và dinh dưỡng[sửa | sửa mã nguồn]
Quả chùm ngây tươi
Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
Năng lượng155 kJ (37 kcal)
Cacbohydrat8.53 g
Chất xơ thực phẩm3.2 g
Chất béo0.2 g
Protein2.1 g
Nước88.2 g
Vitamin A quy đổi t.đương4 μg (0%)
Thiamin (Vit. B1)0.053 mg (4%)
Riboflavin (Vit. B2)0.074 mg (5%)
Niacin (Vit. B3)0.62 mg (4%)
Axit pantothenic (Vit. B5)0.794 mg (16%)
Vitamin B60.12 mg (9%)
Axit folic (Vit. B9)44 μg (11%)
Vitamin C141 mg (235%)
Canxi30 mg (3%)
Sắt0.36 mg (3%)
Magie45 mg (12%)
Mangan0.259 mg (13%)
Phospho50 mg (7%)
Kali461 mg (10%)
Natri42 mg (2%)
Kẽm0.45 mg (5%)
Link to USDA Database entry
Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn.
Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA
Lá chùm ngây tươi
Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
Năng lượng268 kJ (64 kcal)
Cacbohydrat8.28 g
Chất xơ thực phẩm2 g
Chất béo1.4 g
Protein9.4 g
Nước78.66 g
Vitamin A quy đổi t.đương378 μg (42%)
Thiamin (Vit. B1)0.257 mg (20%)
Riboflavin (Vit. B2)0.66 mg (44%)
Niacin (Vit. B3)2.22 mg (15%)
Axit pantothenic (Vit. B5)0.125 mg (3%)
Vitamin B61.2 mg (92%)
Axit folic (Vit. B9)40 μg (10%)
Vitamin C51.7 mg (86%)
Canxi185 mg (19%)
Sắt4 mg (32%)
Magie147 mg (40%)
Mangan1.063 mg (53%)
Phospho112 mg (16%)
Kali337 mg (7%)
Natri9 mg (0%)
Kẽm0.6 mg (6%)
Link to USDA Database entry
Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn.
Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA

08 tháng 6 2014

Hạt đậu rồng chữa đau dạ dày hiệu nghiệm


http://www.songkhoe.net

Những lợi ích cho sức khỏe con người của đậu rồng có thể thấy rất rõ. Nhưng ít người biết, đậu rồng chữa đau dạ dày cực kỳ hiệu nghiệm.
Đậu rồng chấm với mắm tôm chà là món ăn khoái khẩu của người dân Nam Bộ, nhất là ở Gò Công (Tiền Giang) - nơi sản xuất mắm tôm chà đặc biệt, hoặc chấm với nước mắm kho quẹt, nước tôm rim.
Thực ra toàn cây đều sử dụng được chứ không riêng gì quả. Lá làm rau ăn, hoa dùng trong các món bánh, rễ giống như khoai tây nhưng giàu chất dinh dưỡng hơn, hạt có mùi giống măng tây nên khi phơi khô đem rang sẽ chế biến được loại thức uống có hương vị rất ngon.
Những lợi ích cho sức khỏe con người của đậu rồng có thể thấy rất rõ vì nó có hàm lượng canxi cao nhất trong số tất cả các loại đậu, rất có lợi cho khung xương của con người, nhất là trong việc phòng chống loãng xương.
Đậu rồng cũng là một nguồn khoáng sản tự nhiên cung cấp cho con người rất nhiều vitamin (A, C), là những vitamin giúp gia tăng sức đề kháng và chống lão hóa tế bào.
Trong quả đậu rồng còn có chất sắt giúp phòng chống thiếu máu, nhiều men tiêu hóa thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe. Là một cây họ đậu nên đậu rồng cũng chứa hàm lượng cao protein có thể thay thế cho protein từ động vật, tốt cho người ăn chay và phòng bệnh suy dinh dưỡng.
Chữa dứt bệnh đau dạ dày bằng hạt đậu rồng già. Nếu răng bạn còn khỏe, hãy lấy hạt đậu rồng già, rang với muối cho vàng thơm hong để cháy. Sáng sớm bụng đói, nhai khoảng 10 - 12 hạt. Nếu răng yếu, thì xay nhuyễn, vẫn phải nhai 1 muổng cafe bột đó, mà nhai 20 lần rồi mới nuốt từ từ... Liên tục trong khoảng 15 buổi sáng là khỏi bệnh, nếu người bị nặng thì cần dùng trong thời gian lâu hơn.
Các món ăn chế biến từ đậu rồng tiêu biểu nhất là thái mỏng, trộn chung với xà lách, hành tây, tỏi, thêm xốt chanh chua ngọt để làm món rau ghém; chế biến thành món dưa chua để dành dùng dần; hạt khô pha với các loại hạt khác như đậu nành, đậu đen, đậu xanh... xay thành bột để dùng như sữa bột giúp chữa bệnh suy dinh dưỡng, trẻ em bụng ỏng da xanh xao.
Nên mua đậu rồng lúc mới hái và còn tươi, không có đốm nâu trên trái, không bảo quản lâu trong tủ lạnh vì nó sẽ bị biến màu và giảm chất lượng.
Trước khi ăn cần rửa sạch dưới vòi nước, để ráo, cắt bỏ cuống. Muốn bảo quản dùng dần thì nên cho vào bao ni lông gói kín, để trong tủ lạnh nhưng tối đa cũng chỉ nên giữ trong 2 ngày.

Mô phỏng cơ ngực và cơ vai



1. Cơ dưới đòn


2. Cơ ngực bé


3. Cơ ngực lớn


4. Cơ dưới vai


5. Cơ quạ cánh tay


6. Cơ răng trước

 ( Sưu tầm trên G+ )

Xoa bóp bấm huyệt một số bệnh thường gặp



TÊN
BỆNH


ĐỀ MỤC


NỘI DUNG
KIÊN TÝ
(viêm quanh khớp vai)
Trình tự động tác
Xoa – xát – lăn – day – bóp – bấm - vờn – vận động - rung
Vùng tác động
Vùng trên bả vai xuống mép dưới xương bả vai và qua khu vực huyệt trung phủ, xuống phía dưới cánh tay đến huyệt tý nhu
Huyệt cần bấm
Kiên tỉnh, kiên ngung, tý nhu, trung phủ, kiên chinh, thiên tông
Huyệt cần day ấn
Các huyệt trên đối với người già, trẻ nhỏ
Khu vực vận động, vờn
Khớp vai ( lưu ý thể kiên ngưng và hậu kiên phong làm từ từ )
Khu vực rung
Khớp vai ( lắc rung cánh tay tác động lên khớp vai
LẠC CHẨM
(đau vai gáy cấp)
Trình tự động tác
Xoa – xát – lăn – day – bóp – bấm – chặt – vận động – day ấn
Vùng tác động
Vùng từ huyệt phong trì đến huyệt kiên ngung và huyệt thiên tông
Huyệt cần bấm
Phong trì, kiên tỉnh, phong môn, đại trữ ( bên đau )
Huyệt cần day ấn
Lạc chẩm  cùng bên đau )
Khu vực vận động
Cổ
Động tác khác

HIẾP THỐNG

(đau lưng cấp)

Trình tự động tác
Xoa – xát – lăn – day – bóp – bấm – đấm (chặt ) – vỗ - vận động
Vùng tác động
Vùng từ D12 đến L5 ( khu vực thắt lưng )
Huyệt cần bấm
Các huyệt hoa đà giáp tích từ D12 đến L5, thận du, đại trường du, chí thất,
Huyệt cần day ấn
Có thể áp dụng với người già, yếu với các vị trí huyệt như phần bấm huyệt.
Khu vực vận động
Vận động cột sống thắt lưng
Động tác khác
Bệnh nhân nằm sấp, thầy thuốc để thẳng cánh tay và cẳng tay của cả hai tay, nắm hai tay và đặt các khớp đốt 2,3 vào các vị trí huyệt giáp tích rồi dùng lực của thân ấn đè lên các huyệt giáp tích vùng thắt lưng. Di chuyển lên, xuống hết khu vực tác động
TỌA CỐT PHONG
(đau dây thần kinh tọa)
Trình tự động tác
Xát – lăn – day – bóp – bấm - vận động
Vùng tác động
Vùng từ thắt lưng đến bàn chân
Huyệt cần bấm
A thị huyệt vùng thắt lưng, giáp tích ( D12 – L5 ), đại trường du, trật biên, hoàn khiêu, thừa phù, ủy trung, thừa sơn, côn lôn
Hoặc: A thị huyệt vùng thắt lưng, giáp tích ( D12 – L5 ), đại trường du, trật biên, hoàn khiêu, thừa phù, phong thị, ủy trung, dương lăng tuyền, huyền chung, giải khê
Huyệt cần day ấn
Có thể áp dụng với người già, yếu với các vị trí huyệt như phần bấm huyệt.
Khu vực vận động
Vận động từ vùng thắt lưng đến bàn chân
Động tác khác
Có thể thêm động tác vờn trước khi vận động, khu vực chân từ đùi xuống hết bắp chân.
BÁN THÂN BẤT TOẠI
( liệt nửa người)
Trình tự động tác
Xát – lăn – day – bóp – bấm - vận động
Vùng tác động
Toàn bộ tay chân bên liệt
Huyệt cần bấm
Kiên ngung, tý nhu, khúc trì, thủ tam lý, thiếu hải, tiểu hải, khúc trạch, xích trạch, nội quan, ngoại quan, dương trì, đại lăng, hợp cốc, lạc chẩm
Hoàn khiêu, thừa phủ, ân môn, phong thị, phục thỏ, ủy trung, lương khâu, huyết hải, độc tỵ, tất nhãn, túc tam lý, dương lăng tuyền, tam âm giao, huyền trung, thừa sơn, thái khê, côn lôn, giải khê, thương khâu, thái xung, hành gian
Huyệt cần miết day ấn
Địa thương, giáp xa, thừa tương, ế phong.
Khu vực vận động
Vận động từ vùng thắt lưng đến bàn chân
Động tác khác

KHẨU NHÃN OA TÀ
(liệt dây tk số VII ngoại biên)
Trình tự động tác
Miết – phân – hợp – day ấn
Vùng tác động
Toàn bộ nửa mặt bên liệt
Huyệt cần bấm

Huyệt cần day ấn
Toản trúc, ty trúc không, thái dương, thừa khấp, nghinh hương, giáp xa, ế phong, thính cung, hợp cốc ( bên đối diện )
Khu vực vận động

Động tác khác

06 tháng 6 2014

BỔ VÀ TẢ KHI DÙNG MÁY ĐIỆN CHÂM




Tả pháp :

- Tần số kích thích cao ( 4 – 10 Hz) ( trên máy là vạch chỉ 40- 60 ở nút chỉnh tần số )


- Cường độ xung điện cao ( 2 – 5 mA ) ( vừa chỉnh nút cường độ vừa kiểm tra phản ứng của bệnh nhân )



- Thời gian châm dài ( 15 – 30 phút )



Bổ pháp :



- Tần số kích thích thấp ( 1 – 3 Hz ) ( trên máy là vạch chỉ 10-30 ở nút chỉnh tần số )



- Cường độ xung điện thấp ( 1 – 1,5 mA ) ( vừa chỉnh nút cường độ vừa kiểm tra phản ứng của bệnh nhân )



- Thời gian châm ngắn ( < 15 phút )



.